Yêu bằng trái tim hay bằng cái bụng

 Có lần thằng con, cắc cớ hỏi tại sao tiếng Việt lúc nào cũng chia với động từ “ăn” khiến mình ngơ ngác, rồi mò mò mới hiểu có đến 134 từ ngữ được kết với từ “ăn” như ăn cướp, ăn hiếp, ăn trộm,… sau đó mình nói với nó là người Mỹ yêu thì để trong tim họ, còn người Việt khi yêu thì để trong lòng của họ. Thí dụ, bố yêu mẹ rồi vỗ cái bụng, chớ không chỉ trái tim, lại càng khiến thằng con như bò đội nón.

Thắc mắc của thằng con khiến mình tò mò, tại sao người Việt hay nói đến cái ruột, cái lòng thay vì trái tim khi nói về chuyện tình cảm. Thắc mắc được giải đáp khi mình bắt đầu đọc sách về y tế, sức khoẻ.

Các khoa học gia đơn cử khi chúng ta vừa ăn một bữa ăn thịnh soạn, hay mới giao cấu thì não bộ của chúng ta tạo ra những hoá chất khiến chúng ta cảm thấy vui sướng, hạnh phúc, mà họ gọi là neurotransmitters giúp tạo ra các phức cảm khiến chúng ta cảm nhận về hạnh phúc, năng lượng. Không có những hoá chất này thì chúng ta sẽ không có những cảm nhận kể trên dù lâm vào tình trạng này. 

Trong những trường hợp như chúng ta bị thất tình, trễ cuộc hẹn với người yêu, thì não bộ sẽ tạo ra các hoá chất khác sẽ khiến chúng ta lo lắng, buồn phiền, xì-trét,…

Những thăng trầm của cuộc đời bị kiểm soát bởi những cảm tính và các hoá chất của não bộ chúng ta. Một bộ phận mà 90% là chất béo, nặng độ 3 cân anh. Gần đây, mình đọc sách của 3 ông bác sĩ chuyên gia mỗ tim, xem video các buổi diễn thuyết của họ thì khám phá ra không phải cái não bộ mà là đường ruột, bộ lòng giúp hệ thống miễn dịch mà người Việt chúng ta hay nói đến, yêu để trong lòng, ghét để trong bụng. 

Y khoa tây phương hiện đại được khởi đầu từ 100 năm đổ lại và giảng dạy các bác sĩ tương lai, kê toa thuốc của các công ty dược phẩm, và làm tiền như phương châm mới “lương y như kế mẫu”, mẹ ghẻ thì khó thương con chồng. Chúng ta đến viếng bác sĩ, bận bịu, đông bệnh nhân, chỉ có vài phút để khám sức khoẻ hỏi chuyện, cứ kê thuốc, nuôi bệnh nhân để trở lại trong 3 tháng tới để làm tiền thêm. Xong om

3 ông bác sĩ này sau khi mỗ trên 10,000 bệnh nhân, khám phá ra là thay van-tim thì độ 1, 2 năm sau, bệnh nhân trở lại bàn mỗ. Có lẻ giàu có, không cần nhiều tiền nữa nên họ mới giác ngộ cách mạng, tự hỏi có cách chữa trị bệnh nhân cách khác hay không và tìm ra nguyên nhân chính là cái bụng, bộ lòng là não bộ thứ nhất. Khi chúng ta lo âu, thì ruột gan rối bời, bệnh khởi đầu từ bụng khi ăn cái gì không tiêu hay có chất độc,…

Họ bắt đầu đọc sách cũ trước thế kỷ 20, khám phá ra một khôi nguyên y khoa của giải Nobel, người Nga, tên Ilya Mechnikov, ông này khám phá ra vai trò của phagocytes, một loại tế bào quan trọng của hệ thống miễn dịch, và đoạt giải Nobel năm 1908.

Chúng ta đều sống cô lập trong bụng mẹ đến 9 tháng 10 ngày, một không gian, dung dịch cực sạch tinh khiết, không bị nhiễm trùng. Khi chúng ta được sinh ra theo đương âm hộ của người mẹ, được bọc theo một lớp vô hình gồm các vi khuẩn thân thiện. Từ các vị khuẩn này sinh sôi nẩy nở ra bộ lòng ruột trong bụng chúng ta, được gọi là microbiota hay microbiome, hệ vi-sinh-vật. Xem mấy video thì họ cho thấy các ruột của chúng ta là một hệ thống não bộ, liên kết với não bộ trên đầu.

Bộ phận này lớn dần và ngày nay 90% các tế bào trong cơ thể là tế bào vi khuẩn, chỉ có 10% là tế bào của chúng ta. Người ta thí nghiệm, anh em sinh đôi, tách ra sống ở hai môi trường khác nhau thì lớn lên, các tế bào của họ cũng khác nhau vì ăn uống ở môi trường khác nhau.

Các vi khuẩn thân thiện của bộ lòng của chúng ta giúp tiêu hoá các thực phẩm được đưa vào miệng, tạo ra các sinh tố cần thiết và hormone , kiểm soát lượng đường của máu, và chất béo,…

Các vi khuẩn trong ruột có thể kiểm soát, khiến chúng ta bị bệnh béo phì, bệnh tháo đường hay loảng xương,… họ thí nghiệm bằng cách cấy một số vi khuẩn trong ruột của người bệnh béo phì hay bệnh tiểu đường cho một người bình thường thì một thời gian sau, người bình thường bị bệnh béo phì, có những vi khuẩn tương tự người bị béo phì. Chán Mớ Đời 

Thậm chí các người sống chung thì lâu ngày bị lây các vi khuẩn của nhau trong đường ruột.

Mình có đọc một tài liệu về đông y, họ cho biết khi xưa, các vua chúa có nhiều cung nữ, mỗi đêm, thái y bắt mạch các cung nữ có những điểm tốt để bồi bổi cho nhà vua nên mới đem vào ngủ với vua. Họ lựa toàn các thiếu nữ trẻ, mạnh khoẻ, để truyền nhân lực qua cho vua. Họ nói ông vua phải nằm tư thế nào, các cung nữ thì nằm thế nào. Có hình vẽ khá hay. Chỉ tiếc mình không phải Bảo Đại để thử. Chán Mớ Đời 

Có ông vua Càn Long là hiểu rõ vấn đề đông y này vì giỏi võ nên ít, hay không giao cấu, chỉ ngủ với các cung nữ nên sống lâu. Còn mấy ông kia thì cứ giao cấu nên chết sớm. Mình thử trải nghiệm thì thấy trong tuần mình không đụng tới mụ vợ thì tóc đen lại sơ sơ, nhưng khi mụ vợ kêu trả bài là hôm sau, tóc bạc ngay. Mình để ý mấy ông mà tóc đen, đa phần là bị tiểu đường nên không cương được. Cứ thấy bạn bè tóc đen thì biết một là cưa sừng trâu làm nghé hai là bị liệt dương.

Mình có xem một phim tài liệu, có một khoa học gia sang phi châu, tìm ra một bộ lạc, muốn truyền các vi khuẩn bộ lòng của giống bộ lạc qua người ông ta nhưng bạn bè khuyên là không nên. Ông ta muốn thử nghiệm như ông Mechnikov khi làm việc tại viện Pasteur, Paris. Ông này dùng vi khuẩn của bệnh dịch tả để cấy vào người để giúp cơ thể, bộ lòng chống trả lại các vi trùng. Tương tự ngày nay người ta tiêm các vi khuẩn covid yếu vào người để tạo ra kháng thể giúp chúng ta chống trả bệnh này. 

Trên thực tế thì phức tạp hơn nhưng cứ tạm hiểu như vậy để có khái niệm.

Khi các kháng sinh được tìm ra bởi ông Iman Fleming, người ta lạm dụng và vô hình trung giết vô số các lượng vi khuẩn đặc biệt trong cơ thể nhằm giúp chúng ta chống lại bệnh tật, làm suy yếu hệ thống miễn nhiễm của chúng ta. Vợ mình mỗi lần đau là cứ kêu bác sĩ cho uống thuốc kháng sinh để mau lành bệnh. Vấn đề là khi uống kháng sinh, vào trong đường ruột các kháng sinh này sẽ giết các vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời lại giết luôn các vi khuẩn thân thiện khác.

Điển hình, khi xưa, thời ông Diệm thì muốn loại trừ Việt Cộng nằm vùng thì họ cho xây dựng các ấp chiến lược. Tối là đóng cửa ấp lại, có đồn canh, nằm vùng về thì biết ngay. Sau này, họ đốt hết các làng mạc, kêu là không tiếp tế cho Việt Cộng nằm vùng, đưa người dân vào thành thị rộng lớn thì khó kiểm soát. Lâu lâu anh đi tuần, bắt gặp khủng bố Việt Cộng thì bắn đại liên hay bỏ bom thì dân vô tội chết lây.nhất là Việt Cộng hay dùng người dân làm bia đỡ đạn cho họ.

1/3 con nít tại Hoa Kỳ được sinh ra bằng mỗ xẻ khiến người ta quan ngại cho tương lai. Lý do là khi chúng ta sinh ra qua đường âm hộ của người mẹ, thì cơ thể chúng ta sẽ có một lớp vi khuẩn thân thiện giúp cơ thể mạnh, và hệ thống miễn nhiễm cao nhất là bú sữa mẹ rất tốt vì được truyền sang các vi khuẩn thân thiện, giúp hệ thống miễn dịch. Ngày xưa, người tàu, hay mướn các bà vú, mới sinh con, đem về nhà, cho bố mẹ mình lớn tuổi bú sữa của các bà mẹ trẻ này, để giúp hệ thống miễn nhiễm của họ mạnh lên, ít bệnh tật.

Họ cho biết các trẻ em được sinh ra bằng mổ xẻ, có nguy cơ đến 25% bị béo phì, hen suyễn và hệ miễn dịch yếu kém trong tương lai. Do đó, ngày nay, người ta nghiên cứu các phương cách giúp cải thiện hệ thống miễn dịch cao hơn.

Họ khám phá nếu chích một con chuột, các vi khuẩn Toxoplasma gondi thì một hiện tượng ngạc nhiên xẩy ra: con chuột này không còn sợ mèo nữa. Mình đang định tiêm loại này vào người để xem có hết sợ vợ nữa hay không. Các con chuột này lại thích mèo và cuối cùng thì bị mèo xơi tái. Chán Mớ Đời 

Người ta chứng minh là neurotransmitters là những hoá chất được cấu tạo trong đường ruột của chúng ta, các serotonin, một loại chống trầm cảm tự nhiên, 90% được cấu tạo bởi đường ruột của chúng ta. Độ 10% là do não bộ của chúng ta tạo nên. Cho thấy các vi khuẩn trong đường ruột có thể kiểm soát cách chúng ta suy nghĩ hay hành động. Như cảm giác , bụng đánh lô-tô,..

Người ta khám phá ra các chất béo mà chúng ta ăn lâu dài có thể thay đổi các vi khuẩn trong đường ruột. Ăn một loại thực phẩm nào đó sẽ giúp tạo những Prebiotic . Người ta được biết ông khôi nguyên Nobel tự tiêm các vi khuẩn bệnh typhoid mà bà vợ ông ta bị. Ông ta không chết và từ đó nghiên cứu về hệ vi sinh, khi làm việc tại viện Pasteur. Ông ta nghiên cứu về các người Đông Âu, ăn các sữa chua bị lên men như nữ hoàng Anh Quốc phái máy bay đến Bảo Gia Lợi để mua ấy-ủa đem về cho bà xơi nên sống lâu. Ông Mechnikow chết năm 1916, vào tuổi 71 trong khi người Pháp trung bình chết ở tuổi 40.

Mình có chị bạn, dược sĩ, kể là từ khi rước bà mẹ về để chăm sóc thay thế ông anh thì cho bà mẹ ăn các loại berries, đậu óc chó,… thì bà mẹ khá hẳn, tinh thần mạnh, minh mẩn trở lại. Đó là những thức ăn giúp bồi dưỡng trí nhớ.

Mình mới đọc tài liệu về các bệnh như alzheimer , Parkingson,..có thể chữa được nếu sử dụng Funtional Medicine (y khoa chức năng?) hôm nào rảnh sẽ kể thêm. Khá hay. Tương tự, người Nhật Bản khám phá một điều là càng ăn trái cây và rau quả thì lại càng bị bệnh. Lý do là trái cây và rau quả được các nhà nông xị thuốc sâu, sát trùng nên ăn vào thì tự bồi dưỡng luôn các chất sát trùng, thuốc sâu đưa đến các bệnh Alzheimer, Parkinson, MS,…

Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn