Tous les garçons et les filles (Françoise Hardy)

 Mấy hôm nay, tự nhiên nhớ đến mấy bài hát ngoại quốc khi xưa, thời choai choai khiến mình nhớ đến bài hát nổi tiếng “le temps de l’amour” do Chử Nhất Anh hát trong giờ ra chơi. Dạo ấy thầy Chử Bá Anh có cho các học sinh tổ chức văn nghệ, thu băng rồi mở băng nhạc do các học sinh trường hát trong giờ ra chơi hay trước khi vào lớp, tạo dựng một không gian, một dung dịch khá đặc thù, khiến giới học sinh như mình dạo ấy, nức nở, nhìn các cô dạo trong sân trường, chớm nở những mối tình đơn phương, toả nắng một thời.


C'est le temps de l'amour
Le temps des copains
Et de l'aventure
Quand le temps va et vient
On ne pense à rien
Malgré ses blessures
Car le temps de l'amour
C'est long et c'est court
Ça dure toujours
On s'en souvient
On se dit qu'à vingt ans
On est les rois du monde
Et qu'éternellement
Il y aura dans nos yeux
Tout le ciel bleu
C'est le temps de l'amour
Le temps des copains
Et de l'aventure
Quand le temps va et vient

On ne pense à rien
Malgré ses blessures
Car le temps de l'amour
Ça vous met au cœur
Beaucoup de chaleur
Et de bonheur
Un beau jour c'est l'amour
Et le cœur bat plus vite
Car la vie suit son cours
Et l'on est tout heureux
D'être amoureux
C'est le temps de l'amour
Le temps des copains
Et de l'aventure
Quand le temps va et vient
On ne pense à rien
Malgré ses blessures
Car le temps de l'amour
C'est long et c'est court

Ça dure toujours
On s'en souvient
On s'en souvient
On s'en souvient
On s'en souvient
On s'en souvient


Bài hát này làm nhớ đến ca sĩ pháp Françoise Hardy nổi tiếng một thời với bản nhạc này. Cô Françoise Hardy sinh ra tại Paris, con của một vợ lẻ nên ít bao giờ sống chung với bố nhưng khi cô ta đậu tú tài thì ông bố mua cho cái đàn Guitar, đã thay đổi cuộc đời cô ta. Cô ta theo học Sorbonne nhưng độ một năm sau đó thì bỏ học, theo nghiệp ca sĩ. 

Tiện đây, mình xin nhắc lại là Paris có rất nhiều trường đại học, và trường Sorbonne là một trong những đại học tại Paris. Hình như có đến 4 trường đại học tại Paris như Paris I, III, V , VI) sử dụng khuôn viên của trường này. Trường này được thành lập vào thế kỷ 13 để dạy môn thần học, do ông  Robert de Sorbon thành lập. Ông giáo sĩ này xuất thân từ vùng Sorbon, vùng Ardennes . Trường này được xem là cổ nhất của Pháp quốc, không có nghĩa là trường giỏi nhất của Pháp quốc. 

Lý do mình nhắc là mỗi lần mình gặp người Việt, họ hỏi mình học trường nào, có phải học Sorbonne vì họ chỉ nghe đến trường này. Hôm kia, có ông bố của anh bạn vào vườn mình chơi. Ông ta hỏi mình học trường nào, mình kêu là trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật Paris, thì ông này kêu có ông bạn xuất thân kiến trúc tại Sorbonne, khiến mình như bò đội nón vì trường này không có môn kiến trúc. Chán Mớ Đời. Có dịp mình sẽ kể rõ hơn, người Việt nhiều khi cứ bú xua la mua, không hiểu nên cứ phán phải học Sorbonne mới là giỏi.

Cô ta thu đĩa 45 tours nhạc chung với Johnny Hallyday  “Oh Oh Chéri” . Mỗi đĩa hát thường có 2 mặt: một bản chính do ca sĩ chính còn bản mặt kia thì thường để thâu cho có lệ, vì mỗi đĩa 45 tours chỉ có hai mặt, người ta thâu âm một bài của ca sĩ không chuyên nghiệp và tác giả vô danh để khỏi tốn tiền nhiều. Mình có đọc bên Tây một bài viết về một ông nhạc sĩ, chuyên cho thâu âm nhạc của ông ta, ít nổi tiếng nhưng bỏ túi rất nhiều tiền vì đĩa nhạc có hai mặt và nếu mặt chính bán như tôm tươi thì theo hợp đồng cũng kiếm tiền bạc cắc, không cần nổi tiếng, chỉ bỏ tiền vào túi. Không ngờ bài thâu cho có lệ “tous les garçons et les filles“ trở thành nổi tiếng, được giới trẻ thời đó ưa chuộng.

Tous les garçons et les filles de mon âge
Se promènent dans la rue deux par deux
Tous les garçons et les filles de mon âge
Savent bien ce que c'est qu'être heureux
Et les yeux dans les yeux
Et la main dans la main
Ils s'en vont amoureux
Sans peur du lendemain
Oui mais moi, je vais seule
Par les rues, l'âme en peine
Oui mais moi, je vais seule
Car personne ne m'aime
Mes jours comme mes nuits
Sont en tous points pareils
Sans joies et pleins d'ennui
Personne ne murmure "je t'aime"
À mon oreille
Tous les garçons et les filles de mon âge
Font ensemble des projets d'avenir
Tous les garçons et les filles de mon âge
Savent très bien ce qu'aimer veut dire
Et les yeux dans les yeux
Et la main dans la main
Ils s'en vont amoureux
Sans peur du lendemain
Oui mais moi, je vais seule
Par les rues, l'âme en peine
Oui mais moi, je vais seule
Car personne ne m'aime
Mes jours comme mes nuits
Sont en tous points pareils
Sans joies et pleins d'ennui
Oh, quand donc pour moi brillera le soleil?
Comme les garçons et les filles de mon âge
Connaîtrai-je bientôt ce qu'est l'amour?
Comme les garçons et les filles de mon âge
Je me demande quand viendra le jour
Où les yeux dans ses yeux
Et la main dans sa main
J'aurai le cœur heureux
Sans peur du lendemain
Le jour où je n'aurai

Plus du tout l'âme en peine
Le jour où moi aussi
J'aurai quelqu'un qui m'aime

Bản nhạc này được truyền hình ngày chủ nhật 28 tháng 10, năm 1962 trong buổi trực tiếp kết qua cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý, do tổng thống De Gaulle thực hiện về bầu trực tiếp tổng thống của nền cộng hoà pháp. Trong lúc chờ đợi kết quả cuộc trưng cầu dân ý, đài truyền hình đã phát hình bản nhạc này và cuộc đời của cô bé sinh viên 18 tuổi đã thay đổi từ đó. Bài hát nổi tiếng ngày và bán trên 700,000 đĩa nhạc trong năm. Báo Paris Match đăng hàng đầu: "Françoise Hardy : 18 ans, 1 disque, 2 millions de fans"… 

Sau này, trong một cuộc phỏng vấn, ca sĩ này kể làm bài hát rất tự nhiên, nói về cảm xúc của mình như bao cô gái ở tuổi dậy thì vào thời đại đó: “C'était un texte totalement autobiographique, au premier degré, sans aucune subtilité. J'y exprimais mes états d'âme avec la candeur des filles de mon âge»

Ca từ của có ta như những vần thơ của tuổi học trò, đơn thuần, diễn đạt nội tâm của người con gái mới lớn. Thấy con trai và con gái cùng trang lứa, nắm tay nhau đi ngoài phố còn cô ta một mình lẻ loi. Đó là tâm trạng của lưới tuổi dậy thì ngày xưa. 

Cô ta cặp Bồ với một ông nhiếp ảnh gia nên được ông này lăng-xê lên báo Vogue. Cô ta có đóng phim nhưng không được thành công lắm, toàn những vai phụ, mình có xem bên tây vài phim cũ nhưng không hay lắm. 


Bài hát này, đã đưa ca sĩ Françoise Hardy lên đài danh vọng của lứa tuổi Ye-ye, lứa tuổi khi nghe nhạc cứ la hét của ban nhạc The Beatles Yeah yeah theo giọng người Pháp nên được các đài truyền thanh gọi là thế hệ ye-ye. Dáng cô ca sĩ mảnh khảnh, gầy gầy, khuôn mặt lạnh như đồng như một người mẫu của hoạ sĩ Modigliani. Mình thích cô Jane Birkin hơn nếu nói về vóc dáng, tựa tựa.

Thật ra cô Francoise Hardy này đã làm nhiều ca sĩ nổi tiếng đương thời chới với như Mick Jagger, Keith Richards, George Harrison, Paul McCartney, John Lennon, Brian Jones,..

Người ta để ý đến áo quần cô ta bận hơn là giọng hát đến khi. (Trích phỏng vấn Françoise Hardy)

 Có dạo ca nhạc sĩ Bob Dylan thầm yêu cô này dù chưa bao giờ giáp mặt và có viết nhạc, thơ dành cho cô ta trong “some the kinds of songs và trong cuốn album “Another side of Bob Dylan”, ông ta ghi chú “for Francoise Hardy, at the Seine’s Edge, a giant shadow of Notre Dame”. Nghe cô ta kể ông Bod Dylan viết thư cho cô ta và có lần hát cho cô ta trong phòng khách sạn tại Paris cùng với bạn bè cô ta.



for françoise hardy
at the seine’s edge
a giant shadow
of notre dame
seeks t grab my foot
sorbonne students
whirl by on thin bicycles
swirlin’ lifelike colors of leather spin
the breese yawns food
far from the bellies
or erhard meetin johnson
piles of lovers
fishing
kissing
lay themselves on their books, boats.
old men
clothed in curly mustaches
float on the benches
blankets of tourist
in bright nylon shirts
with straw hats of ambassadors
(cannot hear nixon’s
dawg bark now)
will sail away
as the sun goes down
the doors of the river are open
i must remember that
i too play the guitar
it’s easy t stand here
more lovers pass
on motorcycles
roped together
from the walls of the water then
i look across t what they call
the right bank
an envy
your
trumpet
player

Dạo mình ở Pháp thì ít khi thấy bà ta xuất hiện trên truyền hình, có lẻ nhạc thời đại của cô ta đã đi qua, nhường cho những ca sĩ với những giai điệu trẻ hơn.

Mấy năm trước, bà ta bị ung thư rồi có lần bị nằm Coma, bác sĩ nghĩ là sẽ không bao giờ thức dậy nhưng phép kỳ lạ đến. Bà ta sống lại và trở lại sân khấu . Bà ta lấy ca sĩ Jacques Dutronc, ông này hát hay nhưng mình biết ông ta nhiều hơn trong lĩnh vực điện ảnh. Ông ta đóng khá nhiều phim với Isabelle Adjani. Sau này rời khỏi Pháp nên mình không còn theo dõi nữa. Hình như hai người đã ly thân vì ông chồng ở đảo Corse còn bà ta ở Paris.

Đầu năm nghe lại mấy bản nhạc tây khi xưa, một thời đã làm mình thầm yêu trộm nhớ mấy cô gái Đàlạt khi xưa. Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn