Người lính Trinh Sát 302 Đàlạt xưa

 Có người kể là khi về Việt Nam có gặp một anh lính của đại đội 302, đánh giặc rất chì, không bao giờ trốn hành quân cả. Nghe gọi tên là xung phong đi, sau đó anh Hùm Xám phải cho ở nhà để theo quân cảnh kiểm soát lính 302. Đi đêm hoài thì sẽ gặp ma.

Sau khi tiểu đoàn 204, đánh chiếm lại Di Linh, chết cũng nhiều, rồi đến khi được lệnh rút về Sàigòn thì có mấy người lính 302 đi di tản. Có một anh chàng sau này làm luật sư khá nổi tiếng ở Little Sàigòn nay chắc đã về hưu. Có một anh khác dẫn độ mười mấy người lính, không chịu đầu hàng, vào rừng đánh tiếp đến khi hết đạn thì Việt Cộng bắt bỏ tù 17 năm. Một độc giả kể là năm 2010, về Đàlạt có ghé hồ Tuyền Lâm thì tình cờ gặp anh này sau 17 năm cải tạo. Vì ở tù theo tội phản động nên không được xét đi H.O., tương tự ông cụ mình. Có lẻ các người đi cải tạo mà không phải sĩ quan chắc ít ai được đi H.O.

Nghe mình kể, có độc giả liên lạc được và gửi cho anh ta chút quà trong mùa đại dịch. Anh ta báo cho Hùm Xám Đàlạt, Hùm Xám Đàlạt nhờ mình chuyển lời cảm ơn độc giả vô danh đó. Cho thấy tình người Đàlạt khi xưa rất khắn khít, hàng năm đều có học sinh, sinh viên tổ chức đi quyên tiền để giúp đồng bào miền trung.

Theo anh Phong thì anh chàng hạ sĩ quan, tiếp tục chiến đấu rất ngang tàng khi ra trận, nhảy toán nhưng khi về Đàlạt thì hiền khô. Có lần đâu năm 1973, bắn chết Việt Cộng trong rừng thì tịch thâu được $5,000 đôla. Cả đại đội chia nhau khi một chiếc xe Honda trị giá có $100. Dạo ấy, có tin đổi tiền nên Việt Cộng thủ đôla để đưa cho nằm vùng như cô Ba Chỉ BÌnh Lợi,…mua lương thực để tiếp tế cho họ trong rừng. Nhớ khi xưa, ra chợ họ nói xe đò bị Việt Cộng bắt, hoá ra họ chở hàng hoá, tiếp tế cho Việt Cộng trong rừng rồi kêu bị mất hết.

Theo mình được biết, khi Việt Cộng đi hành quân, họ không cần tải theo lương thực nhiều. Các sư đoàn chính quy của họ, khi dưỡng quân ở vùng biên giới của Quảng Đức, hay về Phú Sơn đánh phá vì vùng này tương đối trù phú, nông dân khá giả. Liên Xô có mõ vàng nên họ viện trợ cho Việt Cộng vàng, các thượng uý đi hành quân cứ đem một bọc đựng vàng, rồi đưa cho nằm vùng mua gạo, thực phẩm khô,… đó là lý do chính Việt Nam Cộng Hoà thua. Bà cụ mình nói không có mấy bà nằm vùng khi xưa thì khó mà thắng miền nam.

Anh Phong kể có lính Thượng, sau này có mấy ông bỏ anh trốn mất tiêu. Lính đóng tại căn cứ ở Lâm Đồng, Dân Sự Chiến Đấu, đa số là người thiểu số.

Ai biết thêm vụ này thì cho em xin. Do đó khi bắt được Việt Cộng trong rừng, sợ đổi tiền nên họ dự trữ đô la mỹ để nằm vùng, giao liên có thể mua thực phẩm. Dân buôn bán ở Đàlạt, có nhiều người kinh tài cho Việt Cộng, giàu sang lắm, sau 75, lúc đầu được khen thưởng bú xua la mua, nào là tư sản dân tộc đủ trò rồi cũng tìm đường đi vượt biển hết.

Mình có đọc báo của Hà Nội nói về các người nằm vùng ở Sàigòn phải qua Hương Cảng, Pháp để chuyển ngoại tệ, tiếp tế cho Việt Cộng. Hôm nào rảnh sẽ kể để hiểu tại sao Hà Nội thắng cuộc.

Ông Major May, người đề nghị Hoa Kỳ tặng huy chương American Silver cho anh Phong, đã chết tháng 5/ 1968 tại cây số 3 Thanh Bình, Đức Trọng, khi vào giải cứu làng Thanh Bình, hình như một làng di cư thì phải. Mình chưa bao giờ vô đây. Chỉ nhớ Tùng Nghĩa có rất nhiều người di cư từ miền bắc, định cư tại đây. Có bà Đệ, người làng của ông cụ mình ở đó nên Tết, hay xuống đây để thăm chúc tết. Sau này qua Mỹ, anh Phong có viếng thăm mộ ông ta ở nghĩa trang quân đội Arlington.

Mình có hỏi anh ta vụ BIệt Động Quân bị phục kích trong Cam Ly vì mình nhớ hồi nhỏ, sau Mậu Thân xe nhà binh chở 20 chục xác lính Biệt Động Quân về nhà xác ở trước nhà thương. Mình có đi ngang qua đây, thấy mẹ hay vợ ôm xác chồng con, khóc như mưa. Đó là hình ảnh chiến tranh đầu tiên mình thấy trong đời. Ban đêm đi ngang đây, thấy ánh đèn cầy le lói bên mấy cái xác. Mình có người em trai bị đau, phải đưa lên bệnh viện nên tối mình phải lên nhà thương ngủ để canh em, đi ngang chỗ này ớn Kinh.

Anh Phong giải thích là tụi Việt Cộng đánh nhau đều có kế hoạch cả. Chúng giả bộ, đào hầm đủ trò, cố ý để cho tình báo của mình, đi làm củi trong rừng thấy để về báo cáo. Thế là lính mình đi vào để đánh, tiểu đoàn Biệt Động Quân, đi vào có bài bản lắm. Đến nơi chả thấy gì cả, lại rút về.

Mấy tuần lễ sau, thám báo chạy về cho biết Việt Cộng đông lắm. Thế là quân ta lại vô núi để đánh nhưng chả thấy Việt Cộng đâu cả. Vài tuần lễ sau, thám báo cho biết Việt Cộng đông lắm nhưng phe ta lại nghĩ chắc cũng như lần trước nên cho ít quân đi, như đi dã ngoại. Lần này Việt Cộng phục kích đánh, giết chết 20 lính Biệt động Quân, đem xác về mà mình đã thấy dạo ấy.

Nếu Việt Nam Cộng Hoà mà tương kế tựu kế, lần thứ ba chuẩn bị pháo trước rồi máy bay thả bom trước là thành công. Nói chung mình đánh giặc theo kiểu nhà nghèo, không như mỹ hay Việt Cộng, do Liên Xô tiếp tế rất chuẩn. Thêm khinh địch.

Dân Đàlạt ăn gạo quân tiếp vụ, gạo chi chi đâu chớ gạo ngon là các đại lý gạo Đàlạt đều bán cho Việt Cộng, được nhiều tiền hơn. Mình nhớ đi mua gạo trên đường La Sơn Phu tử với sổ gia đình, rồi bỏ lên xe Honda chở về. Ăn không thấy ngon lắm. Sau này mẹ mình bán thêm gạo đường nên mua loại gạo này về đem bán cho dân nghèo rồi ăn loại gạo tốt. Các nhà đại lý gạo Đàlạt, phải có môn bài, mình hay đi mấy chỗ này để lấy hàng cho mẹ mình nên nhớ. Sau này lớn tuổi thì mới hiểu rỏ sự việc ngày xưa, những tư sản yêu nước, nay đa số con cháu họ đều sang mỹ hay Gia NÃ Đại hết.

Mẹ mình bán gạo là qua cô Ba Chỉ. Ông cụ mình là công chức nên nhờ mẹ mình bán gạo để khỏi bị nghi ngờ. Cô ta kêu mẹ mình vào tiệm, nói một bao gạo 2,000, có 100 tạ, ai mua bán lấy lời nuôi con. Mấy tiếng sau có một bà đến hỏi mua 100 tạ, mẹ mình đòi 2,200, họ không trả giá thế là mẹ mình lời. Sau này Việt Cộng vô mới khám phá ra bà đó mua gạo tiếp tế cho Việt Cộng. Mình dấu tên để khỏi lộn xộn. Chán Mớ Đời 

Mình hỏi về Núi Voi thì được biết là Việt Cộng núp trong đó vì máy bay không thấy vì rừng rậm. Có thể đi về Phan Thiết, hay đánh Đàlạt. Có lần Việt Cộng pháo 122 ly tới Đàlạt, nổ mấy trái ngày gần Ấp Ánh Sáng. Tỉnh trưởng Tuyên Đức kêu trinh sát 302, đi bắn vài tên Việt Cộng, đem về bỏ vào các hố 122 ly cho dân thị xã xem.

Anh nói là theo binh pháp thì không nên đi kiểu tụi anh. Bắn chết Việt Cộng vài mạng thì dễ lắm. Cứ vào Núi Voi, cải trang Việt Cộng, đi trên đường mòn thì sớm muộn gì cũng gặp nên bắn được vài tên, kêu trực thăng bốc về Đàlạt, bỏ vào mấy hố bom để dân thị xã bớt giao động, xôn xao. Một cách bình định tâm lý chiến.

Thật ra Đàlạt ở một vị trí hiểm trở, khó đánh chớ Việt Cộng muốn đánh thành phố này vì có tiếng trên thế giới. Chỉ cho một số cảm tử quân vào như vụ Giáo Hoàng Học Viện để gây tiếng vang chính trị trên thế giới. Mậu Thân chỉ vào thành phố có mấy ngày đã bị đánh bật lại, chạy về số 4, bị bom Napalm, biến mất sau 1 tuần lễ.

Nếu mình không lầm thì Việt Cộng đánh Đà Lạt dạo ấy đâu 3 lẩn sau vụ Mậu Thân.

Việt Cộng khi đánh chiếm một làng ấp nào đó thì họ biết Việt Nam Cộng Hoà sẽ đem quân vào đánh chiếm lại. Do đó dễ bị phục kích. Như vụ Làng Thanh Bình, chúng đánh chiếm làng, Việt Nam Cộng Hoà phải đem quân vào thì chúng biết nên có thể phục kích dễ dàng. Còn như lính mỹ thì chúng cho máy bay thả bom đủ trò rồi trực thăng vận đến đánh. Còn mình không có tiền, máy bay nên đi xe vào là chúng thịt ngay.

Khi đánh chiếm Thành Bình, Việt Cộng để lại một ít quân trong làng rồi đem quân ra ngoài đường lộ để phục kích. Lính mình vào gặp ngay chốt đầu tiên nên phải bao quanh mới phá được chốt đó. Đến khi đi thêm vài trăm thước thì vũ lực chính của chúng ở đó đánh chới với vì ít lính, lại không có trực thăng yểm trợ. Vụ này Biệt động Quân chết cũng mười mấy người. 

Khi em tướng ĐỔ Cao Trí, chết ở trận Thượng Tà Hin, ông ta chửi thề loạn xà ngầu, kêu không biết lực lượng của Việt Cộng mà dám chạy vào. Cuối cùng anh Phong xin đi trinh sát vào làng thì Việt Cộng đã rút rồi. Lượm xác mấy người lính chết như ông Đổ Cao Luận, em của ông Đổ Cao Trí và 4 người lính mỹ. 

Khi về Đàlạt, đi ngang ngã ba Liên Khương này, anh rất bùi ngùi nhớ đến đồng đội khi xưa đã hy sinh trong trận này.

Anh kể đi Thủ Đức xong thì được chuyển lên vùng 3 biên giới vì thời đó các địa danh này thu hút các thanh niên mới ra quân trường. Anh đóng quân ở căn cứ Ben Het, gần biên giới Lào, Cam Bốt. Lúc đó Việt Cộng còn ít, nên chỉ đi trinh sát gần đó, gặp người Lào và Cambuchia làm rẩy lấn đất qua bên biên giới thì đến đuổi đi thôi. Sau này khi quân đội mỹ tham chiến thì Việt Cộng bổ sung quân số vào khu vực này và đánh dữ dội. Sau bị hạ mất mấy xe tăng và bị máy bay Caribu mà Việt Cộng gọi con rồng, bắn chới với, rút quân.

Có đoạn phim kể lại trận đánh Ben Het, căn cứ lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ, nhằm chận đứng sự tiến của Việt Cộng, đi theo đường mòn Hcm qua ngã Lào và Cam Bốt. Họ đánh xong lại rút về bên kia biên giới.

 https://youtu.be/w-eYoL6IZXg

Sau này, vùng này do sư đoàn 22 bộ binh trú đóng bị tấn công hoài. Có ông bạn nối khố với ông cụ có tham dự trận Dakto về phép kể đánh nhau chí choé. Địa danh chỗ này là Tân Cảnh mà người dân thị thành vẫn chưa quen là đồi Charlie. Hình như bố của một cô bạn, học Yersin tử trận ở đây, nghe anh kể là trên château d’eau.

Lần sau về Việt Nam, có lẻ mình đi thăm viếng mấy vùng này, đường mòn Hochiminh, Điện Biên Phủ, Khe Sanh, Ashau, A Lưới,.. đi thăm để hiểu sự điện rồ cua rang trong cuộc chiến uỷ nhiệm. Anh em đánh nhau dùm cho ngoại quốc để rồi hận thù chồng chất. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chú cho con thay mặt ba con gởi lời cảm ơn và lời  chúc  sức khỏe chú và chú  Nguyễn Sơn cũng như bác Phong và toàn  thể các chú 302,  các  chú  204 ạ! Con cảm ơn chú rất nhiều và con chúc mọi người trong gia đình chú luôn   mạnh khỏe, hạnh phúc.