Ấp Chiến Lược tại Mã Lai và Việt Nam

 Hồi nhỏ đi xem xi-nê, hay thấy thiên hạ đứng dậy chào cờ, trên màn ảnh có ông Ngô Đình Diệm, áo dài khăn đóng rồi thiên hạ hát toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô tổng thống, đến phim thời sự chiếu Ngô tổng thống đi kinh lý mấy ấp chiến lược. Lớn lên lại được biết ấp chiến lược được thành lập theo chương trình của quân đội Anh Quốc, thực hiện trên xứ Mã Lai, thuộc địa của họ để chống sự bành trướng của đảng cộng sản Mã Lai.

Mình ngạc nhiên vì chương trình đều do 1 người tên Sir Robert Thompson, người Anh Quốc thiết kế, lại thành công tại Mã Lai, lại thất bại tại Việt Nam dưới thời “nhất Chúa, nhì Cha, thứ ba Ngô tổng thống”. Kết quả là người Mỹ dẹp hai anh em họ Ngô này qua một bên, để đưa quân đội Hoa Kỳ tham chiến Việt Nam, sau đó lại rút lui âm thầm và đưa đến kết quả sự sụp đỗ của Việt Nam Cộng Hoà vào cuối tháng 4, 1975. Xem như là chậm lại sự thôn tính của Hà Nội được vài năm.

Mình đọc đâu đó là quân đội Mã Lai rất lo ngại người việt tỵ nạn đến xứ họ, lý do là Việt Cộng cài người theo để kết nối với nhóm Mã Cộng, đang đánh du kích để cướp chính quyền từ những năm người Anh Quốc trao trả lại nền độc lập cho thuộc địa MÃ Lai. Cuối cùng Mã cộng, chủ tịch Chín Ping xin từ bỏ cuộc kháng chiến không tương lai khi Trung Cộng không muốn tiếp tục gây chiến trên thế giới để bắt tay xây dựng nền kinh tế của họ.


Lò mò tìm tài liệu đọc để thoả mãn tính hiếu kỳ thì khám phá ra ấp chiến lược được áp dụng tại Mã Lai để chống lại ảnh hưởng của đảng cộng sản MÃ lai, do một người gốc Việt đứng đầu. Người Việt mình thích đánh nhau nên đi đâu cũng gây chuyện du kích, đánh nhau. Dạo này đang xem đá banh giải âu châu, lại thấy mấy ông việt nào cầm cờ đỏ sao vàng, dạy cổ động viên Âu châu hát “như có bác hồ trong ngày vui đại thắng,…”  Chán Mớ Đời 


Các chuyên gia quân sự cho rằng sự thất bại của Ấp Chiến Lược tại Việt Nam là chính quyền Việt Nam Cộng Hoà và mỹ không hiểu tình hình chính trị, địa lý của Việt Nam khác rất nhiều với Mã Lai, lại áp dụng quá nhanh chóng. Ngược lại chiến dịch “Người cày có ruộng “ của đệ nhị Việt Nam Cộng Hoà có phần khả quan hơn nhưng đã quá trễ lòng dân ở vùng quê đã bị Việt Cộng nắm giữ hoàn toàn. Hình như sau này có những chương trình “Ấp Tân Sinh”,…do cán bộ Xây Dựng Nông Thôn thực hiện. Để mình tìm tài liệu đọc vụ này.

Mình nhớ có lần gặp chị Lệ Lý Hayslip, nhân vật trong cuốn phim của ông Oliver Stones, kể là sống ở quê. Ban ngày thì học chương trình của quốc gia, ban đêm, Việt Cộng về thì lại học tập uncle Lake trong quần chúng… sau đó chị được cử canh gác để báo động khi quân lính quốc gia vào làng. Chị ta mệt ngủ quên hay sao đó nên khi lính quốc gia vào làng thì không được báo động. Chị ta bị toà án nhân dân xử tội chết nhưng may có tên Việt Cộng, được lệnh giết chị, hiếp dâm rồi mệt quá, lăn ra ngủ, giúp chị bỏ trốn ra Đà NẲng làm gái bán bar rồi lấy chồng Mỹ, đưa về mỹ.

Chị ta có hát những bài học của Việt Nam Cộng Hoà rồi những bài hát của Việt Cộng khiến học sinh của quê làng khi xưa, chắc bị tẩu hoả nhập ma. Thấy dân tình khi xưa ở quê rất tội, nạn nhân của cuộc chiến. Nhớ khi xưa, đi chơi với thằng Sang, xóm Thi Sách, lúc chạy ngang đường Nguyễn Công Trứ, hắn kêu mấy tên làm vườn này, tối bỏ cuốc xẻng, đeo AK đi bắt lính cho Việt Cộng.

Có chị bạn kể là khi xưa còn bé, ở ngoại ô của Hội An, vùng của Việt Cộng nên học ùn Lê Lake yêu nhi đồng bú xua la mua, khi quốc gia hay lính Mỹ đi tuần thì run té đái. Sau này, lúc di tản sang Mỹ được gia đình Mỹ nuôi đến khi ra trường đi làm lấy chồng. Cho thấy cũng là người Việt nhưng sống ở thôn quê thì khá te tua. Mấy chục năm sau, chị ta về Việt Nam, thăm lại mẹ, khá cảm động.

Nhiệm vụ chính của ấp chiến lược là cô lập hoá Việt Cộng, không được tiếp xúc với dân quê, để được tiếp tế lương thực hay dấu khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà đi hành quân. Có một bác kể khi xưa, nó về ban đêm , gõ cửa kêu nấu cho nó ăn, nay lên phường nhờ nó ký tờ giấy, nó bảo đợi đó. Lính quốc gia mà trở lại, nó có núp trong quần tui, tui cũng rũ cho lòi ra để cho quốc gia còng đầu.

Trước nhất là dân quê của hai nước khác nhau về địa lý cũng như chủng tộc. Cuộc đấu tranh của hai phía đều khác nhau. Gần đây, chúng ta thấy sự lộn xộn ở Bosnia và Kosovo, khi Nam Tư tan rã. Sau 75, Việt Cộng cũng sử dụng chương trình kinh tế mới để cô lập hoá các thành phần chống đối. Họ cho đi kinh tế mới để con người lạ nước, lạ cái, dễ kiểm soát hơn. Ở Nam Tư cũng vậy, khi Tito lên ngôi thì cũng di chuyển dân chúng đi tới vùng khác, chia đất, đến khi Nam Tư bị tan rã, thiên hạ trở về quê, đòi đất của cha ông lại nên đánh nhau như trường hợp Kosovo và Bosnia. Cộng sản đi tới đâu là gieo oán thù tới đó. Chán Mớ Đời 

Ông Robert Thompson, người đưa ra chủ trương chương trình Ấp Chiến Lược tại Mã Lai và Việt Nam, có viết 3 cuốn sách về vấn đề này, đẻ nói lên sự thành công tại MÃ LAi và thất bại tại Việt Nam. Trong cuốn the Counterinsurgency Era: U.S. do triển and Performance , tác giả Douglas Blaufarb, có đề cập tới vấn đề này.

Ông cho rằng cố vấn Ngô Đinh NHu muốn thực hiện chương trình này quá nhanh như ông Thompson đề nghị. Có lẻ chính phủ Ngô Đình Diệm mới được thành lập, muốn củng cố quyền lực tại nông thôn sớm vì ông ta bị đảo chánh đủ trò, sau khi về nước. Nói chung dạo ông ta mới về Việt Nam thì có đủ loại kiêu binh, Bình Xuyên, Ba Cụt, Hoà Hảo,…

Năm 1954, có trên 1.5 triệu người Việt, di cư từ miền bắc vào nam, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, cần phải cho họ đất để sinh sống. Một số được đưa lên cao nguyên và về đồng bằng Cửu Long, gây sự bất mãn cho người dân địa phương nhất là người thượng. Đất đai của họ bị chiếm để phân phát cho người khác, lại bốc họ ra hỏi làng xã, tập trung trong các ấp chiến lược.

Ở Mã Lai, người gốc Hoa có đến 35% dân số Mã Lai, thêm người Ấn Độ, họ không có quyền đi bầu ở xứ này nên nổi loạn, muốn có tiếng nói và cộng sản dã sử dụng chiêu bài ấy để đấu tranh võ trang. Khi cô lập giới người Tàu thì dễ trong khi kẻ Việt Nam thì khó khăn.

Có trên 300,000 người miền nam tập kết ra Bắc, Việt Cộng để lại khá đông cán bộ để chuẩn bị đấu tranh võ trang, nên người dân có cảm tình với Việt Cộng, để nhận tin tức người thân tập kết. Khi ấp Chiến Lược được thành lập thì không phân biệt được ai là thù ai là giặc thêm người dân quê có người thân đi tập kết nên có cảm tình với Việt Cộng, thêm các vụ tham nhũng của công chức miền nam như tôn, xi măng, được Hoa Kỳ tài trợ, người dân phải bỏ tiền mua, mấy ông quan lớn bỏ túi, giúp cho Hà Nội tuyên truyền.  (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn