Vệ sinh theo dòng đời

Dạo này vụ cúm tàu làm đảo lộn mọi giá trị thường nhật mà con người ôm ấp từ lâu, chạy đua thực hiện ”giấc mơ Hoa Kỳ”. Mới hôm qua, người ta dành dật nhau, xếp hàng để vào tiệm LV mua ví dù chỉ được phép mua một cái dù có tiền đầy như quân nguyên. Thậm chí có người mua hàng nhái vì không có khả năng mua hàng thiệt từ tiệm chính cống để khẳng định tư thế mình trong xã hội Định hướng tiêu thụ. Bận và xài đồ xịn là mức đo bề ngoài về sự thành đạt trong xã hội.

Hôm nay, người nào đi chợ, mua được bịch giấy vệ sinh thì mặt rất hồ hởi phấn khởi như Có bác hồ trong ngày vui đại thắng. Người ta không chú ý nhìn người đeo cái ví Làm Vườn mà không có giấy vệ sinh để chu toàn bãi đáp. Vụ cúm tàu cho mình thấy quan điểm về đời sống, an nhàn, không đua đòi với thiên hạ là chuẩn.

Hôm kia có anh bạn, gọi điện thoại kêu mày nghiên cứu về sức khoẻ nay coronavirus bò đến là chúa gọi về. Tìm hiểu chi cho mệt, cứ ăn chơi cho thoả rồi về với chúa. Mỗi người có một nhân sinh quan về cuộc sống nên không thể nào đánh giá ai đúng ai sai được. Quan trọng là họ hạnh phúc hay không.

Một chiếc máy bay rời phi trường Los Angeles với điểm đến là New York. Trên lộ trình bay của họ, chắc chắn sẽ gặp gió bão, thổi đến thổi ngược, làm áp lực khiến chiếc bay cách xa lộ trình. Nếu họ có la bàn, máy định vị thì phi công sẽ tìm cách lái phi cơ về đúng lộ trình, còn nếu không thì cuốn theo chiều gió.

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có những áp lực, thay đổi bất ngờ, bệnh hoạn, nhưng nếu chúng ta có một mục tiêu, máy định vị giúp chúng ta qua cơn bão, chướng ngại trong cuộc đời. Coronavirus đến rồi sẽ đi, chúng ta cần bình tỉnh để tránh cuộc đời mình bị ảnh hưởng những tác động môi trường xung quanh. Xong om

Hôm qua đi chợ mua giấy vệ sinh cho vợ khiến mình nhớ lại hành trình từ bé đến nay khi giải quyết vệ sinh, rất nhiêu khê và nhiều thay đổi. Sáng nay, nói chuyện với một chị hàng xóm xưa ở Đàlạt, khiến mình nhớ lại thời bé ở Đàlạt, các sinh hoạt trong xóm.

Nhà mình có 11 anh em, theo tập tục gia đình anh truyền em nối, nghĩa là áo quần, giầy dép của đứa lớn bận chật thì truyền qua đứa kế và như vậy đến 75 khi ông cụ mình đi cải tạo 15 năm, chấm dứt cuộc chuyên chính sinh sản, thêm người thêm của, chúa cho bao nhiêu nhận bấy nhiêu, nếu không chắc bà cụ cũng sản xuất thêm vài đứa em. Mình có 2 cô em sinh sau ngày mình đi tây, gần 20 năm sau mới gặp lần đầu. Kinh

Khi xưa, mình thừa kế, bận áo quần cũ của ông cụ, nay con mình quăng quần áo cũ thì mình lượm bận làm vườn khiến mụ vợ nổi điên, kêu quần áo của con mà sao anh bận. Vào vườn có ai thấy đâu, chim sóc, coyote đâu có phân biệt áo quần, không để ý đến luật thừa kế “con quăng cha lượm”.

Theo luật thừa kế của gia đình mình, áo quần được truyền cho nhau thì tả quấn cho con nít cũng được định chế theo mô hình định hướng kinh tế thị trường tại gia “anh truyền em nối”. Nhà mình dạo ấy, bà cụ may một lố tả để quấn cho đứa mới ra đời. Tả có hình Tam giác, hình như họ lấy bao bột mì để may thì phải, lâu quá không nhớ nổi, ai nhớ thì cho em xin để cập nhật hoá. Dạo ấy có bà dì làm thợ may ở nhà nên thấy dì lấy cái bao bột mì cắt xéo ra làm hai. Nghe nói họ lấy vãi tàu, khổ 90 cm rồi cắt chéo thành hình Tam giác.

Chỉ nhớ là để tả dưới mông em của mình, Lấy bình xịt phấn để khỏi bị rát, rồi quấn lại xung quanh bụng, rồi lấy góc thứ ba giữa hai cái chân, phũ lên cái bụng rồi lấy cái kim băng, ghim lại nhưng phải cẩn thận nếu không lại chích vào bụng em mình là mệt. Rồi quàn khăn lông ở ngoài cho ấm chân. Sau này có con, dùng tả đế quốc thì tiện hơn, xài xong thì quăng thùng rác. Xong om

Các nhà trong xóm, con đông, cứ thấy đứa kế bế đứa nhỏ hơn đi chơi hay cho ăn. Nghề ô-sin được thực tập khi lên 4-5 tuổi rồi. Có lẻ vì vậy mà dân mình sinh ra để làm ô-sin cho các dân tộc khác, cứ thấy mấy pano kêu gọi yêu nước, giống nòi là đi lao động quốc tế, xuất khẩu lao động. Mình có mấy người em họ đi làm ở đâu bên Lào, Nga,.. vợ con ở quê làm ô-sin cho mấy ông chú bà cô. Chán Mớ Đời 

Khi nào thay tả thì đem giặt bằng bàn chải chà loại bự. Phải hà tiện nước vì phải đi xách nước ở giếng trên xóm ông Ba Tây, Thi sách hay vườn ông Ba Đà. Mình nhớ thối kinh khủng nhất khi thiếu người giúp việc, mình được giao trách nhiệm này, rồi từ từ mấy cô em lớn lên, được thụ hưởng giáo trình ô-sin-hoá, tiếp thu nghiệp vụ chức năng này. Sau này, bà cụ mình làm ăn khá nên mướn hai người giúp việc, một ngoài chợ, một ở trong nhà nên cũng đỡ phần giặt ủi xếp tả. Có lần một bà gốc Quảng nhảy núi, theo Việt Cộng. Dạo đó ông cụ mình hoảng lắm vì sợ bà này đêm đêm mò về với đám nằm vùng. Kinh

Phần vệ sinh thì đi cầu ở khu cầu tiêu công cộng của cư xá, nằm ở cuối xóm. Chỗ này có 3 cầu tiêu, 2 phòng tắm và 3 bể nước để thiên hạ ra đây giặt áo quần. Chỉ khổ là nước máy làm bằng ống gan nên sau 10 năm bị sét hết thêm dân cư ở đường Hai Bà Trưng càng ngày càng đông nên khu mình ở trên dốc đồi nên nước không lên tới, rốt cuộc không sử dụng phòng tắm hay bể nước để giặt đồ, chỉ còn lại 3 cầu tiêu vẫn được trưng dụng.

Khi nào mình chuyển bụng là hàng xóm đều biết cả vì phải đi qua một dãy 6 cái nhà của xóm, gặp mấy cô hàng xóm là cuối mặt, e thẹn, như bài thơ của ông Nguyễn Nhược Pháp, đi chùa Hương, kêu em mót tè quá, miệng lâm râm nam mô xê ra đi à. Sau này, nghe trường ca “con đường cái quan” của Phạm Duy, mình có chế lại lời theo tình huống đi nhà vệ sinh trong xóm. Vợ cấm không cho hát, kêu ba láp ba sàm.

Mỗi lần đi thì xách theo một thùng nước và một tờ giấy báo nhỏ như Ngô tổng thống đi kinh lý. Thùng nước thì dùng thùng dầu ăn của nhân dân dân Hoa Kỳ tặng nhân dân Việt Nam, nhưng mấy ông lớn nhận rồi đem bán cho nhân dân Việt Nam, lấy tiền bỏ túi, đưa đến tình trạng bất mãn, mất lòng dân rồi đến tháng 4 75.

Thường thường nhà mình mua nguyên thùng dầu vì rẻ hơn là đem chai đi đong ở các tiệm chạp phô. Họ ăn gian. Mình để ý bà Thủ trên đường Thi Sách, có trò ăn gian này. Kinh. Khi đem thùng dầu về, mình có nhiệm vụ chiết ra mấy chai nhỏ để dùng nấu ăn. Khi hết thì lấy con dao bầu, để lên nắp rồi lấy búa đập xuống và tuần tự, đục lỗ nhỏ theo sát riềng thùng dầu. Sau này, lính mỹ qua Việt Nam, đồ hộp đầy đường nên có cái khui lon, dễ sử dụng hơn là con dao bầu.

Sau đó lấy búa đập dẹp mấy cái cạnh để khỏi bị đứt tay bởi các vết cắt của dao bầu. Sau đó lấy khúc gỗ, cưa cho vừa tầm chiều ngang của thùng dầu. Lấy vỏ xe đạp cũ rồi cắt từng miếng nhỏ để lót, đóng đinh. Lý do là có vỏ cao su thì Đinh không bị lỏng, tuột khi gỗ bị khô lại. Dạo đó không biết dùng Đinh vít cho chắc hơn.

Trong xóm có 7 gia đình nên chia nhau trưng dụng 3 cầu tiêu công cộng. Sau ông Mãn và ông Vinh làm nhà cầu riêng ở nhà họ nên chỉ còn 5, gia đình anh Bình chiếm miếng đất phía sau cầu tiêu công cộng làm cái nhà gỗ và lợp tôn nên xin gia nhập hộ khẩu cầu xí quốc doanh của xóm. Cứ 2 gia đình tiếp thu một nhà cầu, có ổ khoá để tránh các gia đình khác đi lén.

Mỗi lần đi cầu là mình xé một 1/4 tờ báo cũ Tiền Tuyến hay Con Ong, ông cụ mình mua báo tháng 2 tờ này, mở khoá văn phòng đọc báo của liên danh 2 gia đình rồi vào ngồi chòm hổm như cầu tiêu bên Nhật Bản ở phi trường. Đặt thùng nước xuống rồi lấy tờ giấy báo ra đọc dù đã đọc mấy tuần trước. Đó là lúc mình học, tập đánh vần tiếng Việt, nhờ đó mà ngày nay mới biết tiếng Việt để kể chuyện ngày xưa cho dân Đàlạt.

Sau khi đánh vần ê a để đọc tờ giấy báo cũ và để kết thúc cuộc đọc báo trong mưa bom thì vò tờ giấy báo lại cho nhàu, rồi xé làm tư để làm giấy vệ sinh. Nếu còn dư giấy thì móc vào vào cái đinh ngay tường để người vào sau có giấy để xử lý chức năng nghiệp vụ. Sau đó phải canh để dội nước xuống cầu tiêu nhằm thanh toán xác địch tại chiến trường, vì nếu hụt thì hết nước, phải chạy về nhà, múc lon nước khác. Xong om

Mình kể chuyện này cho mấy đứa con khiến chúng nhìn mình như bò đội nón, lắc đầu không hiểu cái xứ cha ông ở tít mù khơi, lạc hậu đến thế. Chúng đâu có biết đi ngoài đồng ở trong vườn Suối Tía, chỉ có kinh qua những vụ này mới hiểu và quý trọng cuộc đời.

Cái khổ nhất là vào mùa mưa thì không đọc báo được, lý do mái ngói bị con nít đánh nhau, quăng đá bể mái nên bị dột. Do đó phải cầm dù, che mưa trong nhà cầu. Ban đêm thì đem theo cái đèn cầy hay cái đèn hột vịt vì không có điện. Vào mùa mưa, ban đêm đi là cực hình vì che dù, cầm đèn, ngồi nghe mưa rơi tí tách, những giọt nước mưa dột rớt lỏm đỏm trên cái dù. Phần thì sợ ma vì xung quanh nhà vệ sinh toàn là cây dã quỳ mọc hoang. Kinh

Chưa hết, mình còn kể chuyện về Bảo Lộc, thăm bà Tư, em của ông ngoại của mình, trồng trà hiệu ”Nguyễn Đăng”. Có cái chòi sau nhà, lợp bằng tranh, có cái hầm xí rồi họ bỏ hai miếng gỗ hai bên để ngồi chòm hổm. Có lần không biết ăn cái gì đau bụng mình chạy ra đây ngồi thoải mái trút bom xuống vùng địch vì mình thấy dòi, bò đầy ở dưới hầm. Sau đó thì mới khám phá ra không có giấy nên kêu cứu, bà Tư chạy ra, rút cái đọt tranh ở mái, quẹt quẹt, rồi kêu mình ra cái lu hứng nước mưa để rửa đít. Xong om

Có vụ đi cầu ở Sàigòn trên hồ nuôi cá tra thì không dám kể cho con nghe. Mình nhớ hồi nhỏ, có lần ông cụ mình đi công tác ở Sàigòn, đem mình theo về Sàigòn mấy ngày, ở nhà ông Trẻ, bác họ của ông cụ mình, mình kêu ông Trẻ vì ông này chỉ lớn ông cụ mấy tuổi.

Sáng đầu tiên ở Sàigòn, mình muốn đi vệ sinh thì cô Oanh, hơn mình đâu 4 tuổi, dẫn mình ra ngoài bờ sông, dắt lên cái cầu nhỏ rồi kêu ngồi xuống giữa hai thanh gỗ mà sau này xem phim “Slumplord millionaire” mới đưa mình về không gian ngày ấy với những hãi hùng.

Chỗ này là có tấm gỗ chấn phía trước, cao độ nữa thước để tránh thiên hạ nhìn chim bướm, rồi thấy dân trong xóm cũng lần là ngồi xung quanh trên mấy thanh gỗ, nói chuyện với nhau như pháo tết. Bổng nghe cái bỏm rồi ào ào ở dưới nước. Một đàn cá ở đâu bay lên táp tới tấp rỉa rỉa khiến mình thất kinh, sợ té xuống hồ là toi đời Sơn đen Đàlạt.

Nghe kể là sau khi Việt Cộng vào thì có chương trình nuôi cá tra quốc doanh, hợp tác xã nên họ xây cầu tiêu công cộng để dân trong xã ra đó bồi dưỡng thực phẩm hữu cơ cho cá, không cần trụ sinh như ngày nay. Để nói lên cuộc sống của con người mới xã hội chủ nghĩa, họ cho xây nhà cầu tiêu nam nữ riêng biệt không như thời Việt Nam Cộng Hoà, để chung chạ, làm mất phẩm giá của con người xã hội chủ nghĩa.

Cái khổ là họ thấy cá nuôi trong hồ dưới hầm xí của phụ nữ thì ốm yếu, còn phía bên nam thì to khoẻ như cá đế quốc. Ủy ban nhân dân xã mới họp lại để điều nghiên, xem có thành phần thù địch, phản động nào xâm nhập đánh phá cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Các cán bộ canh nông được điều về để công tác, điều nghiên, truy cứu vấn đề nhưng không tìm ra nguyên nhân có hai loại cá, mập và gầy.

Cuối cùng có một kỹ sư canh nông tốt nghiệp thạc sỹ từ mốt cô va về nhận ra ngay vấn đề. Dưới hầm cầu tiêu của phụ nữ thì cá không chịu ăn, cứ doi mắt nhìn lên khi mấy chị em phụ nữ đi oanh tạc, còn phía bên hồ cá của Nam thì dành nhau ăn như điên như dại.

Sang Tây thì ở lầu cuối, cầu tiêu chung ở ngoài hành lang, tương tự như thời ở Đàlạt, nên dễ thích nghi, chỉ tội là trời mùa đông thì lạnh quá khiến đi buổi sáng đi cầu, đông đặt không ra được, phải đợi vào trường có sưởi ấm mới hết nghẹt. Kinh

Có lần tới nhà thằng bạn tây, vào phòng tắm thấy có bồn cầu và bên cạnh có một bồn cầu nhỏ khác, lại có cái vòi khiến mình không hiểu. Hỏi ra mới biết tây gọi là cái “bidet” để rửa chim rửa khu. Chán Mớ Đời 

Dạo viếng thăm Nhật Bản lần đầu tiên, ở khách sạn Hilton, thấy có bàn cầu không người lái, nghĩa là sau khi làm thủ tục thông ống cống xong thì chỉ cần bấm cái nút là có vòi nước ấm bắn lên để mình lắc lắc cái Mông để bấm tọa độ, cự ly rồi đến bấm cái nút để hông khô cái mông. 

Thấy hay, mình đặt mua, đem về gắn trong phòng tắm, không dám gắn ở phòng tắm khách vì sợ khách vào rồi cứ đứng thử đủ trò, tạo nên giờ cao điểm khi nhà có khách hay tiệc tùng. Cái này thì hấp dẫn vì mùa đông thì cái ghế có sưởi ấm, ngồi thoải mái đọc báo như ngày xưa.

Mất bao nhiêu năm từ đi cầu ở Bảo Lộc với lá tranh đến bồn cầu không người lái, cho thấy mình nếm đủ loại cầu xí và văn hoá vệ sinh của đủ loại trên thế giới. Nếu vụ đại dịch này kéo dài, hết giấy vệ sinh, có thể mình phải trở về thời còn bé, dùng báo cũ, không chết thằng tây nào. Xong om

Nhs

Nên hay không nên để râu phòng chống dịch

Người Việt ít ai có râu, nhất là râu quai nón như mình nên vợ mình cứ bắt mình cạo hoài cho giống bạn bè người việt, mình lại có tính lười nên trong cơn đại dịch mình tìm sách đọc xem nên để râu hay không để tránh bị nhiễm đại dịch. Vợ mình kêu khi để râu, mình giống hải tặc còn thằng con mình để râu thì mụ kêu đẹp trai, chuẩn men.

Trong cuốn Epidemics and Society, ông Frank M. Snowden, cho biết là vào đầu thế kỷ 20, thành phố Nữu Ước bị dịch bệnh lao hoàn hành, cho dù bệnh này bộc phác từ thế kỷ 18. Họ cấm người dân liếm tem ở bưu điện, học sinh đều được xét có bị sốt hàng ngày hay thư viện phải gửi tất cả các sách báo được mượn về nhà và khi trả lại ra, qua bộ y tế để khử trùng, còn các ngân hàng phải khử trùng tất cả đồng bạc cắc. Khi xưa tiền chưa mất giá nên người ta sử dụng đồng xu nhiều. Mình nhớ dạo ở tây, có mua một cái bóp nhỏ để đựng tiền cắc mà còn giữ đến ngày nay.

Nhưng sự lo ngại, hoảng hốt của người dân về bệnh lao này còn có khuynh hướng tẩy chay vụ đàn ông để râu. Họ cấm các người làm trong các xưởng sản xuất sữa, để râu vào năm 1901, viện lý do là râu mà ẩm ướt, sẽ là nơi lý tưởng để các vi khuẩn sinh sôi nẩy nở và lan lây. Bà Carrie Kovarik, giáo sư đại học Pennsylvania, cho rằng; nghiên cứu của bà ta  cho thấy người để râu, có thể mang ít vi khuẩn hơn người cạo râu hay không có râu. Lý do là khi cạo râu, các nơi bị cạo là những nơi có tiềm năng trở thành ổ chứa vi trùng. Vậy phải nghe lời thằng tây con đầm nào?

Trong cuộc đời có nhiều tôn giáo, thờ phượng thường đế nên chúng ta cứ chọn một để mà đi, thậm chí cũng một tôn giáo lại có nhiều giáo phái đối nghịch nhau nên phải xem xét kỹ rồi nhắm mắt theo đến cuối cuộc đời.

Tháng 2 năm 2017, CDC (trung tâm phòng dịch) có đăng hình những loại râu, có thể đâm xuyên các khẩu trang nhưng CDC không khuyến khích cạo râu hay giữ vệ sinh cho bộ râu để khỏi lây lan coronavirus, nhưng báo chí vẫn tung tin: “ liệu râu của bạn gây nguy hiểm trong mùa đại dịch coronavirus?” May mụ vợ chưa đọc thông tin này nhưng để chắc ăn mình cũng cạo râu, mỗi tuần 1 lần để khỏi nghe vợ la.

Ông giáo sư Christopher Oldstone-Moore, thường tự cho mình là sử gia về râu, cho rằng ý tưởng để râu là dơ bẩn, có thể chứa chấp vi khuẩn là sai, nếu vậy tóc tai con người thì sao nhất là râu ở dưới nhưng ý tưởng đó đã ăn sâu vào đầu óc dân chúng từ thế kỷ 20, khi các y tá cạo râu các bệnh nhân để phòng lây lan bệnh lao. Khi xưa, 1/3 đàn ông ở Hoa Kỳ để râu nhưng ngày nay chỉ còn độ 5%.

Những lo sợ về râu ria được trải qua vụ đại dịch cúm Tây-ban-nha vào năm 1918. 2 năm trước đó, các bác sĩ kêu gào một số vi trùng ở vùng rừng Amazon đã giúp lây lan các bệnh tật, nên đến năm 1918 thì thời trang để râu đã xuống dốc, ít ai để râu. Sống ở Pháp nên mình quen không cạo râu vì tây lười cạo, còn kêu là cho vẻ trí thức vì lo suy nghĩ chuyện ruồi bu nên quên cạo râu.

Mình đoán người ta để râu vì lười cạo. Thời bé, mỗi lần đi cắt tóc, mình thấy mấy ông thợ cầm cái dao cạo rồi mài nơi sợi dây nịt to đùng nghe rẹt rẹt để cạo râu với xà phòng đầy mặt. Qua Nữu Ước, mình đi cắt tóc và cạo râu ở phố tàu, bị lác vì tên cạo râu dùng cái dao cũ rồi cạo phạt phạt nơi miếng da da to đùng. Sau này có ông 8 Bôn sa, cạo râu, thay đổi lưỡi dao cho mỗi khách hàng mới dám đụng tới.

Cũng có thể là công ty Gillette chế ra được lưỡi dao cạo râu nên quảng bá hay tung tin để thiên hạ mua lưỡi dao cạo râu. Ở Đàlạt, còn bé mình có lúng phúng râu. Sang tây thì mình mới bắt đầu cạo râu vì có lưỡi dao Gillette. Dạo này mở tin tức đọc là thấy quảng cáo dao cạo râu đủ trò.

Trước khi ông Robert Koch ngăn chặn được Mycobacterium tuberculosis vào năm 1882, râu ria là thời trang của mấy ông ở tây phương, được các chính khách tận dụng để tạo lên hình ảnh người có uy quyền,… Hồi nhỏ đọc truyện con quỷ râu xanh nên sang tây mình cứ đi kiếm quỷ râu màu xanh để xem sao. Ngủ chi lạ. Đúng là sơn đen.

Trước khi giả thuyết về vi khuẩn ra đời, người tây phương tin vào bệnh tình được truyền nhiễm qua bụi và không gian, râu ria lọc và ngăn chận bệnh tật vì bệnh tật bám vào râu. Năm 1843, tờ báo Boston Medical and Surgical Journal  kêu gọi bác sĩ khuyến khích bệnh nhân để râu vì nhận thấy các nước để râu và tóc dài thì người dân đa số là to mạnh và ít bệnh tật nhất là về phổi. Nay khoa học chứng minh là có hormone nhiều thì đa số người khoẻ mạnh mới có tóc, chớ Ít hormone thì râu ria tóc tai đều rụng hết.

Thậm chí năm 1881, 1 năm trước khi khoa học tìm ra vi trùng lao, người ta nghiên cứu các công nhân hoả xa pháp. Họ thí nghiệm bằng cách cho 53 người cạo râu thì những năm sau đó 39 người bị bệnh. Cho thấy những nghiên cứu với 53 người đã đưa đến kết luận tai hại cho đời sau. Do đó chúng ta luôn luôn kiểm nghiệm lại những tài liệu đọc vì họ chỉ nghiên cứu ở thiểu số người trong một môi trường xa lạ để đưa đến kết quả được thay đổi khá nhiều để phù hợp với các công ty dược phẩm hay thực phẩm.

Ở bên tây, có những bistrot cổ điển thì hay thấy mấy người chạy bàn để ria (moustache), như tiệm Au Balto ở gần trường mình, có người còn uốn cong lên như hoạ sĩ Dali. Nghe kể khi xưa, người ta Đinh ninh các người bồi bàn cạo râu sẽ không làm nhiễm thức ăn nên vào năm 1907, có đạo luật cấm để ria, khiến các người bồi bàn đình công tại Paris còn bên mỹ thì cơ quan y tế California bắt các giáo viên không được để râu. Chán Mớ Đời 
Hình trên CDC.gov

Cứ sau mỗi mùa dịch lớn, sẽ nảy ra những tư tưởng mới để phòng bệnh, sẽ thay đổi các cư xử trong xã hội. Khi mình mới sang Tây, mỗi lần gặp một con đầm dù chưa bao giờ biết mặt nhau, cũng bisou bisou bú xua la mua. Lúc đầu mình tưởng con đầm thích mình sau này mới hiểu phong tục của họ.

Khi sang Anh Quốc làm việc thì không có màn ôm nhau hun hít khi gặp nhau nên lúc đầu mình cũng bở ngỡ. Sau này mới hiểu dạo xứ Anh Quốc bị dịch nặng mà họ gọi là “Black dealth “ thì ông vua Henry đệ lục cấm hôn hít vì sợ lây lan nên người Anh Quốc đối xử khác với người ở âu châu khi gặp nhau. 

Sang Tây thì ôm hôn thắm thiết, qua Ý Đại Lợi cũng tương tự hay tây ban nha còn Đức quốc hay mấy nước theo Tin Lành thì bớt trò này. Ở mỹ, mấy năm gần đây thấy thiên hạ gặp nhau là ôm như đã từng quen kiếp trước nay cô vi đến rồi đi, chắc cha con không dám ôm nhau thậm chí bắt tay là khoẻ đời. Chỉ cần gật đầu chào kiểu người Việt là xong om. Vợ chồng thì tự cách ly, bớt mỏi miệng, hạnh phúc dâng tràn.

Thổi đi cạo râu và đánh răng nếu đồng chí gái lại la. Chán Mớ Đời

Nhs

Hành trình ăn phở thời Coronavirus

Từ ngày tự cách ly, ăn đồ hắn nấu khiến cả nhà ớn tới cần cổ, mệt đừ lại phải đi chợ để trữ thực phẩm như thời bao cấp. Vợ hắn kêu Costco có dành thời gian 8:00-9:00 vào ngày thứ 3 và 5 để cho mấy người cao niên như hắn, được ưu đãi đi mua, không phải chen chân với đám trẻ, năng động.

Từ ngày về hưu hắn bớt năng động nên mừng, sáng thứ 3 dậy sớm, để lên đường sắp hàng như thời bao cấp, điềm báo bọn tư bản dẫy chết của Việt Cộng đã linh ứng. Hắn hỏi vợ mua cái gì thì vợ hắn bận coi phim bộ Trung Cộng nên kêu mai đi, tui sẽ nhắn tin cho, giờ xê ra chỗ khác “social distancing” mà cứ xà ràng ở đây.

Hắn bổng nhớ một bài thơ của tên Sơn đen, hàng xóm khi xưa:

Người ấy thường hay chửi mắng tôi,
Thở dài trong lúc xem YouTube ,
Bảo rằng: “xê ra cho người ta,
Xem cô rô na chạy xa ra xa!”

Hắn chợt buồn cho thân phận người chồng ô-sin, phải phấn đấu trong thời buổi cô-rô na nên nhớ bài thơ “hai sắc hoa cô rô na”.

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của vợ tôi,
Mà corona chết, cô rô na chết,
Đi đời một trái tim khô”.

Hắn đứng làm đuôi như thời bao cấp, suốt 2 tiếng đồng hồ để mua được một bịch giấy đi cầu. Hắn thẩn thờ đẩy bịch giấy vệ sinh ra xe rồi lái xe về. Tiếng hát Tuấn Vũ trong xe: “phận làm con trai chưa một lần yêu ai, gặp bà vợ đem về làm ô-sin năm tháng ngày dài…” khiến hắn buồn cho thân phận kẻ làm ô sin, người chồng nhân dân trời tây.

Khi xưa, hắn oai phong, hét một cái là 10 đứa em răm rắp, nay phải bóp chân vợ, đấm lưng đồng chí gái, bạn bè con cháu nhìn hắn, chúng khinh.

Đang lái xe, vợ hắn gọi kêu thèm ăn phở nên hắn phải ghé tiệm phở gần nhà mua vài tô đem đi. Tính chạy ra bôn sa mua phở luôn tiện đưa mật ong cho chị một tên bạn nhưng mụ vợ hắn kêu mua tiệm gần nhà, sạch sẽ hơn. Hắn đành gọi kêu 4 tô phở đem đi. Vào tiệm hỏi 2 vợ chồng chủ quan đang ngáp ruồi, làm ăn ra sao. Cả hai đồng loạt “ế lắm anh”. Thiên hạ ở nhà cách ly, còn những người có tiệm ăn, sợ không tiền đóng tiền nhà, phải ra tiệm ngồi ngáp ruồi. Đó là nạn nhân của đại dịch hôm nay.

Mua về thì vợ hắn kêu không được đem vô nhà vì sợ vi rút như các thông tin từ mấy bà bạn tải về , bảo hắn để ngoài sân cả bịch giấy vệ sinh, mấy tô phở. Bụng thì đói vì sáng giờ chưa ăn mà phải đợi vợ hắn kiểm dịch như mấy chị nhà nghèo ở Việt Nam đi rà mìn Việt Cộng gài khi xưa ngoài mấy thôn làng. Báo chí ngoại quốc khen các chị con anh hùng hơn Võ Thị 6, quăn lựu đạn giết người dân vô tội. Nay họ muốn gỡ hết để cưỡng chế Đất đai để xây sân gôn nên kêu gào, bạn đã làm gì cho tổ quốc vì tổ quốc là những kẻ cưỡng chế đất đai của bạn còn bạn vàng là những kẻ đâm tàu đánh cá của cha chồng họ.

Lý do là mụ vợ hắn nhận tin tức lây lan qua các thứ từ ngoài đường về. Vợ hắn cứ 5 phút là cập nhật hoá thời sự cô rô na qua tin nhắn, xem cái này, đọc cái kia, bắt hắn học liên thông tại chức trung tu về cô rô na, cẩn thận khiến hắn muốn điên lên. Hắn chợt hiểu câu trả lời của một tên Mỹ:
a/ bị cách ly với vợ con, tên mỹ chưa cần nghe câu Hỏi tiếp theo, xin theo đáp án b ngay.

Vợ hắn đội mũ, trùm khăn, đeo mặt nạ, găng tay dài như Audrey Hepburn trong phim ”Breakfast @ Tiffany’s” rồi đi một bài quyền với bông Gòn và nước cồn đủ trò, mùi nồng của cồn bốc lên khiến ai nấy nhăn mặt bỏ chạy. Vợ hắn giải thích:

* Virus không phải là một sinh vật sống, mà là một phân tử protein (DNA) được bao phủ bởi một lớp lipid bảo vệ (chất béo), khi được hấp thụ bởi các tế bào của niêm mạc mắt, mũi hoặc buccal, làm thay đổi mã di truyền (đột biến) và chuyển đổi chúng thành các tế bào xâm lược và nhân.

Vợ hắn nói xong thì chợt nhận thấy cái mặt hắn như bò đội nón, hỏi hiểu chưa, răng mà lắc đầu. Ừ chau chán chồng con ri tề. Rồi tiếp tục giải thích tiếp bất chấp thằng chồng nông dân có hiểu hay không:

* Vì virut không phải là một sinh vật sống mà là một phân tử protein, nó không bị giết mà tự phân rã. Nghe chưa. Thời gian phân rã phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và loại vật liệu nơi nó nằm.

Càng nghe vợ hắn giải thích hắn càng màng mơ về đâu đâu rồi vợ nghe vợ hắn tiếp:
* Virus rất dễ vỡ; điều duy nhất bảo vệ nó là một lớp mỡ mỏng bên ngoài. Đó là lý do tại sao bất kỳ xà phòng hoặc chất tẩy rửa là phương thuốc tốt nhất, bởi vì bọt CUTS the FAT (đó là lý do tại sao phải chà xát quá nhiều: trong 20 giây trở lên, để tạo ra nhiều bọt). Bằng cách hòa tan lớp chất béo, phân tử protein tự phân tán và tự phân hủy.

Xong xuôi, vợ hắn kêu hắn ra sân đem mấy tô phở vào để hâm lại cho nóng. Vợ hắn đun nồi nước nóng to như luộc gà vịt để luộc mấy cọng giá,…. Cuối cùng mới được ăn nhưng mùi cồn vẫn còn thi thoảng trong không gian tịnh lặng của nhà bếp.

Hắn bổng phì cười khi nhớ đến ngày xưa, đeo đuổi mụ vợ hắn. Có tên bạn chép cho hắn bài thơ để cua vợ hắn:

Trai độc thân chưa một lần có vợ
Tìm bạn đời để trao đổi văn thơ
Nếu hợp nhãn tiến tới không chờ
Xin thành thật đừng làm tôi đau khổ

Bởi tối hôm qua nghe mẹ già than thở 
Từng tuổi này mà chưa có con dâu
Lở mai đây khi gối mỏi bạc đầu
Không cháu nội thì tuổi già quạnh quẽ 

Thấy mẹ buồn lòng anh đau như xé
Nên quyết lòng đi kiếm vợ mau mau
Liều thân trai giữa chốn vàng thau
12 bên nước trong nhờ đục chạy

Anh giỡn thôi mà em đừng ái ngại
Anh đây ga lăng tử tế đàng hoàng 
Thủa xa xưa có lúc đi hoang
Giờ tu tỉnh ăn chay tìm vợ

Cũng may hắn chép được bài thơ này, gặp giờ linh bà rá chạm nhịp tim của vợ hắn, Như phân tử protein không phân huỷ hay tự phân rả, muốn mẹ hắn sau này gối mỏi đầu bạc có cháu đích tôn thế là hắn từ giả thơ ngây lên xe hoa về nhà vợ, khởi đầu cuộc đời người chồng ô-sin đến nay.
Hình trên Internet 

Ăn xong dường như hưng phấn, dopamine lên não bộ khiến vợ hắn mở Karaoke, rồi hét trong micro:

Ai có quen gì anh, sao tự nhiên đi cùng hướng
Biết chi nhà người ta, xin tránh ra nhường em lối đi
Mà nhà em thiệt là khó, em quen anh em sẽ bị đòn
Hẹn anh mai lớn lên đi, em sẽ trao anh trái tim này

Vợ hắn vừa hét vừa nhí nhá nhí nhô làm như gái xì tinh, úng ẩy cái mông, chu cái mỏ khiến hắn Chán Mớ Đời. Trên 6 bó mà cứ cố làm gái xì tinh như Thái Hiền ngày xưa hát “ông trăng xuống chơi cây cau..” Chán Mớ Đời

Nhs

Sao tóc anh đen lại?

Sáng nay, mình đi bộ một vòng khu dân cư 2 dậm đường về thì đồng chí gái mới tỉnh giấc, kêu mình đi bộ với vợ nên lại phải xỏ giày vào đi tiếp với vợ, không quên cách xa 6 bộ phía sau theo cấp độ vợ anh đi trước, anh lò mò theo sau.

Bổng mụ vợ kêu: “tại sao tóc anh đen lại là sao?” Khiến mình ngơ ngác rồi mụ vợ kêu đứng yên đó. Mụ lấy cái điện thoại ra chụp cái đầu mình rồi cứ ràm ràm sao tóc anh lại đen lại. Mình nói ăn đông trùng hạ thảo, ăn phấn hoa, sữa ong chúa, ăn IF 8:16 và tập Đông Phương Hội, khiến đồng chí gái câm.

Mình tưởng thoát nạn thì về nhà, mụ cứ hỏi đi hỏi lại, mình đã làm bản kiểm điểm, thành thật khai báo không khác 25 lần trước đây từ sáng đến giờ. Rồi mụ nhắn tin mấy bà bạn, kiểu này là mệt mình vì sau đại dịch chắc sẽ có màn nhờ mua ba thứ này.

Anh bạn gọi điện thoại kêu là họ khoá, không bán đông trùng hạ thảo nữa nên còn bao nhiêu thì giữ mà xài, đừng có để lại cho ai. Chị vợ mình hôm tết, có ghé Cali chơi, kêu mình để lại một ít cho chị. Mình thấy tóc chị ta rụng khá nhiều nên chiết ra một ít đưa cho chị vợ rồi có bà bạn kêu để lại một ít nhưng may quá chưa đưa tiền nên chưa đưa nấm.

Thiên hạ thì hay hỏi mình về mấy vụ ăn uống nhưng vợ mình thì không bao giờ nghe mình vì đảng lúc nào cũng sáng suốt, không bao giờ nghe ô-sin. Nay bổng nhiên tóc mình đen lại khiến mụ thắc mắc làm khổ mình.

Mình nghiên cứu về sức khoẻ, dinh dưỡng nên thử nghiệm những gì đọc trong sách và xem phim tài liệu. Dạo này, mình thấy tóc mình đen lại, có nói với vợ mình nhưng cô nàng đang mê xem phim bộ tàu nên chả để ý. Sáng nay đi bộ, vô tình nhận thấy sự trải nghiệm của mình nên thắc mắc.

Về nhà, mụ câu lưu mình, hỏi đủ trò, kêu thành khẩn khai báo sẽ được cách mạng khoan hồng. Mình nói là có kể trên bờ lốc của mình rồi, lên đó đọc nhưng mụ vợ kêu không có thì giờ, anh viết dài dòng, khai ra đây cho mau. Anh ăn cái gì và bao nhiêu và mấy lần mỗi ngày. Mình có anh bạn nói về đông trùng hạ thảo, kêu rất tốt cho hệ thống miễn dịch và có gửi cho mình tài liệu anh ngữ để đọc. Thấy rất hay, mình có ghi lại nhưng tài liệu khá chuyên đề nên không bỏ lên Muctimsonden.com vì sợ thiên hạ điên đầu. Mình đọc nhiều về sách vở dinh dưỡng nên bắt đầu quen còn lúc trước thì Chán Mớ Đời.

Tình cờ có một chị quen, đến Đông Phương Hội chữa bệnh. Lúc đầu mình thấy thần sắc của chị rất yếu nhưng sau một thời gian thì khá hơn. Chị ta cho biết nhờ uống và ăn đông trùng hạ thảo và tập Trạm Trang Công, nội công Hồng Gia nên từ từ khoẻ lại. Nghe anh bạn kể là có mua cho mẹ anh ta dùng thì sau 3 tuần lễ thì thấy sự khác biệt rõ ràng nên mình hỏi mua ở đâu vì nghe quảng cáo toàn là đồ pha chế.

Anh bạn nói để nói chị bạn để lại một ít, nếu thích thì sẽ gửi mua thêm sau này. Chị ta nói có mua ở phòng thí nghiệm đại học đông y ở ngoai quốc, giống Nhật Bản nên mình nhờ mua dùm. Chị ta nói nếu cần thì chị ta đưa cho mình một ít dùng trước, đợi kỳ sau về thì sẽ để cho mình nhiều hơn. Mình đồng ý, chị ta để lại cho mình một ký. Mình nói vợ nên ăn mỗi sáng và gửi 1 ít về cho mẹ mình ở Việt Nam dùng.

Vợ mình nghe số tiền mình trả nên không tin và nói Sony trùm sò mà dám bỏ tiền nhiều như vậy mua cho vợ ăn. Mình nói ăn cái này tốt da lắm, nghĩ đàn bà khi nghe đến làm đẹp là chịu khó. Mỗi sáng, mình bỏ một ít nấm đông trùng hạ thảo trong ly, pha nước cho vợ để khi thức dậy uống nhưng vợ cứ lật đật đi làm sợ trễ quên uống, khiến mình uống, sợ bỏ uổng vì giá còn đắc hơn vàng 24.

Gặp mấy ông mỹ nuôi ong, nói chuyện thì ngoài mật ong, họ còn có các sản phẩm khác như phấn hoa, sữa ong chúa. Mình mò sách để đọc thì thấy có nhiều chất dinh dưỡng, đâu trên 250, giúp tu bổ các hormones , không bị dị ứng hoa vào mùa xuân,… có anh chàng người đức, tập ở Đông Phương Hội kể là anh ta có dùng phấn hoa và sữa ong chúa, giúp trí nhớ nhiều. Sau vài ngày sử dụng thấy sự khác biệt. Bộ tiêu hoá của mình cần có nhiều enzyme để giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại bệnh tật nên mua hai thứ này để uống thêm.

Lâu lâu gặp mấy bà bạn của vợ thì họ hay hỏi mình về dinh dưỡng nên mình nói có đọc tài liệu, nói như thế này như thế kia. Có bà nói là bị dị ứng với sữa đậu nành vì có lẻ tin, mình nói là ngâm qua đêm để các lẻ tin lòi ra để lọc thì đỡ hơn. Mình mua máy làm sữa Đậu nành Non GMO về để làm vì ngoài chợ, không biết họ dùng loại nào và có bỏ chất bảo quản, ngâm qua đêm nên mấy bà nhờ mình mua dùm. Mình gom lại nhiều bà để đi mua một lần cho tiện, chớ cứ lái xe 2 tiếng đi về, mệt lắm. Người Việt mình thì có tính muốn mua giá rẻ, dù mình cho họ địa chỉ để mua. Mấy ông nuôi mật ong thì để giá hữu nghị cho mình, rẻ hơn giá trên website cuả họ, thêm tiền cước, thuế nên khi không mình lãnh cái nợ dùm họ.

Khi ông nuôi ong đem giao cho mình ở vườn, thấy ông ta bỏ sữa ong chúa trong cooler, để giữ độ lạnh vì họ bỏ sữa ong chúa trong máy đông đá. Mình không biết họ có gửi đi xa vì phải giữ lạnh, còn phấn hoa thì họ bỏ trong tủ lạnh để khỏi hư.

Được cái là mấy bà này nấu ăn ngon, mỗi lần họ mời ăn cơm thì rất chu đáo, còn gói mang về nên mình cũng phải đáp lễ, chịu khó chạy đi mua cho họ, khi chạy lên vườn. Cũng phải canh giờ vì họ đi bán ở các chợ nông dân (farmers market) nên phải gặp họ sớm lúc 7 giờ sáng, nghĩa là mình phải rời nhà từ 6 giờ sáng.

Thấy vợ lo công việc, mình cũng mua mấy chai cho vợ nhưng trên cỏi đời này, không có bà vợ nào nghe lời chồng cả vì chỉ có đảng làm sáng lòng thằng chồng ô-sin. Đồng chí gái không ăn nên mình lấy ăn rồi từ từ mình thấy tóc đen lại nên có nói cho vợ để vợ chịu khó ăn phấn hoa, sữa ong chúa và đông trùng hạ thảo.

Phấn hoa và sữa ong chúa
 Cả ngày nay, đồng chí gái cứ hỏi mình ăn bao nhiêu đông trùng hạ thảo, phấn hoa bao nhiêu, sữa ong chúa. Mình nói phải từ từ cho cơ thể quen với mấy loại này nên ăn ít ít lúc đầu rồi sẽ tăng dần. Đồng chí gái cứ muốn sáng hôm sau là tóc đen lại như mình mà tóc mọc thêm nên cứ hỏi mình hoài khiến mình Chán Mớ Đời.

Chú ý:
Em chỉ kể những gì em trải nghiệm nên mấy bác đọc, đừng có hỏi em chỗ nào bán đủ trò. Lý do là có nhiều kẻ xấu mồm, kêu em viết để bán buôn. Em chả ăn gì cả khi không bị chửi. Em bán sạch bơ được giá mùa bơ rồi, nay giá xuống vì tiệm ăn Cali hay khắp nơi đóng cửa, không mua bơ cho nên không cần bán buôn nữa. Mấy hôm nay mưa nên chỉ lên vườn hái quít, cam, bưởi về vắt nước uống.

Nay em đang lo là đồng chí gái ăn uống theo kiểu của em nhưng chưa chắc sẽ thành công. Lý do là cô nàng không tập Đông Phương Hội. Cô nàng luyện phim tàu trên giường, không tập nội công, Thái Cực Quyền, Trạm Trang Công,...

Cô nàng có uống Niacin (sinh tố b3) như em để bồi dưỡng các tế bào não bộ. Khi uống sinh tố nay thì giúp các mạch máu nở ra giúp máu lưu thông nên hay có cảm giác rần rần khắp người, do đó giúp máu lên não bộ, để nuôi tóc cũng có. Mỗi cơ thể đều khác nhau, luyện tập từng trình độ cho nên đừng có tin em. Phước chủ mày thầy. Chán Mớ Đời 

Mật ong thì mua dùm được vì muốn giúp ông nuôi ong. Ông này bán mật ong cho các công ty thì 6 tháng sau mới được trả tiền cho ông ấy. Mấy người bạn mua thì em đưa tiền cho ông ta liền nên ông ta vui, không phải đợi chợ. Em có cô cháu nhờ mua để bán lại cho đồng nghiệp, kiếm tiền nuôi con nên em hay lấy mật ong. Do đó ai muốn mật ong thì khi đi lấy cho cô cháu, sẽ lấy dùm. Còn mấy loại kia dễ hư, lấy về thì phải đưa ngay nếu không bị hư. Xong om

Nhs

Mask Save Lives

040120:

033020:

FYI - our friends in NC (anhtuan nguyen FB)

“The only thing that is more contagious than this COVID-19 is the power of love! Together we shall prevail!

Our Lady of La Vang's MASKS AND GLOVES DRIVE SUMMARY on 3/29/2020:

Total received by 5:00 PM, 3/29/2020:
- Masks: 8,566
- Gloves: 260,480
- Hand Sanitizer: 41 bottles
-Clorox Tube Wipes: 45 tubes

Donated on 3/29/20:
- Greene County Healthcare, NC: 296 masks; 10,000 pairs of gloves
*** To date: We have shipped 1,502 masks, 52,000 pairs of gloves, 16 hand sanitizer bottles and 30 Clorox tubes wipe to 12 different medical facilities in 4 different states throughout the country!

Remaining:
- Masks: 7,064
- Gloves: 130,880
- Hand sanitizer: 25 bottles
- Clorox tube wipes: 15

Thanks to PA, Chi Nguyen from Greene County Healthcare for stopping by our church to pickup masks and gloves.”

FYI

“cha Hoai Chuong Oi! Can I ordered 100 face shields from U friends by Thang 4!
please shipped to us -ASAP

Thanks & love

Pham &
Nguyen!

032920:

It is with great sadness to report that the Diocese of Brooklyn has lost a priest to this dreaded virus. Please pray for the repose of the soul of Fr Jorge Ortiz pastor of St Brigid parish. Pray for his family and friends who mourn. Pray for the parishioners of St Brigid who have lost their shepherd..... Rest In Peace.....

The only thing that is more contagious than this COVID-19 is the power of love! Together we shall prevail!

Our Lady of La Vang's MASKS AND GLOVES DRIVE SUMMARY on 3/29/2020:

Total received by 5:00 PM, 3/29/2020:
- Masks: 8,566
- Gloves: 260,480
- Hand Sanitizer: 41 bottles
-Clorox Tube Wipes: 45 tubes

Donated on 3/29/20:
- Greene County Healthcare, NC: 296 masks; 10,000 pairs of gloves
*** To date: We have shipped 1,502 masks, 52,000 pairs of gloves, 16 hand sanitizer bottles and 30 Clorox tubes wipe to 12 different medical facilities in 4 different states throughout the country!

Remaining:
- Masks: 7,064
- Gloves: 130,880
- Hand sanitizer: 25 bottles
- Clorox tube wipes: 15


Thanks to PA, Chi Nguyen from Greene County Healthcare for stopping by our church to pickup masks and gloves. The only thing that is more contagious than this COVID-19 is the power of love! Together we shall prevail!

Our Lady of La Vang's MASKS AND GLOVES DRIVE SUMMARY on 3/29/2020:

Total received by 5:00 PM, 3/29/2020:
- Masks: 8,566
- Gloves: 260,480
- Hand Sanitizer: 41 bottles
-Clorox Tube Wipes: 45 tubes

Donated on 3/29/20:
- Greene County Healthcare, NC: 296 masks; 10,000 pairs of gloves
*** To date: We have shipped 1,502 masks, 52,000 pairs of gloves, 16 hand sanitizer bottles and 30 Clorox tubes wipe to 12 different medical facilities in 4 different states throughout the country!

Remaining:
- Masks: 7,064
- Gloves: 130,880
- Hand sanitizer: 25 bottles
- Clorox tube wipes: 15

Thanks to PA, Chi Nguyen from Greene County Healthcare for stopping by our church to pickup masks and gloves.
032920:

Hôm trước, mới có 5-6 giờ sáng có anh bạn linh mục kêu, nhờ làm vài việc vì Bút Nhóm Lửa Việt đang huy động nhau để giúp tìm các khẩu trang, thiết bị y tế vì các bệnh viện và các trung tâm y tế đang cần trong thời gian đại dịch. Nói xong, anh ta kêu tao phải đi đọc kinh bây giờ nên mình không biết chừng nào xong nên cứ tự động làm theo lời cha dạy.

Anh ta nhờ mình làm cái email để cho nhóm dễ liên lạc. Anh ta nói Mask save lives, mình mới ngủ dậy ba chớp ba nhoáng tưởng ông cố đạo kêu là cầu nguyện lễ nhà thờ sẽ giúp cứu rỗi linh hồn nên mình vào gú gồ thành lập email “Mass.Save.Lives@gmail.com
Mass có nghĩa là thánh lễ của thiên chúa giáo
Save = cứu
Lives = đời sống 
Sau đó mình mới khám phá ra là chương trình của nhóm là Mask Save Lives (khẩu trang cứu người). Chán Mớ Đời 

Họ đã nhờ may 20,000 khẩu trang và thứ 6 tới sẽ được giao ở San Diego. Mình hỏi cô cháu làm cho một viện dưỡng lão thì cô cháu nói cần độ 300 khẩu trang. Mình hỏi có biết mấy chỗ khác cần không thì cô cháu đưa lại danh sách 10 viện dưỡng lão và nhà thương ở miền nam Cali cần khẩu trang. Xem như 2,000 cái cho phần viện dưỡng lão. Danh sách:
Fountain valley hospital
17100 Euclid St., Fountain Valley, CA 92708
Garden Grove hospital
12601 Garden Grove, Garden Grove CA 92843
Mission Viejo hospital
27700 Medical Rd, Mission Viejo, CA92690
Hillcrest Height healthcare Center
4033 6th Ave, San Diego, CA 92103
Berkley East Convalescent
2021  Arizona Ave, Santa Monica, CA 90404
Berkley West Convalescent
1623 Arizona Ave, Santa Monica, CA 90404
Marina Pointe Healthcare & Subacute
5240 Sepuvelda Blvd., Culver City, CA 90230
Mission Palms Healthcare Center
240 Hospital Cir., Westminster, CA 92683
Kei Ai La
2221 Lincoln Park Ave., Los Angeles, CA 90008
Orange Coast hospital
9920 Talbert Ave., Fountain Valley, CA 92708

Vấn đề anh bạn hơi lo là bút nhóm lửa việt huy động nhau để kiếm khẩu trang và thiết bị y tế để tặng cho các cơ quan y tế đang cần nhưng cũng để phòng hờ có chuyện gì sau này nên cần làm một tờ giấy để đưa cho các cơ quan nhận thiết bị y tế là mình chỉ tặng chớ không có ý gì khác.

Mình hỏi lòng vòng ý kiến vài người bạn thì có anh cho ý kiến liên lạc với Hồng thập tự, rồi cho mình vài trang nhà cần giúp đỡ. Cuối cùng anh ta gửi $500 để tặng Bút nhóm lửa việt, trong công việc tìm thiết bị y tế cho các cơ quan y tế.

[Sơn giúp ứng hộ cho tôi $500 xin duocygóp các cha mua vải nhé.]

Sau đây là một trong những trang nhà có hướng dẫn cách may khẩu trang cho những ai muốn may để tặng các cơ quan y tế.


Anh bạn có gửi cho mình bản thảo về giấy tờ để mình đưa cho cơ quan y tế khi giao khẩu trang:

Notice:
These face masks are home made face masks made by volunteers in response to local hospital’s call for help. The hospitals shall carefully inspect and sanitize the face masks as necessary and determine how to use them according to hospital regulated practice. We, the church collects and delivers these home made face masks to hospitals who accept them, strictly in good faith and receive no payment for the service. Users are notified they use these face masks at their own risk. 

Please screen the hospitals to select those accept handmade or sewn face masks.

Mình ghi lại đây và sẽ cập nhật hoá mỗi ngày. Ai thích thì cứ vào Muctimsonden mỗi ngày để xem tin tức mới.


Group may của cô em (Trinh) may, đang đem về nhà cô em (Loan) xấy trước khi bỏ bao.




Hai chị hàng xóm ngày xưa


Mấy ngày nay, theo chế độ tự cách ly, có dịp nói chuyện với hai chị hàng xóm ngày xưa. Hai chị này bạn học nhau ở trường Bùi thị Xuân, Đàlạt xưa. Mình không gặp lại họ từ 50 năm nay. Có lần, mình nhận tin nhắn trên mạng, có người kêu có phải ”Cu Đen xóm Công Chánh Đàlạt” ngày xưa khiến mình thất kinh. Người này bắt buộc phải là hàng xóm lâu năm mới biết tên cúng cơm ngày xưa ở Đàlạt. Nhấn vào thông tin thì lòi ra hình, tuy đã 50 năm nhưng vẫn còn nét ngày xưa nên nhận ra, và trả lời. Từ đó lòi ra thêm mấy người hàng xóm khác qua chị ta. Vui như tìm lại mùa Xuân, tìm về những hình ảnh của thời ấu thơ. 

Chị này thì mình đã có kể rồi. Ông chồng là kiến trúc sư, cháu của một gia đình hàng xóm từ Sàigòn lên Đàlạt chơi rồi phải lòng cô gái Đàlạt má đỏ môi hồng. Tháng 4 75, anh ta đưa người anh ra toà đại sứ mỹ rồi kẹt cứng, được bốc đi Mỹ luôn với gia đình ông anh. Dạo ấy mình ở bên tây hay làm người đưa thư bất đắc dĩ, chuyển thư từ Hoa Kỳ về Việt Nam qua Paris và ngược lại.

Khi xưa trong xóm có nhiều gia đình và tục lệ người Việt thì hay đặt tên vớ vẩn để ma quỷ, chê tên xấu không bắt con đi nên con cái đều đặt tên như “cu”, con gái thì “gái”, “tí”…. Khổ cái là nhà nào cũng có con trai nên đều gọi “cu” nên khi nói chuyện thì không biết cu nhà ai nên họ thêm tên ông bố phía sau như “cu tám” là con trai ông Tám, cu tàu là con trai ông Tàu,…. Nhà nào nhiều con trai thì đặt thêm cu anh, cu em, cu tí, cu xíu,…. 

Mình vì dang nắng nên thiên hạ trong xóm kêu “cu đen” nên khi nghe chị này gọi tên cúng cơm trong xóm là biết người biết rõ xóm mình ngày xưa. May quá chị này chỉ xeo-phì bỏ lên mạng, không kể chuyện đời xưa nên cũng đỡ lo, bị hàng xóm vạch mặt, điềm chỉ những tội danh ngày xưa.

Gia đình chị này sau Mậu Thân, dọn qua đường Phan Đình Phùng, cạnh tiệm thuốc tây Lâm Viên, hình như bán gạo và sách vở chi đó. Lâu lâu, đi ngang thì mẹ chị ta hay kêu Cu đen, vô tau hỏi cái ni. Hồi nhỏ mình hay chơi với em của chị, tên Phúc thì phải, hay bắn bi, đánh đáo. Mình nhớ nhà đâu có 4, 5 người con, đến khi nghe chị kể là có một lố khiến mình thất kinh, nghĩa là sang Phan Đình Phùng có sản xuất thêm mấy trự.

Mình cũng mừng là gia đình chị đều đoàn tụ bên mỹ hết, con cháu nay đều thành đạt. Bố mẹ chị vẫn còn sống, đều trên 90, gần trăm tuổi, được con cháu loại vào giai cấp “Huế chướng. Người Huế khi còn trẻ được các thi sĩ ví như Huế mơ, Huế mộng nhưng về già thì DNA được biến chất thành “Huế chướng”. Nói chuyện khá lâu, chị ta kể lại chuyện gia đình mình khi xưa ra sao. Kinh vì trí nhớ chị này quá tốt, mình chỉ nhớ mang máng về gia đình của chị vì nhỏ tuổi thua đến 8 tuổi thì phải.

Chỉ nhớ thời gian chị đả thông tư tưởng với ông kiến trúc sư thì con nít hàng xóm, kháo nhau đứng nhìn qua cửa sổ xem hai người hôn nhau và hát bài “ở nơi đấy tôi đã thấy, có hai người ôm nhau….” 50 năm ông chồng vẫn còn ôm vợ khiến bạn bè ganh tị. Chúc mừng cho mối tình hữu nghị trường kỳ răng hở môi lạnh. Hôm qua có anh bạn kêu, tự cách ly mà ác phụ của anh ta cứ 3 giờ sáng lại mò vào giường để gọi đò bên tai.

Sáng nay, mình có nói điện thoại với một chị hàng xóm khác. Mình nhớ chị này nhiều hơn chị kia vì khi xưa hay nói chuyện nhất là được chị ta cho mượn sách Việt ngữ để đọc, nay mới có dịp kể chuyện đời xưa cho thiên hạ nghe về Đàlạt.

Nếu mình không lầm chị ấy học ban B thì phải, ngồi học bài ở phòng khách, hay mở ra-dô, nghe đài “Mẹ Việt Nam” và “Gươm Thiêng Ái Quốc”. Hai đài này phát thanh nhạc tâm lý chiến nên ít uỷ mị bằng đài Sàigòn. Mỗi lần cô xướng ngôn viên đọc bài thơ “sinh Bắc tử nam” của một cán binh Việt Cộng, chết tại chiến trường miền nam, con của bà nào tên Phấn ở Hải Dương là hoảng tóc gáy.

“Từ buổi con lên đường xa mẹ
Theo anh em sang Lào, rồi dấn bước vào Trung
Non xanh núi biếc chập chùng
Sớm nắng biển, chiều mưa rừng gian khổ
Tuổi thanh xuân cuộc đời như hoa nở
Vì hòa bình đâu ngại bước gian nguy
Mấy tháng trời, ngày nghỉ đêm đi
Giày vẹt gót áo sờn vai thấm lạnh
Có những chiều Trường Sơn núi rừng cô quạnh
Mẹ hiền ơi con nhợt nhớ quê mình
Khói lam chiều, giàn mướp lá lên xanh
Con bướm nhỏ mái đình xưa, ôi nhớ quá!
Vào nơi đây tuy đất người xa lạ
Nhưng miền Nam vẫn cùng một quê hương
Vẫn hàng dừa xanh, vẫn những con đường
Vẫn hương lúa ngọt ngào
Tiếng tiêu gợi nhớ
Con trâu về chuồng
Ðã qua buổi ban đầu bỡ ngỡ
Con nhìn ra nào giải phóng gì đâu?
Buổi chợ đông vui, đồng lúa xanh màu
Mái chùa cong buông hồi chuông tín mộ
Lớp học tưng bừng những đàn trẻ nhỏ
Ðang nhịp nhàng vui hát bản đồng ca
Và sau vườn luống cải đã vàng hoa
Ðàn bướm nhỏ rủ nhau về hút mật
Xóm dưới làng trên niềm vui ngây ngất
Sao người ta bắt con phải đốt xóm phá làng
Phải gài mìn gieo tang tóc thương đau
Ðã nhiều lần tay con run rẩy
Khi gài mìn để phút sau bỗng thấy
Xác người tung và máu đổ chan hoà
Máu của ai
Máu của bà con ta
Máu của người như con như mẹ
Ðêm hôm ấy mắt con tràn lệ
Ác mộng về, con trằn trọc thâu canh.”

Hình trên mạng, không nhớ tác giả

Mình sợ nhất là tối tối nghe bản nhạc truy điệu như truy hồn người chết rồi cô xướng ngôn viên kêu “sinh Bắc tử nam” rồi các tên cán binh Việt Cộng chết tại chiến trường miền nam. Năm nào về quê, 4, 5 giờ sáng, cái loa phường trước nhà mình cũng đọc tên những người trong làng chết ở chiến trường Điện Biên khiến mình cũng nổi da gà. 

Dạo ấy hay có máy bay bà già bay qua xóm rồi rải truyền đơn, mình với con nít hàng xóm, chạy đi lượm mệt thở. Toàn là truyền đơn kêu gọi hồi chánh và đài Sàigòn hay rêu rao: ”tôi là Nguyễn Văn Bé hiện còn sống đây,...”, ông Việt Cộng tên nguyễn văn bé bị bắt hay hồi chánh nhưng Việt Cộng rêu rao là ông ta đã hy sinh cho cách mạng chi đó. Sau 75, chắc mấy người hồi chánh đều bị Việt Cộng giết hết.

Hình trên mạng, lâu quá không nhớ tác giả

Chương trình này nhằm tuyên truyền chiến tranh tâm lý khiến Hà Nội lo sợ. Sau này đọc hồi ký của mấy ông cán binh lớn Việt Cộng thì họ cho biết là ở trong rừng, có nghe lén đài Sàigòn, nghe nhạc miền nam, họ không hiểu sao nhạc sĩ miền nam, bị đế quốc Mỹ kèm cụp nô lệ, có thể làm nhiều bài nhạc quá hay như ông Trịnh Công Sơn, Phạm Duy,… sau này mỹ rút quân nên chấm dứt chương trình tâm lý chiến này.

Mình không biết mấy ông Việt Cộng khi nghe đài này ra sao chớ mình nghe đen bài mặc niệm là nổi da gà dù nghe đi nghe lại mỗi ngày.

Theo hồ sơ vừa giải mật của Ngũ Giác Đài, quyển sách "The Secret War Against Hànội" của Richard H. Shultz, Jr., giáo sư chính trị học tại Fletcher School of Law and Diplomacy, đã phân tích những công tác của Mặt trận Gươm Thiêng Ái Quốc, Sacred Sword of the Patriots League. Hình như mình có kể vụ này rồi. Lười mò lại quá. Hà Nội rất lo cuộc chiến tranh tâm lý này, vì không có người trà trộn vào chương trình này do CIA tổ chức.

Khi chương trình được giải thể thì trùm CIA William Colby dự đoán: Tâm lý chiến đã làm Cộng sản thật sự "phát điên" vì tạo cho họ một cuộc sống ngày đêm hoảng hốt. Cuộc chiến bằng trí óc này đáng lý đem lại kết quả khá hơn nếu thượng tầng lãnh đạo Hoa kỳ quyết tâm đánh để thắng và thông suốt tâm lý Á châu. Việt Nam Cộng Hoà sẽ thua nhanh chóng nếu Hoa Kỳ rút quân hoàn toàn.

Hình trên mạng, không biết tác giả


Chị này có người anh trai đầu đi lính Biệt cách nhảy dù, hình như lúc đầu là lực lượng đặc biệt sau được chuyển qua BCND, nhảy đường mòn hcm, giải vây cho An Lộc, nay định cư vùng đông Bắc Hoa Kỳ sau mấy năm cải tạo. Hồi nhỏ trong xóm, mình ngưỡng mộ anh này, nghĩ sau này đi lính chắc đi Biệt cách nhảy dù nhưng rồi trời ị trúng đầu được đi du học.

Chị ta kể là Fan cứng của em, ngày xưa, mỗi ngày cứ mong đợi báo mới để đọc truyện Kim Dung, nay thì hóng xem Sơn đen viết cái gì khiến mình buồn cười, nhớ ngày xưa chị ta hay cho mình mượn sách đọc. Có lần chị đưa cuốn “doctor zhivago” rồi kêu mai trả vì bạn chị đòi. Tối đó, mình thức nguyên đêm đánh vần cuốn sách mà sau này ra Hải ngoại mình xem phim này lại không biết bao nhiêu lần bằng tiếng Tây, tiếng ý, tiếng Đức, tiếng Tây ban nha rồi tiếng anh.

Ông cụ mình thì không bao giờ đọc sách, chỉ đọc báo nhất là báo Thao Trường nên Mậu Thân, mình lấy ra đọc mấy ngàn tờ báo cũ vì ông cụ đọc xong thì làm collection, để dưới cái divan. Mình đọc loáng hết mấy ngàn tờ báo thể thao nên biết đến các cầu thủ như Pele, Kopard, Di Stéfano,… sau này kẹt tiền, kêu bà bán vé chai vô nhà, cân ký bán. Dạo ông cụ sang Hoa Kỳ chơi, thấy báo chí hàng ngày mua đọc, nặng cả ký, ông cụ nói có báo này ở Việt Nam, bán ve chai cũng đủ giàu.

Sau này mướn sách của tiệm Minh Thu ở dường Phan Đình Phùng, Đàlạt, xem như tốn khá tiền vì sách của tiệm này mình đều đọc hết. Hàng xóm, lúc đầu mấy người em của chị này cho mượn Tuổi Hoa để mình tập đánh vần ê a tiếng Việt sau thì chị cho mượn truyện dày hơn để đọc. Không ngờ ngày nay, chị ta lại đón đọc chuyện kể thời Đàlạt. Chị này có công đào tạo mình từ bé. He he he

Ngày xưa, mẹ chị này hay sang nhà mình ăn trầu, hút thuốc Cẩm Lệvowis Mệ ngoại mình và tố mấy ông chồng. Mẹ chị này có nghề chích lể nên mỗi lần cảm cúm là chạy qua nhờ bác ấy chích lễ, bác dạo ấy hơi bị lãng tai nên phải kề tai mà nói. Bố chị này, người cùng làng Dưỡng Mong với ông ngoại mình nên cuối năm, em trai của chị và mình hay đại diện gia đình đi chạp mộ rồi kéo nhau về nhà cậu Thành, chạy xe Lam, ở gần số 4, ăn trưa để biết mặt họ hàng. Hôm trước, mấy người em có tải lên hình ảnh của làng, có cái cổng được xây bởi ông bác của mẹ mình, Nguyễn Chánh Thi, khi ông ta đóng quân tại Huế.

Nói chuyện khá lâu rồi chị phải đi nấu cơm bồi dưỡng phu quân còn mình cũng phải bồi dưỡng đồng chí gái vì dạo này làm việc tại gia. Có dịp chạy lên vùng Los Angeles sẽ ghé thăm chị này. Nghe nói có cô em út và cậu em út đều ở vùng Bolsa. Để sau cơn đại dịch sẽ liên lạc sau. Không biết hai người này còn nhớ đến mình. Xong om

Nhs




Cuộc sống sau đại dịch

Biến cố khủng bố 9/11 ở Nữu Ước, đã thay đổi cuộc sống của mọi người tại Hoa Kỳ và một số khác trên thế giới. Ra phi trường là phải cởi giày dép, đủ trò dù trước kia vẫn có mấy vụ xét hỏi, kiểm soát hành lý để bảo đảm an ninh nhưng không rình ràng làm mất nhiều thì giờ như ngày nay. 

Đại dịch của thế kỷ 21 này, chưa biết sẽ kết thúc lúc nào và ra sao nhưng chắc chắn sẽ để lại rất nhiều ảnh hưởng cho mọi người trên toàn thế giới. Sinh hoạt hàng ngày sẽ thay đổi, các tục lệ xã giao sẽ cải thiện,…

Sau vụ vi-khuẩn corona thì đi phi trường chắc còn mất nhiều thì giờ vì ngoài an ninh ra còn đến kiểm dịch y tế. Sự di chuyển của mọi người sẽ thay đổi khi đi máy bay hay xe lửa, tàu thuỷ. Có điều là các vụ du lịch trên các du thuyền chắc sẽ giảm thiểu rất nhiều qua những hình ảnh các du thuyền cập bến, không được xuống hay không có hải cảng nào đón nhận. Ta sẽ thấy máy nhiệt kế được trang bị khắp nơi ở phi trường, nhà ga, xe buýt,…để cách ly ai có thể bị bệnh. Nghe đồng chí gái kể là công ty hàng không Jetblue sẽ cấm vĩnh viễn một hành khách, không tự ý cách ly trước khi lên máy bay, chỉ thông báo sau khi đáp xuống nơi đến.

Nhà hàng, quán bar sẽ trang bị máy nhiệt kế để cho phép khách hàng vào tiệm hay không,… cuộc sống sẽ thay đổi và chúng ta sẽ phải thay đổi theo luật lệ mới nhân danh sức khoẻ y tế cộng đồng. Hôm qua ra tiệm ăn, lần đầu tiên thấy ngay cái chai khổng lồ để sát trùng tay ở cửa ra vào. Ai nấy đều đến bơm dung dịch sát trùng.

Những khẩu hiệu “thế giới mặt phẳng” hay “toàn cầu hoá” đã và đang được xét lại. Ra đường người Mỹ thấy những người gốc Ả Rập là lo sợ quân khủng bố, tránh xa, đưa đến những kỳ thị chủng tộc xâu xa trong xã hội Mỹ thường được xem là hiệp chúng quốc. 

Những tâm tư thầm kín được che đậy bởi mặt nạ đạo đức giả, những câu nói của những người tự nhận văn minh, lên tiếng bảo vệ động vật, môi trường, người nghèo đủ trò để rồi khi con vi khuẩn Corona xuất hiện, giúp bộc phát ra hết, không còn che đậy bởi những ngôn từ trí thức, văn chương.

2 thập kỷ sau cuộc khủng bố, đại dịch coronavirus cũng sẽ thay đổi cuộc sống thường nhật của người Mỹ, về mặt y tế, về quan điểm người á đông nhất là người Tàu. Trên mạng xã hội, chúng ta thấy người Việt chửi bới người Tàu để rồi ra đường lại bị người tây phương kỳ thị, tránh mặt. Các tiệm ăn á đông đều vắng khách người sở tại. Cái mặt nạ yêu thương đồng loại, những câu chỉ trích người khác về kỳ thị chủng tộc, giới tính từ từ được kéo xuống, để lòi ra sự thật những gì người ta nghĩ về người hàng xóm, không có chung màu da.

ông Ricky Gervais lên tiếng trong khi điều khiển chương trình giải Golden Globe năm 2020; “So if you do win an award tonight, don't use it as a platform to make a political speech. You're in no position to lecture the public about anything. You know nothing about the real world. Most of you spent less time in school than Greta Thunberg. So if you win, come up, accept your little award, thank your agent, and your God and fuck off, OK? It's already three hours long. Right, let's do the first award.

Hôm trước, có người hỏi ông huấn luyện viên của đội banh Liverpool, nghĩ gì về nạn dịch. Ông này kêu không biết, nên hỏi những người chuyên môn về bệnh dịch, ông ta chỉ biết túc cầu. Đó là câu trả lời thành thật nhật vì đa số muốn được nổi tiếng nên thừa cơ hội để phát biểu vớ vẩn để chứng tỏ mình này nọ, làm người nổi tiếng.

Báo chí truyền thông luôn tìm cách bán thông tin nên hay hỏi các minh tinh màn bạc, ca sĩ,…về những liên quan về xã hội môi trường dù những người này không phải là chuyên gia, do đó đưa đến một xã hội bao trùm những tư duy vay mượn từ các câu tuyên bố để nổi tiếng.

Nhớ khi đi học về đầu tư, người ta dặn, khi đau răng thì đi nhà sĩ , chớ hỏi ông thợ sửa xe, khi xe bị hư thì đưa đến tiệm sửa xe thay vì gọi bác sĩ gia đình,… chúng ta có khuynh hướng nể nang và phục các người nổi tiếng nên tin tưởng khi họ tuyên bố vì ngày nay, họ chính là những ông cố đạo truyền thông.

Đọc trên mạng, có nhiều người tải lại tin tức mới cho mọi người về nạn dịch nhưng cũng có người muốn khẳng định gì đó nên tải toàn tin vịt, cộng thêm nhân sinh quan của họ, càng làm mọi người bất an, lo lắng. Hạ viện vừa thông qua một luật về kinh tế để kích cầu nền kinh tế, bị ảnh hưởng đại dịch, cho thấy hành pháp và lập pháp đã làm việc âm thầm từ mấy tháng nay để chuẩn bị các thiệt hại gây nên bởi đại dịch. 

Những người chống cộng, lên tiếng chỉ trích Hà Nội nhưng trên thực tế, nạn nhân sẽ là người Việt, nghèo khó chớ không phải các đảng viên giàu có, đi tham quan hạng thương gia hay đánh gôn cực đỉnh.

Dù tranh cải chính trị, bất đồng ý kiến nhưng vì lợi ích của nước mỹ, hai Đảng Dân CHủ và Cộng Hoà, đều thống nhất để biểu quyết luật này và sẽ được tổng thống ký ngay. Cho thấy người Mỹ quan tâm đến quyền lợi quốc gia của họ hơn làm người nổi tiếng. Tiền lời xuống thấp như ở âu châu cho thấy kinh tế đang bị đe doạ còn Âu châu thì qua vụ này chắc còn te tua hơn vì không còn chỗ để xuống tiền lời cũng như Nhật Bản.

Về kinh tế thì người ta sẽ không đưa qua Trung Cộng hay các nước khác để sản xuất hay mua đồ của ngoại quốc vì hậu quả cho thấy 80% dược phẩm từ các nước tây phương đều được sản xuất tại Trung Cộng. Công ty sản xuất Hyundai phải ngưng hoạt động vì đồ phụ tùng từ Trung Cộng không được nhập cảng,… người ta sẽ bố trí sản xuất trong nước, còn ngoài nước thì sẽ ít đi để không bị phụ thuộc.

Chủ nghĩa tư bản đại đồng sẽ được thay đổi bởi chủ nghĩa hồn ai nấy giữ, dân tuý hay đi xa hơn là chủ nghĩa da trắng tuyệt đối.

Các nền xuất cảng hay nhập cảng cũng sẽ được khuếch trương rộng hơn, không lệ thuộc vào một thị trường vì nếu có chuyện lộn xộn là mệt. Mỗi mùa bơ, mình đều tìm vài công ty mua sĩ để thương lượng giá cả. Nếu một công ty kêu không có người đến hái và chở bơ của vườn mình thì phải kêu công ty khác ngay, thay vì để ngoài trời mấy ngày sau khi hái sẽ bị hư,…

Tương tự mình cũng phải tìm kiếm, làm quen với mấy người nuôi ong khác vì lỡ ông mỹ nuôi ong trong vườn mình bị đau ốm hay nghỉ luôn.

Năm nay, giá đầu mùa cao nên mình hái bán cho xong. Bán xong hơi tiếc vì có thể bơ bên Mễ sẽ không được nhập cảng vì coronovirus nhưng nếu bơ mà giá cao quá thì cũng chả có thằng tây con đầm nào mua, kinh tế suy thoái, họ lo mua giấy vệ sinh hơn là ăn bơ nên chắc cũng ổn. Hôm nay, biên giới Mễ và Hoa Kỳ được tạm đóng cửa.

Các nhà mua sĩ đã gửi cho mình giá mua bơ của họ thì thấy xuống 30% so với giá mình bán tháng vừa rồi. Cho thấy người tình không bằng trời tính. Mình bán hết vì thấy giá cao hơn các năm khác vào thời điểm đầu mùa. Bán xong thì tiếc vì đại dịch, họ sẽ cấm cửa biên giới, ai ngờ tiệm ăn không mở cửa nên chả có ai mua bơ. Hú vía

Theo dõi báo chí thì Việt Nam lệ thuộc vào xuất cảng qua Trung Cộng quá nhiều nên khi biên giới bị đóng là ngọng hết. Các nông phẩm đều tụ và được bỏ lại biên giới vì Trung Cộng không cho nhập. Nếu có những thị trường khác thì chắc chắc các nông dân sẽ không bị khốn đốn như lúc này. Thêm sông Mekong bị cạn, đồng ruộng bị khô hết cho thấy viễn kiến của Hà Nội không xa lắm, chỉ ăn bám vào Trung Cộng. Nay chới với. Có lẻ đã quá trễ chăng.

Vào những lúc này thì người Việt mới hiểu là cần buôn bán lương thiện với ngoại quốc vì khi gặp lộn xộn, họ sẽ tiếp tục mua hàng của mình hay viếng thăm Việt Nam. Chứ theo đuổi kiểu chặt chém, mì ăn liền thì khi đụng trận sẽ ngồi tiếc nuối. Du khách sẽ không trở lại ngoài tây ba-lô mới. Xem một tấm ảnh Thái Lan, chụp hàng trăm xe buýt chở du khách đậu bến, mới hiểu du lịch của xứ họ quá mạnh khác xa ở Việt Nam.

Về mặt nhiên liệu, thừa cơ hội này, các nước ả-rập và nga-sô tìm cách phá giá dầu thô để làm các công ty khai thác dầu hoả Hoa Kỳ bị phá sản. Các công ty khai thác dầu mỹ chỉ sống sót nếu giá dầu thô phải bán trên $40/ thùng. Chính phủ Hoa Kỳ, tuyên bố sẽ mua dự trữ dầu thô nhưng trên thực tế là để cứu đám dầu hoả, thay vì đem tiền đầu tư xây hạ tầng, giúp y tế người nghèo khó. Năm 2020, là một năm sẽ được thế giới ghi nhận có nhiều chuyện xẩy ra như năm Mậu Thân.

Về mặt y-tế thì người ta cẩn thận hơn khi tiếp xúc người lạ hay đi du lịch. Ngay bây giờ, gặp nhau người ta không bắt tay mà chắp tay như người Ấn Độ để chào nhau. Có thể du lịch ở nước ngoài sẽ giảm rất nhiều cho thập niên tới đây. Con người sẽ hướng nội nhiều hơn, chỉ du lịch trong nước, ít lên máy bay theo chế độ bế môn toả cảng.

Được biết là mỗi năm có trên 160 triệu người Tàu đi du lịch khắp nơi trên thế giới, và có 146 triệu du khách viếng thăm Trung Cộng. Cho thấy muốn tiếp thị du lịch cho người ngoại quốc trong tương lai, chúng ta cần phải nói đến vấn đề y tế, sạch sẽ thì mới thu hút được du khách hay thực khách.

Sáng nay, ở hội Toastmasters, mọi người áp dụng việc không bắt tay hay ôm khi chào nhau vào buổi sáng mà đưa cùi chỏ ra cụng nhau. Người ta bắt đầu để ý đến sự nhiễm trùng khi tiếp xúc nhau. Có lẻ ai đau sẽ tự ý cách ly ở nhà để không gây nhiễm cho đồng nghiệp hay bạn học. Hội mới ra tuyên cáo là tạm ngừng hoạt động trong thời gian đại dịch.

Về giáo dục, các lớp được hướng dẫn, giảng dạy qua mạng sẽ gia tăng nhiều trong trường học hay đại học. Trường con gái mình, bắt đầu giảng dạy thử qua mạng để chuẩn bị trường hợp đại dịch xảy ra và chính quyền bắt mọi người không được di chuyển. Trước Tết, ở Hương Cảng, các vụ biểu tình đưa đến trường giảng dạy qua mạng và thi qua mạng luôn.

Nói đến con gái thì mới hú vía. Nó theo học USC với chương trình của 3 đại học: USC, khoa học Hương Cảng và Bocconi Milan, Ý-đại-lợi. Năm đầu thì học USC, năm thứ hai thì học đại học Hương Cảng, năm thứ 3 học ở Milan, Ý-đại-lợi. Còn năm cuối cùng thì tự chọn, muốn về trường mẹ thì về còn thì học trường nào cũng được, ra trường sẽ được nhận 3 bằng của 3 đại học trên. Con mình chọn Hương Cảng thay vì về trường mẹ thì mình đồng ý, lý do trả tiền rẻ gấp đôi USC ($72,000/năm).

Ai ngờ biểu tình lung tung xẻng ở Hương Cảng khiến mình lo, kêu khoá cuối cùng về lại USC thì con gái nói để qua Ý-đại-lợi, học. Vụ coronavirus khiến mình la nó, không cho đi. Nó kêu Ý-đại-lợi có hệ thống sức khỏe tốt hơn nhưng mình chửi nó một tăng, nay nó ở lại USC thì vùng Milan bị cách ly, người ý chết như rạ trong mùa đại dịch này. Đa số là người cao niên. Nước này muốn tách riêng đi đêm với Trung Cộng, làm ăn đầu tư để lập lại con đường lụa ngày xưa, Marco Polo đi tàu để làm giàu, thoát khỏi nền kinh tế lừng khừng. Ai ngờ lại bị dịch của người Tàu nặng nhất Âu châu.

Người gốc á-đông, dù có sinh trưởng và lớn lên tại các nước tây phương sẽ bị nghi ngại và người ta sẽ sợ các sản phẩm từ Trung Cộng hay á-châu. Các giới truyền thông sẽ dựa vào vụ đại dịch này để đánh Trung Cộng khiến các nước á châu, phi châu có cơ mưu hợp tác kinh tế với Trung Cộng sẽ suy nghĩ lại. Người ta sẽ theo quy chế Hồn ai nấy giữ.

Nếu ai có rạp Xi-nê thì chắc sẽ đóng cửa luôn vì khán giả sẽ không bao giờ trở lại. Thật ra xã hội đang thay đổi, người ta xem Netflix nhiều hơn là coi phim trên các kênh truyền hình. Khi họ bắt đầu áp dụng hệ thống 5 gờ thì chắc còn thay đổi nhiều hơn.

Người ta sẽ không còn sử dụng tiền tươi nữa mà tất cả đều qua điện thoại hay thẻ tín dụng vì tiền tươi có thể mang theo vi khuẩn.

Có điều mình nghĩ qua vụ này, chúng ta cảm thấy chỉ có một con vi-khuẩn vô hình mà đã làm cả thế giới rúng động, bao nhiều thay đổi, lật mặt nạ thường được dấu sau những cụm từ hoa mỹ. Cho thấy những gì chúng ta đua đòi, chạy theo danh vọng ,…có thể mất trong tích tắc. Cô gái con nhà giàu chơi thời trang với nhóm giàu có, nay Milan, mốt Paris, mai Luân Đôn, bổng chốc bị nhiễm trùng rồi bị Hà Nội, đưa lên truyền thông đánh tới tấp để che mấy cán bộ cao cấp khác, đi cùng chuyến. Các người này có đối thủ rình rập cơ chế, địa vị của họ nên nhảy vào hội đồng, đem hình ảnh vợ con ra bêu xấu dù con nít cần được che mặt.

Trong giai đoạn này, hình ảnh các người ý, Tây-ban-nha bị cách ly, mở cửa sổ, đồng ca, hát cho nhau, nói rõ bản tính con người khi gặp một nguy cơ nào đó, cùng một lứa bên trời lận đận, sẽ đưa họ lại gần với nhau. Chúng ta sẽ đối xử nhau với tính nhân bản hơn là lòng đố kỵ, ganh tức. Họ có thể liên lạc qua mạng nhưng khi bị cách ly thì họ cảm thấy thật sự cô đơn nên đã mở cửa sổ, kêu gọi hàng xóm, hát hò để dấu đi nổi sợ hãi của nổi cô đơn trong cơn đại dịch.


Hôm qua, than với bà hàng xóm là đi chợ hết gạo, bà ta kêu ông chồng đem sang tặng 5 cân gạo lức cho thấy tình người vẫn chưa mất qua các không gian ảo mà chúng ta lướt hàng ngày, xeo-phì, tự sướng. Bao nhiêu người nhấn “Like” nhưng nay chả thấy ai kêu đến nhà tặng cho miếng cá kho,…thường được nhận “lai”, ngoài bà hàng xóm đem cho đĩa xôi Lạp xưởng và 5 cân gạo. Chán Mớ Đời  

Đồng chí gái kêu đi chợ mua giấy vệ sinh để trữ khiến mình Chán Mớ Đời. Nói trong ga ra có 2 bọc bự chưa khui, xài cả hai năm chưa hết. Thêm nữa, lần đầu tiên đi du lịch bên Nhật Bản, thấy trong khách sạn có gắn cái bàn cầu nhật Toto nên mình gửi mua để gắn ở nhà giúp đồng chí gái không bị nhiễm trùng tùm lùm nên đâu có cần giấy vệ sinh nhưng mụ vợ cứ la om xòm nên chạy đi chợ. Chả thấy gì cả. Thiên hạ mua sạch từ lâu. Về nhà bị vợ chửi sao không đi xếp hàng lúc 6:00 giờ sáng, đợi 4 tiếng đồng hồ để mua cuộn giấy dù trong ga ra có cả đống. Vợ lúc nào cũng đúng, sáng suốt quang vinh.
Chán Mớ Đời 

Nhs