Showing posts with label Kinh. Show all posts
Showing posts with label Kinh. Show all posts

Hậu quả sơ khởi lương tối thiểu $20/ giờ

 Tuần trước mình có kể vụ tiểu bang Cali ra luật phải trả cho công nhân viên của nhà hàng thức ăn nhanh lương tối thiểu là $20/ giờ thì hôm nay đọc nghiên cứu sau 9 tháng thi hành luật này. 

Nguyên lý của kinh tế là nếu vật giá gia tăng thì khách hàng thắt lưng buột bụng, mua ít lại như khi xưa thời kiệm ước ở Việt Nam. Dân tình của tiểu bang Cali đang học một bài học kinh tế khi áp dụng luật $20/ giờ cho lương tối thiểu cho nhân viên các nhà hàng thức ăn nhanh. Từ ngày thấy vật giá leo thang mình cũng ít đi ăn ngoài, ngoại trừ sinh Nhật của đồng chí gái cuối tuần rồi.


Tháng 9 năm vừa rồi, ông thống đốc tiểu bang Cali, một ứng cử viên tương lai sáng giá của Đảng dân chủ cho cuộc chạy đua vào tòa bạch ốc kỳ sau, ký luật tăng lương tối thiểu từ $16/ giờ lên $20/ giờ xem như 25%. Thường thì đi làm, cuối năm chủ hay xem lại quá trình làm việc của nhân viên, rồi vỗ vai kêu nhân viên làm việc ráng chịu khó một tí rồi kêu tăng tiền lương năm tới thường 2, 3% khiến nhân viên mừng, không ngờ xếp mình thương mình quá, nguyện năm sau sẽ làm việc cật lực hơn nhưng họ không biết chủ tăng lương vì chạy theo lạm phát mỗi năm chớ chả có yêu thương gì mình cả nhưng luận điệu của kẻ tư bản là nói sao cho hay, như mình thương yêu nhân viên như con ruột. Rất tình nghĩa.


Ngược lại quốc hội Cali đang chuẩn bị ra luật chỉ cho tăng giá tiền thuê nhà lên 3% thay vì 5% như hiện nay.


Thực tế cho thấy là hàng ngàn nhân viên các nhà hàng thức ăn nhanh bị nghỉ việc sau khi luật này được áp dụng. Điển hình chuỗi nhà hàng Rubio’s Coastal Grill khai phá sản sau khi đóng cửa 48 tiệm ăn của họ. Nói cho đúng thì tiệm ăn này đã bị lộn xộn về tài Chánh trước đó nhưng khi luật này được thi hành thì họ lợi dụng trường hợp này để khai phá sản, cho rằng lương lên thì khó mà xoay sở. 


Có hai franchisees (những người mua quyền được bán thức ăn của những công ty như MacDonald ) của nhà hàng pizza hut cho biết sẽ hủy bỏ dịch vụ giao pizza tại nhà vì không đủ sở hụi để trả và sa thải hàng ngàn tài xế giao pizza. Ai muốn ăn thì gọi Uber Eats thì tốn tiền nhiều hơn. Khách hàng phải trả tiền nhiều hơn sẽ mua ít lại. Một franchisee có trên 140 nhà hàng của Burger King cũng tuyên bố sẽ trang bị máy gọi thức ăn tự động và nhà hàng El Pollo Loco cũng trang bị máy làm salsa thay vì dùng nhân viên. 


Các tiệm ăn cho biết là đã sa thải 9,500 nhân viên trước khi luật được thi hành chưa kể đến sau khi luật được thực thi. Con số này chưa được chính phủ công bố. Muốn lương nhiều mà không được thuê thì bù trớt. Nguy hiểm hơn là khi những người thất nghiệp làm việc cho Uber eats thì sẽ không có bảo hiểm y tế, tự làm cho mình, khi đau ốm là khổ cho gia đình. Các công ty như Uber hay Grab lấy phần trăm rất nhiều. Ở Sàigòn mình nói chuyện với một anh tài xế Grab, được biết Grab lấy 33% giá cuốc xe, chỉ có nhiệm vụ đưa mối cho anh ta còn xe cộ xăng dầu anh ta trả hết. Bên Phi luật Tân cũng tương tự. Tài xế sẽ Grab bị vớt 32%.


Trong khi đó thì giá biểu của nhà hàng thức ăn nhanh gia tăng như Wendy’s lên 8%, Chipotle 7.5% hay Taco Bell lên 3%. Mình nay hết dám ra Bolsa ăn phở vì quá đắt. Đi ăn mà ly trà nóng họ chặt $2.5 chả có mùi vị gì cả, nước cũng tính vì họ bỏ vào cái ly giấy. Một tô phở nay phải trả $20.


Thường giới truyền thông hay Đảng dân chủ xem các nhà hàng thức ăn nhanh là các công ty đa quốc gia, biểu tượng của giới tư bản bốc lộc giới lao động. Cần phải triệt hạ trong cuộc đấu tranh giai cấp. Trên thực tế các nhà hàng này đều do những cá nhân mua franchise và buôn bán lẻ như tiệm ăn gia đình, dưới dạng tiểu thương. Ai để dành chút tiền mua franchise rồi mượn ngân hàng để mở tiệm. Làm cực lắm vì có thể lỗ. 


Các người theo Đảng dân chủ hiểu lầm về tư bản. Ông Ray Kroc, người mua lại thương hiệu MacDonalds từ hai em nhà này và biến thành một công ty đa quốc gia. Một hôm, ông ta được mời nói chuyện tại đại học Harvard cho các sinh viên MBA. Ông ta hỏi sinh viên cách làm ăn, Business của MacDonalds là gì. Sinh viên chưng hửng kêu bán hạm Butler, CoCa cola,… anh ta giải thích MacDonalds làm giàu là nhờ đầu tư vào địa ốc khiến mọi người cảm thấy ngu lâu vững bền.


Ông ta giải thích mở tiệm ăn bán hamburger, khoai Tây chiên, họ chỉ lời có chút xíu thì sao giàu. Business của họ là xây các quán ăn ở mọi góc phố rồi cho các franchisee mướn với giá cắt cổ. Họ được trừ thuế vì depreciation trong khi franchisee làm chết cha để đóng tiền nhà cho họ. Có người kêu bán cho mình một tiệm ăn pizza hút ở Texas. Người mướn làm pizza trả cho mình tiền nhà nhưng xa quá. Chỉ cần có tiệm cho thuê ở bốn rồi cho thuê sống phè phởn thay vì làm việc.


Nay cho phép thành lập công đoàn lao công cho các nhân viên chuỗi cà phê Starbucks, thì họ sẽ thay nhân viên bằng máy làm cà phê. Mình thấy trong các trung tâm bán xe, có máy to đùng, muốn uống loại cà phê nào là bấm, ly lớn ly nhỏ hay đậm Lạt. Lại thất nghiệp, tạo dựng một giai cấp vô dụng vì không có việc, bị máy thay thế.


Tiểu bang Cali hiện nay dẫn đầu Hoa Kỳ về thất nghiệp đâu 5.3% theo chính phủ cho biết nhưng trên thực tế còn số này cao hơn. Tháng 9 năm ngoái khi luật được ban hành thì chỉ 4.7%. Trong khi Florida chỉ có 3.3% thất nghiệp. 


Thực tế cho thấy hậu quả của luật lao động không dựa trên nguyên lý kinh tế thị trường. Các chính trị gia muốn đắc cử phải câu phiếu bằng những đạo luật mị dân. Người dân nghe cũng ham nên bỏ phiếu rồi mình tự hại mình. Tháng 11 này có dự luật để dân cư Cali bỏ phiếu là lương tối thiểu là $18/ giờ sẽ có ảnh hưởng trong các ngành kỹ nghệ khác. Thất nghiệp sẽ lan rộng. 


Theo kinh nghiệm của mình là mướn thợ giỏi thì phải giữ họ. Muốn giữ họ thì phải trả tiền lương cao hơn. Nay thợ dỡ được luật lệ bảo vệ thì phải lấy tiền người xây nhà nhiều hơn trước đây. Vậy ai là người thiệt thòi? Những người đi bầu cho những tên chính trị gia không hiểu luật kinh tế thị trường, cung và cầu. Mình là nông dân nên rất sợ các trí thức chưa bao giờ làm kinh tế.

Thật ra thì luật lệ rất cần thiết để giúp môi trường làm việc cũng như lương bổng của nhân viên cần được để ý nhưng phải để kinh tế thị trường định đoạt. Nếu mình không trả thêm cho thợ giỏi thì họ sẽ kiếm việc khác nhiều tiền hơn. Mình đối xử với họ tốt, tăng lương hay bonus thì họ chịu khó làm việc tốt cho mình. Khách hàng vui, được giới thiệu thêm thì có nhiều việc hơn, lợi tức gia tăng cho mình cũng như cho thợ và khách hàng vui vẻ khiến kinh tế lên. Ai cũng có phần trong khi đem tinh thần đấu tranh giai cấp vào thì không ai hưởng lợi ngoại trừ các tên chính trị gia.


Tại Âu châu các cuộc bầu cử vừa qua cho thấy phe cực hữu đạt nhiều phiếu khiến mình lo ngại sẽ trở lại thời sau đệ nhất thế chiến. Chính trị như cái quả lắc cảm đồng hồ, khi nó ở bên phải thì bên trái là ó, kêu gào, kéo về phía họ rồi khi quả lắc chạy qua bên trái thì bên phải là ó. Gây thêm phiền phức, xứ để kinh tế thị trường định đoạt. Anh bán đắt thì người ta kiếm chỗ rẻ mua, do đó anh phải hạ giá nếu không thì banh ta lông.


Người dân bất mãn với những luật lệ ép buộc do hậu quả các cuộc đấu tranh giai cấp. Xã hội dần dần sẽ bị các nhóm phát xít cầm đầu và sẽ gây thiệt hại cho người di dân như người Việt tỵ nạn. Quyền lợi bị mất. Mình nghe kể thằng cháu mình sinh tại pháp mà ra đường trong vụ covid bị Tây trắng chửi kêu cút về nước mày. Hôm trước thấy nó kêu gọi nghệ sĩ gia nhập công đoàn lao động CGT. Bố mẹ nạn nhân của Việt Cộng vượt biển để rồi con theo cgt. Chán Mớ Đời 


Mình đoán bầu cử năm nay sẽ có nhiều thay đổi, kết quả sẽ như ở Âu châu.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Nên vui hay lo khi được trả tối thiểu $20/ giờ

 


Tiểu bang Cali có luật mới, bắt buộc chủ các tiệm thức ăn nhanh, phải trả lương tối thiểu cho nhân viên $20/ giờ khiến vật giá leo thang thấy chóng mặt. Các quan sát viên cho rằng tiểu bang Cali này là vua sản xuất các luật lệ cực ngu. Hôm nay đọc tin tức thì được biết lạm phát gai tăng 3.5% từ 12 tháng qua.

Ông thống đốc tiều bang Gavin Newsom tuyên bố: “chúng tôi thấy những sự bất công… chúng tôi có trách nhiệm phải tiếp tục thay đổi”. Các tiểu bang có đa số là đang Dân CHủ, thì các công đoàn lao động muốn tăng lương cho hội viên của họ nên các chính trị gai phải nghe lời.

Các khất sĩ đang tạo dáng

Đài CNN tuyên bố các nhân viên của các tiệm thức an nhanh, từ nay sẽ lãnh $20/ giờ. Center for American Progress, một tổ chức thiên tả tuyên bố là lương tối thiểu được gia tăng sẽ giúp hàng triệu gia đình xoá đói giảm nghèo và sẽ kích thích nền kinh tế Cali. Kinh


Tại sao $20/ giờ? Tại sao không tăng lên $30, hay $100/ giờ.


Thường các người theo đảng Dân CHủ, chưa bao giờ làm kinh doanh nên chả hiểu gì cả. Họ chỉ lờ mờ trong lớp rồi cứ ngồi nghĩ bú xua la mua.

Tác giả viết cuốn này ở thế kỷ 19 mà đến nay vẫn có giá trị. Kinh. Mình đang đọc rất hay.


Trong cuốn sách "That Which Is Seen, and That Which Is Not Seen," ông Frederik Bastiat cho rằng khi chính phủ can thiệp vào các quyết định về kinh tế thì luôn luôn có những hậu quả bất ngờ. Các hậu người ngắn hạn rất hay nhưng về lâu dài thì vong mạng.


Điển hình là tiểu bang ra luật bắt buộc lương tối thiểu là $20/ giờ. Rất hay! Đó là hậu quả mà chúng ta thấy ngay tức thì do các giới truyền thông, công đoàn lao động và Center for American Progress thấy và được phiếu của cử tri. Những các hậu quả vô hình mà chúng ta không lường được như sau:


Hàng ngàn nhân viên tại Cali mất việc từ Covid đến giờ vì có rất nhiều nhà hàng đóng cửa. Có nhiều người khác mất việc vì chủ cắt giảm giờ làm việc để cắt giảm chi tiêu. Điển hình dãy nhà hàng thức ăn nhanh El Pollo Loco đã sa thải 10% nhân viên của họ. Pizza Hut tuyên bố sẽ sa thãi thêm hàng ngàn các người giao pizza cho khách hàng. Ông ta kể về ông Michael Ojeda, một nhân viên giao hàng của Pizza Hut cho rằng lên lương làm gì để mất việc thì bù trớt.

Hôm qua đi ăn ở Bolsa, thấy họ dán tờ này trước quầy tiền mới thất kinh. Thành phố đông dân cư và nghèo nhất quận cam lại chém thuế gấp thành phố mình đang ở 


Ai còn công việc thì sẽ mất việc trong tương lai vì chủ nhà hàng đang tìm cách ngừoi máy hoá. Mình có thấy một tiệm ăn MacDonald chỉ còn một người đứng đưa đồ ăn cho khách hàng. Mấy người trước đây đứng lấy Order của khách hàng đã được thay thế bằng máy. Khách hàng chỉ cần bấm nút rồi trả bằng thẻ tín dụng rồi lấy cái phiếu có số tên của mình để đợi lấy đồ ăn hay mở ứng dụng MAcDonald ra mà mua và trả tiền rồi đến scan cái điện thoại mình để được giải đồ. Thậm chí CNN hoan hô tăng lương $20/ giờ cũng  phải thú nhận là các công ty bán thức ăn nhanh đang thay thế con người bằng các máy.  Xong om


Khi ông thống đốc tiểu bang ký luật này thì phóng viên có hỏi liệu giá cả của MacDonald hay Starbucks có gia tăng. Ông này vỗ ngực kêu không bao giờ. Starbucks ngày nay lên giá 15%. CHipotle lên giá 8%. Mấy công ty này đâu có lo vì cuối cùng là người tiêu dùng bị khệnh và trả thêm. Anh đói, hamburger ở MAcDonald rẻ nhất thì cũng hải bò lại mua mà ăn.


Cái nguy hiểm nhất là giới trẻ dậy thì, không có nghề ngỗng gì cả sẽ không được mướn. Khi xưa, giới trẻ vào mùa hè thường đi làm cho mấy tiệm ăn này để có tiền tiêu ba tháng hè và học được cách tiếp xúc với khách hàng để hiểu chút gì về nghề nghiệp. Nay thì chả ai mướn thì giới trẻ sẽ không có cơ hội kiếm thêm tiền hè và học cách giao tiếp với đời. 


Khi lương tối thiểu gia tăng thì chủ mướn những người nào có kinh nghiệm thay vì mướn một đứa học sinh 16 tuổi.

Có tăng lương hay không thì tương lai các người máy sẽ thay thế con người. Ngành sản xuất sẽ tự động hóa hết và chỉ mướn những người nào có khả năng để bảo trì máy móc. Muốn có những việc này cần có học vấn kỹ sư hay tiến sĩ. Các người không có khả năng này sẽ khó kiếm được công ăn việc. Làm, và trở thành một gánh nặng cho xã hội. Họ sẽ cảm thấy Chán Mớ Đời đâm ra nghiện ngập vì cảm thấy mình thuộc giai cấp vô  dụng.


Lúc đầu mình nghĩ giới làm việc chân tay nhưng thợ hồ hay nông dân như mình vẫn có việc nhưng mình xem phim tài liệu về người máy thì thất kinh. Người máy có khả năng xây cất nhà cửa, hái bơ, nhổ cỏ, tỉa nhánh đủ trò. Người máy máy biết hái loại trái nào chín đem bán và chừa mấy trái còn non. Thế là ngọng. Chỉ biết lấy cái nồi cơm điện đi làm khất sĩ ở Bolsa là vừa. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Những sự thật khi hưu trí


Sau mấy chục năm cật lực lao động, chúng ta nghĩ về hưu sẽ có thời gian để vui chơi những ngày tháng còn lại với con cháu hay thực hiện những mộng ước mà trước đây không có thời gian như du lịch, học thêm hay làm những gì mình thích như một ông Mỹ 97 tuổi viết cuốn sách kể mỗi 5 năm học một thứ như chơi đánh đàn, học vẽ, nhảy đầm …

Mình thấy câu nói này khá đúng. Chúng ta không muốn tự do vì tự do đưa đến trách nhiệm và đa số lo ngại trách nhiệm nên để kẻ khác lo cho mình. 

Cái khó khăn nhất là giai đoạn chuyển tiếp từ thói quen đi làm mỗi ngày từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Nay bổng nhiên mất cái thói quen này và phải tìm một thói quen khác để khỏi buồn chán với ngày dài tháng rộng. Vấn đề là sự chuyển tiếp gây nhiều bất ngờ mà đa số chúng ta không lường được. 


Điều chúng ta thường nghe là về hưu, không có lợi tức nên sẽ đóng thuế ít hơn. Vấn đề là chúng ta có cuộc sống trung lưu nên khó biến thành một cuộc sống nghèo khổ một sớm một chiều. Chúng ra muốn ăn ngon mặc sướng như trước đây nhưng không có lợi tức nhiều. Phải rút từ quỹ đầu tư hưu trí mà lấy ra thì bị đóng thuế cao hơn nếu muốn giữ cuộc sống khá khá như xưa. Lấy tiền ra thì bị uncle Sam hỏi thăm. 

Tiền an sinh xã hội không đủ cho cuộc sống với lạm phát. Chúng ta có thể phải dọn đến nơi khác để ở rẻ hơn như người Mỹ về hưu hay đi sang Bồ Đào Nhà, hay Thái Lan, Phi luật Tân. Đi Phi Luật Tân mình thấy nhiều ông tây, cặp bồ với mấy cô trẻ. Họ về già sang Phi Luật tân sống với đồng tiền hưu cố định, có một cô chăm sóc ăn uống. Còn phần cô gái thì ít ra có chút tiền thay vì đi làm thuê cho người sở tại không bao nhiêu để nuôi gai đình cha mẹ. Cả hai bên đều có lợi.


Đa số người sống tại Cali, về hưu thường bán nhà, chạy qua Florida ở vì rẻ hơn và không có đánh thuế lợi tức. Mình đi Florida thì sợ nhất vào mùa hè, mùa đông thì ấm áp chớ hè thì chỉ muốn ở trong nhà, không dám ra đường. Hôm qua. Đọc một tờ báo nói về người cao niên sống ở Florida, rên là thuế địa ốc cao, không mua được bảo hiểm, nóng nực đủ trò.


Khi về hưu chúng ta muốn đi du lịch, đi đâu đi đó viếng thăm những địa danh hay chơi cù với hình ảnh người thành đạt hay làm những việc chúng ta mong muốn. Sự thật là có thể chúng ta không có đủ tiền để trang trải những dự tính khi về hưu. Vấn nạn là tiền an sinh xã hội sẽ không đủ cho cuộc sống của chúng ta mong muốn. Chúng ta cần thêm tiền tiết kiệm, quỹ hưu trí, hay phải tiếp tục làm việc để trang trả các chi phí chi tiêu hàng ngày. 


Khi còn lao động chúng ta có thói quen tập quán và cấu trúc cuộc sống. Khi hưu trí, chúng ta không còn phải theo thói quen đó. Nhiều khi phải dọn đến một nơi rẻ hơn và gần các trung tâm y tế. Mình có anh bạn cùng tuổi về hưu. Anh ta sống tại Hạ Uy Di nhưng cuộc hoả hoạn năm ngoái khiến anh ta bỏ nghề, dọn về Cali rẻ hơn. Phải dọn vào mướn một căn phòng gần bolsa để có thể đi bộ gần chợ hay khám bác sĩ. Không mua xe chạy vì không đủ tiền trả bảo hiểm và bảo trì. Ở Hoa Kỳ con cháu sẽ không ở chung với mình như ở Việt Nam nên chán nản, sẽ bị cô đơn khi về già. 


Lạm phát

Ngoài ra chúng ta thường ít để đến lạm phát vì sẽ làm giảm giá trị tiền để dành của mình. Sau Covid, giá cả lên 50%. Nay đi ăn phở là tốn $20 vừa phở vừa thuế vừa tiền nước. Đi ăn mì họ tính một ly trà dỡ cực dỡ $2 rồi thêm 8.75% thuế rồi tiền bo. Nay  đi ăn tiệm Việt Nam và tàu khỏi kêu nước trà. Một ly trà nhỏ $2.  Chán Mớ Đời. Chúng ta cần được cố vấn đầu tư để không bị lạm phát ăn hết tiền của mình. 

Hình ảnh du lịch mà chúng ta ước ao đi viếng khi về hưu 

Sớm muộn gì chúng ta sẽ cần Long-term care dù Medicare bảo hiểm các chi phí y tế nhưng một ngày nào đó chúng ta sẽ không tự sống một mình được, cần người giúp. Tại toastmasters có một bà Mỹ kể là khi không ngất, té cái đùng. Tĩnh lại trong nhà thương và phải dọn vào một trung tâm dành cho người già. Bà ta đến toastmasters để học tập nói lại, tiếp tục cuộc sống. Có thể các công ty sẽ chấp nhận nhận bảo hiểm nhân thọ để trả tiền cho các y phí. Đa số chúng ta ít để ý đến việc này. Mình thấy trên mạng một người con trai đánh đập ông bố bị khó khăn trong vấn đề đi đứng. 


 Mình có quen một bà, về hưu, ngồi xe lăn nhưng có nuôi 2 cô điều dưỡng viên người Phi. Nếu không tiền thì bà ta khó mà trả nổi 2 cô điều dưỡng viên.


Vấn đề chăm sóc mình sau này khi không còn khả năng tự chủ, gây phiền phức cho con cái. Mình có chị bạn, chồng chết không có con nên mấy ông anh bà chị bán cái cho vụ nuôi mẹ. Chị ta ở mobile home với bà cụ trong khi anh chị ở nhà to cửa rộng. Vấn đề là các anh chị không chăm sóc người mẹ nhưng cứ la lối, bảo chị bạn chăm sóc mẹ như thế này như thế kia. Rồi anh em cãi nhau. Chán Mớ Đời 


Đó chưa kể là đụng tới tiền bạc của bố mẹ. Phức tạp lắm. Cách tốt nhất là tự lo cho mình rồi vào viện dưỡng lão để khỏi phiền con cháu. Phúc bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Mình nghĩ khi còn làm ra tiền nên tạo Phước giúp đỡ người nghèo như trồng cây ra trái. Mình không trồng gì cả thì về già cây không trái. 

Một vấn nạn nữa là chúng ta sẽ xài hết tiền tiết kiệm. Khi họ thành lập an sinh xã hội, lấy đích cho tuổi hưu trí là 65 tuổi. Dạo ấy người Mỹ sống thọ độ 60.5 tuổi nghĩa là có khả năng chết 4.5 năm trước khi nhận được tiền lương hưu trí. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học, tuổi thọ người Mỹ lên đến 77.5 tuổi. Xem như chúng ta có khả năng sống thêm 12.5 năm sau khi rời tầng lớp lao động. Chúng ta phải có ít nhất 12.5 năm lương để có thể sống không Âu lo. Càng về già chúng ta lại cần tiền cho y tế. Theo thống kê thì trung bình người Mỹ về hưu tốn $200,000 cho y tế. Nếu anh đổi họ từ Nguyền Lê Trần đến họ Cao thì mỗi tháng tốn độ $600 tiền thuốc men, dù có Medicare. Chưa kể khi bị mổ xẻ, nằm bệnh viện, nhức đầu lắm.


Có một điều rất quan trọng khi về già, người ta có thể bị cô lập về xã giao. Lý do là chúng ta thường quen biết, sinh hoạt với các đồng nghiệp nên khi về hưu ít có thân hữu. Từ đó có thể mang lại stress và Âu lo vì bị cô đơn. Mỗi thứ sáu mình nói chuyện với bà cụ vì ở nhà có một mình. Cô em chăm sóc bà cụ đi làm chỉ gặp mặt vào chiều nên cũng cô đơn nhất là người quen đóng tuổi cũng ra đi khá nhiều. Theo thống kê thì 30% người Mỹ về hưu bị trầm cảm.


Thay vì tuổi hưu trí là 65 tuổi nay tiền an sinh xã hội ít nên chính phủ biểu quyết tuổi hưu trí là 67 tuổi. Chúng ta có thể phải làm việc quá tuổi hưu trí để có thể trả các chi phí cho cuộc sống trung lưu, để có thể cảm nhận đã thành tựu trong cuộc đời. 


Về mặt tâm lý hưu trí có thể khiến chúng ta khốn đốn về tâm lý vì phải đương đầu với những cảm xúc bất chợt, sáng nắng chiều mưa mà ai trong chúng ta không được hướng dẫn về mặt tâm lý trước khi về hưu. Ngoài ra chúng ta không chuẩn bị một kế hoạch hưu trí, có thể sẽ không cảm nhận được sự yên bình khi về hưu. Chưa kể là đối chọi với kẻ nội thù hàng ngày. Có nhiều cặp về hưu chịu không nổi nhau nên ly dị.


Điểm then chốt là đa số không chuẩn bị sự ra đi của mình, từ giã cõi đời này. Chúng ta biết là một ngày nào đó sẽ ra đi về thiên quốc nhưng không chịu chuẩn bị di chúc kê khai tài sản để lại cho con cháu hay muốn được chôn cất ra sao để tránh cảnh con cái cãi nhau. 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Cho thấy về già cũng có cÁi khổ của già và chúng ta sống trong lo âu của sự bất định của ngày mai và cái kết rất gần. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nghề trồng bơ tại Cali

Hôm nay, đúng 10 năm, mình mua cái vườn bơ rộng hơn 20 mẩu ở thành phố Riverside, cách đại học Cali Riverside độ 2 dặm. Lý do là để phân lô để xây nhà bán, chớ không phải muốn về quê, làm vườn ở ẩn theo trường phái lãng mạn như thời thi sĩ Alphonse de Lamartine mà ông tây bà đầm khi xưa bắt mình học thuộc lòng rồi chả nhớ gì cả. Xung quanh toàn là nhà cửa và có cả sân cù nữa. Mấy căn nhà tư xung quanh đều giá trên 1 triệu. Chủ trước là người đã xây tất cả các nhà và chung cư xung quanh, chỉ để lại 20 mẫu trồng bơ cho vui. Vườn không có cổng nên người mướn nhà xung quanh cứ đi bộ dẫn chó trong vườn và đến mùa hái bơ thì ăn trộm nên chủ trước phải mướn bảo vệ đi xem trong ngày. Sau khi mua thì em làm cái cổng rào lại khiến dân tình chửi em quá cở. Họ phải đi ngõ khác khó khăn hơn nhưng ít lại.

Cây lâu đời mấy chục năm cao độ 3, 4 tầng nhà, cần được chặt rằm này. Theo ông thợ thì chặt cây phải đợi đến rằm thì cây mới vươn lên sống mạnh 

Vườn bơ của mình thuộc vùng thổ cư R-1, được phép xây nhà riêng với lô đất là 8,500 square feet, tính ra thì có thể xây được 80 căn nhà, còn tham thì làm đơn xin thành phố cho xây 240 căn hộ. Vì giá hời nên mình mua chớ đâu muốn làm nhà nông. Lười như mình, ăn bám vợ với tinh thần làm theo năng suất hưởng theo nhu cầu thì Chán Mớ Đời. Xem như hết đại hạn làm thợ hồ, vận làm vườn đến, đi theo con đường khác với nghiệp khác. Từ làm thợ vẽ lên đến thợ hồ đến thợ làm vườn. Cũng nhờ vậy, khỏe chân, khoẻ tay mới leo lên đỉnh Kilimanjaro. Năm nay ghi danh đi lại đỉnh Whitney và căn cứ số 1 của hành trình lên núi Everest.


Mua xong thì bổng nhiên chả muốn xây nhà nữa, bỏ nghề thầu khoán. Chạy đi học trồng bơ, phân bón hệ thống hóa tưới nước. Ngày ngày chạy vào vườn sửa chửa ống nước bị sóc và coyote cắn phá. Gần vườn có con suối nhỏ nhưng hạn hán nên coyote không có nước uống nên bò lại vườn tìm sóc bắt ăn và cắn mấy ống nước tưới bằng nhựa nên khi mở hệ thống nước tưới là ống nước bị bể, phải đi sửa mệt thở và ngày hôm sau cũng vậy nên chả có thì giờ làm gì ngoài đi sửa ống nước mất cả buổi.

Cây chặt ngắn lại ra nhánh mới , một hay hai năm sau là ra trái nhưng phải đợi đến năm thứ hai mới có trái nhiều.


Nghe ông nuôi ong kể thì căn vườn bơ được thành lập đâu 35, 40 năm về trước, sau khi ông chủ cũ xây hết mấy trăm căn hộ và nhà xung quanh. Ông chủ giàu nên trồng cho vui nhất là mấy cây dừa để từ nhà ông ta bên kia đồi có thể nhìn sang thấy. Mình cho đốn gần hết mấy cây dừa vì lá khô, rơi tùm lum, lại chả có dừa gì cả, toàn là mấy trái nhỏ như chà là, rớt đầy nơi, hút hết các chất dinh dưỡng của cây bơ mọc xung quanh.


Cây cắt ngắn lại, mọc nhánh mới 

Khi mình mua thì hệ thống ống nước khá cũ, làm từ khi vườn mới được thành lập, loại drip irrigation do người do thái sáng chế. Ông làm vườn của chủ cũ, sáng bò lại mở van nước bằng tay rồi sáng hôm sau, đến đóng lại và mở khu vực khác. Xem như tưới 24/24 nên tiền nước lên đến gần $8,000/ tháng.


Sau khi mình mua thì kêu thợ đến gắn đồng hồ tự động chạy bằng pin. Tùy theo thời tiết mình mở nước tưới 3 tiếng hay 9 tiếng một tuần, giúp giảm tốn nước. Vấn đề là em ở xa nên khi muốn tắt nước hay mở nước khẩn cấp vì ống nước bể thì em phải chạy lại vườn. Hàng xóm gọi kêu bể ống nước là phải chạy xe đến mất 40 phút. Sửa chửa rồi chạy về lại mất thêm 1 tiếng vì giao thông. Gặp giờ giao điểm chỉ biết ngọng.

Cây chặt ngắn lại và bắt đầu ra hoa năm nay. Thấy một thân cây bị chặt ngắn, từ thân mọc ra các chánh khác và từ từ vươn lên cao, che luôn thân cây cũ.

Em dọ hỏi và chính phủ Cali cho tiền sửa lại hệ thống nước. Khám phá ra ông thợ gắn hệ thống nước ở vườn khi xưa cho chủ cũ, nằm trong hội đồng quản trị cho phép, cho tiền để thay thế. Em chửi thề trong bụng vì tên này hà tiện nên gắn hệ thống ống nước loại mỏng nên áp suất của nước mạnh 100 PSI hay làm bể ống nước hoài nhất là hà tiện nên thay vì gắn đồ nối ống nước 45 độ hay 30 độ, ông ta gắn 90 độ nên áp suất mạnh khiến mấy chỗ nối ông nước bị bể hoài. Rẻ không bao nhiêu mà làm chủ khổ, sửa chửa hoài.


Hội đồng cho tiền nhưng em không mướn ông này, ông ta ngồi xe lăn rồi kêu thợ làm. Em kêu thợ của Em lại làm trong mùa covid. Họ không có việc nên bò đến vườn làm ngày đêm nên xong ngay.


Dùng ống nước dầy loại schedule 40 nên mấy con sóc và coyote không cắn phá nữa. Sau đó em xin chính phủ thêm tiền để gắn mấy cái sensor để đo độ ẩm của đất để biết có nên tưới hay ngưng tưới nước. Giúp giảm bớt 50% tiền nước.

Khu vực cây được chặt ngắn và mọc nhánh mới lên lại. Năm nay ra hoa rất nhiều. Sáng nay ông kỹ sư chỉ cho cách tỉa mấy cây này vì nếu không thì lại trở về vấn nạn cũ. Phải chạy ra mua cái máy cưa dài chạy bằng điện cho nhẹ tay cũng 5 ký lô rồi. Tiểu bang Cali bắt buộc đâu 5 năm nữa là các xe ủi đất, dựng cụ đều bằng điện hết nên dân Mễ đi mua máy cày cũ rẻ, chở về Mễ bán cho nông dân bên đó.


Vấn đề là các valve tưới nước chạy bằng pin thì em chạy lên vườn nên xin được thêm tiền để thay mấy cái này, dùng hệ thống wifi của Hãng điện thoại. Mỗi năm trả độ $30 vì ít sử dụng data. Hôm qua em gặp đại diện của chính phủ cali, để xin thêm tiền đắp cái đê để chứa nước từ trên đồi cao chảy xuống vườn em thay vì để nước chảy xuống ống cống. Nếu họ cho tiền thì sẽ nuôi cá tại mấy cái ao này. Cuối tuần rủ các bác đến câu cá rồi nướng ăn.


Xong xuôi phần nước thì em bắt đầu chặt ngắn cây lại. Lý do là cây già trên 30 năm nên thân cây to lớn. Chất dinh dưỡng được cây sử dụng nuôi mấy thân cây nên trái ra ít và nhỏ. Thêm khi miền nam cali bị gió santa ana thổi từ sa mạc về thì cây cao sẽ bị rung mạnh hơn và rớt trái khá nhiều. Một mặt hái trái trên cao rất khó phải bắt thang nên phải tốn thêm tiền trả cho thợ hái.

Hoa vàng mấy độ. Có cây được chặt ngắn ra hoa đầy 

Em chạy xuống xem mấy cái vườn trồng bơ để học nghề ở Fallbrook, thủ đô bơ của Cali. Tham gia các hiệp hội các tay nông dân trồng bơ để học nghề. Có một ông mỹ trong nghề được 60 năm, mới qua đời năm ngoái. Ông ta chỉ em là phải chặt ngắn cây lại để cành mới ra. Với bao nhiêu là rể từ mấy chục năm qua, sẽ nuôi trái thay vì thân cây như hiện nay. Nếu chặt một lúc thì em hết vốn nên mỗi năm chặt một khu vực của vườn. Năm nay là năm thứ 4 em chặt nên hy vọng sang năm là hoàn tất chương trình. Hy vọng sẽ ra trái nhiều và to. Năm nay thì thấy trái của mấy cây chặt ngắn ra trái to nhất, hoa cho mùa tới rất nhiều. Hy vọng, trời thương cứ tiếp tục mưa nhiều vào mùa đông để em tiết kiệm $4,000/ tháng tiền nước.

Đây là tổ ong của ông nuôi ong mới để giúp phấn hoa đậu trái và ông ta lấy mật ong. Vấn đề là ông này bán đắt hơn ông cũ gần gấp đôi. Hôm kia mình đi lấy hết mấy thùng của ông về hưu để dành xài. Thấy phía xa nhà cửa cạnh vườn nhà em, có cả sân cù.

Sáng nay, em gặp ông kỹ sư canh nông từ Chí Lợi của công ty mua sỉ mướn hàng năm 6 tuần để xem các vườn bơ, để ông ta hướng dẫn nên làm gì trong năm nay như phân bón, tỉa bớt nhánh cao,… Chính phủ Hoa Kỳ giúp nông dân nên họ cho mua bảo hiểm. Nếu thất mùa thì được trả tiền nước, phân bón,… không lời nhưng cũng đỡ nếu không là bỏ vườn từ lâu.

Đây là đồ hái hứng trái bơ. Công ty mua sỉ không muốn bơ chạm đất, sợ bị nhiễm vi khuẩn nên thợ hái phải dùng cái cần loại này. Có cái túi và cái lưỡi kéo cột vào sợi dây. Thợ kéo cái dây thì sẽ cắt cuống của trái bơ vì nếu mất cuống thì vi khuẩn có thể len lỏi vào từ chỗ này. Bơ chở đến packing house mà không có cuống thì họ không nhận. Không trả tiền nên tiền mướn thợ hái đắt. Vườn em ở xa nên thợ không muốn đi vì đa số là không có giấy tờ, sợ bị cảnh sát chận hỏi giấy tờ nên thường hái trễ hay hái sớm khi các khu vườn ở vùng Fallbrook đã hái hết.

Điểm mà em thích nhất từ khi có vườn là đi học về trồng bơ,…thì khám phá ra các chất hóa học họ sử dụng để ngâm thuốc, giữ cho tươi lâu,… làm thế nào để không có hột như quýt mua ở chợ hay trái nho,… em sợ ăn mấy loại đó lắm. Các bác biết mấy loại nho và quýt trong siêu thị bán không có hột vì sợ con nít nuốt nghẹn họng được xịt thuốc khi hoa nở để chúng đậu trái mà không có hột. Không cần ong, có lẻ vì vậy mà ngày nay giới tính không rõ ràng khi ăn từ bé các loại rau quả, trái cây kiểu này. Cần có nghiên cứu vụ này. Họ kêu là xịt loại thuốc này thì trái đậu nhiều lắm nhưng khi gió mạnh thì sẽ làm gãy cây nhất là em sợ hóa chất. Em đang xem có thể xin chuyển qua vườn hữu cơ có chứng nhận của tiểu bang vì từ khi mua vườn, không sử dụng chất sát trùng,… chất độc như để diệt cỏ dại,… Hy vọng bà kỹ sư của chính phủ gặp hôm qua sẽ có chương trình để Em nộp đơn.

Trái của cây chặt rồi, to hơn loại cây cao phía dưới phải đợi thêm 1, 2 tháng nữa mới bán được.
Lá bắt đầu khô để rụng để các nụ bông nở và các lá mới sẽ mọc ra để che các trái mới đậu. Khi lá rụng hoa nở thì sẽ hái trái năm nay vì nếu không mặt trời sẽ làm cháy da cảu trái bơ như Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Từ khi có cái vườn thì bắt đầu đọc tài liệu về các chất dinh dưỡng, ăn uống kỹ lưỡng lại vì hiểu về sản xuất nông nghiệp tại Hoa Kỳ và nên tránh ăn những gì đã được thấy và học.


Nếu em chặt xong hết các cây to thì có thể nói đến lợi nhuận. Trung bình cứ hái độ 360,000 cân anh mỗi năm là thoải mái con gà mái. Nếu được như vậy sẽ mướn thêm thợ làm cả tuần thì thu hoạch cao hơn, có thể lên 450,000 cân anh mỗi năm vì cây nhánh cần tỉa rất nhiều để trái ra nhiều và có ánh sáng mặt trời để to lớn.


Vài hàng để trả lời cho các bác tò mò hỏi em vụ trồng bơ. Bơ ở Việt Nam loại giống Zutano có khắp thế giới. Ăn lạt lắm nên người ta bỏ đường và sữa ông địa để ăn. Bơ Cali đa số thuộc loại Hass, rất được ưa chuộng khắp thế giới. Nghịch lý là bơ của Cali trồng thường được đem xuất cảng bán bên Nhật Bản,… giá $8 một trái, còn dân cali thì mua bơ của Mễ trồng ăn. Rẻ và được hái lâu ngày bỏ tủ lạnh, ngâm chất bảo quản.


Khi thợ hái bơ xong thì công ty mua sỉ cho xe lại chở về. Điều trước tiên họ ngâm trái bơ vào thùng nước có chất hóa học để sát trùng để tránh bệnh salmonella và các loại khác nhất là giữ được trái tươi óng ánh. Sau đó sẽ cho vào nhà máy để thành lọc qua máy scanner để xem loại nào hơi bị hư thì loại ra rồi cho chạy lên dàn để loại theo sức nặng và tự động dân các ticker ucp vào mỗi trái rồi chạy vào các bịch lưới như ở Costco hay đóng thùng. Sau đó bỏ lên palette và được chở vào nhà kho lạnh để giữ lâu ngày. Khi nào khách hàng mua thì 24 tiếng trước khi giao cho các nhà hàng thì họ thải khí vÀo nhà kho để làm chín trái để khách hàng nhà hàng có thể ăn ngay. https://fb.watch/r8l1YHdNr2/?mibextid=SphRi8&startTimeMs=5000


Dạo này em rất bận tỉa nhánh cây để cây không lên cao. Khi thiếu ánh mặt trời thì các nhánh sẽ mọc lên trên trời để tìm ánh nắng khiến cây cao. Do Đó phải tỉa nhánh ở giữa, đang che nắng hết các nhánh khác khiến mấy nhánh này chết khô nên em không có thời gian hái bơ. Bác nào muốn ăn bơ thì vào vườn em hái về mà ăn, không tính tiền. Còn lười thì gọi cháu em hay con em mà mua. Vợ chồng cô cháu cuối tuần vào vườn hái bán. Đừng có réo em vì không có thời gian hái.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn