Người về từ quá khứ

 Mới đi làm về, ông Tám Bôn Sa nhận được cú điện thoại. Sau cuộc điện đàm khiến ông ta thẩn thờ, ngồi xuống ghế sa-lông nhìn về mông lung. Ông vừa nói chuyện với một tên bạn nối khố khi còn bé. Bố tên này, đi tập kết ra bắc, bỏ lại mẹ hắn với 3 người con nên trong giấy khai sinh, phần Cha: vô danh để tránh rắc rối với chính quyền Miền Nam. Bà mẹ lại đi thêm bước nữa, lấy ông chồng khác, sản xuất thêm 2 trự.

Sau hiệp định Geneva, Việt Nam được các nước Tây phương chia đôi ở vỹ tuyến 17, như Đại Hàn, Đức quốc sau đệ nhị thế chiến. Một triệu người, từ miền Bắc di cư vào nam ngược lại có 300,000 người từ miền nam di tản ra Bắc mà Hà Nội gọi là đi tập kết. Ngoài ra Hà Nội còn để lại một số cán bộ nòng cốt để tổ chức cuộc chiến tương tàn như Lê Duẫn, Nguyễn Văn Linh,…

Mình nghe nhà kể, có một chiếc xe Lam chở một gia đình đi di tản như chiếc này, họ bóp còi, qua mặt thì 10 phút sau, thấy chiếc xe Lam bị pháo kích Việt Cộng tan tành, chết hết. Có lẻ họ chết để cho gia đình mình sống. Khi nhìn tấm ảnh này khiến mình rùng mình.

Đọc cuốn hồi ký Thép Đen của Đặng Chí Bình, người bắc di cư vào Nam, được Nhà Kỹ Thuật tuyển dụng, huấn luyện để trở về bắc, liên lạc, lấy thông tin, phá hoại thì mới khám phá ra chiến dịch cho người ngoài bắc di cư vào nam là một thất bại lớn về mặt chính trị của phe tự do. Người mà ông tiếp xúc tại một nhà thờ ở Hà Nội, lại là chính Việt Cộng phản gián. Ông ta phát hiện bị theo dõi sau khi tiếp xúc ông cha. Mình đọc cuốn I và II năm 1991, đến 20 năm sau mới đọc thêm cuốn III và IV thì mới có giải đáp vì sao ông ta bị bắt và ai là nội gián, hay phản gián của Hà Nội.

Tập II và IV mình mua đọc sau 20 năm, khi tác giả thu thập thêm tài liệu.

Bao nhiêu người sợ hải cuộc cải cách ruộng đất nên bỏ chạy vào nam, khiến số chống lại chế độ còn rất ít, dần dần bị bắt và đưa đi cải tạo như ông Vũ Thư Hiền kể. Khi các người nhái, điệp viên được miền nam huấn luyện, được thả về Bắc bằng đường biển, hay xâm nhập qua biên giới Hạ Lào thì đều bị tóm hết. Ông Đặng Chí Bình cho hay khi bị lấy cung, họ cho ông ta xem tấm ảnh đang ngồi ở Sàigòn, với người huấn luyện ông ta về gián điệp. Sau này, ông ta khám phá ra là những người huấn luyện phản gián cho ông ta đều làm gián điệp cho Hà Nội.

Ngoài ra, 300,000 người miền nam ra bắc thì xem như là con tin của Hà Nội, họ cho người liên lạc với gia đình, đưa thư,…để kết nối người nhà, giúp Hà Nội. Điển hình, ông tướng Dương Văn Mình, có người anh có địa vị khá cao trong chính quyền miền bắc. Hay trường hợp ông nhà báo Phạm Xuân Ẩn, làm mưa làm gió trong thời kỳ chiến tranh. Ông ta được Hà Nội bỏ tiền cho sang Hoa Kỳ học 2 năm ở Quận Cam, trường đại học cộng đồng OCC về báo chí rồi về Sàigòn lãnh công tác, tung tin tức do Hà Nội đưa cho các phóng viên ngoại quốc.

Kể ra thì không xuể, đó là những yếu tố rất quan trọng đưa đến sự thất bại của miền Nam. Trước 1954, người ta gọi những người chống pháp là Việt Minh, viết tắc của Việt Nam Đồng Minh Hội. Sau 1954 thì gọi ai theo Hà Nội là Việt Cộng. Nôm na là Việt Minh trở thành Việt Cộng khiến những người theo kháng chiến chống pháp, dù không theo cộng sản, bổng nhiên trở thành Việt Cộng.

Một hôm sang nhà thằng bạn chơi, mẹ nó, bà Mười hỏi con thích chơi với đứa nào nhất. Ông 8 kêu thằng Cẩn, thằng Khía thì lết hết quá. Bà Mười hỏi cho thằng Cẩn qua nhà con ngủ rồi sáng đi học luôn được không. Ông 8 gật đầu, thế là bà Mười chạy qua xóm ông 8, hỏi mẹ ông ta, cho thằng Cẩn, tối vác quần áo qua nhà ông 8 ngủ nhờ. Lý do là ban đêm mấy ổng về, sợ bắt chúng vào Bưng, đưa truyền đơn, về tỉnh thả truyền đơn. Bà đi gửi thằng Khía cho gia đình khác. Dạo đó ông ta mới học tiểu học mà Việt Cộng đã xử dụng con nít để rãi truyền đơn. Lý do là cảnh sát ít để ý đến con nít, nhét truyền đơn trong bụng.

Bà Mười được lệnh của cách Mạng, ở lại hoạt động, báo cáo ai là xã trưởng, quận trưởng, thu thập tin tức của Việt Nam Cộng Hoà. Tuy hoạt động cho Việt Cộng, Bà Mười vẫn sợ cách mạng bắt mấy đứa con vô bưng, không học hành gì cả. Ngày qua ngày rồi 30/4 đến, bố thằng Cẩn trở về, với chức vụ nổi đình nổi đám. Anh em thằng Cẩn bổng nhiên dựa hơi chức vụ của bố, đổi tên họ mẹ qua họ bố cách mạng nên được cất cử làm chức vụ lớn rồi điềm chỉ bà con trong xã.

Thằng Cẩn, đi theo dê vợ ông 8, bỏ ông ta theo nó, một thằng từng qua nhà ông ta hằng đêm, ăn ở nhà ông ta, trả ơn gia đình ông 8 bằng cách chim vợ thằng bạn nối khố. Thằng Khía, em thằng bạn nối khố, chiếm ruộng vườn của gia đình ông 8 ở Bà Rịa khiến ông ta chỉ còn cách duy nhất, liều chết, xuống tàu ra đi tìm tự do. Ông không bị Việt Cộng bắt đi tù, không có nợ máu với nhân dân, vẫn bị bần cùng hoá bởi bạn bè, mẹ ông ta giúp đỡ người dưng rồi được trả ơn bằng chiếm hết ruộng nương. Cách mạng đã giải phóng ông ta bạn bè, ruộng vườn, vợ con. Xem như giải phóng mặt bằng hết.

Sau đó họ kêu gọi hoà hợp hoà giải, quên thù hận đi. Trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ, người miền Nam bị mất hết tài sản. Tài sản của họ là những người nô lệ da đen và da trắng, nay họ cấm làm chủ tài sản của họ thì chỉ có chết đói. Ai làm nông cho họ, do đó sự kỳ thị chủng tộc ở miền nam vẫn còn hiện hữu từ bao nhiêu năm nay. Người miền nam Hoa Kỳ bị tước đoạt tài sản và kẻ thắng cuộc miền Bắc phải kêu hoà hợp hoà giải trong tinh thần triệu người vui, triệu người buồn.

Sang mỹ, ông cố gầy dựng lại một cuộc đời, làm ăn lương thiện bằng sức lao động của mình vì đã lớn tuổi, khó đi học lại. Sau mấy chục năm, ông ta tưởng đã nguôi đi những quá khứ đỗ vỡ do kẻ thắng cuộc  đem đến cho gia đình ông ta nay tên bạn nối khố một thời, từng kêu tư bản đang dãy chết, bổng nhiên xuất hiện, du lịch qua Hoa Kỳ chơi, gọi mời đi nhậu.

Ông ngồi thẩn thờ, không biết có nên đi gặp lại tên bạn nối khố, bố mẹ hắn và các người chung chí hướng của hắn đã phá vỡ hạnh phúc gia đình của ông 8, nói riêng, và làm biết bao nhiêu gia đình mất cha mất mẹ mất con sau ngày 30/4. Vạn người vui, triệu người sầu. Vui vì chiếm được vợ kẻ khác, chiếm đất của những tên có nợ máu với họ. Theo ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng Hà Nội, trả lời với tờ báo Paris Match, có 3 triệu người học tập cải tạo. Xem như gia đình của 3 triệu người này là vất vả, phải thăm nuôi. 3 triệu người là con tin của Hà Nội, khiến gia đình họ không thể không chấp hành vì muốn được chồng, con hay cháu mau được thả về.

Mẹ mình kể là sau một ngày buôn bán mệt mỗi nhưng tối về phải đi họp tổ dân phố, vẫn phải lên diễn đàn,  kêu gọi chị em phủ nữ ai có chồng con đồng cảnh ngộ, nên viết thư khuyến khích, động viên chồng, cha hay con  học tập tốt để được cách mạng khoan hồng mà cho về với gia đình. Mẹ mình phải tự kiểm điểm trước tổ dân phố, cứ tụng mãi câu Chồng tôi sai đương lạc lối nên mỗi lần thăm nuôi tôi phải động viên chồng học tập tốt, nhất là các con trở thành Cháu ngoan của bác, trò ngoan của thầy,…

Khách hàng ông ta, đi theo diện con của H.O. kể là sang đây mới thấy cái lá cờ vàng 3 sọc đỏ mà Việt Cộng gọi là cờ 3 que. Cháu hỏi ba cháu tại sao không kể về lá cờ này ở Việt Nam, ba cháu kêu nếu kể về nó thì đi tù không có ngày về. Cháu lên 3 tuổi khi ba cháu đi tù cải tạo, 15 năm sau ba cháu về, thấy sao sao vì quá lâu, lớn lên không có cha. Phải cần một thời gian lâu, cha con mới nối kết lại tình phụ tử. Qua đây mới có tài liệu nói về cuộc chiến Việt Nam khác với những gì Hà Nội đang dạy.

Nếu tính từ năm 1945 đến 1975, xem như đa số người Việt sinh ra và lớn, ít có cơ hội sống bên người cha hay chồng. Lý do là tham gia kháng chiến hay chiến tranh sau 1954. Mình chỉ sống với ông cụ sau khi được giải ngũ năm 1966. Do đó mình nhớ đến thời ông cụ, đi học thêm ban đêm để thi bằng tiểu học và học thêm đánh máy. Xem như mình sống với ông cụ được 5 năm vì có thời gian ông cụ bị đổi lên Ban Mê Thuột.

Em mình thì lớn lên cũng không sống với cha vì ông cụ đi cải tạo đến 15 năm. Cuộc đời chỉ loanh quanh với mẹ. Không biết có ai ở Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề sinh ra không có cha, thiếu tình thương phụ tử. Vấn đề này rất quan trọng cho đứa bé lớn lên về mặt tinh thần, đạo đức, và học tập.

Vạn người vui, triệu người sầu. Gia đình ông quản giáo vui còn gia đình của các trại viên thì buồn.

Theo thống kê tại Hoa Kỳ, 30% người mẹ đơn thân sống trong cảnh nghèo khó. Mình nhớ mẹ mình một thân một nuôi một đàn con 10 đứa thêm phải thăm nuôi hàng tháng ông cụ mình trong trại cải tạo. Nếu không có thăm nuôi, chắc ông cụ đã bỏ xác từ lâu. Nuôi được ba cô con gái tốt nghiệp đại học sau khi chế độ mới bỏ lệnh không cho con cháu phản động học đại học.

Ngồi thừ ra trên ghế, ông cứ nghĩ mung lung, không biết có nên đi gặp tên bạn nối khố ngày xưa, người đã khiến vợ ông ta bỏ ông theo hắn, em hắn chiếm hết ruộng vườn của gia đình ông ta. Ông ta có nên tha thứ cho những kẻ ấy vì dù sao nay ông 8 đã già, chết sống không biết lúc nào.

Theo các bác, ông 8 có nên đi gặp lại tên bạn một thời? Xin cho em biết. Cảm ơn trước.

Nguyễn Hoàng Sơn