Giáo dục để trị vị

 Khi người Pháp đánh chiếm toàn cỏi Đông Dương, họ khởi đầu chiến lược lâu dài để giữ vững thuộc địa của họ qua giáo dục, giáo hoá người dân sở tại. Cuộc chiến ở dưới hình thái khác, chiếm cảm tình, tinh thần để người sở tại phải tâm phục khẩu phục kẻ cai trị mới như đã từng yêu mến, cảm phục người Tàu từ hơn 1,000 năm qua.

Lý do đó mà các đoàn quân chiến thắng trong lịch sử đều phải đốt sách của chế độ cũ như Tần Thuỷ Hoàng, Hitler, .. để dạy cho người bị trị đường lối mới của cuộc sống để nô lệ hoá họ. Một khi biến người Việt thành bảo hoàng còn hơn vua là họ sẽ cai trị mãi mãi như người Tàu đã làm hơn 1,000 năm qua.


Người Triều Tiên, khi xưa đã có chữ viết riêng của dân tộc họ, tạo dựng một nền văn chương khá cao nhưng đến đời nhà Tống, có nhiều người được cử sang học bên tàu. Khi về nước, họ khen văn minh trung hoa này nọ và bắt buộc người Triều Tiên học và viết chữ Hán. Khi học ngoại ngữ, thì khó nên dần dần họ không tạo dựng được một áng văn hay như xưa. May thay, họ đã giác ngộ kiện thời nên đã xoay về với chữ của cha ông họ để lại.


Dạo mình về Đàlạt, có anh bạn dẫn mình đến một tiệm sách, xây ở dưới hầm của sân vận động khi xưa, để mua một cuốn sách dịch về ông Paul Doumer. Mở ra trang đầu tiên, là thấy tác giả ca tụng ông hồ, rồi đảng,...nên không mua. Anh bạn giải thích là sách báo đều phải viết như vậy để có thể được in. Khiến mình hiểu lý do nào không có một nhà văn nào ở miền nam viết khá sau 75.

 

Sau ngày 30/4/75, cầm quyền Hà Nội cho lệnh đốt sách báo, nhạc, xem như nguyên nền văn hoá của kẻ thua cuộc, để xoá hết những gì người dân sở tại đã học, để học tập một chủ nghĩa mới. Những ai đã có lý lịch làm việc với chính quyền Việt Nam Cộng Hoà thì phải đi học cải tạo. Tuỳ khả năng hấp thụ của họ, để được tha sớm về với gia đình.

Ảnh sau 75, Việt Cộng tìm cách tiêu diệt văn hoá Việt Nam Cộng Hoà, cho là phản động, đồi trụy. Ngày nay, người Việt hai miền đều thích văn hoá Việt Nam Cộng Hoà, còn văn hoá đỏ, như nhạc sĩ Trần Tiến tuyên bố; nên quên đi.


Dạo ấy, vẫn còn những cuộc tấn công đánh phá của ông Phan Đình Phùng vào cửa thành Hà Nội. Do đó người Pháp cần phải thi hành một cuộc cải cách giáo dục cấp bách. Họ đang ở thế lưỡng nan, có nên tiếp tục để các trường dạy tiếng tàu như xưa nay hay dạy bằng chữ quốc ngữ do các ông tu sĩ tây phương thành lập để truyền giáo.


Trường của tây dạy thời đó chỉ nhắm vào đào tạo một thiểu số làm việc cho hành chánh thuộc địa cấp thấp, rất đơn sơ nên chương trình không phong phú như trường quốc tử giám của Việt Nam.


Năm 1890, họ có tổ chức một cuộc hội thảo các công chức tây thuộc địa và 2 người Việt thành dự là ông Kiều Công Thiện, một người chủ trương pháp hoá nền giáo dục và ông Pétrus Trương Vĩnh Ký. Họ muốn đem vào nền giáo dục tại thuộc địa các môn học mới như Toán Lý Hoá, pháp ngữ và quốc ngữ. Thời mình học Yersin Đàlạt thì có đâu 2-4 giờ việt văn từ 10 ème trở đi.


Họ cũng bắt buộc các công chức thuộc địa phải học tiếng người sở tại như Anh Quốc đã áp dụng tại các thuộc địa của họ. Ngoài ra trong khi đợi chờ ngành giáo dục đào tạo thì họ mở lớp trường thông ngôn để giúp nền hành chánh thuộc địa như ngày nay ở Cali, trong các toà án đều có thông dịch viên tiếng việt , tiếng tàu, tiếng Mễ,...


Dạo ấy ở Pháp quốc có ông Jules Ferry, sau này có thời làm thủ tướng. Ông này muốn giáo dục phải bắt buộc cho người Pháp và miễn phí. Ông ta chống lại sự ảnh hưởng hiện hữu của nhà thờ trong học đường mà người Pháp gọi là école laique. Ông này theo chủ nghĩa cộng hoà. 


Ở Đông Dương, các nhà điều hành thuộc địa đứng giữa hai con đường giáo dục cho người dân sở tại. Cho người Đông dương học miễn phí thì sợ họ có kiến thức sẽ trở lại chống đối tây thuộc địa, mà theo chủ nghĩa Jules Ferry, áp dụng dạy pháp ngữ trong trường đã làm mất mát rất nhiều các phương ngữ (patois) tại Pháp quốc. Ngược lại chủ nghĩa của ông này đã giúp thống nhất nước pháp về pháp ngữ được sử dụng hoàn toàn trong lớp và nền đệ tam cộng hoà. Cho nên khi người di dân từ Phi châu sang, các chính phủ xã hội, muốn giữ gìn văn hoá của họ, sẽ giúp đóng góp thêm phần trù phú cho văn hoá tây, các đảng phái thiên hữu chống lại việc này, muốn áp dụng chủ nghĩa Ferry cho người di dân, đưa đến xung đột.


Dạo mình ở Pháp quốc, có mấy vụ khủng bố đòi tự trị tại các vùng như Bretagne, Corse, Basque, người dân địa phương ra công sức học phương ngữ của cha ông của họ mà nền đệ Tam cộng hoà đã vô tình giết chết.


Sau khi thất trận 1870 với nước Phổ, Pháp quốc qua ông Jules Ferry hoạch định thu dụng, biến các quốc gia trên thế giới thành thuộc địa của pháp để làm bàn đạp kinh tế của Pháp quốc. Khi xưa, học sử mình tưởng là mấy ông giáo sĩ là những người xúi chính phủ pháp chiếm các thuộc địa trên thế giới nên căm thù thiên chúa giáo nhưng sau này sang tây học thì mới khám phá ra nền cộng hoà đệ tam, chống đối nhà thờ đã có ý tưởng thâu dụng các thuộc địa. Chính ông Ferry đã ra quyết định chiếm đóng Đông Dương. Năm 1884, ông ta tuyên bố: “ đó là một quyền cho các giống dân, dân trí cao cấp, đó là bổn phận của họ, khái trí các giống dân hạ cấp”. Không thua gì ông Hitler 80 năm sau. Kinh


Chủ trương của những người ủng hộ chủ nghĩa Ferry tại Đông-Dương, cho rằng giáo dục tại các thuộc địa, là bổn phận của người thực dân, vừa nhân đạo và chính trị. Dựa theo các nguyên lý của nền Cộng Hoà “l’égalité de tous devenant le Savoir ». Do đó sử dụng pháp ngữ trong nền giáo dục tại Đông-Dương như nền giáo dục tại mẫu quốc đã loại các phương ngữ cùng thời gian đó. Mình không biết nay ra sao nhưng thời mình ở Pháp quốc thì có đến viếng thăm vùng Alsace, thấy cô bạn nói chuyện bằng phương ngữ của vùng này với bố mẹ. Dạo mở bên Thuỵ Sĩ, vùng đức ngữ họ cũng có phương ngữ, trong khi vùng pháp ngữ thì chỉ nói tiếng tây. Có lẻ ảnh hưởng của chủ nghĩa Ferry trong giáo dục pháp ngữ.


Vấn đề là chủ trương của chủ nghĩa Ferry đem đến một vấn nạn; người thực dân, tự cho mình là văn minh, có bổn phận giáo hóa người địa phương, nên xem thường, khinh bỉ văn hoá các người dân địa phương. Cộng thêm sự yếu kém của người á châu cùng thời. Tinh thần trọng nể và lo sợ trước ông tây bà đầm mà hệ luỵ này còn kéo mãi đến ngày nay.


Mình nhớ, 25 năm về trước, có quen một ông mít ở Bolsa. Ông này, tính làm ăn ở Việt Nam nên thành lập một công ty rồi về Việt Nam với một tên thợ sửa ống nước người Mỹ. Ông ta in danh thiếp tên Mỹ là chủ tịch còn ông thì phó chủ tịch công ty. Mình hỏi tại sao, ông ta kêu có người Mỹ theo thì bọn Việt Nam mới tin. Làm gì cũng phải bỏ thằng da trắng vào để cũng cố niềm tin của đối tác. Chán Mớ Đời 


Người Pháp cho rằng nhà nho Việt Nam, được dân chúng mến mộ và trọng nể vì họ đại diện cho văn minh tàu, nho giáo, đúng hơn là sự hiểu biết như bài ca dao mình học khi xưa ở trung học đệ nhất cấp:


 Chẳng tham cái bút cái nghiên

Chẳng tham ruộng cả ao liền gì đâu
Phải duyên phải lứa cùng nhau

Dẫu mà áo vải cơm rau cũng về


Trên thực tế thì người học chữ Hán, gọi là kẻ sĩ, không tham tiền vì “quân tử ăn bất cầu no.” Họ có một nhân sinh quan khá tốt về mặt đạo đức nhưng lười lao động với quan niệm “sĩ nông công thương”. Do đó người có học chữ Hán từ bao nhiều năm nay, được trọng vọng trong xã hội Việt Nam.


Sau khi Mao thị lên ngôi, càng quét đốt sách nho giáo rồi Đặng thị cho làm ăn thì trong vòng 30 năm nước tàu bổng biến thành con rồng của thế giới nhưng về đạo đức con người thì hầu như không có. Họ sẵn sàng bỏ các chất hoá học có thể hại khách hàng để được lợi nhuận,..


Người Pháp thực dân cho rằng người a-nam chỉ là một kẻ cu-li được Hồng ân của chúa ban cho để sai khiến.... (Ông Rocca Sierras, phó hiệu trưởng trường Chasseloup-Laubat tuyên bố.)


Dạo ấy, người Việt nói tiếng Việt, và chữ quốc ngữ dễ học hơn chữ Nôm hay chữ Hán nhưng người Việt lại thích viết chữ Hán với những bút pháp lâu nay.


Người Pháp đã nhận thấy từ thế kỷ trước là người đàn bà việt có những đặc tính hơn đàn ông việt như thông minh, thích học hỏi và giáo dục phụ nữ là điều tiên quyết vì chính họ là những người dạy dỗ con họ sau này.


Cùng có thể về chính trị người Pháp muốn giáo dục phụ nữ để giúp họ, ủng hộ nhà cầm quyền thực dân vì trong nền văn hoá nho giáo, phụ nữ không được đi học, ngoại trừ một thiểu số con nhà giàu.


Từ đó các cuộc khai trí cho người Việt qua các tạp chí như Nam Phong Tạp Chí do ông Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác ra đời, để phổ biến chữ quốc ngữ. Nghe nói là do người Pháp đài thọ ngân quỹ, tương tự ở miền nam có tờ Tribune indigène bằng pháp ngữ, cũng với tinh thần khai trí người Việt. 


Năm 1904, có hai phong trào Đông Du do ông Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân do ông Phan Chu Trinh khởi xướng, nhằm kêu gọi thanh niên Việt Nam tìm cách phát triển Việt Nam thì bị người Pháp dập tắt ngay, cho thấy người Pháp không muốn người Việt thâu thập nhiều tin tức, trí tuệ vì sợ sẽ chống lại họ. (Còn tiếp)


Nguyễn Hoàng Sơn