Thường ngày, mở đài truyền hình, lên mạng hay đọc báo, chúng ta bị bao vây, tấn công bởi các quảng cáo, tin tức trái ngược khiến không biết đâu là bến bờ, tin ai, nào là nên ăn loại thực phẩm này, ăn theo trường phái kia. Nhất là kỹ thuật toán được các mạng xã hội sử dụng để bơm quảng cáo những gì mình để ý hay thích đọc.
Chẳng bù lại khi xưa, ít ai biết đọc, chỉ đợi cuối tuần đi nhà thờ để nghe ông cố đạo, đọc một đoạn trong thánh kinh rồi giải thích thêm nên đi nhà thờ cả đời vẫn chưa nghe hết cuốn kinh thánh. Có thắc mắc về một vấn đề nào đó, ông cố đạo kêu đọc thánh kinh sẽ có giải thích hết.
Ở các xứ bị ảnh hưởng của Nho Giáo thì cứ vác ông Khổng Khâu ra mà giải thích hết mọi vấn đề còn các xứ theo cộng sản thì vác Karl Marx, Engel, …ra mà giải thích các hiện tượng xã hội và lịch sử.
Xã hội càng ngày càng đông người, các công ty quảng cáo đánh vào tâm lý của người dân, muốn được mọi người phải mua iPhone mới, bận áo quần theo thời trang, mua ví xịn, không có tiền thì mua đồ nhái vô tư,… dần dần chúng ta sống theo trào lưu, vào nhà bà con, cha mẹ mỗi người ôm cái điện thoại để lướt sóng thay vì trò chuyện với nhau.
Chúng ta sống theo các nhu cầu do chính các công ty chế tạo ra để bán cho chúng ta. Con người phải ăn cái này, uống cà phê Starbucks mới được xem là theo thời thượng để chụp hình xeo-phì đăng lên mạng, câu like mà gần như chả ai màng đến.
Dần dần chúng ta mất đi tính tự chủ, sống không thực lòng, không sống cho chính mình mà cho thiên hạ. Chúng ta muốn mọi người chú ý đến ta. Tết nhất, khi xưa, ai nấy cũng mua cái thiệp viết chúc bạn bè hay người thân. Họ bỏ tiền, mua tem, viết những lời chúc tụng đẹp nhất. Nay chỉ cần lượm trên mạng lời chúc của ai làm sẵn rồi nhấn nút cho cả trăm, cả ngàn người. Chúng ta đại trà hoá mọi thứ trong cuộc sống, không còn chọn lựa, phân biệt bạn thật, bạn ảo,.... Xong om
Chúng ta từ văn hoá thức ăn nhanh đến văn hoá nhấn nút, văn hoá xeo-phì, văn hoá câu “like”, dần dần chúng ta trở nên thụ động, không còn tư duy, suy nghĩ riêng tư mà tư duy theo “câu like”,.. Ai muốn nổi tiếng thì cứ đưa ai đó phát táng lên mạng những cảnh nóng với người tình,… rồi ngơ ngác, giả bộ căm phẩn để người ta thương mến, để chạy đua theo người được nhiều like, nhiều bạn trên các mạng xã hội,…
Văn hoá xeo-phì khiến chúng ta muốn là người đầu tiên tải những tin tức hấp dẫn, chưa được kiểm chứng đưa đến tình trạng Fake News, tin giả, tin thất thiệt do các nhóm chính trị đưa ra hay các tay làm tiền, tung tin giả để bán quảng cáo.
Không nhớ ai nói: ”khi nào chúng ta không còn lo ngại đến người khác chỉ trích, chê bai thì lúc đó chúng ta đạt được sự tự do hoàn toàn.”
Càng ngày các máy móc, người máy thay thế con người trong công việc sản xuất, biến một số người lao động trở thành một giai cấp vô dụng về kinh tế vì không sản xuất. Chính phủ sẽ cho một chút tiền để mỗi ngày cứ bấm nhấn like để khỏi phá làng phá xóm, làm mất an ninh trật tự.
Về sức khỏe thì càng nguy hiểm vì chúng ta khoán trắng cho các công ty dược phẩm, thực phẩm, bác sĩ… thân xác của mình để rồi một hôm bị phán cho cái bệnh ung thư. Rồi đưa đầu cho họ giết mình sớm hơn để làm giàu cho họ. Con người chỉ nghĩ đến đồng tiền và cố quên đi lương tâm của người bán hàng hay thầy thuốc,…
Khi xưa, chưa có ngành y khoa hiện đại, người ta có những thuốc dân gian, hay học từ người lớn để tự chữa bệnh cho mình và người trong gia đình. Ngày nay, chúng ta không cần tìm hiểu cứ để bác sĩ muốn làm sao thì làm miễn sao hết bệnh mau chóng là được.
Mỗi ngày mỗi giờ chúng ta nhận các tiếp thị như chương trình giảm cân này rất tốt, có tài tử nào đó không biết đến kia là hay, đã giúp cho họ, hay thuốc này giúp bạn hạnh phúc, các thực phẩm này tốt cho sức khoẻ của bạn,…
Chúng ta sống ở thời đại mà trên phương diện đạo đức, các công ty chả màng đến, cứ tìm cách bán cho người tiêu dùng, càng nhiều càng tốt. Xem video thấy cách làm thịt bánh chưng, bánh tét, dưa hành với thịt heo chết,…
Dần dần chúng ta quên đi thiên chức của mình là phải có trách nhiệm với cơ thể, sức khoẻ của mình, không khoán trắng cho ai khác, tìm cách làm tiền trên sức khỏe của mình. Chúng ta chạy theo các quảng cáo, không cần xem xét kỹ lưỡng về đúng sai.
Hàng năm có trên 400,000 người Mỹ chết vì bác sĩ cho lộn dose thuốc, hơn 80,000 chết trong nhà thương vì thuốc của bác sĩ và được y tá cho uống theo lệnh của bác sĩ. Quốc hội Hoa Kỳ được các công ty dược phẩm và thực phẩm Lobby nên cho phép họ bán thuốc và thực phẩm về lâu dài sẽ gây bệnh béo phì,….
Khi xưa làm nông, người ta rất kỹ lưỡng khi ăn uống, cố gắng giữ gìn sức khỏe vì đau thì ai thay họ làm việc. Sau người ta ngưng làm nông, đi vào thành phố làm việc trong các nhà máy chế tạo các máy cày để thay thế họ trên các nông trường.
Từ đó họ mất đi tính tự chủ, làm việc ngày 8 tiếng và chỉ nghĩ đến cuối tuần lãnh lương rồi ăn nhậu đến ngày thứ hai đi làm lại. chúng ta mất đi tính tự chủ về tương lai cuộc đời của mình và khoán trắng vào các chủ ông công ty, sẽ có trách nhiệm về tương lai của mình và gia đình. Bao nhiêu việc đều khoán cho chủ. Lo về y tế, nếu được chủ tốt thì được bảo hiểm tốt còn không thì ngọng. Dần dần chúng ta bị xã hội chủ nghĩa hoá hết chỉ mong đợi vào chính phủ. Mất đi tính tự chủ, theo chủ nghĩa bày đàn như đàn cừu bị lùa đi vào lò sát sinh.
Nguy hiểm nhất là khi gặp bác sĩ không có y Đức. Anh bạn bị ung thư kể là anh ta không chịu chữa trị chemo như bác sĩ khuyên và tự chữa bằng sinh tố C, châm cứu, ăn uống cẩn thận, tập thể dục nhiều hơn thì sau 3 tháng cái bướu nhỏ lại 20% nhưng bác sĩ không thông báo tin này, vẫn tiếp tục muốn anh ta theo chemotherapy. Nếu anh ta nghe lời thì đã toi mạng vì xác suất được chửa trị bằng xạ trị chỉ có 2.1% tại Hoa Kỳ và giúp bác sĩ và nhà thương làm giàu thêm.
Cuộc sống của chúng ta tốt đẹp ăn thua vào những tin tức và kiểm soát về sức khoẻ của chúng ta. Bác sĩ chỉ đóng vai trò cố vấn y tế, do đó chúng ta cần phải tự tìm hiểu, về sức khoẻ. Ngày xưa, thế hệ ông bà cụ mình không có cơ hội đi học nhưng nay chúng ta đã tốt nghiệp đại học, có khả năng học hỏi thêm nên không thể khoán trắng cho người khác hay công ty nào về sức khoẻ của chúng ta.
Đi học về đầu tư, bài học đầu tiên là “không ai chăm sóc tiền bạc của mình cẩn thận hơn mình”, tương tự sức khoẻ của mình thì chỉ có mình mới chăm non cẩn thận nhất.
Muốn sống khỏe mạnh, chúng ta cần phải chịu khó, để ý đến cơ thể, thay đổi các thói quen không giúp chúng ta như uống rượu, hút thuốc,…và suy nghĩ cho chính mình thay vì nghe bạn bè hay bác sĩ.
Đau ốm hay chống trả bệnh tật nan y như ung thư rất tốn tiền, tốn công , tốn sức và tinh thần cho chính mình và ngay cả vợ con. Do đó kiểm soát sức khoẻ của chúng ta giúp chúng ta an tâm hưởng nhàn. Một người bị tai biến, bán thân bất toại sẽ là một gánh nặng cho gia đình.
Chúng ta lãnh hậu quả về các hành vi trong đời sống của chúng ta như uống rượu, hút thuốc, ăn uống bừa bải,.. Cuộc đời của chúng ta thì có quyền chọn lựa lối sống, nhưng khi bị bệnh hoạn lại là gánh nặn cho vợ con. Không lẻ vợ con bỏ mặc mình, lại tốn tiền tốn bạc, tốn công chăm sóc rốt cuộc, tiền mất tật mang, con cháu đi làm để trả nợ cho mình đưa đến con cháu sẽ không bao giờ ngất đầu lên.
Trong mấy cuốn sách mình đọc về sức khoẻ thì họ khuyên những điều sau đây:
Lên chương trình hành động khả thi. Nhiều khi chúng ta cứ đề ra các chỉ tiêu cho ngon như Hà Nội cứ tuyên bố Việt Nam sẽ ngang hàng với Nhật Bản trong 10 năm,…
Chúng ta cần viết xuống những điều muốn thực hiện để kiểm kê xem đạt được thành quả bao nhiêu,…
Khám bác sĩ định kỳ để lỡ có gì thì có thể ngăn ngừa trước như mình đi soi ruột, hay chụp hình thấy có cục bướu và bác sĩ mổ lấy ra ngay.
Uống nước nhiều để lọc các độc tố ra khỏi cơ thể.
Tập thể dục, vận động tay chân, đi bộ, bơi….
Ăn uống kiêng cử vì bệnh tòng khẩu nhập. Lâu lâu cũng nên xứ rào ăn chút chút những thứ cấm kỵ.
Ngủ cho đúng giờ giấc giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hữu hiệu…
Mỗi người có một lối sống, suy tư riêng nên tuỳ theo đó mà đặt ra các tiêu chí cho cuộc sống mình. Mỗi lần gặp bạn bè, mời mình uống bia hay rượu, mình đều từ chối. Lý do mình không thích thêm nữa đã hiểu được các tai hại của bia rượu thì tại sao phải tiêu thụ.
Dạo ở bên tây thì lâu lâu ăn cơm với bạn bè, họ kêu rượu này ngon rượu kia ngọt thì mình có nhấp chút xíu để thưởng thức nhưng thấy cũng không có chi là đặc biệt tương tự hôm trước, anh bạn cho mình thử uống trà đạo thì nhận thấy sự khác biệt giữa uống trà bị chao đảo và trà được nấu nhẹ nhàng nhưng thử nghiệm để biết chớ mình thấy không cần thiết phải uống trà kiểu anh bạn chỉ. Rườm rà cuộc đời.
Phải thoát ly khỏi các ràng buột, sợ hải bị người khác chê cười để có tự do thật thụ. Khi đó chúng ta mới thật sự là sống cho chính mình. Xong om
Nhs