Showing posts with label Tài chánh. Show all posts
Showing posts with label Tài chánh. Show all posts

Chữ tài liền với cái tai một vần

Trên đời, ai cũng muốn may mắn, trúng số này nọ để được sung sướng nhưng khi xưa học truyện Kiều của ông Nguyễn Du thì ông này lại kêu “chữ tài liền với cái tai một vần”, thấy lạ nhưng về già nghiệm lại thấy khá đúng.

 

Hồi nhỏ mình thấy ông bà cụ hay đánh số đề và mua xổ số kiến thiết quốc gia hàng tuần khiến mình xót của dùm vì thua nhiều. Nội tiền đó dùng để cho mấy anh em mình ăn uống chắc khá hơn. Nhà con đông nên mua vé số, cầu ơn trên gia hộ trúng có tiền mua sữa cho con. Trong xóm Địa dư có ông thần quên tên, em của ông Lào và ông Mai, ba thằng Banh, hay đến nhà mình cù ông cụ mua số đề. Mình ghét ông này, mỗi tuần thấy lên nhà mình ngày thứ 2. Lý do là tiền bay hoài mà ông cụ có trúng một lần nhưng bù lại bay số tiền hàng tuần thì không đủ, như muối bỏ biển. Một lần, mình biết ông cụ trúng số đề vì ông thần ghi số đề lên nhà thì ông cụ kêu không mua nữa vì ông thần đi báo cho cả xóm, cả Đà Lạt biết là ông cụ mua số đề do ông ta biên nên trúng để thiên hạ mua số đề qua ông ta. Ông thần xin lỗi năn nỉ đủ trò. Mình không biết ai là chủ đề, đoán là mấy người Tàu ngoài phố hay ở khu Tân Sanh.

Bà may mắn trúng số nhưng đen về toà án.

Có câu chuyện thật xảy ra cho bà Tonda Dickerson, sinh sống tại Alabama. Trúng số nhưng cuộc đời bà không kết thúc như trong truyện cổ tích mà đem lại cho bà ta vô số hệ lụy như ông Nguyễn Du đã nói.


Bà Dickerson là tiếp đãi viên nhà hàng Waffle House. Một hôm có một thực khách quen, thường đến ăn ở tiệm, tên Edward Seward thay vì boa tiền ông này lại boa một tấm vé số cho bà Dickerson mà ông ta mua ở Florida. Ông ta cũng boa 4 người tiếp viên khác mỗi người một tấm vé số.

Tuần sau xổ số thì bà Dickerson khám phá trúng được 10 triệu đô vào năm 1999, 25 năm về trước thì xem như 30 triệu hôm nay, nếu tính theo lạm phát. 


Vé số này đã thay đổi cuộc đời của bà. Người ta nói tiền không thay đổi con người nhưng giúp bộc lộ ra tâm tính của họ. Mình thì cả đời không trúng số, không có tiền nên Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen. 70 năm nay vẫn đen.


Khi trúng số thì công ty xổ số cho người trúng 2 lựa chọn: 1 là lấy hết liền năm đó, 2 là lấy trong vòng 30 năm hay số năm tuỳ người trúng số lựa chọn. Bà ta chọn lấy số tiền trúng cho 30 năm thay vì lấy nguyên một lần. Mỗi năm nhận được là $375,000 vì nếu lấy 1 lần thì bị đánh thuế thường là phân nữa có thể hơn vì năm 1999. Mọi người đều vui mừng cho bà nhất là các đồng nghiệp. Lý do là ông thực khách cũng tặng mấy phục vụ viên kia mỗi người một tấm vé số nên các phục viên có hứa hẹn với nhau là nếu trúng sẽ chia đều cho nhau.

 

Buồn đời bà Dickerson, đột phá tư duy, giác ngộ cách mạng, nghĩ tại sao phải chia cho 4 người kia xem như bà mất 8 triệu. Còn lại 2 triệu cho bà. Bà ta bổng nhiên bị bệnh Alzheimer, ngu ngơ nhìn mọi người, kêu không nhớ đã có hứa. 4 người kia để nghị chỉ lấy 3 triệu thay vì 8 triệu, bà còn lại 7 triệu. Bà ta kêu Chán Mớ Đời tiền này là của thượng Để cho tui thì tui giữ không chia cho ai cả. Bề trên cho bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu. Thế là mấy người kia cho bà ta ăn cháo luật sư, thưa kiện ra tòa. Tiểu bang Alabama thì có luật cấm đánh cược chơi bài nên không thể thực thi được hợp đồng nói miệng. Mấy người đồng nghiệp vẫn tiếp tục chùi bàn mỗi ngày trong tiếng hát của Tuấn Vũ, đời tôi cô đơn nên ai cho vé số, vẫn chùi bàn, trong khi bà Dickerson có tiền nhưng phải vác chiếu ra tòa đều đều trong suốt 12 năm đại hạn.

Ông Edward Seward, người boa bà ta tấm vé số, buồn đời đột phá tư duy là bà Dickerson có hứa nếu trúng số sẽ mua cho ông ta một chiếc xe mới. Thưa bà ra toà không giữ lời hứa nhưng tòa kêu vô duyên. Trúng 10 triệu nên cũng không nên hà tiện tặng ông cho tấm vé số chiếc xe cũng không thua thiệt gì. Cho thấy lòng tham sẽ đưa con người đến những hệ luỵ, khiến lệ rơi theo cuộc tình.


Khi trúng số thì có vÔ số chuyên gia tài Chánh nhảy vào để xin mớ tiền nên có người kêu bà ta thành lập một công ty dưới dạng “S corporation” với ông Bồ mới. Mình đoán là ông Bồ mới đột phá tư duy, mới hiến kế này nhưng sở thuế gửi cho bà một tờ giấy phạt $771,570 vì không đóng thuế liên bang khi nhận tiền trúng số. Lý do là bà ta tặng gia đình bà ta số tiền $2,412,388 khi bà ta chuyển cho gia đình bà ta xem như 51% của số tiền trúng số. Cho thấy chúng ta cần tìm hiểu chín chắn khi lãnh gia tài hay khi không có một số tiền lớn. Khi nghèo thì chả có ai bám nhưng có chút tiền là kênh kênh bu như ruồi.


Hình như mình đã có kể một ông trúng số rồi tự tử, kêu trúng số là điều bất hạnh nhất xảy cho ông ta.


Lại vác chiếu ra tòa đủ loại. Phải đến 12 năm sau mới hết kiếp nạn khi tòa phán có lợi cho bà Dickerson. Cứ tưởng tượng tuần nào cũng ra tòa luật sư ăn tiền suốt 12 năm cúng hết số tiền mà tinh thần cúng banh ta lông. Cuối cùng bà ta đưa tiền cho gia đình để mở công ty buôn bán. Vì giữ thì không đúng như lời bà ta khai là giúp gia đình. Mình đoán chắc bà không còn tiền nhiều.


Trúng số là hên nên bà ta lại bị ông chồng cũ bắt cóc đem nhốt trong một chiếc tàu. Ông ta dọa sẽ giết bà ta chắc phải chia tiền. Bổng nhiên cái điện thoại của bà réo nên ông chồng ngu, để cho bà ta trả lời vì rất quan trọng. Bà thò tay vào ví móc ra khẩu súng lục và bắn tên chồng tham tiền như Clint Eastwood trong vai thám tử Harry “make my day”. Ông chồng trúng đạn, té xuống nên bà ta sợ đi tù nên kêu cấp cứu. Nói đến ông tài tử này, ông ta trên 90 tuổi mà cô Bồ 61 tuổi mới qua đời. Chắc uống sữa quá Date nhiều. Không biết Ông chồng có bị xử án về tội bắt cóc hay không, vì không thấy ai kể.

Người ta không biết bà ta ngày nay ra sao. Có người nói bà ta hành nghề chia bài ở sòng bài biloxi. Chán Mớ Đời. Có lần mình ghé lại Biloxi. Hình như có luật cấm chơi bài nên các casino đều nằm trên tàu. Thấy người Việt mình xất bất xăng bang với cờ bạc, vợ chồng bỏ nhau. Cặp vợ chồng quen dẫn mình thăm viếng, thấy tội. Sang đây, làm ăn dành tiền rồi bọn sòng bài ghé lại dụ dỗ bay hết.


Ông Mỹ nuôi ong trong vườn mình kể là một hôm về nhà, thấy tờ giấy ly hôn và lá thư từ giả, đắp mộ cuộc tình với anh chàng nuôi ong của bà vợ. Kêu bà ta không muốn chung sống với ông ta nữa. Sau này ông ta khám phá là bà ta trúng số nên hát bài Capri, c’est Fini! nghìn trùng xa cách, chuyện đôi ta chỉ có tấm vé số thôi.


Nếu các bác trúng số có bắn chồng cũ hay bỏ chồng. Đừng có chia với em nhé. Vì em học được từ Phật sỹ Minh Tuệ, không nhận tiền, nhận thức ăn thôi.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Vợ cũ lãnh tiền già theo diện chồng cũ sau khi ly dị

 Vợ cũ lãnh tiền già theo chồng cũ sau khi ly dị


Hôm nay đọc câu hỏi về tài Chánh thấy lạ nên kể lại đây cho mấy bác nào nằm trong trường hợp này. Một bà Mỹ hỏi là bà vợ cũ của chồng bà, đã chung sống trên 10 năm và ly dị. Sau đó bà ta đi thêm bước nữa rồi cũng ly dị và lấy chồng khác cũng ly dị. Xem như 3 đời chồng. Thắc mắc của bà này là bà vợ trước vẫn lãnh được tiền già (an sinh xã hội ké theo diện của chồng bà.) Bà ta tưởng một người lập gia đình lại thì không có quyền hưởng phần an sinh xã hội của người chồng trước. Đúng hay sai. 

My husband was married to his first wife for 10 years. His ex-wife remarried and divorced twice since. She is collecting spousal benefits on my husband’s Social Security record. I thought if a person remarried, they were not eligible to collect on the first spouse’s record. What is correct?”

Sau đây là câu trả lời của chuyên gia tài Chánh.

Những gì bà đã trình bày chỉ có một phần đúng. Thông thường, một người đã ly dị và lập gia đình lại, thì không có thể lãnh phần an sinh xã hội của người phối ngẫu cũ, thường được gọi  “divorced spousal benefits” hay “ex-spousal benefits.” 


Nhưng có những trường hợp ngoại lệ cho những người lập lại gia đình nhưng lại ly dị và hiện nay vẫn độc thân, đơn côi. Trong trường hợp bà vợ cũ của chồng bà, nếu bà ta còn chung sống với những người chồng sau này thì không được lãnh tiền an sinh xã hội dựa theo chồng của bà. Trong trường hợp này, bà ta đã ly dị người chồng thứ 2 và thứ 3 nên bà ta có quyền hưởng 50% tiền an sinh xã hội của chồng bà. Mình đoán là mấy người chồng sau chắc sống ít hơn 10 năm, cũng có thể ít lương hơn chồng đầu tiên nên bà ta lãnh cái nào nhiều nhất. Ông bạn gửi cho thể lệ về vụ này.


Andy Nguyen

Admin

Top contributor

A divorced spouse may be eligible to receive Social Security benefits based on their former spouse's record if they meet certain criteria:
Age
The divorced spouse must be at least 62 years old
Marriage length
The divorced spouse must have been married to their former spouse for at least 10 years
Former spouse's eligibility
The former spouse must be eligible for Social Security retirement or disability benefits
Remarriage
The divorced spouse cannot have remarried, unless their subsequent marriage ended in annulment, divorce, or death
Benefit amount
The divorced spouse's benefit amount must be less than what they would receive based on their own earnings record

Điều kiện tiên quyết để nhận quyền lợi về an sinh xã hội là cuộc hôn nhân phải trên 10 năm tối thiểu. Xem như bà vợ cũ của chồng bà đạt được chỉ tiêu này. Số tiền bà ta lãnh được là 50% số tiền của chồng bà lãnh hàng tháng. Chắc số tiền bà ta có thể lãnh dựa trên lợi tức hàng tháng của bà ta đã đóng, kém hơn số tiền 50% lợi tức của chồng bà nên bà ta mới lãnh theo quy chế  “divorced spousal benefits” hay “ex-spousal benefits.” 


Các hôn nhân hữu nghị sau của bà ta đều tan vỡ và mối tình hữu nghị với chồng bà trên 10 năm nên bà ta có quyền để lãnh tiền an sinh xã hội dựa trên người chồng đầu tiên.

Có thể bà và chồng cảm thấy cảm thấy khó chịu vì đã đắp mộ cuộc tình rồi, vợ cũ của chồng bà không cần phải phải báo cho ông bà biết hay cần sự đồng thuận của ông bà khi khai báo lãnh tiền an sinh xã hội theo diện  “divorced spousal benefits” or “ex-spousal benefits.” Lý do là không ảnh hưởng gì đến số tiền của chồng bà hay bà lãnh dựa theo lợi tức khi xưa còn đi làm.

Social Securitry Adminstration website.


Trường hợp này khá hay. Bác nào cứ lấy vợ hay chồng, ráng sống quá 10 năm 1 ngày với kẻ nội thù (cứ đợi đến thời hạn này mới ký thủ tục ly dị). Sau này, về hưu lãnh tiền già phân nữa tiền của kẻ nội thù cũ cho hắn hay ả căm thù mà chết sớm giúp các bác rữa hận một đời. Chỉ có vấn đề là khi người phối ngẫu cũ qua đời không hiểu người chồng hay vợ ly dị khi xưa có được lãnh 100% số tiền thay vì phân nữa như khi còn sống. 

Có thể khi chồng cũ hay vợ cũ chết thì mình có thể lãnh 100% số tiền của họ như vợ chồng còn sống với nhau. Em nghĩ chắc không được chớ nếu không mấy bác gái cứ lấy chồng rồi sau 10 năm, bắt chước Trần Quảng Nam hát 10 năm tình cũ, đi lấy chồng khác rồi ly dị đến năm 65 tuổi có độ 3, 4 đời chồng, ca bài 30 năm ta trả lại người, lãnh 50% tiền an sinh xã hội của mấy ông chồng cũ, đủ sống thoải mái đến khi đi Tây phương. Chồng cũ mà đơn côi thì khi chết chắc cũng vớt 100% của họ. 3 đời chồng lãnh mỗi người $2,500 là được $7,500/ tháng. Khỏe đời gái đơn côi, hát bài đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng có an sinh, cũng có tiền. Em chỉ đùa chớ không lãnh cả 3 được. 1 là may rồi. 

Ai rảnh thì xem thêm đường dẫn vì có nhiều trường hợp. Đây em chỉ kể chuyện bà nào đó hỏi.


https://blog.ssa.gov/ex-spouse-benefits-and-how-they-affect-you/


Lý do người vợ hay chồng chỉ lãnh được 50% tiền an sinh xã hội của người phối ngẫu. Khi 2 vợ chồng về hưu, thì người nào đóng tiền an sinh xã hội nhiều nhất thì chính phủ chỉ cho người kia chỉ lãnh được 50% số tiền của người lãnh an sinh xã hội nhiều nhất. Như trường hợp vợ em lãnh an sinh xã hội nhiều hơn em nên em lãnh được 50% tiền an sinh xã hội của đồng chí vợ. Bà chị vợ là nha sĩ, ông chồng cũng là nha sĩ. Hai vợ chồng đóng an sinh xã hội như nhau, đến khi về hưu trên nguyên tắc thì cả hai đều lãnh như nhau nhưng 1 người chỉ được lãnh 50% số tiền của người kia. Em có biết một cặp người Việt, về hưu, ly dị để lãnh trọn 100% an sinh xã hội của mỗi người nhưng vẫn chung sống dưới một mái nhà. Em thấy ý tưởng hay.

Lý do là khi họ thành lập quỹ an sinh xã hội thì đa số phụ nữ Mỹ không đi làm nên không đóng tiền an sinh xã hội. Khi về già không được lãnh tiền an sinh xã hội thì gian ác quá, lỡ chồng bỏ này nọ hay chết do đó họ mới ra những quy luật như người phối ngẫu có thể lãnh 50% tiền an sinh của chồng hay vợ. Và khi ông chồng qua đời thì lãnh trọn 100% tiền an sinh xã hội của người chồng, hát karaoke người đi qua đời tôi.

Dạo đó, một công nhân đi làm, có thể nuôi vợ và 4 đứa con, có nhà có xe hơi, tủ lạnh khiến khắp thế giới, thèm khát giấc mơ Hoa Kỳ nhưng dần dần vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, vật giá leo thang, lạm phát tiền lời lên đến 21% nên dần dần phụ nữ phải đi làm thêm, nên phải đóng tiền an sinh xã hội và thuế. Xem như họ đi làm để đóng thuế cho chính phủ và xài tiền lương của chồng. Thuế hai người cộng lại thường bị đóng độ 30-40%. Nhưng họ không thay đổi luật lệ của an sinh xã hội.

Ngày nay, vợ chồng đi làm cũng chưa đủ nên phải làm thêm 1, 2 Job bán thời gian khác để chi tiêu cho nên giấc mơ Hoa Kỳ trở thành đầu tắt mặt tối. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Công Ty Đa Quốc gia và Chủ nghĩa tân thực dân

 



Hôm nay, đi vườn về thì được tin ông Trump bị ám sát hụt. Mạng ông ta lớn thật, bị bắn sát tai, chảy máu, chỉ cần trệch qua chừng vài ly là banh ta lông. Vụ ám sát hụt này khiến mình nhớ đến tổng thống Carter  không chịu nghe theo một vấn đề gì đó do các “cố vấn” yêu cầu nên trước khi đọc diễn văn ở khách sạn nào đó, quên tên. An ninh khám phá ra một người có súng để ám sát ông ta và từ đó ông ta hết muốn làm tổng thống.


Người Mỹ tin vụ thuyết âm mưu là Deep State cai trị họ nên khi có vụ gì xảy ra là thiên hạ bình luận dựa theo những thuyết âm mưu.


Mình đang đọc cuốn sách của 2 phóng viên người Anh quốc tên Matt Kennard và Claire Provestors, bắt đầu hiểu rõ hơn các vụ việc xảy ra trên thế giới, tại các nước nghèo và có hầm mỏ mà các nước Tây phương cần. 

Silent coup (cuộc đảo Chánh thầm lặng)

Trước khi thế chiến thứ 2 chấm dứt, năm 1944, 44 quốc gia chống lại trục phát xít và Nhật Bản đã họp mặt tại Bretton Woods từ ngày 7 đến 22 tháng 7 năm 1944, nghĩa là 14 tháng trước khi cuộc chiến chấm dứt mà mình đã có kể trước đây trong bài về sát thủ kinh tế. Các nước họp mặt để chia chác quyền lợi sau chiến tranh. Tài liệu giải mật cho thấy Nhật Bản biết sẽ thua, và không muốn đầu hàng, bị Trung Hoa, đồng minh của Hoa Kỳ, chiếm đóng nên liên lạc qua ngỏ ngoại giao để đầu hàng trước quân đội Hoa Kỳ. Buồn đời sao hội đồng an ninh Hoa Kỳ, kêu tổng thống Truman thả thử 2 trái bom nguyên tử để báo cho Stalin biết vũ khí tối tân mới được ra lò, khiến mấy trăm ngàn người Nhật chết oan. Hiến pháp Nhật Bản và Đức quốc ngày nay đều do Hoa Kỳ viết. Xem như hai nước này bị Hoa Kỳ kiểm soát.


Họ thành lập một trật tự mới và dùng Mỹ kim để kiểm soát tài Chánh, kinh tế thế giới. Và thành lập hai ngân hàng quốc tế là Ngân HÀng Thế Giới (World Bank) và IMF (international Monetary Funds), hai công cụ giúp họ kiểm soát kinh tế và tài Chánh của thế giới. Họ rêu rao dân chủ hoá các quốc gia nhưng lại âm thầm tạo ra những điều kiện để xâm chiếm tài nguyên của các thuộc địa cũ bằng tài chính và chính trị.


Sau đệ nhị thế chiến thì các cường quốc Âu châu có các thuộc địa bị kiệt quệ sau 2 cuộc thế chiến nên phải giải thể chủ nghĩa thực dân, trao trả lại độc lập cho các thuộc địa khắp nơi. Các quốc gia mới dành độc lập, lật đổ chính quyền bù nhìn dưới thời thực dân và bầu cử theo thể thức dân chủ mà Hoa Kỳ và các nước Tây phương hô hào. Tự do bác ái, bình đẳng bú xua la mua.


Vấn đề là các quốc gia này đuổi được các quan thầy thực dân về nước thì nghĩ sẽ dùng tài nguyên quốc gia để tái thiết đất nước họ như trường hợp Ba Tư, người dân bầu ông thủ tướng Mossadegh. Ông này đầy nhiệt huyết, tưởng dân mình tự do muốn làm gì thì làm nên chơi cha thiên hạ, ra lệnh quốc hữu hoá các mõ dầu của British Petrolum thế là mấy tháng sau MI 6 và CIA lật đỗ chính quyền này, và đem ông Shah lên ngôi lại. Cháu của Rockefeller là người chỉ huy vụ này nên sau này xem hồ sơ giải mật kẻ chỉ huy vụ ám sát tổng thống Kennedy cũng thuộc giai cấp giàu có, sau này làm lớn đến chức tổng thống. Họ viết như vậy thì mình đọc như vậy chớ sự thật thì không biết. Chỉ có những người trong cuộc. Cũng như tổng thống Kennedy, họ cho biết là ông ta ký lệnh rút các cố vấn quân sự Mỹ tại Việt Nam thì 24 tiếng sau bị bắn tại Dallas. Sách họ viết và phim chiếu trên mạng cho thiên hạ đọc và xem, nhưng không thấy ai phản đối hay kiện cáo.


Tương tự ông tướng Wesley Clark, cựu tư lệnh khối Bắc Đại Tây Dương NATO, kể là khi vụ đánh bom 9/11 thì ông ta được gọi về ngũ giác đài để họp. Sau đó có một ông tướng khác kêu ông ta vào phòng riêng và chỉ cho ông ta các chương trình đánh 7 nước ở trung đông. Nay nhìn lại thì chỉ có 1 nước chưa bị đánh là Ba Tư. Ông ta có ra tranh cử tổng thống nhưng không được sự ủng hộ nên rút lui. Ai buồn đời thì tìm trên YouTube, bào phỏng vấn của ông ta.


Buồn đời, ở xứ Ai Cập có ông Nasser, lật đỗ ông vua bù nhìn của Anh quốc, lên làm tổng thống, xây dựng một kỹ nguyên mới, một pharaon mới của Ai Cập. Ông này cũng say sưa trong men chiến thắng nên quốc hữu hoá kinh đào Suez, nơi các tàu bè tây phương phải đi ngang và đánh thuế. Thế là Pháp quốc, Anh quốc, và Hoa Kỳ đổ bộ kiểm soát con kênh này. Không cho mượn tiền qua IMF để giúp ông này xây cái đập mà ngày nay dân chúng xứ này chửi ông ta ngu khi mời mấy ông Liên Xô sang xây cất vì chận nước và phù sa từ thượng nguồn. Kiểu ngày nay, Trung Cộng, Lào, Cao Miên xây đập ở thượng nguồn của sống Mekông. Vùng đồng bằng sông Nile được xem là phì nhiêu từ mấy ngàn năm qua, nuôi dân Ai Cập, giàu có, bổng nhiêu hết phù sa, phải mua phân bón của Tây phương hay Liên Xô. Thay vì làm dân giàu nước mạnh thì nghèo tơi tả chỉ có một thiểu số giai cấp trưởng giả mới, làm tôi mọi cho các công ty đa quốc gia, sống trong nhung lụa. Chán Mớ Đời 


Rồi ở Guatemala, ông tổng thống Jacobo Ábenz, được dân bầu lên. Cũng kêu đất của mình thì phát cho dân mình để làm ăn, trồng trọt kiểu chương trình “người cày có ruộng” của Việt Nam Cộng Hoà khi xưa. Khi xưa, chương trình này được thực hiện để dành dân. Việt Cộng họ chiếm các khu vực này, xa thành phố nên mua của điền chủ rồi phát cho tá điền. Ông ta quốc hữu hoá đất đai của United Fruit Company của gia đình Bush, giúp đỡ đâu trên 500,000 nông dân trên dân số 4 triệu dân, có đất đai canh tác. Thế là CIA lật đỗ chính phủ của ông này như kiểu 1/11/1963 tại Việt Nam Cộng Hoà, 2 anh em họ Ngô bị giết vì không nghe lời Hoa Kỳ. Tạo ra cuộc nội chiến, vì chính phủ mới lấy lại đất của dân mà đến năm 1991, mình có dịp viếng thăm xứ này thì thấy cầu cống , đường xá bị quân kháng chiến, phá huỷ. Tối tối thấy nhân dân tự vệ, gác đầy đường như ở Việt Nam. Nay nghĩ lại vẫn thấy ngu, tại sao lại bò sang đó thời đó.


Ở Panama cũng tương tự, ông tổng thống xứ này muốn quốc hữu hoá kênh Panama để dân xứ này có công ăn việc làm, tiền thu thuế các tàu bè đi ngang,…bổng nhiên máy bay trực thăng của ông ta bị nổ trên trời như máy bay của tướng Đổ Cao trí. Có nhiều trường hợp nữa để khi rảnh kể thêm. Cho thấy những người dân các xứ nhược tiểu, mơ đất nước dân chủ như Tây phương chỉ là giấc mơ. Họ luôn luôn bị các thành phần chịu làm tôi mọi cho các công ty đa quốc gia ngoại quốc, tước đoạt quyền làm người. Làm giàu trên xương máu của người dân.


Có một đại hội về ngân hàng tại Hoa Kỳ, năm 1963 thì phải. Có một người đức, từng làm ngân hàng cho Nazi trước thế chiến, tham dự và đề nghị thành lập một cơ quan quốc tế, để kiểm soát và tránh những trường hợp xẩy ra như Ba Tư, Ai Cập, Guatemala, Panama,…trong tương lai. Hoa Kỳ và các tài phiệt Tây phương đột phá tư duy với ý của ông đức này và thành lập ISDI (international Sustainable Development Institute) https://isdiworld.com


Để kiểm soát chính quyền địa phương, và các công ty Hoa Kỳ hay Tây phương có thể thưa kiện quốc gia nơi họ đầu tư. Điển hình cách đây mấy năm có một ông người hoà lan, gốc việt về Việt Nam đầu tư rồi sao đó, bị mất tiền. Công ty của ông ta kiện Hà Nội trước toà án quốc tế qua hình thức của ISDI này. Mình thấy lạ vì ông này cá nhân hay công ty nhỏ của ông ta mà kiện được Hà Nội cả tỷ đô la. Nay đọc cuốn sách này mới hiểu. Chỉ cần đưa đơn ra toà án qua hình thức ISDI là người Tây phương và Hoa Kỳ sẽ bảo vệ quyền lợi đến cùng. Nếu quốc gia không trả thì họ có thể tịch thâu tiền bạc của quốc gia này nằm ở trong ngân hàng quốc tế nào trên thế giới. Người da trắng chơi cha thiên hạ. Tương tự có ông luật sư nào người Ý Đại Lợi kiện Việt Nam airlines, lý do là công ty này nhờ ông ta giúp thâm nhập vào thị trường ở Ý Đại Lợi. Sau đó công ty Việt Nam xù không trả tiền cho ông ta. Ông ta kiện ra tòa, công ty Việt Nam, không thèm đến tham dự tòa nên bị xử thua. Công ty Việt Nam kêu biết bố mày là ai không. Đùng một cái, số tiền trong tài khoản của công ty Việt Nam ở ngân hàng tại Pháp bị tịch thu để trả cho ông ta,… họ quên là hệ thống ngân hàng Tây phương liên kết với nhau.

Hiện nay xứ Honduras mà mình có viếng thăm hồi tháng 2 vừa rồi bị một công ty quên tên, kiện 11 tỷ đô la trong khi GDP của xứ nhỏ bé này chỉ 29 tỷ một năm. Hình như các công ty ngoại quốc muốn thành lập một đặc khu kinh tế nơi đảo Roatan nhưng Honduras không chịu nên bị kiện. Anh không có tiền, muốn mượn tiền ngân hàng thế giới để phát triển thì phải gia nhập làm thành viên của ISDI, và tuân theo các thể lệ. Không được quốc hữu hoá. Ai buồn đời thì đọc đường dẫn, công ty của ông tỷ Phú Thiel, ủng hộ ông Trump. Để hôm nào mình kể thêm về mấy vụ này để hiểu thêm về cơ cấu làm ăn trên thế giới, luật pháp được viết có lợi cho Tây phương và Hoa Kỳ, nên các quốc gia khác muốn chống lại ảnh hưởng của Tây phương và Hoa Kỳ nên muốn tham gia khối BRICS

 https://jacobin.com/2023/11/honduras-international-law-isds-thiel-prospera-free-market-neocolonialism


Sau khi Đảng ANC của Nam Phi lên nắm chính quyền, bãi bỏ chế độ Apartheid thì cũng i tờ về vụ ISDI này nên muốn lấy lại hay đánh thuế mõ kim cương mà công ty Ý Đại Lợi đang khai thác. Công ty này đưa chính phủ Mandela ra toà án quốc tế. Cuối cùng họ thương lượng bỏ qua, vì sợ mang tiếng rồi mấy công ty khác bắt chước này nọ. Họ rút đào kim cương từ 10 năm qua mà kêu lỗ, mà chính phủ Mandela muốn lấy lại thì bị kiện. Xem như cho không kim cương. Và tiếp tục làm cu ly cho con cháu thực dân. Ai buồn đời thì đọc đường dẫn https://www.reuters.com/article/business/italian-firms-sue-safrica-over-black-mining-law-idUSL09173464/


Cách này khỏi mất công đem quân đến các thuộc địa, khai thác hầm mõ tài nguyên của họ, không đóng thuế cho chính quyền địa phương vì địa chỉ của công ty ở một nước nào đó như Mauritius,…


Ông ta cũng nói đến viện trợ cho các nước nghèo. Anh quốc dành 0.7% GDP mỗi năm để cứu trợ, giúp các nước nghèo qua các chương trình như OXFAM,… ông nhà báo này kể là các chương trình này giúp đỡ rất hạn chế người nghèo tại các nước sở tại mà để giúp các công ty đa quốc gia. Điển hình khi ông đi Miến Điện, thấy dân tình nghèo đói rồi được chở đến một khách sạn 5 năm sao được xây cất bằng tiền viện trợ. Ông ta hỏi các viên chức OXFAM, thì được biết là muốn xứ này có công ty ngoại quốc đầu tư, cần có khách sạn 5 sao. Vào trong thì thấy các đại diện công ty ngoại quốc đang ăn uống với các viên chức địa phương và vợ của họ. Chán Mớ Đời 


Hay ở xứ nào ở Phi châu, dân khát nước không có nước uống, dù dưới mặt đất có các luồng nước ngầm trong khi đó thì cách đó vài trăm thước, các công ty đóng chai nước ngọt của ngoại quốc hút nước từ dưới lòng đất lên, bán cho dân địa phương. Và miễn thuế. Ở Hoa Kỳ cũng có trường hợp tương tự, lâu quá mình không nhớ nhưng ở Hampshire thì phải, công ty lọc nước đến bơm nước miễn phí của vùng này, chả đóng thuế gì cả rồi bán lại cho thiên hạ. Hay tại Cali, công ty Arrowhead, bị chính phủ tiểu bang cấm không được hút nước thì đâm đơn kiện.


Đọc cuốn sách này mới hiểu từ từ những lý do mà xứ Venezuela hay Bolivia bị Hoa Kỳ và các nước Tây phương chèn ép. Mình có xem một cuốn phim của Oliver Stone, phỏng vấn ông Chavez, và Morales. Các xứ này có tài nguyên như dầu hoả, dầu khí mà các nước Tây phương cần nên khi hai ông này không chịu theo các đường lối của Tây phương thì bị cô lập hoá khiến kinh tế của hai xứ này te tua, người dân bỏ nước ra đi. Sang Chí Lợi và Á Căn Đình, mình thấy dân chạy Uber toàn là người Venezuela, hỏi chuyện cũng tội lắm vì họ cũng tỵ nạn như mình.


Ông Morales khi lên làm tổng thống đã rút tên khỏi ISDI, xem như nước đầu tiên trên thế giới. Ông ta đổi tiền lợi nhuận của các công ty ngoại quốc từ 82% thành 18% và Bolivia từ 18% thành 82%, khiến các công ty đòi kiện nhưng ông ta đã rút tên Bolivia ra khỏi ISDI nên chả sợ thằng Tây nào cả. Các chương trình của ông ta đi ngược lại với các chương trình do ngân hàng thế giới đề nghị và thành công hơn. Khiến trong vòng 5 năm đầu tại chức, đã giảm đói xoá nghèo từ 56% xuống còn 46%,… nhưng bị các công ty đa quốc gia xem như một tên mát xít nguy hiểm. Ông này là gốc nông dân, làm công rồi tham gia công đoàn rồi lên từ từ. Cuối cùng ông ta cũng phải chạy qua nước ngoài để xin tỵ nạn. Hình như đã được quốc hội Bolivia khoan Hồng ông ta và đã trở về nước.


Hoa Kỳ và đồng minh đã tụ tập tại khu nghỉ dưỡng 5 sao Bretton Woods, New Hampshire để chia xẻ quyền lợi 14 tháng trước khi Đức quốc xã đầu hàng vô điều kiện cũng như Nhật Bản. Họ dùng Mỹ kim thay vì bản anh để làm tiền tệ giao dịch buôn bán trên thế giới. Họ thành lập hai ngân hàng thế giới, world bank và IMF, công cụ để cho vay và làm áp lực các nước cựu thuộc địa cũ.


Họ sẽ cho các sát thủ kinh tế, đến thăm viếng các nguyên thủ của các nước mới dành lại độc lập, đề nghị các chương trình xây dựng. Vào những thập niên 50, 60 là xây các đập nước để tạo ra thuỷ điện, giúp phát triển đất nước. Giá rất cao và kêu gọi các ngân hàng quốc tế cho vay. Các ngân hàng này kêu không tin tưởng vào các công ty địa phương nên ra điều kiện phải mướn các công ty ngoại quốc như RMK,… các công ty này lãnh tiền của world bank gửi nhân viên của họ sang làm việc, giá gấp 10, 20 lần kỹ sư địa phương. Tiền vẫn ở Hoa Kỳ hay các nước Tây phương nên dân sở tại chả hưởng được gì nhiều ngoại trừ có mấy người làm công, nấu ăn, làm phòng cho nhân viên của họ. Dân tình vẫn phải đóng thuế để trả nợ cho các chương trình này. Các giới lãnh đạo tha hồ vớ vét rồi những ai ăn không được, lại truất phế vô hình trung trở thành những cai ngục cho thực dân mới. Mình nhớ khi xưa, các chương trình viện trợ cho Việt Nam Cộng Hoà, đều được các hãng thầu như RMK lãnh hết. Họ chỉ mướn người Việt mấy việc lặt vặt. Còn tiền bạc chính vẫn ở Hoa Kỳ.

Cứ cho dân chúng đi xem thể thao, quên đi bao buồn lo và sẽ tránh các cuộc bạo loạn sau khi đi bão, uống rượu bia

Đi phi châu và Trung Á thì khám phá ra Trung Cộng đang sử dụng chương trình của họ Vành Đai và Con Đường, như world bank và IMF của Tây phương. Họ cũng cho vay tiền nhưng để công ty của người Tàu sang thực hiện. Các lãnh đạo địa phương tham nhũng, rút bòn tiền thì phải đội vốn và nợ kéo theo nợ. Không trả nổi thì phải cho họ các đặc khu hay hải cảng để tàu bè của họ có thể ghé, trở thành các hải cảng quân sự của Trung Cộng như vụ Sri Lanka, Sihanoukville,… (còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Giấy tờ để lại cho con cháu


 Giấy tờ để lại cho con cháu



Mình có kể về người Mỹ thường làm Estate Planning để lỡ khi có mệnh hệ nào thì con cháu biết đường mà rờ. Lý do nếu không làm thì khi qua đời, phải ra toà thừa kế, tốn tiền và mất thời gian. Nhất là con cháu sẽ không kiện cáo nhau ra toà. Ngoài ra con cháu đâu biết tài sản mình có những gì và ở đâu. Các luật sư về luật gia đình khuyên chúng ta nên tổ chức, gom lại các tài liệu về nhà đất, tài khoản, trương mục ngân hàng và hữu trí,… như mình đã kể có bà Mỹ làm ngăn kéo trong cái bàn để dấu số tiền $98,000 rồi quên mất. Khi trên 80 tuổi mà ở Hoa Kỳ thì 50% có bệnh mất trí nhớ cho nên chúng ta nên tổ chức để giấy tờ ngăn nắp và báo cho con cháu biết chỗ nào để khi hữu sự, chúng biết đường mà rờ. 


Có anh bạn kể là cứ nhắc ông bố làm living trust này nọ nhưng ông bố vì quen văn hoá Việt Nam nên sợ làm những việc như trù mình chết sớm khiến con cháu nhức đầu vì ở tiểu bang khác, dù có nhà ở Cali nhưng chỉ bay qua mùa hè để thăm con cháu rồi về lại xứ khỉ ho cò gáy.


Có một bà Mỹ kể là có làm một hồ sơ kê khai các tài liệu của ông bố khi ông ta bị ung thư. Nên khi ông bố nằm nhà thương thì bà ta biết đường mà lần. Sau khi ông bố qua đời, bà ta đột phá tư duy, thành lập một công ty tư vấn cho thiên hạ, giúp khách hàng tổ chức hồ sơ tài Chánh, y tế, cho gọn và bỏ thêm vào flash drive.


Họ khuyên bỏ tất cả các tài liệu liên quan về tài sản, y tế vào một hộp tài liệu, có nhiều ngăn để dễ tìm như Estate planning, giấy tờ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm Medicare, sổ đỏ, giấy nợ mình mượn hay ai đó mượn mình, các trương mục đầu tư thị trường chứng khoán hay các đầu tư khác như giếng dầu, mõ vàng,… các trương mục ngân hàng, và thẻ tín dụng. Như vậy gia đình sẽ biết nợ ai hay trả tiền cho các y phí và các chi phí khác. Nhớ làm giấy uỷ quyền để cho vợ con có thể ký ngân phiếu. Không có giấy đó thì ngọng. Nghe kể, có ông chồng làm ăn rồi bị Coma. Tiền bạc trương mục tài chánh chỉ có mình ông ta ký. Nay bà vợ chưa được ngân hàng cho phép ký phải đợi qua toà thừa kế thế là nhà cửa bị ngân hàng xiết vì không có tiền trả.


Ghi xuống trong Microsoft hay google docs các chi tiết, như danh mục các tờ báo mua hàng tháng hay hội viên của nhóm nào, nhất là mật mã các trương mục trên mạng, hay cửa vào nhà. Sau khi liệt kê xuống thì in ra và bỏ trong tập hồ sơ để con cháu biết mà lần.


Họ khuyên chúng ta nên giữ các hồ sơ trong các tủ hồ sơ có khoá hay các tủ phòng chống hoả hoạn tại nhà. Lý do là khi nhà bị cháy thì tất cả hồ sơ sẽ bị cháy. Cho biết mật mã và chìa khoá để khi hữu sự con cháu biết mà mở. Hôm trước, đồng chí gái mở cái tủ phòng cháy rồi cô cháu gõ cửa nên quên bỏ cái chìa khoá ở đâu. May là mình có một chìa khác. Hôm sau mình lên mạng của công ty và mua chìa khóa mới, đưa mật mã, kiểu hộp nào, vì khi mua có ghi danh nên 3 ngày sau nhận được chìa khoá mới.


Nếu chúng ta không muốn để ở nhà thì có thể nhờ luật sư gia đình giữ hộ nhưng phải trả tiền và các người thừa kế có thể nhận mỗi người một bản sao của các hồ sơ. Hay có thể bỏ trong hộp sắt ở ngân hàng. Vấn đề là khi mình qua đời thì người giám hộ phải đợi toà thừa kế cho phép thì ngân hàng mới cho người giám hộ hay thừa kế mở hộp. Mất thời gian. Tốt nhất là cho người thừa kế có tên trọn danh sách có quyền mở để ngân hàng có thể đưa cái hộp.


Ngoài các giấy tờ bản chính, có thị thực chúng ta nên digitalize hết hồ sơ và bỏ trên mạng như Microsoft’s OneDrive hay Apple’s iCloud. Chúng ta cần đưa cho người thừa kế mật mã để họ có thể vào. Ghi xuống trong hồ sơ.


Ngoài ra chúng ta cần cập nhật hoá mỗi khi có gì thay đổi như người thừa kế cũng như các sổ đỏ đều phải sang tên qua living trust. Điển hình là mình kêu ông Ron, người nuôi ong trong vườn mình, làm living trust. Sau mấy năm trời, ông ta mới làm nhưng vẫn chưa sang tên từ ông qua living trust thì bù trớt vì vẫn đứng tên dưới tên ông và khi ông ta qua đời, vẫn phải ra toà thừa kế dù đã làm living trust. Tốt nhất là mỗi năm xét lại hết. Điển hình là các món nợ mình trả trong năm sẽ giảm vốn chính thức.

 

Bỏ những tài liệu sau đây trong một hộp hồ sơ riêng hay digital file:

  • Will or trust (di chúc hay Living Trust)
  • Powers of attorney for finances and health care (nhớ là thị thực chữ ký)
  • Organ donation form (nếu muốn tặng nội tạng cho thiên hạ)
  • Living will (di chúc)
  • Letter of instruction for your heirs (thư viết cho người thừa kế về ý định của mình)
  • Beneficiary designations (ghi rõ danh tánh những ai được quyền thừa hưởng)
  • HIPAA release (allows health care providers to share information about you with authorized individuals) cái này quan trọng vì nếu không làm thì con cái không được bác sĩ hay nhà thương cho biết tình hình sức khoẻ của mình để họ có thể rút ống,…
  • Bank and financial statements (trương mục ngân hàng)
  • Real estate deeds and titles (các sổ đỏ nhà cửa và những nợ nần hay cho ai mượn tiền)
  • Retirement-account documents (trương mục hưu trí)
  • Life insurance policies (bảo hiểm nhân thọ để khi qua đời còn lấy tiền bảo hiểm)
  • List of important personal property, such as jewelry and artwork, and estimated values (danh sách các món nữ trang, vàng bạc, tranh ảnh và định giá bao nhiêu. Mình có mấy tấm tranh mua của một hoạ sĩ Việt Nam nổi tiếng nên phải ghi lại, dặn con cháu đừng có đem bán Garage Sales).
  • Funeral instruction (di nguyện khi qua đời, chôn cất ra sao,..)



Nói chung là nên làm mấy việc này giúp con cháu sau này khoẻ hơn. Con cháu không có thời gian để lục tìm các tài liệu giấy tờ của mình rồi phải mướn luật sư để ra toà thừa kế. Có ông kia kêu bán mình cái tiệm pizza hut ở Texas, mình chỉ mua thôi còn người franchisee mướn, trả tiền cho mình hàng tháng nhưng mình cảm ơn. Lý do là khi mình qua đời, khổ con thay vì chỉ lo vụ thừa kế ở tiều bang Cali, con cháu mình phải lặn lội qua Texas để lo vụ ra toà hay đóng thuế thừa kế này nọ. Về già nên gom về một nơi thay vì ở hai 3 nơi.


Mình có anh bạn, bố mẹ có nhà ở Cali để không vậy, vì ở tiểu bang khác. Hè về ở vài tháng để chơi với con cháu. Mai mốt ông bà chết, mấy đứa con ở Cali phải bò sang bên miền đông để ra toà thừa kế hai nơi Cali và Boston. Ông bà sợ nên không dám làm living trust nên khi qua đời con cháu mệt thở. Khóc thương cha mẹ qua đời nhưng chắc sẽ khóc nhiều hơn cho vơi đi những buồn sầu vì phải bay qua bay lại Boston tốn tiền ra toà thừa kế. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn