Đàlạt Suối Vàng, hồ Dankia 2021

 Hôm trước có người đọc bờ-lốc của mình, chia sẻ tin tức về Đàlạt Suối Vàng, mình lên mạng tìm thì thất kinh. Được biết hồ Dankia Suối Vàng, là hồ cung cấp nước cho thị xã Đàlạt, và nhà máy thuỷ điện Đơn Dương mà nay hồ sắp cạn nên họ sẽ ngưng phát điện.

Cách đây 28 năm, mình có làm việc cho một công ty kiến trúc, nhận vẽ trung tâm nghỉ dưỡng kiểu Disneyland, tại hồ Dankia do nhà đầu tư Tân Gia Ba, nhóm xây dựng khách sạn Equatorial. Trong một buổi họp mình có hỏi đến vấn đề phế thải và các tàu bè gắn động cơ trên hồ sẽ làm ô nhiễm nước uống của thị dân Đàlạt. Thế là họ chuyển mình công tác đồ án khác. Sau đề án này không thành khiến mình mừng hú vía. 

Ai ngờ ngày nay còn te tua hơn. Xem link

https://www.google.com/search?ie=UTF-8&client=ms-android-samsung-rev2&source=android-browser&q=tu%E1%BB%95i+tr%E1%BA%BB+r%E1%BB%91n+N%C6%B0%E1%BB%9Bc+%C4%90%C3%A0+L%E1%BA%A1t+%C4%91ang+ch%E1%BA%BFt


Ta thấy lòng hồ đã cạn, con suối vàng vẫn còn chảy róc rách. Cứ xem chiếc thuyền máy là hoảng sợ rồi.


Lý do là người dân chiếm đất, làm vườn trồng rau, xây mấy cái nhà che mưa nắng để trồng dâu sạch, bú xua la mua,..  cây cối xung quanh đều bị chặt hết khiến nước không được giữ lại nên mùa khô đến là ngọng.


Ta thấy dân cư trồng rau với các mái tôn hay nhựa, phủ đầy khu vực tạo nên khí hậu nóng hơn vì tôn phản chiếu lại sức nóng. Họ bơm nước lên để tưới vườn.

Sự tàn phá quá man rợ.

Xem ngựa ăn đất. Kinh

Từ năm 1945 đến 1975, xem như hai thế hệ người Việt bị động viên lên đường đánh giặc do đó không có thời gian học hành đến nơi đến chốn. Thế hệ của ông Võ Nguyên Giáp, thì có thể nói ông ta là người học cao nhất. Ông ta bị ông thầy tây ghét nên đánh rớt. Sau này, mình đọc tài liệu thì được biết người Pháp không muốn người Việt giỏi nên chỉ dạy sơ sơ, kiếu Tú tài bản xứ. Ai giỏi thì có thể bị đánh rớt, để không học lên cao.

Từ đó chán đời nên ông ta gia nhập việt-minh chống pháp, trước đó ông ta chỉ muốn được học bổng sang pháp học luật như bạn đồng môn Vũ Quốc Thúc (ông này kể lại vụ ông Tây đánh rớt, để được học bổng sang Tây).


Người ta gánh phân, thuốc sâu, để đầy đất mới được cày lên. Lây Lan xuống hồ để dẫn nước về Đàlạt cho thị dân sử dụng. Nhớ có lần trời mưa, lũ quét thuốc sâu của nhà vườn, khúc Nguyễn Tri Phương, kéo ra hồ Xuân Hương, khiến cá hồ chết nổi lềnh bềnh dầy hồ. Dạo ấy, nhà máy nước phải lọc kỷ lắm mới bơm nước.

Phân được để đầy ra khi hồ mất nước thì người dân chiếm đất luôn.

Nếu mình không lầm khi xưa, phía bên trái cũng toàn là cây thông hết như bên phải. Nay họ phác hết cây để làm vườn. Kinh


Không có cái gì mọc lên cả.

Đất khô cằn, không nước cũng không trồng được gì cả.

Sau chiến tranh, mấy ông lãnh đạo chỉ biết đánh giặc ở tuổi thanh Xuân, đánh đồn diệt ngụy, nay hoà bình, phải lãnh đạo kinh tế thì không biết ấp giáp gì cả nên nảy ra ý “ngăn sông cấm chợ”. 10 năm sau thấy te tua, không được thì đổi mới nhưng vấn đề là lãnh đạo một đại đội đánh đồn khác với khai thác kinh tế, giúp cán bộ giàu nước mạt.

Đọc các tài liệu của Liên Hiệp Quốc về Việt Nam khai thác tài nguyên kiểu thổ phỉ, chỉ biết lắc đầu. Chúng ta chỉ lo đào rồi bán tống bán tháo cho ngoại quốc. Chúng ta tự tước đi khả năng tồn tại và phát triển nguồn năng lực có thẻ nuôi sống chúng ta lâu dài. Nhớ ngày xưa, trước 75, Việt Nam bán cát Cam Ranh cho Nhật Bản, để họ làm kính máy chụp hình, khiến báo chí chửi bới. Chúng ta vui vẻ chặt cây để bán cho họ, thay vì nghĩ đến cách sử dụng tài nguyên để chế tạo các sản phẩm tại Việt Nam, giúp công ăn việc làm cho người Việt.

Hoa Kỳ có mỏ dầu lớn nhất thế giới nhưng họ vẫn đi mua và khai thác các mỏ dầu trên thế giới. Nà Uy tương tự, họ có mỏ dầu đấy nhưng vẫn phát triển kinh tế họ theo một phương cách lâu bền.

Họ bỏ cả tuổi trẻ của họ, nay thời bình thì cũng phải kinh tế để sống nên thay vì nhường chỗ cho người có khả năng, họ lại cho mấy người này lên các trại cải tạo. Mình nghe ông giáo sư Việt kiều yêu nước ở Bỉ kể; ông ta giúp Việt Nam trước và sau thời chiến tranh. Máy điện toán IBM của Việt Nam Cộng Hoà để lại, chuyên viên miền Bắc chưa bao giờ thấy trong khi người biết sử dụng máy này thì đang đạp xích lô cho ông ta. Ông này giúp Việt Cộng mấy chục năm dù được Việt Nam Cộng Hoà cho học bổng. Sau mấy chục năm ông ta về Việt Nam, xin ứng cử đại biểu quốc hội nhưng Việt Cộng không cho nên bất mãn. Chán Mớ Đời 

Chúng ta muốn phấn đấu theo chiêu bài “dân giàu nước mạnh” , vượt lên số phận nghèo, không chịu học, không chịu chuyên môn hoá, chỉ tính sao để đạt mục đích với thời gian ngắn. Cần bằng cấp ư, thì mua bằng cấp, học trùng tu. Mình nghe một anh bạn học chung lớp khi xưa, kể là đi dạy cán bộ cao cấp lớn của tỉnh. Anh ta phải xách cặp đến nhà quan lớn, quan lớn kêu mệt không học, kêu anh ta đi nhậu, cuối cùng khảo bài, anh ta phải làm dùm cho quan nhớn. Quan lớn đổ bằng cấp cao. Kinh

Về Việt Nam, thăm viếng vịnh Hạ Long là thấy rác rến nổi lềnh bềnh, nay nghe nói còn kinh hơn trước. Lần trước về Đàlạt, bạn học cũ có rũ mình lên Suối Vàng, thì công nhận te tua, học xây nhà tùm lùm, rồi các nơi làm vườn, phá nát đi cảnh quang thiên nhiên. Nay nhìn mấy tấm ảnh của báo Việt Cộng đăng càng thấy đau lòng. Ôi Đàlạt một thời của chúng ta.

Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn