Mình có xem một buổi nói chuyện của một y sĩ mỹ, bà Suzan Wondries tại một đại học Úc-đại-lợi về phóng xạ của điện thoại cầm tay. Bà ta mở điện thoại và chỉ cho mọi người biết là chính phủ bắt buộc các công ty bán điện thoại, phải viết mấy chữ là sử dụng điện thoại có thể gây nguy hiểm cho khách tiêu dùng vì phóng xạ, tương tự như các công ty bán thuốc lá ở Hoa Kỳ đều phải viết câu thần chú là hút thuốc có thể gây un thư phổi hay chi đó. Khiến mình thất kinh vì hay đeo trong người cái điện thoại.
Trong cuộc nói chuyện bà bác sĩ này cho xem mấy tấm ảnh chụp xạ trường con nít cầm điện thoại khiến mình hoảng tiều nên hay bỏ theo “airplane mode”, chế độ máy bay khi không xài, và từ 7:00 tối trở đi là mình tắt điện thoại.
Gần đây, người ta nói đến hệ thống 5 Gờ mà Trung Cộng đang dẫn đầu Hoa Kỳ và Âu châu và họ đang tìm cách kềm hãm công ty Trung Cộng Huewei thì nhật báo Chicago Tribune lại cho đăng một phóng sự về các điện thoại cầm tay cả các công ty như Apple, Samsung, Motorola,… có nhiều phóng xạ hơn mấy lần chuẩn mực của FCC, cơ quan liên bang điều hành về thông tin.
Các công ty sản xuất điện thoại cho rằng các phóng xạ từ trường của điện thoại cầm tay không đáng lo lắng nhưng tại sao FCC lại phải đưa ra các chuẩn mực hạn chế. Có lẻ vì vậy mà họ bị Huewei bỏ xa vì phải đương đầu với các hạn chế của chính phủ trong khi mấy anh ba tầu cứ tự nhiên như người Bắc kinh. Theo hiện tại thì tiêu chuẩn tối đa của FCC cho điện thoại cầm tay là 1.6 watts/ kg. Để xem 1.6W/kg là bao nhiêu.
Phóng viên khởi đầu bằng iPhone 7 mà hiện mình đang có (hình như 7S), còn 2 đứa con mình và mụ vợ đều có loại hiện đại nhất. Họ dùng một phòng thử nghiệm được FCC cho phép để thử nghiệm đúng theo tiêu chuẩn của FCC. Họ cho chạy 18 phút, với một cái sensor để lấy khoảng 275 lần đo.
Họ thử nghiệm vào tháng 8 năm 2018 rồi kèm sau đó các điện thoại khác như iPhone 7S, Iphone X, iPhone 8Plus, Galaxy S9, S8, J3, Moto e5, g6 Play và Vivo 5 Mini. Lần thử đầu tiên iPhone 7 cho thấy kết quả quá cao hơn FCC cho phép nên họ thử lại 2 lần nữa. Kết quả cho thấy trên 5kW/kg thay vì 1.6KW/kg như tiêu chuẩn của FCC hay 313% hơn tiêu chuẩn.
Ghi chú: bỏ điện thoại dưới lớp dầy 2mm là xem như người ta bỏ vào áo quần, khi đem điện thoại cầm tay theo.
Công ty Apple kêu không đúng sự thật vì không sử dụng các phương cách đủ trò,… khiến Chicago Tribune ngại bị thưa kiện nên sử dụng công ty RF Exposure Lab ở San Marcos, California để thử nghiệm lại. Công ty này được FCC chứng nhận từ 15 năm qua. Ông Jay Moulton, chủ của công ty Qualcomm, chính tay điều khiển cuộc thử nghiệm thì kết quả hơi lộn xộn vì họ nghĩ là thời gian và những phương cách thử nghiệm này lỗi thời từ năm 1990 khi người ta đeo nơi dây nịch độ dày là 25 mm còn đây bỏ trong áo quần thì chỉ dày có 2mm hay 5mm. Chán Mớ Đời
FCC tuyên bố là vẫn cho phép thử nghiệm dựa theo các tiêu chuẩn từ năm 1996, cách đây 22 năm, thế là hoà cả làng, để mọi người sẵn sàng chạy theo mua sắm và sử dụng hệ thống 5G.
Khi lò nguyên tử Fukusima bị sóng thần phá hư, người ta truyền sinh tố C với dose cao cho các kỹ thuật viên trước khi vào lò nguyên tử để sửa chửa để họ tránh bị nhiễm phóng xạ do đó chúng ta nên dùng sinh tố C để tránh phóng xạ của máy điện thoại cầm tay hay từ trường từ máy điện toán hay các làn sóng Wifi trong nhà hay ở ngoài đường.
Bác sĩ khuyên nên tắt điện thoại khi không dùng.
Đừng bao giờ bỏ điện thoại trong áo quần của mình nhất trong xú-chiêng :)
Không dùng răng xanh Bluetooth headsets
Không nên dùng điện thoại trong xe
Dùng speaker để xa cơ thể.
Xong om