Showing posts with label Địa ốc. Show all posts
Showing posts with label Địa ốc. Show all posts

Chuyện tiền anh thợ ống nước


Hôm kia vô vườn, nhắn tin anh thợ ống nước ghé vườn để tặng anh ta một thùng bơ 20 kí, đem về cho vợ con ăn. Hàng năm, mình gọi anh ta ghé lại vườn để Test backflow ống nước của vườn mình ngay chỗ đầu đường. Từ ống chính của thành phố vào vườn mình. Nếu backflow hư mà nước vườn mình mà chạy ngược lại ống nước cái của thành phố là bị phạt mệt thở nên cần gắn cái backflow để xem có vấn đề tỏng trường hợp ống nước cảu thành phố bị bể đâu đó rồi áp suất hút nước của vườn mình vào ống nước thành phố. 


Ở nhà cái robinet ngoài vườn hay chỗ nối đầu đường nối vào nhà, cần có một các backflow để khi có vấn đề, nước bẩn chảy ngược lại thì cái backflow sẽ chận ngay, không làm dơ bẩn nước trong đường ống. Thành phố bắt mình hàng năm phải kêu một thợ ống nước có bằng thử vụ này làm rồi nộp cho thành phố.

Như mọi năm, mình kêu anh ta lại rồi biếu một thùng bự bơ về ăn. Anh ta hỏi có nên bán căn nhà mà mình giúp anh ta mua cách đây 10 năm. Dạo ấy mới lấy vợ còn trẻ, mới có con thì có người muốn bán căn Mobile home và miếng đất. Anh ta phân vân vì sự đầu tư quá to lớn với lưới tuổi anh ta.

Mình nói nên và anh ta nhờ mình giúp thương lượng mua. Chủ bán đồng ý cho anh ta trả $20,000 trước rồi mỗi tháng trả đâu mấy trăm cho chủ nhà. Giá bán là $127,500. Anh ta đặt cọc $17,500, nợ chủ bán $110,000, tiền lời mỗi tháng là 5% cho 15 năm. Mỗi tháng đóng đâu $869.87. Vợ chồng vui vẻ lắm, nhưng lo sợ. Mình nói đừng lo, nếu trả không được thì bán lại cho tôi, mình mua cùng giá. Rồi mình cho họ thuê.


Hôm kia ghé vườn anh ta nói là có nên bán hay không vì có người trả $1,000,000 nhưng anh ta muốn $1,200,000. Mình nói là nếu họ chấp nhận $1,100,000 thì bán đi rồi mua hai căn ở Temecula, khu tốt, an ninh để cho con cái đi học. Một ăn đẻ ở còn căn kia cho mướn. Rất quan trọng cho gia đình anh ta. Anh ta cảm ơn. Trên đường lái xe về nhà, mình cảm thấy vui vì đã giúp anh ta. Nhớ lại những người đã giúp mình khi xưa, tương tự mình cũng giúp 3 người khác mua nhà nay đều triệu phú. Trên đời không có gì vui khi đã giúp được ai một việc gì, có lẻ vui hơn cả trúng số. Có lẻ người mình giúp đầu tiên là vui nhất. Sau thì không để ý nữa. 


Nhớ có lần anh bạn gốc Bồ Đào Nha. Thường thì mình hay quen dân từ âu châu sang vì có cùng lịch sử tây âu. Anh ta gọi điện thoại nhờ lên Arcadia xem dùm anh ta căn nhà tính mua, xem giá cả sửa chửa trùng tu lại. Mình nhất trí, đi lên cùng vợ chồng anh ta. Trên xe anh ta kể giá cả về căn nhà muốn mua nhưng tên địa ốc không trả lời. Mình kêu đúng rồi vì hắn ta muốn có huê hồng cả bên mua bên bán. Mình nói muốn mua thì nên gọi hắn rồi kêu nhờ hắn mua dùm cho ông bà nhưng anh bạn mới đậu bằng địa ốc nên muốn ăn tiền lời.


Mình nói giá căn nhà $450,000, anh mua với bằng của anh thì được Hoa Hồng $9,000 (2%), tên Broker của anh lấy mất phân nữa chỉ còn $4,500. Đóng thuế mất $2,000, còn lại $2,500. Trong khi anh mua $400,000, để tên bán mua dùm cho anh thì anh lợi được $45,000. Bà vợ ngồi phía sau kêu Sony nói đúng. Thế là anh ta khẩn khừ vì mới đậu bằng địa ốc, muốn cho vợ thấy là cũng làm ra tiền. Đến nơi thì không có tên chuyên gia địa ốc ở đó, cả đám đi vào căn nhà này. Căn nhà này có đến 7 phòng, dùng làm chỗ cho người cao niên chung sống thay vì vào viện dưỡng lão, người Mỹ gọi là Assisted Living Home. Chủ mướn một bà quản lý với thằng con lo chạy việc, dọn dẹp, chở thiên hạ đi bác sĩ,…


Mình vào nhà thì gặp bà quản lý người Phi lUật Tân nên thọt vài câu tagalog rồi nói là muốn mua căn nhà. Với điều kiện là mẹ con bà ta ở lại giúp chúng tôi. Bà này nghe vậy mừng quá gật đầu như gà nuốt dây thung. Mình nói gọi dùm chủ nhà, bà ta gọi liền. Mình nói chuyện với chủ nhà kêu tên bán nhà không trả lời điện thoại. Muốn mua thẳng họ được không. Ông ta trả lời là được vì giao kèo ký bán với tên địa ốc hết hạn cuối tuần này. Mình hỏi chừng nào gặp. Họ đang đi chơi nên tuần sau về. 


Tuần sau gặp lại thì bà chủ là y tá, làm việc cùng nhà thương với bà vợ của anh bạn. Thế là xong khỏi lôi thôi. Mình trừ tiền Hoa Hồng đủ trò, chủ chịu bán $420,000 và cho vay lại 15 năm. Mình cho thợ lên sửa điện nước và họ trả thẳng cho thợ. Vợ chồng con cái bò lên sơn phết lại. Họ cho thuê phòng được 14 người. Nghe họ kể là mỗi tháng trả tiền chi phí hết, còn dư độ $40,000, xem như nữa triệu một năm. 15 năm sau họ trả hết nợ, Chán Mớ Đời nên bán giá $1,400,000 cho tên tàu nào. Vùng này toàn người Tàu ở. Họ đem $1,400,000 qua Texas mua 50 căn hộ rồi dầu lửa lên nên giá thuê căn hộ lên gấp đôi. Họ bán được 4 triệu. Về hưu thoải mái, mời vợ chồng mình đi du thuyền bên tây để cảm ơn nhưng dạo ấy mình bận nên không đi .


Có anh thợ khác, có lần dẫn vợ đến nhà mình để mình giải thích cho vợ anh ta nghe về mua nhà. Anh ta sửa chửa nhà cửa cho mình từ 16 năm qua nên tò mò vụ mua nhà cho thuê. Kêu vợ anh ta khôn hơn anh ta, cũng có thể chị vợ sợ gì đó, chồng nghe lời dụ dỗ của ai đó. Sau đó mình có tặng mấy cuốn sách về đầu tư và CD về các seminar mình đã dự. Hôm qua anh ta gọi nói đã nghe hết và đọc sách mà mình tặng, nhưng sẽ xem chừng nào mới mua được nhà. Mình kể chuyện anh thợ nước thì anh ta bổng kêu chới với. Họ biết nhau. Chỉ có khác là một anh ký tên mua căn Mobile home với miếng đất còn anh kia chỉ đợi khi nào học hết mọi thứ rồi mua nhà. 


Mình nói anh ta không còn trẻ nữa. Chúng ta quen nhau đã 16 năm. Tóc tôi nay đã bạc và anh cũng sẽ nối gót. Anh thợ ống nước thì 10 năm đã mua nhà còn anh này thì tiếp tục mướn Mobile home ở. Có anh thợ sơn khi xưa, mình kêu mua căn nhà mình đang tính bán nhưng anh ta kêu chỉ có $50,000 thì mình nói nhất trí, lấy $50,000 cho vay lại số $450,000 còn lại. Anh ta chần chừ rồi không mua. Mình bán cho anh khác với giá $550,000, lời hơn $50,000 nay anh thợ này nhờ căn nhà đó mà trên 20 năm qua, anh ta rút ruột của căn nhà đầu tiên, mua được thêm 3 căn nhà. Cho thấy phải hành động chớ cứ lừng khừng thì chả bao giờ được gì cả. Như lấy vợ, gặp cô nào cũng tán để xem ai là đối tượng mà lấy chớ ngồi đợi thì không bao giờ xoá ế giảm độc thân.


Hôm trước, có anh chàng kỹ sư trẻ, gốc Jordan mà mình có ghé nhà bố mẹ anh ta khi đến xứ này, rủ đi uống cà phê. Anh ta than là bà vợ bác sĩ muốn đổi nhà khác cho đúng tiêu chuẩn bác sĩ. Anh ta thì muốn để dành tiền để đầu tư mua nhà. Mình đoán là vợ chồng cãi nhau như mình và mụ vợ. Trước kia, đang ở nhà ngon lành, mụ vợ kêu muốn đổi nhà khác, nhỏ hơn nhưng trong khu mới mới. Mình cũng vào tuổi anh chàng này, bảo để dành tiền mua nhà cho thuê, về già có tiền xài. Cuối cùng cũng phải nghe lời vợ. Khi không có người gửi cho địa chỉ căn nhà ngân hàng tịch thu nên đành phải mua vì giá hời.


Mình nói anh ta nên đọc cuốn “The Millionaire mind” của Stanley Thomas, một giáo sư đại học Georgia Tech, đã bỏ mấy chục năm trời nghiên cứu về người Mỹ giàu tại Hoa Kỳ, để hiểu về tư duy của người triệu phú ở Hoa Kỳ. Họ mua nhà ở khu sang trọng, an ninh thì tương lai giá nhà lên cao hơn là các khu lụp xụp. Bây giờ anh trả tiền một tháng gần 2 ngàn đồng cho con cái đi học trường tư vì ở khu xụp xệ. Mua căn nhà ở học khu có trường học tốt hơn thì lấy tiền $2,000 đóng học phí để trả tiền nhà ở khu có học khu tốt, khỏi phải cho con học trường tư. Sau này nhà ở mấy khu đó lên giá cao hơn là khu anh đang ở. Nghe vậy anh ta như giác ngộ cách mạng, mừng hết lớn vì có thể chìu theo bà vợ mua nhà mới ở khu sang hơn. Vợ chồng khỏi cãi nhau như đồng chí gái và mình.

Khi xưa, năm 1993 nhà xuống mình có mua hai căn cùng giá tiền $150,000. Căn ở Huntington Beach và Garden Grove. Ngày nay căn ở Huntington Beach giá $1,200,000 còn căn ở Garden Grove thì giá đâu $850,000.

Hôm trước, có anh chàng đại hàn rủ đi ăn cơm rồi hỏi ý kiến bán mấy căn nhà cho thuê ở Kansas. Mình nói nên bán để đem tiền về cali mua nhà cho thuê vì sau này qua đời, vợ con không phải bay qua Kansas làm probate đủ trò. Nhức đầu. Đã ở Cali rồi thì không có chỗ nào tốt hơn cali trên thế giới. Khí hậu quá tốt. Tháng rồi, đi Florida mùa đông nên khí hậu tương đương Cali nhưng về mùa hè thì khóc vì quá nóng và ẩm.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Trí nhớ và karaoke

Khi xưa đi chơi mình hay vẽ, không có nhiều thì giờ thì đem sổ nhỏ ra phát hoạ vài đường để nhớ lại chỗ này có gì đặc thù, ghi chép lặt vặt. Có lẻ nhờ quan sát để vẽ mà mình có trí nhớ tốt. Hôm trước, vào ngân hàng, cô thâu ngân viên hỏi số trương mục của mình thì mình đọc cho cô ta đánh máy trên máy điện toán khiến cô ta ngạc nhiên, kêu mình nhớ cả tài khoản. Cũng như sổ thông hành, bằng lái xe mình đều nhớ. Khi điền đơn là khỏi phải đi tìm sổ thông hành cho mất công.

Hôm trước, thấy ông tây nào trên mạng tải tấm ảnh ở Paris trên nhóm nhiếp ảnh gia nên hỏi có phải Palais Royal thì ông ta nhất trí. Chỗ này mình có ghé lại lần chót với đồng chí gái năm 2009 với hai vợ chồng bạn học của vợ. Hôm ấy anh chồng nghỉ chạy taxi, chở hai vợ chồng đi vòng vòng Paris, nhờ có xe taxi nên có thể đậu nhiều nơi dễ dàng, chỗ dành cho taxi.

Mỗi lần leo núi, lên tới đỉnh mình ngồi nhìn phong cảnh để cảm nhận thiên nhiên. Trước khi đi xuống mới lấy điện thoại ra chụp một tấm hay hai để làm kỷ niệm. Nói chung thì về cũng chả xem lại, lười bỏ vào album. Mình có đâu hơn 1,000 tấm ảnh cũ Đà Lạt xưa nhưng lười bỏ, xắp xếp từng loại vào một album riêng trong iPad để dễ tìm. 


Khi mình sang Pháp, thấy người Pháp trước khi ăn đều đọc kinh để cảm ơn Thiên Chúa đã cho họ được bữa ăn. Nay thay vì đọc kinh, người ta lấy điện thoại ra chụp lia lịa mấy món ăn để tải lên mạng theo phương châm của ông Descartes, tôi xeo-phì nên tôi hiện hữu. Không ngửi mùi vị của thức ăn. Tôi chụp hình đồ ăn nên tôi hiện hữu nên thiên hạ chụp lia chia. Vấn đề là thiên hạ có xem hay không.


Người ta nói ăn bằng mắt, bằng lưỡi, bằng tai và bằng mũi trong khi chúng ta ngày nay ăn bằng điện thoại.

Điện thoại thông minh đã thay đổi hoàn toàn lối sống con người trên thế giới, người ta cho biết mỗi ngày trên thế giới, hình chụp cả mấy chục tỷ lần hay đi xem nhạc, thiên hạ thay vì nghe thưởng thức, họ mở điện thoại ra để quay, tự nhủ là sẽ làm kỷ niệm hay xem lại vô hình trung làm giàu cho các công ty bán Cloud (Mây). Cứ mở YouTube ra hay Netflix là có thể mở xem, khỏi mất công quay, tốn công quay. Vấn đề là chúng ta sống trong thời đại Fast & Furious. Những gì hôm qua được xem là sôi nổi nhưng nay đã đi vào lãng quên như chiến tranh ở Ukraine bị Gaza làm quên.


Chúng ta họp mặt gia đình, thân hữu, đối cảnh vô tâm. Mỗi người cầm điện thoại lò mò đọc tin nhắn. Cứ lâu lâu mở ra xem có gì lạ hay không rồi nhắn like hay còm gì đó. Chúng ta tuy gần nhưng cách xa. Rồi vài phút sau xem lại có ai nhắn lai còm của mình hay hình ảnh tô canh chua mới được đem ra. Chúng ta nghiện điện thoại như một người nghiện hút thuốc hay rượu. Không tự làm chủ chính mình. Khi đi ăn cơm tiệm, mình cất điện thoại trong xe để ngồi xem vợ con mở điện thoại chít chát. Không dám cấm mụ vợ, còn con thì mình có thể trừng mắt. Hôm trước, đi ăn với đám cháu, có 1 đứa cháu cứ mở điện thoại hoài, cuối cùng mình phải tịch thâu cái điện thoại của nó mới thấy cơn nghiện điện thoại ra sao. Thằng cháu cứ nhìn cái điện thoại để bên cạnh mình.

Nghệ nhân với tác phẩm và chi tiết. Nếu chụp hình ta chỉ thấy ông hoạ sĩ và bức tranh nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy các chi tiết được nghệ nhân vẽ rất chi tiết. Thường chúng ta chỉ ở hoàn cảnh tấm ảnh gồm nghệ nhân và tấm tranh của ông ta. Không chụp hình, chúng ta có thể có nhận ra các chi tiết được vẽ một cách công phu

Chúng ta chụp hình là để lưu lại những giây phút họp mặt, những giây phút đầu tiên đứa con ra đời hay một phong cảnh thiên nhiên mà chúng ta may mắn trải nghiệm. Mình nhớ khi thằng con ra đời, mình đem cái máy quay video vào phòng mỗ để quay làm kỷ niệm. Video cảnh bao giờ xem lại từ lâu vì máy móc cũ. Mình tiếc không cảm nhận khi thằng con ra đời bằng mắt thường thay vì qua màn ảnh video, thiếu không gian 4 chiều.


Người ta làm một thử nghiệm vào năm 2015, nghĩa là khá lâu. Họ đề nghị 20,000 người Mỹ theo dõi chương về hội thoại. Họ yêu cầu các thính giả không đụng đến máy chụp hình hay điện thoại để khai thác óc sáng tạo của họ. Họ hỏi lý do sử dụng điện thoại và máy ảnh.


Kết quả cho thấy: rất nhiều người sử dụng máy chụp hình như dụng cụ giúp trí nhớ như chụp hình để nhớ đậu xe chỗ nào, nhãn hiệu của một chai nước tương họ ăn trong tiệm ăn để mua dùng ở nhà…. Vấn đề là mỗi khi chúng ta chụp hình cái gì quá nhanh chóng, lại giảm thiểu trí nhớ của mình. Đúng hơn vì không kịp quan sát kỹ lưỡng khiến não bộ không ghi lại rõ ràng.

Một giáo sư tâm lý học của đại học Fairfield, COnnecticut, nghiên cứu về hệ quả chụp hình gây ảnh hưởng cho não bộ và trải nghiệm. Bà ta dẫn sinh viên đến viếng viện bảo tàng và yêu cầu các sinh viên chụp những tấm tranh hay những vật thể mà họ gặp trong chuyến viếng thăm và quan sát các sinh viên khác.


Hôm sau, bà ta đem sinh viên vào phòng thí nghiệm để xét nghiệm trí nhớ của họ về các vật thể mà các sinh viên đã có dịp xem thấy hôm qua. Nếu họ nhận ra vật thể thì bà ta hỏi thêm về các chi tiết khác. 


Kết quả cho thấy đa số ít nhận ra những gì họ đã chụp hình hôm qua, cũng như các chi tiết về các tranh ảnh được triển lãm tại viện bảo tàng so với những vật thể họ xem xét cẩn thận, đọc những ghi chú. Lý do là khi chúng ta chụp ảnh, chúng ta có khuynh hướng dựa vào tấm ảnh đó để lưu nhớ dùm mình. Tương tự mấy bà hay bắt chồng nhớ dùm mình.


Chúng ta không có sự cọ sát cảm nhận, cảm xúc với vật thể hay môi trường. Chúng ta nhớ về kinh nghiệm của giây phút ấy, chúng ta uỷ nhiệm (outsource) cho máy ảnh làm sự việc vô hình trung làm mất công việc của não bộ. Chúng ta không có trải nghiệm giây phút thật sự đó. Nói đúng hơn là máy ảnh bắt được giây phút ấy, không phải chúng ta. Chúng ta không cần có mặt, chỉ cần xem video. Khi chúng ta xem xét một vật gì, ngoài không gian 3 chiều, chúng ta còn được trải nghiệm không gian 4 chiều như âm thanh, thời tiết hay ruồi bu,… 


Khi đi xem The Eagles trên Netflix khác với cảm nhận khi xem trực tiếp ở buổi hoà nhạc ở sân vận động nào đó. Mình nhớ xem ở Wembley một chương trình gây quỹ cho bệnh SIDA gọi là Band AIDS. Ông Bruce Springsteen hát xong phần ông ta với Bono thì bay máy bay Concorde qua NEw York hát tiếp. Sau đó mình chạy về nhà xem truyền trực tiếp thì không còn cảm nhận như hồi chiều ở Wembley.

Mình lấy vợ trên 32 năm, đi chơi với vợ nhiều nơi. Mỗi lần vợ mình nghe bạn bè nói đến địa danh nào là hỏi mình. Mình nói đi rồi, nhắc này nhắc nọ làm gì ở đâu khiến mụ vợ mặt bò đội nón, kêu sao không nhớ. Lý do là chụp hình, chụp hình rồi quăng một đống nên mụ không nhớ gì cả. Cái nguy hiểm là những người không nhớ thường có đức tính khác là tính thù dai. Cái gì tiêu cực là họ nhớ đời đời, nhớ bền vững. Có thể xem đức tính của người quân tử tàu vì 10 năm trả thù chưa muộn. 


Khi xưa, đi viếng viện bảo tàng mình đều có cuốn sổ esquisse và hộp bút chì màu. Khi thấy một bức tranh hay tượng đẹp, gây chú ý thì mình đứng lại vẽ rồi tô màu thì sau này, khi xem một tấm ảnh về tấm tranh hay điêu khắc thì mình nhận ra ngay. Điển hình là ông tây tải tấm ảnh của hoàng cung ở Paris là mình nhận ra ngay, để chắc ăn mình hỏi Palais Royal thì ông ta kêu đúng. Làm sao mình nhớ một hình ảnh sau khi rời Paris trên 40 năm. Vì mình thường đi ngang đây và có vẽ quan sát chỗ này rất nhiều lần. Thiên hạ hỏi mình sao nhớ về Đà Lạt, lý do là đi bộ khắp Đà Lạt, mắt lúc nào cũng để ý xem có mấy trên tỏng xóm hay không. Lạng quạng chúng chận đường tẩn cho một trận, nên phải quan sát.


Hôm trước có một chị tập ở Đông Phương Hội, hỏi mình là những thế mình chỉ cho mọi người tập, cần phải quay video để về nhà xem lại để tập khiến mình buồn cười, khuyên không nên bỏ một buổi tập để quay rồi về nhà chả hiểu, quên không tập.

Bà giáo sư cho rằng khi chúng ta outsource (chữ này khó dịch, ai biết chỉ dùm ngoài bán cái) uỷ nhiệm trí nhớ của chúng ta vào các máy ảnh để bộ não có thể dùng vào việc khác. Vấn đề là chúng ta đi từ việc này đến việc khác và quên những sự việc xẩy ra trước đây do đó không bao giờ cảm nhận hoàn toàn sự việc. Mọi việc nó đều tuần tự thì mới thâu vào bộ nhớ. Khi mình kể chuyện đời xưa, thì tuần tự các hình ảnh lại lộ ra như ngày hôm qua.


Bà ta làm một thử nghiệm khác để xem xét trí nhớ của sinh viên về những lời hứa và thực hiện. Điển hình khi chụp ảnh chúng ta nói sẽ làm một cuốn album sau khi tải về DropBox hay Drive,… mình cứ nói sẽ lựa ra mấy tấm ảnh về Đà Lạt xưa, có đâu 1,000 tấm nhưng lười làm. Có dạo có bác nào muốn giúp mình việc này mà tìm không ra tên trên Facebook. Nếu đọc thì xin liên lạc với mình qua tin nhắn.

Phim Dolce VIta của Fellini khiến mình chỉ muốn đi viếng La MÃ để đến bể bơi Trevi này để xem. Cảnh tượng quá đẹp. Lần chót đến đây là thấy có người rờ túi quần, may là khôgn để ví trong túi quần


Bà ta cho sinh viên đi viếng bảo tàng lại và nhờ họ làm như sau: chụp hình các vật thể, tranh ảnh, tượng và chụp hình họ đứng bên cạnh các vật thể. Sau đó bà ta phỏng vấn họ.


Bà ta khám phá ra là cảm nhận rất khác nhau khi chúng ta có trong ảnh và ngoài ảnh. Nếu chúng ta ở trong ảnh thì chúng ta nhìn chúng ta đang làm việc gì thay vì cảm nhận về vật thể. Khi nhìn tấm nhỏ, việc đầu tiên khi nhìn một tấm ảnh là chúng ta tìm chúng ta trước và không nhớ đến vật thể ngược lại khi nhìn tấm ảnh thì sinh viên đều nhận ra cảm xúc, nghĩ gì khi đứng xem chụp vật thể.


Điển hình nếu chúng ta thấy tấm ảnh chụp đứng bên cạnh tấm ảnh La Joconde ở viện bảo tàng Louvres, việc đầu tiên là thấy chúng ta rồi nói tấm tranh nhưng không nói lên cảm xúc của mình khi đứng trước tấm tranh. Khi xưa mình đi viếng chỗ này thì có đứng xem xét, càng đứng lâu lâu càng thấy nụ cười ngầm của phụ nữ trong tranh. Sau đó mình đứng vẽ nháp tấm tranh nên khi nào nhìn lại mình vẫn cảm nhận nụ cười của người đàn bà trong tranh như 45 năm về trước. Bà giáo sư kết luận là máy ảnh rất hay nhưng không thể nào thay thế hay so sánh với bộ não trí nhớ của chúng ta.

Đối tượng một thời ở Tây 

Dạo này có vụ hát Karaoke, mình thấy thiên hạ cứ nhìn vào bản nhạc hát, bị điều kiện hoá bởi lời chữ trên màn ảnh truyền hình chạy nhanh hay chậm hay điện thoại thông minh nên thường là sai nhịp. Trước kia khi hát người ta học thuộc lời bài hát để diễn đạt theo cảm xúc, ngày nay chúng ta cứ đọc chữ để hát cho theo chữ tắt trên màn ảnh thay vì nhịp điệu nên khó mà hát gây cảm xúc cho thính giả.


Càng về già, chúng ta nên tập giúp trí nhớ cả không thì sẽ trả nhớ về không rất nhanh. Theo thống kê thì người Mỹ đến năm 82 tuổi là có đến phân nữa bị bệnh Alzheimer. Tập đọc sách, vẽ, đừng đụng đến điện thoại khi ra ngoài. Nhìn và quan sát cảnh vật xung quanh để lắng nghe tiếng động, tiếng nói, hơi thở để chánh niệm được cuộc sống để nhận thấy mình hạnh phúc, không bị lệ thuộc vào điện thoại hay một máy móc nào cả.


Nói như con nhà phật, chánh niệm khi đang làm việc gì thay vì để điện thoại thông minh sống dùm ta. Rồi hát hãy sống dùm tôi hãy thở dùm tôi, IPhone nè.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




 

Nhớ ơn cứu tử

Hôm trước, đọc tờ báo tây cho biết thành phố nhỏ bé tên Le Chambon-sur-Lignon, vừa nhận được một số tiền là $2 triệu Euro từ di chúc của một người áo tên Eric Schwam. Người dân của thành phố này cho biết, ông này muốn trả ơn thành phố này đã cứu ông ta và gia đình thoát sự truy đuổi của quân đội Nazi cách đây 80 năm khi quân đội Nazi chiếm đóng một phần nước Pháp. Lính Đức quốc xã hốt các người dân gốc Do Thái khắp âu châu, đẩy vào các trại tập trung. Nghe nói có đến 6 triệu người gốc do thái bị giết.


Ông Schwam ghi trong di chúc, yêu cầu thành phố sử dụng tiền ông ta để giúp các sinh hoạt giáo dục của làng và cho học bổng các học sinh địa phương. Tại sao ông ta không cho những cơ quan thiện nguyện mà lại cho thành phố này.

Ông Eric Schwam, người đã hiến tặng trên 2 triệu đô cho ngôi làng đã cứu giúp gia đình ông ta khi chạy trốn sự săn đuổi của quân đội Nazi

Ngôi làng Le Chambon-sur-Lignon, có một truyền thống cứu giúp các người tỵ nạn lâu đời. Vào thế kỷ 17, khi các người theo đạo Tin Lành mà người Pháp gọi Les Huguenots, chạy trốn các cuộc lùng bắt của chính quyền công giáo. Ở Pháp có dạo có cuộc chiến tôn giáo (Guerre des Religions) Sau này có đến 200,000 theo đạo Tin Lành ở Pháp chạy loạn qua Thuỵ Sĩ hay các nước theo Tin Lành.

Hai vợ chồng mục sư đã kêu gọi con chiên của họ cứu giúp người do thái chạy trốn Đức quốc xã.


Trong đệ nhị thế chiến dưới sự dẫn dắt của một vị mục sư trong làng, cứu giúp các người gốc Do Thái trốn đến đây, bị truy lùng bởi quân đội Nazi. Họ dấu các người tỵ nạn do thái trên núi gần làng. Khi nào quân đội nazi rời làng thì họ chạy lên rừng núi để kêu họ trở về nhà. Sau ông mục sư bị bắt còn người em thì bị dời qua trại tập trung ở Đức và chết tại đó.


Ít ai biết rõ làm sao gia đình ông Schwam lưu lạc đến làng Le Chambon/Lignon. Chỉ biết họ đến pháp và bị chế độ Vichy nhốt trong trại Rivesaltes, gần biên giới Tây Ban Nha. Trại này có đâu 8,000 tù nhân và được chuyển đến trại Auschwitz và các trại tập trung khác. Trại này đóng cửa vào năm 1942 và đa số các người gốc do thái đều bị chuyển đến các trại tập trung và bị kết liễu cuộc đời. Không ai biết gia đình Schwam bằng cách nào chạy thoát đến làng này.


Ngôi làng có truyền thống cứu giúp người tỵ nạn
Ngôi làng nằm phía nam của của  thành phố lớn thứ nhì của Pháp ; Lyon

Sau chiến tranh, gia đình ông ta trở về Áo quốc, bố ông ta là bác sĩ ở thành Vienne nhưng ông ta ở lại Pháp. Eric Schwam, qua đời vào tuổi 90, đến làng này vào năm 1943, được dấu trong một ngôi trường và ở tại làng đến năm 1950. Ông ta học dược khoa tại Lyon rồi lập gia đình với một phụ nữ pháp trong vùng và không có con.


Thị trưởng của thành phố cho biết số tiền nhận được rất lớn, sẽ được dùng cho các hoạt động giáo dục và tặng học bổng cho học sinh địa phương theo di chúc của ông Schwam.


Nghe kể người dân trong làng dấu các người tỵ nạn trong làng, làm giấy tờ giả cho họ và giúp họ vượt biên giới sang Thuỵ Sĩ. Có thể mấy người Huguenots này qua Thụy Sĩ lập ra phái Calvinist do một ông người Pháp tên Jean Calvin. 

Từ thế kỷ 17, dân trong làng đa số là người theo đạo Tin Lành, những người từng bị chính quyền công giáo truy lùng. Trong đệ nhị thế chiến, làng này đã cứu giúp trên 2,500 người gốc do thái thoát các cuộc truy lùng của nazi và các “tây gian”, những người tây bán nước, làm tay sai cho người đức. (Collaborateur)


Ngoài ra, dân làng cũng cứu các linh mục trong thời gian sau cách mạng Pháp 1789 và các người thuộc phe cộng hoà trong thời gian nội chiến tại Tây Ban Nha và gần đây họ giúp mấy các người tỵ nạn đến từ phi châu, trung đông. Trước đó, các linh mục ra lệnh truy lùng các người theo đạo Tin Lành, khiến họ bỏ chạy trốn qua Thuỵ Sĩ hay các xứ khác ở âu châu dễ dãi với người theo đạo Tin Lành. Sau đó con cháu họ không nề hà khi cách mạng truy lùng mấy vị linh mục có dính dáng đến hoàng cung, vẫn cứu giúp họ. Cho thấy tin thần của họ như đã hiểu rõ sự ruồng bỏ, truy lùng vì đức tin của họ. Nhà thờ công giáo lo sợ như thời Sô Viết, ai không tin vào chủ nghĩa cộng sản thì họ bỏ vào các viện tâm thần để chửa trị. Anh không tin là vì anh bị điên.


Mình thấy mấy người tỵ nạn, la lối như Mỹ trắng, kêu không cho người di dân nhập cư nữa. Kêu là di dân bất hợp pháp. Khi người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do, ai may mắn, không chết trên biển cả, đến các đảo của Nam Dương, MÃ lai, Thái Lan,…đâu có chiếu khán nhập cảnh, xem như di dân lậu. Nhiều người còn kể là bị lính của mấy xứ này đối xử tệ bạc. Ngày nay chúng ta có sổ thông hành Hoa Kỳ nhưng không nên quên quá khứ một thời. Những người di dân lậu, đều trả mấy cây vàng hay mạng sống của họ, để ra đi vì chính phủ họ tham nhũng, bạo ngược hay không cho họ thờ phụng tín ngưỡng của họ.

Trẻ em do thái được dân làng cứu thoát.


Mình có xem một phim tài liệu về vụ bài chống người nhập cư của một phóng viên người anh nhưng vợ là người Mỹ, con ông ta cũng lấy quốc tịch mỹ. Hoa Kỳ là một quốc gia có truyền thống nhận các người di dân, tỵ nạn từ thời lập quốc khi người âu châu đến Hoa Kỳ. Người da trắng đến từ âu châu đâu có xin chiếu khán mấy ông người bản địa. Họ được người bản địa giúp đỡ khi lên bờ rồi từ từ lấn chiếm đất đai của người bản địa để thành lập Hoa Kỳ. Nay người Mỹ da trắng rất lo sợ cho tương lai vì họ sẽ thành thiểu số vì người da trắng không chịu đẻ. Trong khi di dân da màu đầu năm sinh trai, cuối năm sinh gái. Họ lo ngại nền chính trị của Hoa Kỳ sẽ bị các chủng tộc da màu khác nắm giữ.


Người do thái hùng mạnh vì họ luôn luôn sử dụng Holocaust do đó mình phải viết kể cuộc hành trình tìm tự do của vợ mình vượt biển ra sao, cho con và mấy đứa cháu hiểu. Hôm trước, đi chơi thì có anh tổ chức tàu vượt biển có vợ mình đi theo tàu. Anh ta tổ chức họp mặt các người trên chuyến tàu PB 835 để con cháu của những người này hiểu về quá khứ, đau thương khi 30/4 đến, đi cải tạo rồi bỏ nước ra đi. Anh ta mời mình nhưng không tham dự được vì đang ở Uzbekistan. Tiếc là vợ chồng đi chơi không có nhà để đem mấy đứa con lại.

Khi xưa, ở Việt Nam học lịch sử, thầy kêu người Pháp thực dân gian ác. Đến khi mình sang Pháp thì thấy người Pháp rất tốt bụng. Họ giúp đỡ người tỵ nạn đen vàng đến từ khắp nơi. Có thể người Pháp sang Việt Nam là những người xấu. Họ lạm dụng vai trò của chính phủ Pháp tại Việt Nam nên lợi dụng để làm giàu trên xương máu của người Việt như những chuyện nghe kể trong các rừng cao su, hầm mỏ. Mình không sống vào thời đó nên không hiểu nhiều.


Mình vẫn mang ơn người Pháp đã giúp đỡ mình khi mới sang tây nhất là sau 30/4/75. Họ cho mình học bổng, cho mình mướn nhà không lấy tiền, giáo dục mình. Ơn này mình không bao giờ quên. Chắc sang năm phải về Pháp thăm lại một số ân nhân trước khi họ về thiên quốc. Khi mấy người tỵ nạn đến Hoa Kỳ, nhớ ơn mấy người Pháp đã giúp mình khi đến pháp, mình có dành một căn hộ để giúp một gia đình Syria ở tạm trong thời gian làm thủ tục giấy tờ tỵ nạn,…


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tái tài trợ nợ để mua nhà

 Nhớ trước khi làm đám cưới, đồng chí gái kêu đi mua nhà để làm tổ Uyên ương. Đồng chí gái khôn lắm. Cô nàng muốn close cái deal nên Cô nàng kêu muốn mua nhà với tui khôn. Xem như lời cầu hôn. Hỏi mua nhà với tui là lấy tui không. Thế là cuối tuần được một người em họ bên vợ, chở đi xem nhà. Lúc này mình mới khám phá ra là với đồng lương kiến trúc sư ở NAm Cali thì khó mà mua được căn nhà mình thích, nhất là vẽ xây căn nhà lý tưởng của mình. Mình chỉ ở được căn nhà nào ngân hàng đồng ý cho mượn tiền với đồng lương cố định của hai vợ chồng. Xong om

Cuối cùng mẹ vợ chọn căn nhà gần nhà mẹ vợ, phía sau Phở 79, giá $179,000, 4 Phòng ngủ nhỏ và 1.75 phòng tắm. Lấy nhà đúng 2 tuần trước khi đám cưới. Có bạn bè khắp nơi về dọn dẹp, sơn phết dùm căn nhà. Đồng chí gái nhờ một người bà con làm mượn nợ ngân hàng. Mình mượn $144,000 với tiền lời 7.25%, trả mỗi tháng là $982.33. Đời sơn đen ước mơ rất nhiều, trời không cho được mấy, đến khi lấy vợ chỉ còn cái nợ $144,000 mang theo, thôi sơn đừng khóc than vì ngày tháng qua mau.

Xem bản tính sau 360 tháng, tiền lời 7.25%, tiền nợ $144,000, mỗi tháng trả $982.33

Tái tài trợ sau 18 tháng trả $933.98 xem như $49 ít hơn mỗi tháng

Sau 18 tháng mình từ $144,000 xuống còn $141,995.26. Họ cho mình mượn lại $144,000 là tiền lời như 18 tháng trước vì họ phải trả tiền huê hồng cho tên em họ 



Đâu một năm sau, tên em bà con của vợ chạy lại kêu tiền lời xuống 6.75%, tái tài trợ lại, bớt được $60 mỗi tháng. Dạo ấy kinh tế te tua nên nghe bớt được $50, 60 / tháng là mừng nhất là ông em bà con kêu No Fees, không phải trả đồng bạc nào hết. Thế là hai vợ nhắm mắt ký giấy nợ khác. Đâu 12 tháng sau, tên bà con chạy lại kêu tái tài trợ.


Xui một cái cho tên bà con là mình đi học mua nhà cho thuê thì mấy tên mỹ kêu là không nên tái tài trợ lại nếu chỉ 1 năm hay tiền lời thấp dưới 1%, nghĩa là tiền lời của mình từ 7.25% xuống 6.75%, chỉ 0.5%. Họ lại ngoáy con dao vào vết thương. Khi họ kêu No Fees là xạo. Trên đời này không có tên nào đi làm không công cả. Sau 18 tháng mình đã trả bớt tiền nợ từ $144,000 xuống bớt mấy ngàn nên khi họ tài tài trợ lại với số tiền nợ là $144,000 như lần đầu thì tiền huê Hồng của tên bà con đã được cọng vào cái nợ. Tên bà con lãnh tiền huê hồng, kêu no fees mà lại được vợ chồng mình cảm ơn, mời đi ăn đủ trò. 


Khi tái tài trợ thì ngân hàng nào cũng bắt làm lại từ đầu, nghĩa là mình phải mua Title Insurance lại. Khi mình mua nhà thì chủ nhà bán mua nhưng khi tái tài trợ là mình phải mua cho ngân hàng. Mình trả bớt $50 hay là $600/ năm nhưng. phải chi thêm cho cuộc tái tài trợ là $3,000. Có đáng hay không. Độ hơn một năm sau, tên bà con bò lại nhà kêu tiền lời xuống 1%, nên đi 15 năm để trả lẹ cái nợ cho căn nhà nên tái tài trợ thì mình nói cảm ơn. Bị người ta lừa một lần, không nên để bị lần thứ hai. Sau này, em không bao giờ nhờ bạn bè hay bà con để làm nữa. Chỉ kiếm ai giỏi nhất để làm cho mình. Đưa bạn bè hay bà con dốt làm mình tốn tiền. Họ cũng ăn huê hồng nhưng cứ kêu làm miến phí. Mình trả tiền thì mình có thể chửi mấy người làm không đúng, còn bà con họ hàng thì khó chửi.


Nói cho ngay thì trong ngành tài chánh, người ta ít có khách nên cứ xoay qua xoay lại, họ tìm lại khách cũ để dụ họ tái tài trợ hay mua cổ phiếu, đầu tư này nọ. Không nên trách họ, chỉ trách mình không tìm hiểu cho kỹ lại tin tưởng những tên đang đói. Chính phủ cấm vụ này gọi là “Churning”, nếu khách hàng mà được luật sư dạy cách là có thể thưa họ ra toà để hốt tiền. Đọc báo khi thị trường chứng khoán xuống, luật sư kêu ai bị mất tiền thì gọi họ.


Có cô cháu năm ngoài tái tài trợ lại lần thứ 3 sau 6 năm mua nhà. Nghe nói tiền lời 2.75% cho 15 năm. Nếu tiền lời thấp thì phải kéo dài 30, 40, 50 năm vì không bao giờ có lại tiền lời 3%. Dùng tiền đóng thêm trả nợ ngân hàng để mua cổ phiếu, gây quỹ hưu trí sau này về hưu. Về lâu về dài, căn nhà sẽ cần tiền để tu sửa, tân trang lại,…


Nên tái tài trợ khi nào, tiền lời thấp hơn mình trả hiện tại hơn 1% và dùng tiền rút ruột để mua một căn nhà khác. Không tái tài trợ để mua chiếc xe xịn. Điển hình, căn nhà đầu tiên thì sau 5 năm giá nhà lên đâu $500,000 nên mình tái tài trợ lại căn nhà. Mượn nợ mới $350,000. Trả cái nợ cũ $124,000. Còn lại $226,000. Hai vợ chồng mua được thêm 3 căn nhà. Đặt cọc rồi dùng tiền còn lại để sửa sang và cho thuê.



Mua nhà được chủ cho vay lại


Mình nói đến cách mua nhà mà người Mỹ thường bán theo kiểu này, lợi cho hai bên nhưng không hiểu sao, có nhiều người cứ hỏi mình lại hoài. Chịu khó đọc bờ lốc vì mình kể từng căn nhà mua bao nhiêu, đặt cọc bao nhiêu,… Hôm nay, mình kể lại một lần nữa. Hy vọng mấy người hỏi sẽ hết thắc mắc. Hỏi nữa mình sẽ lơ vì có người nói mất công đi kiếm. Còn không thì mời em đi ăn phở. Em trả tiền ăn cho biết bao nhiêu người để học nghề của họ quá rẻ.

Người Việt mình quen mua nhà kiểu thông thường. Nhờ một chuyên viên có bằng địa ốc mua nhà cho mình, rồi họ giới thiệu một người làm về mượn nợ ngân hàng cho mình. Thường hai người này ăn thông với nhau để biết mình có khả năng mượn nợ ngân hàng. Nếu không thì họ sẽ không mất thời gian chở mình đi xem nhà. Thường người Việt mình hay nhờ người quen hay bà con. Đa số mấy người này làm nghiệp dư nên không rành lắm. Tay nghề không rành vì năm khi mười họa mới có người họ hàng mua căn nhà hay bán.

Thông thường người mua sẽ đặt cọc 20% giá tiền mua và ngân hàng sẽ cho vay 80% nếu ít hơn sẽ bị bắt mua bảo hiểm, trả cao hơn. Mấy người cựu chiến binh sẽ được mượn tiền mua nhà với 0% đặt cọc, chính phủ sẽ cho vay 100%. Mấy người mua nhà lần đầu tiên sẽ đặt cọc 3% và chính phủ cho mượn 97% giá trị căn nhà. Đó là giấc mơ Hoa Kỳ. Hai người mướn nhà của mình khi xưa, sau này mình chỉ cho cách mua nhà kiểu này. Khi mình và đồng chí gái mua căn nhà đầu tiên, nhờ bà con nên họ không biết mấy chương trình này nên mượn tiền để đặt cọc đủ trò và trả tiền lời cao hơn.

Tại Hoa Kỳ, khi chúng ta bán nhà thì có vấn đề là thuế. Nếu lời thì phải đóng thuế. Điển hình căn nhà đầu tiên đồng chí gái và em mua để xây tổ uyên ương trước khi lên xe bông 2 tuần lễ. Tụi em mua với giá $179,000. Nếu buồn đời, đồng chí gái kêu bán, dọn về Mobile home Park ở. Không biết giá bao nhiêu cứ kêu là $779,000 cho dễ làm tính. Nếu bán bây giờ thì trừ tiền mua thì trên nguyên tắc bọn em lời được $600,000. Có nhiều thứ linh tinh lắm nhưng để cho mấy bác hỏi em dễ hiểu, em giản tiện hoá. Lời $600,000.


Nếu chúng em ở trong căn nhà đó 2 trong 5 năm vừa qua thì sẽ được hưởng quy chế của luật IRS 121 exclusion, nghĩa là mỗi người được miễn $250,000 tiền lời hay hai vợ chồng được miễn đóng thuế trên số $500,000. Lấy $600,000 tiền lời trừ đi $500,000 (IRS 121), còn lại $100,000 thì phải đóng thuế. 20% liên bang và 10% tiểu bang, xem như cúng thần tài 30% hay bay mất $30,000. Còn lại $570,000 bỏ túi. Mua cái Mobile home $150,000 ở vùng Bolsa để ở đến khi chết. Ngày ngày đi bộ ra chợ ABC, xin ông thầy chùa số trúng xổ số. Hôm trước mình ra bolsa thấy ông thầy chùa này. Mình không biết ông ta là thày chùa hay không nhưng hay đứng đúng hơn là ngồi ở các chợ, kêu mình lại kêu để thầy cho cái số mua xổ số.

Vấn đề là chúng em không có duyên ở căn nhà đó. Ở đúng 6 tháng thì bố mẹ vợ kêu về ở để chăm sóc ông bà vì gia đình anh cả dọn ra vì xin được Housing. Bọn em phải cho thuê để trả tiền nhà. Bán thì không được vì nhà dạo đó xuống $150,000. Bán là lỗ mấy chục ngàn. Mình có anh bạn dọn về miền đông bắc, phải nộp thêm $20,000 để trả nợ ngân hàng. Vì không ở trong nhà đó 2 năm trong 5 năm vừa qua nên không được hưởng điều kiện của IRS 121 nên phải đóng thuế 30% trên số tiền $779,000. Lý do là 30 năm qua, chúng em đã khấu trừ giá trị căn nhà. Xem như trả độ gần $300,000 thuế. Bỏ túi $500,000 đi ở Mobile home. 


Các bác hay dạy dỗ em về đạo đức cách mạng, sẽ kêu lời quá thì đóng thuế để chính phủ giúp dân nghèo bú xua la mua. Có lần mụ vợ bò lên Zillow xem căn nhà thấy giá đâu 679K, kêu lời gấp 3. Mình lắc đầu. Nói khi tôi cua o, tiền xăng có 1 dô la một ga lông, nay giá $6. Đi ăn tô phở dạo ấy chỉ tốn có $3.50 nay tô phở nhân gấp 5-6 lần. Mình đâu có lời. Vật giá leo thang theo lạm phát chớ theo kinh tế mình lỗ. Giá trị tương đương 30 năm về trước phải theo lạm phát gấp 5 hay 6 lần. Tính ra phải nhân 179k gấp 5 lần hay gần 1 triệu. 


Chính phủ gây lạm phát khiến giá nhà lên rồi đánh thuế xem như chính phủ bày trò ra để cướp của dân. Qua đóng thuế. Họ thành lập Roth IRA cho họ để khỏi đóng thuế vào tiền hưu. Họ được phép bỏ tiền sau khi đóng thuế vào tài khoản hưu trí này, sau này lấy ra sẽ không bị đánh thuế. Hỏi ông Mitt Romney làm sao ông ta có mấy chục triệu trong Roth IRA của ông ta khi chỉ được bỏ vào $2,000 một năm khi xưa. Mình mua nhà với tiền đã đóng thuế, trả tiền ngân hàng với tiền đã đóng thuế thì khi bán tại sao chính phủ lại đánh thuế. Nói kiểu nông dân như mình là ăn cướp. Không lạm phát thì 30 năm sau vẫn còn giá $180k. Đi về mấy vùng mà không có công ăn việc làm thì nhà không lên mà còn xuống giá. 


Đó là mình bị chính phủ bầy binh bố trận, tạo cho cái ảo tưởng là mình lời. Chính phủ không làm ra tiền nên mới chơi trò bán trái phiếu miễn thuế, in tiền thì lạm phát là cái chắc. Đại khái mua trái phiếu của chính phủ 10,000 thì 30 năm sau được trả $20,000 miễn thuế. Chính phủ tạo ra lạm phát để xù nợ thiên hạ. 30 năm sau, đi lãnh tiền trái phiếu thì chính phủ cứ in tiền ra trả ai cấm. Nếu mua vàng thì 30 năm trước là giá $360/ lượng. Có thể mua được 27 lượng vàng. Bây giờ cứ tính đổ đồng $2,000/ lượng nếu bán là được $54,000 thay vì $20,000 trái phiếu của chính phủ.


Người Mỹ thì họ hay cái chỗ là họ không muốn dạy thiên hạ về môn công dân giáo dục, đạo đức cách mạng như mấy ông thần nào tuần trước, giảng dạy em là phải đóng thuế để chính phủ có thể xây trường học, đủ trò,… họ áp dụng luật bán nhà do chính phủ mỹ lập ra, cho người mua vay tiền lại mà người Mỹ gọi là “Installment sale”. Ai buồn đời, chán chửi bới trên mạng thì xem link của sở thuế vụ.

 https://www.irs.gov/taxtopics/tc705

Bán nhà theo lối này sẽ không bị ảnh hưởng đến medicare, an sinh xã hội,… như em đã kể tuần trước. Nhiều bác còm, dạy em đủ trò tuần vừa rồi thì có vấn đề cho medicare và an sinh xã hội vì lợi tức quá cao trong năm khi bán. 90% nhà của em đều mua theo dạng này. Sống ở Hoa Kỳ là như vào vòng chơi của tư bản, họ dùng luật lệ của cuộc chơi để tìm cách làm lợi cho mình. Người bán có lợi vì không bị ảnh hưởng đến an sinh xã hội, medicare của họ và chỉ đóng thuế trên số tiền nhận được của em hàng năm. Nếu nghe lời mấy bác dạy em bán nhà đóng thuế thì tiền medicare cũng khó còn, an sinh xã hội cũng tiêu vì năm đó quá nhiều tiền lợi tức. 

Phải có chiến thuật trả thuế ra sao chớ Không trốn thuế. Mấy người bán nhà cho em, có CPA giải thích cho họ lợi hay không lợi và không dạy dỗ đạo Đức cách mạng. Đa số mấy người này lớn tuổi nên họ quên khai vì trên nguyên tắc người cho vay phải gửi cái Form 1098 cuối năm như các ngân hàng để người mượn tiền khai thuế.

Em mới mua một khu thương mại, chủ là người Mỹ, ở Alaska 6 tháng và 6 tháng ở Mễ tây Cơ. Ông ta cho vay lại $3,4 triệu đô trong vòng 25 năm vì ông ta nghĩ lúc đó chết rồi. Em muốn mượn 40 năm hay năm chục năm để đời con em trả.


Tóm lại khi về già người Mỹ họ chuẩn bị, có chiến lược từ từ thả tài sản lại. Họ bán nhà như ông mới bán khu thương mại lại cho em. Ông ta ở xa, 6 tháng đi câu cá tại Alaska, 6 tháng đi câu cá ở Mễ tây Cơ. Mỗi tháng em gửi cho ông ta $22,000 xài thoải mái. Medicare của ông ta cũng như an sinh xã hội không bị ảnh hưởng nên bệnh hoạn, nằm nhà thương gì cũng không lo ngại.


Nếu không có cách mua theo lối này, hỏi các bác làm sao mua nhiều nhà tại Hoa Kỳ khi phải nộp 20% tiền đặt cọc. Một căn nhà $800,000 ở Cali, phải đặt cọc $160,000, nghĩa là bác phải đi làm đâu $250,000, đóng thuế $70,000. $250,000 rất nhiều. Nhiều khi phải để dành cả 10 năm mới mua được căn nhà thì khó mà mua được căn nhà thêm cho thuê. Trong khi mua nhà do chủ bán, cho vay lại, không không muốn lấy tiền đặt cọc nhiều vì sợ trả thuế nhiều. Họ chỉ lấy em tối đa là 3%. Họ không hỏi số an sinh xã hội của em, chả cần lấy Credit report. Cái hay là trong Credit report, không thấy nợ của mấy người này. Vì khi Credit report lộ ra có nhiều nợ thì ngân hàng sẽ không cho mượn. Thường có 4 cái nợ là ngân hàng từ chối cho vay nợ.


Đừng có hỏi em nhé sẽ không trả lời. Muốn hỏi thì mời em đi ăn phở, em giải thích thêm.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn