Hiển thị các bài đăng có nhãn Tình.... Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tình.... Hiển thị tất cả bài đăng

La mã thành phố lịch sử của nghệ thuật

 Hôm nay được tin Đức giáo hoàng mới qua đời khiến mình nhớ đến lần đầu tiên đến La Mã đúng lúc Đức giáo hoàng Paulus VI mới qua đời và họ bầu vị đại diện của Thiên Chúa Giáo mới, Giovanni Paolo đệ nhất rồi 33 ngày sau, ông này lăn đùng ra chết. Sau đó họ bầu đức giáo hoàng Giovanni Paolo đệ nhị, gốc Ba Lan, mạnh khoẻ đến khi bị ông thổ nhỉ kỳ nào bắn nhưng Chúa cứu nên còn sống nhưng sức khoẻ xuống.

Con đường này rất đẹp. Được xây dựng trên 2000 năm vẫn tồn tại. Mình ngồi đây vẽ đến chiều thì thấy y chang mặt trời lặn. Mình có xem một phim Ý Đại Lợi, không nhớ tên là ban đêm sau đệ nhị thế chiến, chỗ này mấy chị em ta ra đứng đường rất đông. Hình như đạo diễn là Paolo Pasolini.

Mỗi ngày sau khi vẽ ở vatican mình với ông thầy ghé qua quảng trường San Paolo để xem với thiên hạ khói trắng hay khói đen. Thường độ 5 giờ chiều thì chỗ ống khói thấy khói bay lên. Khói màu đen là chưa có bầu được Tân Đức giáo hoàng còn màu trắng thì đã được bầu xong khiến thiên hạ vui mừng vỗ tay. Mấy Đức Hồng y họp mặt trong nhà nguyện Sixtina. Nơi Michelangelo bỏ 3 năm đời người để vẽ cái Trần nhà nổi tiếng.

Viết đến đây mới nhớ là sau khi viếng nhà nguyện này thì họ đóng cửa không cho du khách vào để bầu bán xem ai là vị đứng đầu nhà thờ thiên chúa giáo, thay thế Đức giáo hoàng Paolo VI. Mình nhớ đức Hồng y tên Giovanni Paolo đệ nhất nhưng sau một thời gian ngắn, hình như 33 ngày ông ta lăn đùng ra chết. Mình về lại Paris đâu 3 tuần lễ. Ông thầy mình hỏi đi La Mã nữa không. Chán Mớ Đời . Dưới đây là trần nhà của nhà thờ San Ignatio di Loyola do hoạ sĩ Pozzo vẽ, gọi là trompe l’oeil .

Chuyến viếng thăm là mã quá nhiều chỗ để viếng nên sau này mình trở lại hàng năm vào dịp lễ giáng sinh ở với gia đình mấy người bạn Ý Đại Lợi. Cứ 10 ngày, sáng vác đồ đi vẽ thăm viếng viện bảo tàng. Có nhiều nơi quá đẹp. Lần trước trở lại, họ mời ăn cơm thì thấy họ còn treo mấy tấm tranh của mình tặng khi xưa. Rất cảm động.


Nhưng nếu có dịp thì nên viếng Vatican nhất là viện bảo tàng. Đẹp tàn canh khói lửa
Viện bảo tàng Vatican. Bác nào đến La mã nên chịu khó bò vào đây xem. Có tất cả những gì hiếm có trên thế giới đều được mang về đây.
Palazzo Colonna
Galleria Borghesa
Thánh đường san Clemente 

Palazzo Spada 
Cầu thang danh tiếng của Palazzo Farnese.
Các Đức Hồng y tụ họp ở nhà nguyện Sixtina để bầu vị lãnh đạo của thiên chúa giáo. Nhà nguyện này được mang tên Đức giáo hoàng Sixtus người mướn Michelangelo để vẽ Trần nhà theo kinh thánh. Nhờ viếng nhà nguyện này không hiểu gì cả phải mượn tháng kinh về đọc để hiểu các bức tranh. 
Nhà nguyện Sixtina bên ngoài




Tính viết chi tiết về mấy tấm tranh trên Trần nhà của Michelangelo nhưng lười quá.

Nhà nguyện bên trong. Hình như nay rất khó viếng, phải mua vé trước mới được vào vì họ sợ đông người. Khi xưa mình vô cửa vô tư, ngồi vẽ. Có thẻ sinh viên quốc tế là vào cửa vô tư.
Villa farnesina
Viện bảo tàng Capitoline

Hôm nào kể tiếp.

Ai đến đây nên bắt chước Chúa Giê su bò lên cầu thang này. Họ kêu như vậy nhưng mình nghĩ chắc không đúng. Hình như họ làm replica của cầu thang ở Jerusalem.



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Thành phố nổi trên biển Venezia


Mình rất yêu thích Ý Đại Lợi, đã đi vòng quanh xứ này bằng quá giang xe nhiều lần, từ miền Bắc xuống mũi chân giày Sicilia, quê hương của Maàia rồi lên đến quê hương của La Camora. Có hai thành phố mình yêu thích nhất và đã trở lại đến 5 lần, thêm đồng chí gái cũng yêu thích hai thành phố này; Roma và Venezia. Venezia là thành phố đầu tiên của Ý Đại Lợi mà mình viếng. Khi xưa không biết bao nhiêu lần ngồi vẽ ở hai thành phố này. Năm ngoái về Ý Đại Lợi, ghé thăm gia đình anh bạn ở vùng Veneto, có đi lại Venezia. Chỉ cần lấy xe lửa thì 30 phút sau là đến Venezia, rồi đi bộ vòng vòng, đến chiều lấy xe lửa đi về lại. Mình có kể về lịch sử hình thành của La Mã. Hôm nay, kể sự hình thành của Venezia mà mình học khi xưa.

Venezia là một thành phố nổi, được xây trên biển, được thành lập cách đây đâu 1,604 năm về trước, sau khi đế chế la-mã tan rã. Làm sao thành phố này lại nổi trên biển từ 17 thế kỷ qua. Muốn hiểu phải tìm ở dưới nước để hiểu các chân móng của thành phố độc nhất trên thế giới vì các thành phố khác như Bruge, Colmar, Amsterdam tuy có nhiều con kênh nhưng không được xây dựng như Venezia.


Venezia là một kết hợp của 120 đảo nhỏ, nối kết bởi 177 con kênh và 391 chiếc cầu. Người ta cho rằng vào thế kỷ thứ 5, sau khi đế chế La-mã tan rã thì các đội quân ngoại quốc như Visigoth, quân của Attila,.. xâm chiếm, các người tỵ nạn bỏ chạy ra đến vùng này để thành lập thành phố này. Thật ra lúc ấy đảo Torcello đã có 20 ngàn dân cư sinh sống tại đây rồi đến thế kỷ 9, người dân dời đến đảo Rialto không hiểu nguyên do, chắc vì kinh tế, cũng có thể vùng Torcello không có thể xây thêm ra biển và người ta cần thêm đất để phát triển. Do đó thành phố phát triển ra biển. Người ta cho biết các dân cư vùng này đã đóng hơn 10 triệu cái cọc gỗ san sát nhau xuống sâu phần đất sét dưới biển, nhiều khi sâu đến 25 thước. Sau đó họ bồi bùn vào những khe trống của các cọc. Trên các cọc này họ, họ tạo sàn gỗ rồi xây các toà nhà bằng đá. Mình thắc mắc là nếu bằng gỗ, ngâm nước biển thì lâu ngày sẽ bị mục nhưng người ta giải thích là gốc cây được bùn bao bọc không có Oxygen nên không bị mục, ngược lại bị thạch hoá qua sự khoáng hoá. 


1604 năm sau, thành phố Venezia vẫn được chống trên các thân cây này. Cho thấy thời xưa người ta đã có kỹ thuật cao về xây cất dưới biển. Nghe nói thánh đường San Marco và cái tháp chuông to đùng được xây trên 100,000 cái cọc gỗ, và thánh đường Santa Maria  della Salute được xây trên 1 triệu cọc gỗ. Hay chiếc cầu danh tiếng Rialto mà ai đến đây đều phải chụp hình, có đến 12,000 cọc gỗ.

Người ta mới khám phá dưới chân của Kim Tự Tháp bên Ai Cập, được chống bởi các trụ sâu.

Tại sao thành phố này giàu có khi xưa. Lý do là vào thời trung cổ, Âu châu chìm trong giáo điều của giáo hội Vatican, thành phố này ở xa, dễ phòng ngự vì ở ngoài biển. Họ theo ngành ngoại thương thay vì buôn bán với các nước nhỏ trong vùng. 

Chỉ cần chở muối đi buôn bán trong vùng rồi chở đồ địa phương đem về bán đủ giàu 

Hệ thống các con kênh đã giúp thành phố này trở thành giàu có nhất thế kỷ 14 với 3,300 chiếc thuyền và 33,000 thủy thủ. Họ buôn bán đủ loại nhất là muối. Cơ thể chúng ta ai cũng cần muối nên thời đó vùng này đã biết làm muối để chở đi bán khắp nơi thua vì người Việt đi bán muối nghĩa là theo ông bà. 


Vấn nạn ngày nay của thành phố này là  mỗi năm bị lún độ 1-2 milimét xem như từ 16 thế kỷ qua đã lún xuống 1.82 mét. Kinh

Mình có theo dõi cách họ chống lại sự lún sâu này nhưng không ăn thì gì nên họ đoán độ 150 năm nữa là chìm luôn. Tây hay nói: viếng Venise rồi qua đời. Mấy bác còn chân đi thì nên đi viếng tránh mùa hè. Năm ngoái em đi tháng 10 mà du khách đông như quân nguyên. 

Đây hệ thống chống thủy triều của người ý nhưng không thành công vì đến nơi vẫn thấy ván để lót đường khi nước ngập. 

Mình có viếng Dubai, có một thành phố được xây trên biển nhưng nay thì được biết đang bị lún. Mỗi năm nghe đâu 2 cm. Kinh nên dân tình mua nhà ở đây tìm cách bán, và các hòn đảo khác dự tính xây, không có thằng ả rập nào mua nữa.

Thánh đường San Marco
Cầu than thở, nơi họ dẫn tù đi qua chỗ để hỏi cung
Kiến trúc Bizantine đến tuyệt đỉnh

Còn thành phố Bruge, nước BỈ rất đẹp cũng như Amsterdam của Hoà lan, hay Colmar của Pháp cũng dễ thương nhưng so với Venezia thì không thể so sánh. Kiến trúc quá đẹp, cho thấy khi xưa, dân ở đây giàu có thật sự mới xây cất như vậy.

Em định sẽ đi lại Venezia vào mùa đông vì họ có festival hoá trang rất đẹp. Thường em đi vào mùa Xuân, ít nóng và ít du khách nhưng nay thì các du thuyền lớn đổ bộ du khách vào mùa đông khá nhiều và Trieste gần đó. Thật ra năm ngoái về lại, không có đồng chí gái nên không thấy cảm xúc như ngày xưa. Chắc già hay nhớ vợ vì hai anh bạn đi với vợ còn mình thì lơ ngơ một mình. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Kiến trúc Baroque Tây phương

 Kiến trúc Baroque Tây phương


Dạo còn sinh viên, mình phải học lịch sử kiến trúc Tây phương, mình không thích kiểu Baroque lắm vì thấy quá rườm rà. Kiến trúc mà mê nhất là kiến trúc Hy Lạp, rất đơn giản nhưng lại đẹp và hùng vĩ.

Đúng hơn khi học về lịch sử kiến trúc thì thường phải học về các nhà thờ hay dinh thự vua chúa ở Âu châu vì khi xưa chỉ có nhà giàu hay nhà thờ mới có tiền để xây cất những toà nhà cao lớn vớt những Mỹ thuật qua các thời đại. Các nhà thờ Baroque là một số ví dụ nổi bật nhất của phong cách này, được thiết kế để gây choáng ngợp các giác quan và khơi gợi sự kính về mặt tâm linh. Mình không phải công giáo nên khi xem mấy bức tranh nói về thánh này thánh nọ là mình ngọng. Sau đó phải bò vào thư viện, mượn thánh kinh để đọc, rồi Cựu Ước, Tora, rồi Koran để hiểu mấy vụ này.

Thường người ta nghĩ về kiến trúc Baroque chỉ là vàng, các đường cong, và những chi tiết cầu kỳ nhưng thật ra kiến trúc Baroque đẫy xa những giới hạn trước đây nhờ kỹ thuật xây cất tiến xa hơn trước đây.

Nhớ chỗ này hai thầy trò đến vẽ mỗi ngày cả tuần lễ
Bản đồ của vương cung thánh đường Saint Peter, Vatican, được xây dựng trên một vận động trường thời đế chế La-Mã. Nhớ lần đầu tiên đi viếng thủ đô la mã với ông thầy, được ông ta giải thích vì hai thầy trò đem đồ vẽ đi khắp La MÃ mỗi ngày để vẽ. Khi đến vẽ Vatican, vương cung thánh đường thì thất kinh.
  1. Vương cung thánh đường Thánh Phêrô (Thành Vatican, Rome)
    Mặc dù nền móng của vương cung thánh đường có trước thời Baroque, những đóng góp của Gian Lorenzo Bernini như Baldacchino bằng đồng khổng lồ (1624–1633) trên bàn thờ chính và Quảng trường Thánh Phêrô rộng lớn với các hàng cột ấn tượng, đậm chất Baroque. Quy mô, tính kịch tính và sự tương tác của ánh sáng khiến nó trở thành một nền tảng của phong cách này.
  2. Nhà thờ San Carlo alle Quattro Fontane (Rome, Ý)
    Kiệt tác của Francesco Borromini (1638–1641) là một viên ngọc Baroque nhỏ nhưng mãnh liệt. Mặt tiền của nó gợn sóng với những đường cong lõm và lồi, còn nội thất với mái vòm hình bầu dục làm xoắn không gian theo cách gần như sống động. Đây là một ví dụ hoàn hảo về tình yêu của Baroque đối với sự phức tạp và chuyển động. Thật ra muốn thiết kế loại kiến trúc này cần phải giỏi về hình học để vẽ vòng tròn và ellipse.
    Khi xưa mình có vẽ nhưng cách đây 6 năm có đưa đồng chí gái đến chụp hình ở đây
  3. Nhà thờ Sant’Ivo alla sapienza, Roma, Ý Đại Lợi . Mình và ông thầy đến đây vẽ rất nhiều ngày vì do Borromini thiết kế, rất đẹp.

  4. Nhà thờ Il Gesù (Rome, Ý)
    Được xây dựng sớm hơn (1568–1584) bởi Giacomo della Porta và những người khác, đây thường được xem là tiền thân của Baroque. Mặt tiền hoành tráng và nội thất được trang trí phong phú—đặc biệt là các bức bích họa chiến thắng của Giovanni Battista Gaulli—đã đặt nền móng cho các nhà thờ Baroque hoàn chỉnh. Đây là trung tâm của Dòng Tên, ảnh hưởng đến các thiết kế trên toàn thế giới.

  5. Nhà thờ Basilica di Superga, Turin, Ý Đại Lợi mà mình có dịp viếng lại năm ngoái khi ghé thăm mấy người bạn một thời sinh viên.

  6. Nhà thờ Karlskirche (Vienna, Áo)
    Tác phẩm của Johann Bernhard Fischer von Erlach (1716–1737) kết hợp kịch tính Baroque với sự kiêu sa của đế quốc. Nhà thờ này khi mình viếng thăm năm 1978 đã bắt đầu được trùng tu, mà sau này mình dẫn đồng chí gái đi viếng lại thì vẫn chưa xong. Mái vòm khổng lồ và hai cột cao chót vót (lấy cảm hứng từ Cột Trajan) thống trị đường chân trời, trong khi nội thất lộng lẫy với các bức bích họa và trang trí thạch cao. Đây là một tuyệt phẩm Baroque muộn gắn liền với quyền lực Habsburg.
  7. Wieskirche, Đức quốc mình có dịp viếng năm 1978, khá lộng lẫy, họ gọi đỉnh của kiến trúc rococo- baroque, màu mè nhẹ nhàng và nhiều ánh sáng vì thường nhà thờ cổ rất tối. 
  8. Nhà thờ Santiago de Compostela (Galicia, Tây Ban Nha)
    Sự nâng cấp theo phong cách Baroque tại đây, đặc biệt là mặt tiền Obradoiro của Fernando de Casas Novoa (hoàn thành năm 1750), biến một công trình Gothic cũ thành một cảnh tượng hoành tráng, tinh xảo. Các chi tiết đá phức tạp và sự vươn cao theo chiều dọc là Baroque Tây Ban Nha thuần túy, với chút phong cách Churrigueresque. Hy vọng năm nay, mình sẽ đi bộ hành hương đến nhà thờ này.
  9. Nhà thờ Zacatecas (Mexico City, Mexico)
    Được xây dựng qua nhiều thế kỷ, giai đoạn Baroque của nó (đặc biệt là các bổ sung từ thế kỷ 17–18 như Bàn thờ của các Vua) phản ánh tầm ảnh hưởng thuộc địa của Tây Ban Nha. Các chi tiết phong phú và quy mô khổng lồ cho thấy Baroque đã thích nghi với Thế giới Mới như thế nào, kết hợp ảnh hưởng địa phương và châu Âu.
  10. Nhà thờ Thánh Ignatius Loyola (Paris, Pháp)
    Được thiết kế bởi kiến trúc sư Dòng Tên Jean-Baptiste Martellange và hoàn thành vào thế kỷ 17, đây là phiên bản Baroque của Pháp. Nó ít phô trương hơn so với các nhà thờ Ý nhưng vẫn gây ấn tượng với mái vòm, các bàn thờ xa hoa và tỷ lệ hài hòa.
  11. Nhà thờ Tu viện Zwiefalten (Zwiefalten, Đức)
    Một kỳ quan Baroque miền Nam Đức (1739–1747) của Johann Michael Fischer, nhà thờ này nổi bật với nội thất xa hoa—các bức bích họa của Franz Joseph Spiegler và trang trí thạch cao xoáy tròn khiến không gian như một vụ nổ thiên đường. Đây là đỉnh cao của Baroque trong Đế quốc La Mã Thần
  12. Có lẻ du khách đến thành phố Barcelona, Tây Ban Nha, sẽ không quên được hình ảnh của Sagrada Familia, do kiến trúc sư Antoni Gaudi, ngủ tại công trường để vẽ thiết kế. Năm 1926, ông ta bị xe tram điện cán và chết tại nhà thương thí. Nhà thờ ông ta chưa hoàn tất sau khi Khánh thành đúng 150 năm khi mình viếng lại cách đây 6 năm với vợ. thánh.

Sagrada Familia do kiến trúc sư Antoni Gaudi tại Barcelona 

Nhà thờ tại Lithuania khá lạ

Có toà nhà hành chính của Leuven rất lạ, bác nào đi Bỉ nên ghé viếng

Còn ai đến La Mã chắc chắn sẽ đến chỗ này, bễ nước Trevi. Dạo này đang bị đóng để sửa chửa, trùng tu. Mỗi năm họ lượm được 2 triệu Euro, tiền của du khách khấn nguyện chi đó, rồi quăn tiền xuống cái bể nước. Khi xưa, mình đến đây ít du khách nên còn ngồi vẽ được nay thì chịu. Suýt bị móc túi.

Những nhà thờ này thể hiện phạm vi của phong cách: từ những hình dạng con đầy mê hoặc của Ý Đại Lợi đến những công trình trang trí lộng lẫy của Tây Ban Nha , hay sự thanh lịch của Pháp và sự pho trường của kiến trúc Đức. Mỗi nhà thờ sử dụng kiến trúc như một sân khấu cho vở kịch tâm linh của mọi sắc dân.


Có nhà của Sa hoàng ở St Petersburg, nay là viện bảo tàng Hermitage. Baroque loại cực đỉnh, dát vàng,.. này chắc không bao giờ viếng được vì đi du lịch Nga rất khó. Mình có vào nhà của Sa Hoàng ở Uzbekistan, khá dễ thương.

Hay nhà thờ Saint Nicholson, tại Prague, cộng hoà Tiệp mà mình có dịp đến xem khi đến Prague mấy ngày.
Có nhà thờ bên Mễ Tây Cơ khá lạ
Nói chung mình không thích kiến trúc Baroque sau này biến dạng qua Rococo, rườm rà nhưng đã nói lên tiến trình của kiến trúc loại người, để tư tưởng thời đại ấy. Như ngày nay, văn hoá khắp mọi nơi bị ảnh hưởng của Deconstruction do ông Tây Jacques Derida chủ xướng, như nói lên sự tha hoá của con người với văn hóa thức tĩnh và từ từ con người lại trở về với sự bảo thủ cổ điển.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn