Ký ức cộng đồng

Có lần mình kể về tổ chức văn nghệ chung của 2 lớp 12 B cà 12 C của trường Văn Học Đàlạt thì một anh bạn học cũ, email lại, ngạc nhiên, không nhớ là có tham gia vụ này trong khi anh chàng lại là tay đánh đàn của ban nhạc hôm đó.

Khi gặp lại bạn học cũ khi xưa tại Đàlạt, có nhiều người như từ coma trở về, chả nhớ gì cả lại có người kể đủ thứ chuyện, tự đánh bóng cá nhân như đậu tú tài hạng tối ưu bú xua la mua nhưng vì lý do gì đó, không được đi du học. Năm ngoái, có cô bạn đầm bên pháp sang chơi, kể lại những gì mình nói với cô nàng khi xưa về dự tính tương lai của mình như xây nhà cho thuê khiến mình như bò đội nón vì không nhớ những chuyện này. Cô ta cho mình là điên khi xưa, nay không ngờ mình lại thực hiện những giấc mơ ngày xưa.

Khi mình nói chuyện với bà cụ mình thì được nghe kể chuyện đời của Mẹ. Bà cụ kể đi kể lại những khúc phim đáng chú ý, điểm nhớ trong đời của bà cụ nên em mình ở Việt Nam cảm thấy nhàm chán vì được nghe bà cụ kể lại hoài. Ngược lại, mình ngồi nghe, có khi thâu lại những chuyện mẹ mình chưa kể. Mai sau nhớ mẹ, còn có gì để nghe lại tiếng của mẹ.

Cũng có người, mình thấy không nhớ gì cả tường như thời gian đối với họ chỉ là 1 đường thẳng, tuyệt đối và luôn luôn tiến về phía trước. Vấn đề làm sao chúng ta có thể cảm nhận được những gì đang trải qua nếu không có ký ức, kỷ niệm của những gì đã xảy ra trước đây dù là một tiếng, 1 giây đồng hồ.

Ông Steve Covey, có viết cuốn sách nói về chuyện hai người thợ cưa. Một người thợ cưa cây từ sáng đến tối và một người lâu lâu lại ngừng, lấy cái dũa ra để mài lưỡi cưa. Cuối ngày thì khám phá ra người cứ mài lưỡi cưa cho nhọn, cưa được nhiều cây hơn người không mài lưỡi cưa. Đời người, chúng ta lâu lâu nhìn lại ký ức, như mài dũa lưỡi cưa để cảm nhận về quá khứ, giúp chúng ta vượt trên các trở ngại phía trước.

Đọc trên mạng, thấy người Việt hải ngoại cứ than van Việt Nam, Đàlạt ngày xưa đẹp ra sao, không xô bồ như ngày nay,… theo mình họ sống với những ký ức lưu vong vì một khi đã lên thuyền hay máy bay rời khỏi Việt Nam, hình ảnh cuối cùng của quê mẹ đã hoá đá từ giây phút ra khỏi không phận hay hải phận của quê xưa. Từ đó những ký ức bổng nhiên được thần tượng hoá, hơn cả thực tế khi xưa.

Họ gạt bỏ các tiêu cực của ngày xưa. Coi phim trên YouTube về các xứ khác, thiên hạ ngồi ăn ngoài đường như Việt Nam, họ chỉ thấy hình ảnh nhưng chưa thấy không gian 4 chiều, khi đến đó mới thấy ruồi, mùi hôi của ống cống,… nay nếu họ có trở lại Đà Lạt, Việt Nam thì sẽ gặp thực tế không như họ tưởng tượng đúng hơn thần tượng hoá trong ký ức của họ.

Khi mình kể về Đà Lạt, mình có kể về ống cống, ruồi bu đen xịt các đống rác ở cầu Cẩm Đô,… mình có thể còn ngửi được không gian 4 chiều của ngày đó. Chúng ta nhớ về tuổi thơ, tuổi trẻ ở Việt Nam, những kỷ niệm của thời niên thiếu. Tuần rồi, vợ mình họp mặt với các bạn học Trưng Vương khi xưa, nhắc nhở đến ai đó, những kỷ niệm rồi than về Việt Nam Chán Mớ Đời. Thời niên thiếu đã qua, chúng ta lại sống ở môi trường khác Việt Nam nên khó mà chấp nhận hoàn cảnh tại Việt Nam, chúng ta luôn luôn so sánh Việt Nam với xứ sở, quê hương thứ 2.

Bi kịch của kẻ lưu vong như thi hào Homer đã kể trong Ulyssus, khi ông ta tìm về cố hương, cảm thấy xa lạ tương tự như Lưu Nguyễn về lại quê xưa. Bao nhiêu năm, khắc khoải để trở về, ngủ trong mái nhà xưa ở Đà Lạt thì mình nhận thấy trống vắng, rất xa lạ với những cảnh cũ. Những món ăn mà mình thèm khát khi còn bé nay làm mình lo ngại, sợ bị đau bụng. Quang cảnh khi xưa, nay mình thấy rất dơ bẩn, không vệ sinh. Nếu để ý khi xem các tấm ảnh Đà Lạt xưa, chúng ta sẽ thấy các cống rãnh, bụi bặm, đường đất. Những hình ảnh đẹp mà mình ấp ủ từ lúc ra đi nay thấy tầm thường. Thật ra mình muốn tìm lại quê hương trong kí ức hay đúng hơn quê hương là kí ức như ai đã từng nói.

Ngược lại kẻ lưu vong ít khi để ý đến người thân, bạn bè còn ở Việt Nam nghĩ gì về họ, khi gặp lại. Mình đoán chắc là đã thay đổi so với khi xưa, không còn hành xử như người Việt tại Việt Nam. Mình nghe nhiều người than phiền là người Việt hải ngoại về thăm gia đình thì hay xổ ngoại ngữ, ứng xử như một người ngoại quốc, thậm chí còn cố ý làm như vậy dù mới ra đi có 4 năm nhưng về Việt Nam lại nói tiếng Việt ngọng ngọng. Ngược lại, qua các podcast mình nghe từ Việt Nam thì người Việt tại Việt Nam xổ tiếng anh rất nhiều như thế hệ bố mẹ mình xổ tiếng tây ba xí ba tú. 

Có lần, cô em họ ở quê, hỏi mình sao đi xa quê hương đã lâu mà anh vẫn nói giọng của quê mình, còn mấy anh chị trong Nam thì nói giọng Nam. Mình kêu thuộc thành phần chế độ cũ còn em mình sống trong Nam, đã được đảng giáo dục từ năm 1975 đến nay. Chán Mớ Đời 

Hôm trước, có cô bạn học cũ chuyển cho mình một điện thư của một cựu học sinh trường trung học Trần Hưng Đạo, lớn tuổi hơn mình, có đọc vài bài mình viết về Đàlạt. Anh ta viết như sau:

(Trích) Hi N.A.

Có người bạn quen cho cái link vô trang web cuả Văn Học, rồi Mực Tím Sơn Đen, có khẩu khí cuả một nhân taì, đọc thích. Anh không đọc hết những gì anh ấy viết nhưng theo tự thuật anh naỳ sinh năm con khỉ, tức 1956 nên, mặc dù có trí nhớ chi tiết cuả một con voi, nhưng nhiều sự kiện chỉ nghe kể nhứt là chúng xảy ra khi anh ấy còn rất nhỏ. Anh không quen (và cũng không muốn quen thêm ai) nên chuyển một vaì chi tiết qua N.A., bổ cứu để Sơn Đen biết rõ thêm. 

a/ Sự kiện VC nằm vùng đặt chất nổ ở trụ sở Khu Phố Một trên đường Duy Tân. Ông Chủ Tịch lúc đó là Ngô La, mục tiêu cuả cuộc ám sát. Đưá bé chết là em họ cuả anh từ SG lên ở trong nhà anh. Anh đi lãnh xác nó trên nhà thương Đà Lạt, và làm mai táng từ a - z. Nó còn nguyên vẹn, chỉ vì sức ép cuả chất nổ nên văng từ sân sau cuả trụ sở xuống đường Phan Đình Phùng khoảng xéo xéo cách  trường Tân Sanh ba bốn chục mét. Chân tay nó không văng mỗi nơi mỗi mãnh như Sơn Đen nghe kể. Sau sân trụ sở là trường tiểu học cuả phường, vaì chục em nhỏ học từ lớp một đến lớp ba trong đó. Ông VC lái xe lam không thể vô đó mà không bị xét nên ông ta dụ thằng bé, cho kẹo, làm quen với nó vaì lần rồi hôm đó đưa cho nó cái cặp có quả plastic bằng chất nổ C4, biểu nó đặt ngay chổ bức tường bên ngoaì văn phòng cuả ông Ngô La. Ông ta thoát chết vì hôm đó chưa đến văn phòng. Thằng bé naỳ tò mò, cả trường vô học rồi thì nó xin cô đi ra, đến chổ đó coi trong đó có gì, vưà lúc nó nổ, sức chấn động thổi tung thằng bé bay xuống đường Phan Đình Phùng. Thân thể nó dập nát, nhưng mặt còn nguyên, anh nghe báo thì lên nhà xác, dỡ cái mền nhìn, nhận ra nó ngay. Sau đó gia đình anh cũng bị điều tra nhưng cả nhà đều là lính ngụy nên chính quyền lúc đó hiểu vì thằng nhỏ mới 9 tuổi. Nghĩ lại, nếu lúc đó là giờ ra chơi thì cả chục trẻ chết và vaì chục bị thương. (Hết trích)

A/ khi mình kể chuyện về những người nằm vùng khi xưa tại Đàlạt, qua những gì người quen kể lại vì mình đã đi tây cuối năm 1974. Có anh nào tự xưng là con của ông Nguyễn Đức Trí, phó chủ tịch khu phố I mà bà mẹ bị Việt Cộng nằm vùng đặt chất nổ sát hại, kể là Việt Cộng đặt chất nổ ở khu phố I, nhằm sát hại bố anh ta, là phó chủ tịch khu phố, mà họ đã đặt chất nổ tại nhà ông ta nhưng chỉ có người vợ bị tử nạn, có lẻ vì vậy họ tìm cách giết ông ta tại văn phòng. Ông Ngô LÀ quen với bố mẹ mình, ký giấy tờ Nhân Dân Tự Vệ cho mình ở khu phố 1 để khỏi phải đi nhân dân tự vệ tại nơi mình ở. Do đó mình chỉ kể lại những gì anh ta kể trên facebook. Hình như mình có học chung với con ông này vì có lần mình kể vụ này thì anh ta nói mình đừng kể tiếp vì đem lại cho anh ta nhiều ác mộng (tên anh ta là Nguyễn đức T). Nhà anh ta sát bên cạnh nhà bà dì ruột mình ở ngay ngã ba chùa, ông dượng mình có tiệm hớt tóc ngay đấy, cạnh hãng cưa Xu Huệ, đối diện diện nhà Nguyễn Lương Đô, bán cơm tháng.

Ngoài ra mình được một anh bạn học cũ, nay là đảng viên cho hay lý do Việt Cộng đặt chất nổ để hãm hại và đã giết bà Trí ở cây xăng Ngã Ba Chùa. Còn một cô học dưới mình ở Yersin, nhà ở Phan Đình Phùng, phía sau cái dốc của đường Duy Tân, thì kể cho mình hay bà hàng xóm được tuyên dương công trạng sau 75, vì đã leo đồi để đặt chất nổ ở khu phố I, rồi tay chân banh tùm lum,… nay có anh này kể là em họ của anh ta thì mình tin hơn vì cô kia chắc lúc ấy còn bé, đang đi học nên khó mà nghe vụ nổ này trong khi đang ở lớp trên trường Yersin. Chắc nghe người nhà kể lại, mình có chuyển email của nam sinh trường Trần Hưng Đạo nhưng cô nàng kêu Nhìn khủng khiếp lắm, nhưng thôi chuyện qua lâu lắm rồi. Rất tội nghiệp cho đứa bé”.

Đọc bài này cô nàng email lại: “ N biết chắc chắn là ngày xảy ra vụ nổ mình đang đứng xem mẹ làm bếp khoảng 10h. Nghe hàng xóm lao xao có người bay xuống chết trước nhà bà T cạnh nhà TN tò mò chạy ra xem và bị ám ảnh rất lâu. Trong khiếp lắm không muốn kể hơn vì tôn trọng người đã chết vậy thôi”.

Nên nhớ là ông cậu bà con mình tên L, trưởng ty cảnh sát Đàlạt, nằm vùng cho Việt Cộng đã cho người nằm vùng đặt chất nổ tại nhà cậu ta khi chiến dịch Phượng Hoàng, nghi ngờ cậu ta là nằm vùng để đánh tan sự nghi ngờ. Mình về Đà Lạt thì cậu ta kêu mới đi Gia-nã-đại về, mình ngạc nhiên hỏi ông cụ thì ông cụ cho biết nằm vùng cả, và kể ai là nằm vùng khi xưa.
Có người lộn ông T, trưởng ty cảnh sát dã chiến ở đường Trần BÌnh Trọng và ông cậu mình là trưởng ty cảnh sát quốc gia ở đường Yersin, cạnh nhà thờ Con Gà, đối diện trường Nazareth. Anh này nói ông T là bạn đồng nghiệp của bố anh ta và có gửi tấm ảnh hai người chụp chung và nói ông T sau 75, không đi học tập. Chỉ tiếc ông cụ mình mất rồi vì khi xưa ông cụ biết gần như mọi người làm công chức hay quân đội tại Đàlạt. Mình chỉ đoán những ai làm cho chính quyền Việt Nam Cộng Hoà mà sau 75, không đi học tập, có thể là nằm vùng. Mình về Đà Lạt, có gặp các chủ tịch khu phố, trưởng ty cảnh sát,…

b/Sự kiện chiếc trực thăng đụng "cột cờ" nhà Thuỷ Tạ rớt xuống hồ Xuân Hương. Hôm đó là một ngaỳ gần cuối tháng Sáu năm 71, ngay hôm sau cuộc thi Tú Taì II chấm dứt. Rất nhiều học sinh Trần Hưng Đạo, Buì Thị Xuân và vaì người từ trường khác đến giaỉ khát, hóng mát, ngắm cảnh hồ, bàn chuyện học hành tương lai, xả xú báp ở Thủy Tạ, họ ngồi chật bên trong lan ra bên ngoaì̀ terrace. Bọn anh gần chục đưá ngồi bên ngoaì, ngay dưới bậc thang mà cać người nhái - grenouilles leo lên để "nhảy cầu" - plongeon, xuống hồ ( cái nhà Thuỷ Tạ do người Pháp xây dựng, trên bức vách trang trí bên ngoaì trên nóc có khắc chữ "Les Grenouilles" - người nhái) Do đó nó không hẳn là nơi ngồi giả khát, uống rượu mà còn phục vụ cho việc tập luyện, bơi lặn cuả hội người nhái Pháp. Trên chót cái cầu nhảy đó có hai cái trụ bê tông cao. Anh vưà vô quầy goị thêm nước và thuốc lá, quay ra đến cưả ra terrace  thì chứng kiến rõ ràng chiếc trực thăng Huey UH 1 - loại nhỏ, dùng đổ quân hoặc võ trang, cất cánh từ bãi đáp phía trước bên tay trái Thuỷ Tạ bay ra hồ rồi vòng vô thật là gắt, khiến nó nghiêng hẳn qua bên trái khi lướt qua mái Thuỷ Tạ bay về hướng Cây Xăng Kim Cúc. Ngay vưà ở trên nóc Thuỷ Tạ thì một cánh quạt đánh trúng cây cột bê tông nhỏ trên cái cầu nhaỳ, cã₫̉ hai gãy lià, trụ bô tông nhỏ rớt thẳng xuống hồ, cánh quạt theo đà quay rớt xuống sàn trerrace, trước mặt anh chì hơn một thước và ngay cạnh bàn các bạn anh đang ngồi. Chiếc trực thăng ngược dội qua bên phaỉ và rớt nhào xuống hồ. Trong tíc tắc anh còn thấy cảnh người xạ thù đại liên vùng vẫy rồi ngẹo đầu qua một bên khi máy bay chạm nước. Nó không chìm ngay; moị người chạy tuá xuống bở hồ bu lại nhìn nhưng tất cả đều shocked, không ai biết phaỉ làm gì. Có người baỏ phaỉ dang ra xa vì nó chở đầy đạn có thể nổ. Tại bãi đáp đang có một chiếc UH 1 cuả Hoa Kỳ, mấy ông lính Mỹ chay băng đến, một ông nhaỷ lên cái pedal l'eau cuả Thuỷ Tạ đạp ra, ông đạp quá mạnh mà nó thì chậm nên tròng trành chúi đầu xuống, nghiêng qua một bên sắp lật. Ông ta đành bỏ, nhaỳ lên bờ, vì lúc đó chiếc UH I cũng chìm lỉm. Không một ai trôi lên. Nhiều cô BTX ôm mặt khóc. Bọn anh bàng hoàng mãi không nỡ về. Hơn nưã tiếng đồng hồ sau thì quân cảnh và công binh Võ Bị, và các ông bên Tiểu Khu đến xua moị người ra khoỉ chổ đó. Suốt đêm máy bay thả hoả châu cho công binh và trực thăng Chinook đến câu chiếc máy bay đó lên. Cảnh đó thì anh không chứng kiến, sáng ra mới nghe nói. 
Thủy Tạ có tên tây La Grenouillère mang tên một địa điểm nhà hàng trên sông Seine, rất nổi tiếng một thời ở ngoại ô Paris

Mình đăng email của anh này trên facebook thì có anh nào ở Đàlạt còm theo đây: 

“Nha Thuy Ta Dalat khong co chu "Les Grenouilles" ma la chu Grenouillères khong co gi lien quan toi huan luyen nguoi nhai cua phap het cai do la bia dat , chung toi hoc Collège d'Adran tu nho den Bac , tuan nao it nhat ra ngoi Thuy Ta cung vai lan . Cung nhu khong he nghe toi UH rot o Thuy Ta chi co mot thang nam vung an cap 1 chiec UH ma Pilots dau gan Thuy Ta di choi  ( thang nay hinh nhu la Pilot dao ngu hay bi duoi ra khoi Khong Quan gi do ) va them mot chiec F5 rot tai cau bo ho Xuan Huong vi bay qua thap nam 73 hay 74 gi do .

Sony NguyenUsa thời gian rớt trực thăng như đã kể trong bài. Pilot có lẽ đã cao hứng khi các em nử sinh BTX vẩy tay chào nên mất lái. Phi hành đoàn không trồi lên được vì đã chết .Đà lạt sau sự kiện này còn có 2 tai nạn phi cơ khủng khiếp c
Cũa quân sự nữa. 1Chiếc F-5A phi công là người ấp Ánh sáng bay ngang chào gia đình nhưng hạ cao độ Vi phạm an toàn nên rơi luôn. Lần thứ hai là chiếc trinh sát cơ L-19 hạ cánh ở đồi cù đụng cây thông bốc cháy pilot tử nạn.
Sony NguyenUsa khi tai nạn xảy ra rồi mình mới đến. Pilot đã tử nạn trong cockpit.vị trí tai nạn gần văn phòng điều hành sân golf hiện nay. Hướng đáp từ vườn Bích Câu Hồ xuân Hương lên tòa nhà văn phòng. Có thể pilot nhờ địa thế để giảm tốc phi cơ mà hạ cánh nhưng không thành. Sau đó thì nghe đồn rằng cú hạ cánh bất hủ có một không hai ấy cũng vì lý do gia đình hay tình yêu. Mình chỉ biết ngần ấy. Thân chào

Anh này kể vụ L-19 mà mình quên không nhắc đến, cho thấy trí nhớ mình đâu có nhiều lắm. Vụ máy bay L-19 này mình chỉ nghe đến nhưng không thấy vì có lên Sân Cù sau khi đi học về nhưng người ta đã thanh toán hết rồi. 

Còn vụ F5 thì mình thấy rõ ràng khi ra chơi, đứng trên đồi trường Văn Học, xem như khoảng 10: 00 sáng đến 10:30. Mình đang nói chuyện với tên học chung lớp Trần Thiện Tân thì thấy một chiếc máy bay từ hướng Cam Ly lạn sát xuống đường Cường Để, bay về hướng Ấp Ánh Sáng rồi không thấy bay lên rồi mình thấy một ụ khói đen lớn và một tiếng nổ lớn Ầm bốc lên phía đường Cường Để.

Trưa hôm đó, Phan thị Bích Thuỷ ghé nhà mình chơi, kể là có ông bán kẹo kéo bị kéo bay xuống hồ nên sau đó mình mới chạy ra hồ xem. Rồi ai nói máy móc bay lên đồi Cù nên cũng chạy lên xem. Sau đó mình thấy mấy cái hòm do gia đình người chết để cạnh hồ Xuân Hương, ngay cầu Ông Đạo mấy ngày rồi đem chôn. Người Việt mình cử đem ai chết ngoài đường về nhà.
Hình ảnh này đẹp nhất chuyến viếng thăm Ai Cập, sáng 6 giờ sáng bay không khí cầu để nhìn ánh bình minh rộ trên lăng tẩm của bà hoàng hậu khi xưa

Mình đọc tài liệu tây thì đề chữ “la Grenouillère“ nên mình thắc mắc không hiểu lý do. Sau này qua tây thì mới hiểu là cái tên của một địa danh nổi tiếng của thời « La Belle Époque » của tây, nơi hội tụ giai cấp sang trọng của thủ đô Paris mà ông hoàng đế Napoleon III phải đem gia đình đến đây chơi, có hình thù tương tự như Thuỷ Tạ của Đàlạt. Mình đoán là mấy ông kiến trúc sư pháp thiết kế lại để nhớ về xứ của họ hay lấy cảm hứng. Tương tự ngày nay, ở Bolsa, chúng ta thấy các thương hiệu mang tên của các quán ngày xưa tại Việt Nam.

Còn người nhái tiếng pháp là “plongeur” chớ không phải “les grenouilles” (con nhái) còn chỗ tấm ván để nhảy xuống nước là “Plongeoir” chớ không phải “Plongeon”.

Như thế Thuỳ Tạ không có cộ̣t cờ, bãi đáp trực thăng trước Thủy Tạ là cuả trực thăng nhỏ, không phaỉ riêng cho Chinook như Sơn Đen nghe; và chiếc máy bay lăm nạn không phaỉ là chinnok chở các cô, các em gái, cũng không phaỉ bay lạng để chaò từ giả cô em gái; mà lỗi lầm cuả phi công là bay quá thấp, vòng quá gắt làm trực thăng nghiêng khi qua mái nhà Thuỷ Tạ mà cánh quạt đánh chéo xuống trúng cột cầu nhaỷ, có thể anh ấy thấy nhiều bóng hồng trên Thuỷ Tạ nên hứng chí làm như thế. 

Tháng sau đó anh về SG, đến thăm cô bạn gái học Gia Long mà sau naỳ là bà xã trước cuả anh (bà ấy qua đời năm 1979 vì không chịu tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghiã xã hội.) Bà ấy hoỉ anh có biết vụ rớt máy bay trực thăng mấy tuần trước ở Hồ Xuân Hương hay không? rồi nói cô bạn Gia Long cuả bả tên Loan đang khóc sướt mướt vì ông phi công tử nạn là chồng sắp cưới cuả cô ta. Anh không dám phê bình về chuyện anh chứng kiến. Các ông Pilot thì bay bướm vì đời vaò sinh ra tử, quá ngắn nguỉ, họ hưởng giây phút naò hay giây phút đó. Năm sau em ruột cuả anh tử trận ở Phan Thiết, nghĩ lại những người lính chiến trong thời gian đó anh thấy mình có lỗi, rất ân hận vì họ chết cho mình được sống, ăn học.  

Đây là những gì anh trực tiếp chứng kiến là liên quan, còn những chi tiết khác không đúng lắm thì anh không góp chuyện làm gì vì anh cũng chỉ nghe qua. Dù sao Mưc̣ Tím Sơn Đen viết công khai thì thế hệ sau đọc cứ tưởng chuyện xảy ra thiệt là như vậy. (Hết trích)

Cây xăng ở chỗ Thuỷ Tạ và đường Trần Quốc Tuấn là cây xăng Esso của gia đình thằng Nam, ở đường Hai Bà Trưng, học chung với mình khi xưa. Cây xăng Kim Cúc là chỗ đường chạy về đèo Prenn, Lý Thái Tổ thì phải, ngay góc Trần Hưng Đạo, Hùng Vương. Mình có kể vụ bà cụ mình sai chở gạo vào nhà hắn, mẹ hắn kêu mình đem về, mình chào hắn thì hắn không thèm chào mình lại.

Mình có cập nhật hoá, trích email của anh này trong hai bài: “Thuỷ Tạ” và “Nên hay không nên”. Chúc mấy bác một ngày mưa cuối tuần Cali như Đàlạt .”

Mình rất vui khi có những lời bình như trên vì theo mình nghĩ người Việt sinh sống tại miền nam khi xưa đều có ký ức về những năm tháng của Việt Nam Cộng Hoà. Mình kể lại những gì nghe và mục thị khi còn ở Đàlạt. Ai nhớ cái gì thì cứ kể lại để mình bổ túc để ai đó sau này đọc thì có cái nhìn rộng mỡ hơn.

Theo các nhà tâm thần học thì đa số chúng ta chia sẻ những gì chúng ta “Nghĩ” về ký ức của chúng ta hơn là thuật lại sự việc: như một thư viện video mà mỗi câu chuyện, ký ức như một cuốn video mà chúng ta thò tay vào để lấy ra xem lại những biến cố xẩy ra trong đời mình.

Mình xem vụ điều trần về ông chánh án Kavanaugh thì có 1 bà giáo sư kêu ông này hiếp dâm bà ta khi còn bé nhưng không nhớ là ở đâu. Bà ta chỉ nhớ mại mại nhưng cũng có thể bà ta lầm lẫn với ai khác. Ký ức bị tổn thương nên cái nhìn cũng bị khiếm khuyết. Ký ức bà ta không thuyết phục nên ông Kavanaugh vẫn được bầu làm chánh án tối cao pháp viện Hoa Kỳ nhưng không có nghĩa bà ta không bị xâm phạm tình dục khi xưa.

Họ cũng cho biết là đa số chúng ta quên nhiều hơn là chúng ta nhớ cho dù nhiều người nhận xét là chúng ta có mặt hiện hữu tại một biến cố nào đó như trường hợp anh bạn học cũ ngơ ngác không nhớ gì về buổi văn nghệ ở trường dù anh ta là đàn sĩ của ban nhạc hôm đó tương tự lâu lâu mình kể cho vợ nghe những chuyện hai vợ chồng đã làm khi xưa khiến cô ta nàng ngơ ngác nhìn mình như bò đội nón. Lý do là chúng ta chọn những gì để nhớ trong bộ nhớ.

Hay cô bạn đầm kể lại những gì mình nói với cô ta về ước muốn của mình ngày xưa khi mình quen một gia đình pháp, một trong những người thành lập công ty xà bông Roger Gallet, họ cho mình một căn phòng ô-sin để ở rồi sau này, cô em mình sang tây thì họ cho thêm một căn khác để ở. Mình khám phá ra họ sở hữu chủ nguyên dãy phố xung quanh nên mơ sau này được như họ. 

Ngày xưa, dì Thương con bà Phúng hay dắt mình đi lấy tiền nhà thuê ở đường Nguyễn Biểu, cạnh tiệm vàng Bùi Duy Chước. Mình nghe dân Đà Lạt kể về ông Võ Quang Tiềm, có đâu 1 căn nhà cho thuê ở Đà Lạt và Sàigòn nên đã gieo trong đầu mình nghề lấy tiền thuê nhà.

Nhiều khi chúng ta kể lại một ký ức, chúng ta thay đổi nó để tạo thêm sự khả tín. Mỗi lần chúng ta hồi tưởng về một kỷ niệm, biến cố nào đó, chúng ta cấu tạo lại trong trí óc và ngay cả thay đổi chúng để cho hợp với những tin tức mới hầu làm sáng tỏ sự việc.

Nhiều người kể chuyện đời xưa ở Việt Nam, đa số tự đánh bóng về gia cảnh, về cá nhân mình. Lý do họ thần tượng hoá quá khứ của họ. Nếu thấy hơi bị thiếu thì họ thêm vào như lịch sử Việt Nam. Cuốn sử ký đầu tiên viết về lịch sử Việt Nam, không thấy nói đến Sùng LÃm, Âu Cơ,… thế là người viết cuốn sử thứ nhì, bựa thêm truyện Sùng Lãm, lấy bà Âu Cơ, sinh 100 cái trứng. Tại sao trứng vì bà Âu Cơ là chim nên đẻ như gà. Buồn buồn họ đọc bên tàu, xứ nước Sở khi xưa có 18 đời vua, nên mượn phim bộ tàu này, về thuyết minh qua tiếng Việt, kêu có 18 đời vua HÙng. Tính ra mỗi ông ngự trị 186 năm, nói lên tổ tiên người Việt sống rất lâu.

Hôm trước, một trong 2  anh chàng làm cái bờ lốc mực tím sơn đen, đến thăm vườn mình rồi rủ đi ăn. Anh ta nói là tại sao ông viết quá trần trường về mình, về gia đình. Ý anh ta là mình không dấu diếm về mệ ngoại mình bị mù chữ, mẹ mình chưa bao giờ được đi học. Chỉ khi vào tù mới được mấy người trong lao dạy đọc và viết. Mình trả lời là có sao nói vậy, mình chưa bao giờ ăn đặc sản Quảng Trị. Mình học ngu thì nói học ngu vì bạn học cũ còn sống. Chúng biết mình học dốt khi xưa nên phải nói sự thật.

Trung Hoa cho rằng lịch sử xứ họ lên đến 5,000 năm. Chúng ta bị tàu đô hộ 1,000 năm nên trừ ra còn lại 4,000 năm. Thế là phải bựa chuyện cho đủ 4,000 năm văn hiến. Một khi anh nói láo thì cả đời anh phải nói láo, càng nói láo thì càng sai sự thật cho nên đất nước không khá và sẽ không bao giờ khá vì chúng ta xây dựng cuộc đời trên sự dối trá.
Chúng ta chỉ khá khi chấp nhận mình ngu lâu dốt sớm, rồi học tập để tiến lên. Đọc truyện tàu, có kể có nạn giặc Ân, phía bắc sông Dương Tử, có câu chuyện một cậu bé, sinh ra không nói vì gia đình không có bánh bao đủ để ăn. Đến khi họ đi mộ lính thì anh chàng này bổng nhiên biết nói, kêu làm 1,000 cái bánh bao, ăn một bụng xong thì cậu bé lớn như gió thổi trong mấy phút, lên ngựa, xông ra trận đánh phá giặc Ân.

Việt Nam cũng mướn bộ phim này về Việt Nam, thuyết minh ra Tháng Gióng, thay vì ăn bánh bao như người Tàu, lại kêu đem nồi Thạch Sanh ra nấu cho cậu ta ăn. Ăn xong nhảy lên ngựa đánh tan giặc ân, rồi bay về trời, được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương. Sau này, họ cũng bắt chước tiền nhân, viết lịch sử về ngọn đuốc cách mạng Lê Văn 8 và hằng hằng sa số.

Nhà phân tâm học Elizabeth Loftus nghiên cứu mấy thập kỷ qua, chứng minh là có thể thuyết phục con người là họ đã từng tham dự vào một biến cố nào đó khiến họ nhập tâm và tin tưởng là mình đã trải nghiệm biến cố như hôn một con ếch to đùng.

Aristotle cho rằng ký ức không phải tài liệu lưu trữ đời sống của chúng ta, mà là dụng cụ để tưởng tượng về tương lai. Khi chúng ta hồi tưởng về một chuyện gì đó khi còn bé, chúng ta đã sử dụng sự hiểu biết của chúng ta ngày nay để nhìn lại, quan sát sự kiện đó, xem như chúng ta tái tạo lại ký ức.

Đọc trên mạng, nhiều người đưa hình ảnh cũ của Việt Nam ngày xưa thì ai cũng trầm trồ, khen ngợi rồi quay qua chửi đổng về thực tại ngày nay tại Việt Nam. Ký ức của chúng ta đã hoá đá, bị thạch hoá từ khi lên máy bay hay thuyền rời Việt Nam, chúng ta trân trọng thậm chí tôn vinh ký ức ấy, thần tượng hoá những kỷ niệm ngày xưa. Ký ức chỉ là một đoạn phim trong quá khứ được lưu trữ lại trong bộ nhớ.

Chúng ta không nhớ rõ ràng về ký ức một thời, nhiều khi cũng là một cái may mắn. Vì nếu ký ức không thay đổi như cái video thì lãng mạn hoá ký ức sẽ gặp vấn đề. 


Ký ức rất uyển chuyển, điển hình một học sinh ngu lâu dốt sớm như mình ngày xưa, nay có thể tái tạo lại ký ức. Mình có thể viết lại ký ức của mình như là một học sinh cực kỳ thông minh, đậu tối ưu,… mình gặp lại nhiều bạn học cũ, bổng nhiên thấy chúng đều kêu đậu tối ưu hết khiến mình đã ngu lâu lại càng ngu vững bền. Trong trường khi xưa chỉ có 4, 5 mạng đậu tối ưu, nếu tính ra những người kể cho mình là họ đậu tối ưu cùng thời với mình thì chắc cũng lên vài chục nhưng không may Việt Cộng vào. Kinh

Hôm trước, anh bạn có tiệm ăn, gọi hỏi mày có biết thằng H? Mình nói không, anh bạn kêu thằng này mới ăn ở tiệm tao ra, nói có biết mày, nó nói đậu tối ưu và đi du học cùng thời với mày khiến mình như bò đội nón. Gặp lại mấy người bạn học cũ khi xưa, còn nhớ đến mình thì 10 tên như một đều nhớ mình học cực ngu. Dân đậu tối ưu chắc chắn ngày xưa không chơi với mình. Trường mình năm đó đi du học, ngoài 4 chị em họ Chử, mình, Hùng Con Cua, Phạm Thành Nguyên. Xem như 7 mạng, nay tính ra có 30 người đi du học, và 25 người đậu tối ưu. Dạo ấy, chỉ cần đậu BÌnh Thứ là được đi du học. Đâu cần phải tự xưng đậu tối ưu. Chán Mớ Đời 

Ngày nay, người ta cho rằng chính ông Plato, bựa ra nhân vật thầy của ông ta là Socrates. Có lẻ tính khiêm nhường hay sợ bị giết. Các sử gia tìm kiếm tài liệu về nhân vật Socrates thì tuyệt nhiên không được. Khi xưa, ở Hy Lạp nếu anh có tư tưởng hơi phản động là có thể bị giết cũng như ngày nay, tại nhiều quốc gia nhà có thể bị tù vì tội diễn biến hoà bình. Trung Cộng có xuất bản một cuốn sách về sự việc này để các cán bộ văn hoá của họ đọc mà tránh sự việc.

Cái khổ là ký ức mình rất lạ, mình vẫn còn nhớ là ngày xưa học cực kỳ dốt, chỉ nhờ tên Ngô Văn Thuỷ, rủ mình đi thăm thầy Nguyên. Thầy khuyên mình cố gắng học để được đi du học, nếu không phí cuộc đời nên từ đó mình chịu khó học hành đàng hoàng rồi trời ị trúng đầu, mình được nha di học cho đi Tây. 

Cái nguy hiểm là khi ký ức của chúng ta bị hư hại thì khả năng suy nghĩ về tương lai cũng sẽ bị hạn chế. Thay vì xem ký ức chúng ta như những đoạn phim video, chúng ta nên xem ký ức chúng ta không hoàn hảo lắm và chấp nhận người khác cũng có những ký ức khác mình về một sự việc trong quá khứ. Dần dần chúng ta trả nhớ về không.

Không ai đúng hoàn toàn và cũng không sai hoàn toàn vì họ kể lại hay hồi tưởng lại qua lăng kính của họ ngày nay. Khi chúng ta chấp nhận như vậy thì mới tạo được ký ức cộng đồng. Ai có đọc bài của em kể về Đàlạt thì cứ vô tư còm nhé, em sẽ bổ túc vào bài cho thiên hạ đọc, có cái nhìn rộng hơn. 

Em có viết gì gì sai thì chỉ dùm cái sai, để em sửa chớ đừng kêu nhảm, cà chớn... Bú xua la mua thì chẳng giúp ký ức cộng đồng gì cả. Không xây dựng được ký ức cộng đồng mà chỉ gây ra tranh cãi. Em thì viết thôi, ai chê hay khen em cũng không để ý lắm. Cuộc đời nông dân em rất bận, sáng phải lên vườn từ 6 giờ sáng, tối bò về nên hơi oải, không có thì giờ để ghét ai cả vì chỉ gặp trên mạng. Chán Mớ Đời 

Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn