Hiển thị các bài đăng có nhãn Đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng

Một ngày đầu năm

 Ngày đầu năm

Sáng sớm chở con gái ra phi trường đi chơi ở Costa Rica. Sắp sửa đi thì đồng chí gái dậy, muốn đi theo. Thấy lòng mẹ thương con, ít khi nào đồng chí gái thức giấc vào 6:00 giờ sáng nhưng con đi phi trường nên gắng dậy đi theo để tiễn con. Mình tính đi vườn để lấy cái hên đầu năm đi cày cả năm đi cày thì đồng chí gái kêu ở nhà vì phải đi ăn tiệc đầu năm Liên trường học gì đó. Thôi ngưng làm nông dân một buổi, ăn bữa giỗ lỗ bữa cày, đi làm bảo vệ đồng chí gái một sáng đầu năm.

Ban hợp xướng Trưng Vương có mặt đồng chí gái.

Mình không biết có bao nhiêu trường học khi xưa, liên kết để tổ chức buổi họp mặt này vì không thấy tờ chương trình. Hình như họ cũng gây quỹ cho thương phế binh tại Việt Nam thì phải. Nhìn chung thì 85% là phụ nữ, còn lăn tăn vài ông chạy vòng vòng chụp hình cho mấy bà. Cụ bà vẫn đẹp sao, cụ ông vẫn đẹp sao, dù hàm răng không còn chiếc nào, dù thân thể còm nhom như là con cóc, dù cho bước đi vô cùng khó nhọc nhưng vần cầm máy hình xeo-phi. Mặc ai hát trên sân khấu phe ta xeo phì. Dạo mình mới sang Hoa Kỳ thì đi đến mấy chỗ Tết kiểu này thì 95% là đàn ông, lác đác vài cô đang tìm cách đuổi mấy tên bu lại bên cạnh như ruồi. Cho thấy thế hệ trên 6 bó, có chồng tiêu diêu miền cực lạc khá nhiều hay không đi đứng nổi ở chỗ này.


Đang đi lấy nước trà cho đồng chí gái thì có ai gọi tên, quay lại, hoá ra cô bạn học cũ ngày xưa ở Đà Lạt. Cô này cũng khá vui. Khi xưa, cô ta và anh chồng, đại diện nhà trai đi hỏi vợ cho mình. Cô ta bảo ông đừng có giới thiệu tôi là mẹ ông nhé. Lý do là mình có dẫn một đối tượng đến gặp cô bạn lần đầu tiên ở vùng Bôn-sa. Ra về, đối tượng kêu bạn anh mà sao em thấy giống như bạn của má em. Chán Mớ Đời 


Sau khi hỏi vợ cho mình xong thì cô nàng biến mất đến 20 năm sau, đi ăn cưới cháu người bạn, gốc Đà Lạt. Trên sân khấu, họ giới thiệu ca sĩ NH, mình nhìn lên sân khấu thấy bà nào thấy quen, như đã gặp ở đâu. Hỏi đồng chí gái thì mụ vợ kêu bạn anh chớ ai trồng khoai đất này. Từ đó mới có điện thoại di động, liên lạc lại. Tháng trước, cô nàng gửi cho cái USB của băng nhạc Mùa Thu mới thực hiện năm 2024, nghe cũng phê lắm. Ở Đà Lạt, trong lớp đâu thấy cô nàng hát hò gì đâu. Ngày xưa, mình tổ chức văn nghệ cho trường, đâu có thấy cô nàng làm ca sĩ xung phong. Lâu lâu cô nàng điện thoại hỏi sao thấy đồng chí gái đi dự lễ gì đó mà không thấy ông. Mình nói đâu biết, bà vợ đi đâu thì bà đi, chớ có báo cho mình biết. Ngược lại mình đi đâu thì phải xin phép, đi thưa về trình cho phải đạo làm chồng nhân dân ưu tú. Đứng chụp hình với cô nàng và đồng chí gái xong thì nghe ai kêu, quay lại thấy anh bạn quen gốc Hà Nội, du học sinh tại Liên Xô, nay chạy qua Hoa Kỳ làm công dân Hoa Kỳ, kiểu đánh cho Mỹ cút ngụy nhào, nay chạy qua Mỹ đánh cho Mỹ nhào như ngụy khi xưa luôn. Đúng lúc trên sân khấu, ban hợp ca đang hát Chiến Sĩ Vô Danh của Phạm Duy,:


Mờ trong bóng chiều một đoàn quân thấp thoáng,

Núi cây rừng lắng tiếng nghe hình dáng,

Của người anh hùng lạnh lùng theo trống dồn,

Trên khu đồi hoang in trong chiều buông.


Ra biên khu trong một chiều sương âm u, âm thầm chen khói mù,

Bao oan khiên về đây hú với gió, là hồn người Nam nhớ thù.

Khi ra đi đã quyết chí nuôi căm hờn, muôn lời thiêng còn vang,

Hồn quật cường nguyền mang đến phút chiến thắng, sầu hận đời lấp tan.


Gươm anh linh đã bao lần đẫm/vấy máu,

Còn xác xây thành, thời gian luống vô tình.

Rừng trầm phai sắc, thấp thoáng tàn canh,

Ôi người chiến sĩ vô danh.


Mình hỏi bác đi đây, ở chỗ bọn phản động, tàn dư con cháu ngụy quân ngụy quyền thế này. Anh ta kêu vợ anh ta nói là có ông đi nên tôi mới đi theo, rồi kêu anh ta thích không khí ngụy quân ngụy quyền. Anh này gốc gác lớn ở Hà Nội, nếu về Việt Nam thì có thể làm chức ít nhất thứ trưởng. Nghe kể sau khi Liên Xô tan rã thì có một nhóm độ 70 du học sinh ở Liên Xô không chịu về khiến Hà Nội điên đầu vì con ông cháu cha không. Nay đều chạy sang đây, vào công dân Mỹ hết, xem Hoa Kỳ là chùm khế ngọt, cho tôi ăn hamburger mỗi ngày. Thật ra mấy người này họ sinh ra ở Hà Nội, rồi du học ở Liên Xô nên họ hiểu sự thật về chủ nghĩa cộng sản, nên không về Việt Nam, ở lại Liên Xô làm ăn khá lên, có tiền là đầu tư vào Hoa Kỳ theo diện EB-5.


Anh ta kêu tôi nhớ ông lắm nên cứ phải vào bờ lốc Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen để đọc. Mình kêu bác này lạ, sao lại đi đọc bờ lốc của em. Em là sản phẩm của chế độ ngụy quân ngụy quyền, của thực dân Pháp và bọn Sài lang đế quốc Mỹ mà bố mẹ các bác lên án, suýt tý nữa là thủ tiêu ông cụ em ngoài quê, phải trốn vào Nam. Rồi 20 năm sau lại cho ông cụ em đi cải tạo đến 15 năm. Anh ta cười kêu đó là thế hệ của bố mẹ tôi, không dính dáng gì đến tôi cả. Tôi không có nợ máu với nhân dân miền nam.


Quay qua lại gặp anh bạn mà mình đã có kể chuyện tình môn đăng hộ đối của anh ta. Bố mẹ cấm cản đến 19 năm sau mới gặp lại đôi mắt người xưa. Thế là nối vòng tay lớn từ Tây qua Mỹ với người tình năm xưa. Anh này rất được mấy bà thích vì có tên cực kỳ hoành tráng đó là Cường Dương. Cứ gặp anh ta là mấy bà hỏi mua thuốc cho ông chồng già.


Sau khi mấy ban nhạc đại diện các trường trung học khi xưa lên trình diễn. Thật ra đa số đều thâu trước, rồi mấy bà nhép nhép líp singing cho thiên hạ vỗ tay, ông chồng chụp hình với nụ cười hoàng hôn toả nắng rồi xuống. Đến phần dạ vũ thì mình đi về. Người nào hát trực tuyến thì âm thanh bú xua la mua.


Nằm nghỉ một chút xong thì đi gặp một anh chàng gốc Jordan. Mình có ghé nhà bố mẹ anh ta ở Jordan khi ghé thăm xứ này. Mình hỏi thăm tình hình bố mẹ anh ta, vì nghe nói họ muốn sang đây, có giấy tờ thẻ xanh hết rồi. Anh ta cho biết, bà mẹ không thích ở đây, vì còn bà ngoại ở bên kia nên đã về lại. Tháng 4 qua lại. Mình nói thật ra nên để cho bố mẹ anh ta ở Jordan cho khoẻ, sang đây họ buồn, chết sớm. Anh ta cảm ơn đã cho biết vì con anh ta kêu bà nội, bà làm khó dễ cho cháu, bà phải học tiếng anh để bà cháu mới nói chuyện được với nhau. Nó lấy gú gồ dịch hơi lộn xộn gửi cho bà nội. Mình kể về bà cụ mình, cũng buồn vời vợi khi sang Hoa Kỳ nên đưa về Việt Nam cho bà cụ vui.


Anh chàng này hay hỏi mình về mua bán nhà cửa nhất là gia đạo. Anh ta đi học mấy khoá tài chánh rồi để dành tiền để mua nhà trong khi cô vợ lại muốn tậu nhà to hơn, nơi khu bảnh hơn. Thế là hai vợ chồng choảng nhau. Lý do là không hiểu ý định của nhau dù mỗi người đều lo muốn xây dựng tổ ấm và tương lai nhưng chưa đả thông tư tưởng. Mình đã từng trải vụ này. Mình thì muốn hà tiện tiêu xài để mua nhà cho thuê, mai mốt về già có tiền tiêu xài trong khi đồng chí gái thì muốn ở căn nhà đẹp đẽ. Trời thương mình mua được căn nhà tử tế cho mụ vợ nên tránh cãi vã sau này. 


Mình nói với anh ta là căn nhà rất quan trọng cho gia đình vì để xây tổ ấm, tạo dựng kỷ niệm vì nếu không một mai con cái lớn chúng sẽ rời nhà và không trở lại. Có kỷ niệm sẽ giúp chúng tìm lại những vết chân xưa. Anh ta đi gặp CFO với cô vợ để họ giải thích lý do tại sao để dành tiền giúp cô vợ hiểu thêm ý định của ông chồng tham gia dòng keo kiệt để mua nhà cho thuê. Nay vợ chồng đề huề, mình kêu kiếm nhà và chỉ căn nhà mình đang thương lượng ở Villa Park. Biết đâu anh ta sẽ mua được, mình đợi sửa căn nhà mới lấy lại hôm cuối năm, bán mới có tiền để thương lượng mua của bà. Thật ra có duyên mới mua được. Để xem, có Phước mới mua được chớ đâu phải khơi khơi.


Đang ngồi nói chuyện, bổng nhiên nói về cái bờ lốc do hai ông thần hay đọc bài của mình thực hiện, anh ta kêu đưa tin tức, rồi kêu chuyên viên kỹ thuật ở đâu bên Pakistan, gắn thêm phần chuyển ngữ. Vậy là mình có thể viết đủ loại, mấy tên Mỹ quen hay bạn bè ở Ý Đại Lợi, Hoà Lan, Pháp có thể đọc bờ lốc mình, chỉ cần vào bờ lốc, phía bên phải ở trên đầu có phần chọn ngôn ngữ. Nếu muốn con cháu đọc bằng anh ngữ thì chọn english, hay tiếng ả rập này nọ. Khỏe mấy ông Mỹ không còn kêu réo mình chuyển ngữ nữa. Hay mấy bà muốn cho con đọc, lại réo mình dịch qua tiếng anh. Tuy có thể không như mình viết nhưng có thể tạm ổn. Vậy là mấy cô bạn học Yersin khi xưa có thể đọc bài của mình, vì mấy cô kêu là không rành tiếng Việt. Kêu dịch ra tiếng Pháp. Thật ra dịch cũng khó sát nghĩa, phải viết lại theo tiếng Pháp hay tiếng anh vì mỗi ngôn ngữ có cách diễn đạt khác nhau nhất là mình hay tếu, mà tếu pháp ngữ thì thằng Mỹ không hiểu. Mình đâu có thì giờ ngồi viết đủ thứ tiếng. Nội một tiếng không là đủ oải rồi. Chỉ có khi nào mấy người Mỹ yêu cầu thì mình mới viết theo tiếng anh cho họ. Họ có bỏ gú gồ nhưng lối dịch của gú gồ khá buồn cười.


Sau đó mình về nhà gặp đồng chí gái đang xem ảnh chụp buổi lễ hội đầu năm liên trường rồi cười. Xong om


Sáng nay, nhận được tin nhắn của anh bạn gốc Bảo Lộc. Anh ta về thăm mẹ rồi lên Đà Lạt chơi thì có ghé nhà mình thăm bà cụ. Rất cảm động. Mình quen anh này qua Facebook.

Lại ghé quán cà phê của hai cô em gái ở đường Phan Đình Phùng, “Chez Nous”
Ghé nhà mình thăm bà cụ khiến mình rất cảm động. Chỉ quen nhau qua Facebook, mà anh ta lặn lội đi xa để thăm bà cụ mình.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Một ngày cuối năm

 Một ngày cuối năm


Sáng thức dậy, chuẩn bị đi tập ở Đông Phương Hội thì thấy tin nhắn của đồng chí gái từ tối hôm qua. Kêu “để cho người ta ăn Tết rồi mới lấy nhà lại.” Phải trả lời chi mụ vợ trước khi đi nên đến trễ. Mình ít khi kể cho đồng chí gái về mấy vụ đuổi nhà này nọ hay tăng tiền nhà vì cứ bị mụ vợ la. Kêu người ta nghèo mà cứ tăng tiền nhà. Mình nói nếu vợ không muốn tăng tiền nhà thì bớt tiêu xài lại là bị chửi. Đồ phản động con cháu địa chủ, cường hào ác bá đó đây. Đồng chí gái không biết là thuế hàng năm lên thêm tiền bảo hiểm lên như diều. Thằng con kể cho mẹ nó nên đồng chí gái la mình. Không biết họ thiếu mình $15,000, nay phải bỏ thêm tiền mấy chục ngàn để sửa chửa. Khi không dính dáng gì đến quyền lợi, chúng ta có thể cảm thông với mấy người này, lên án chủ nhà gian ác, vườn thào ác bá nhưng nếu đụng đến quyền lợi của mình thì phải ngăn ngay sự rỉ rò thất thoát tiền bạc ngay. Don’t get emotional, it’s business 

Cách đây 2 năm, trong phần 1031 Exchange, mình có mua và bán lại cho một gia đình Mỹ trắng một căn nhà theo diện Land Of Contract thay vì bán như bình thường, sang tên cho họ. Cho họ vay vì họ khôgn đủ tín dụng để mượn tiền ngân hàng. Sau 5 năm, có lịch sử trả tiền cho mình đàng hoàng thì tín dụng của họ lên cao sẽ được ngân hàng cho vay. Nếu họ không trả tiền thì mình chỉ lấy nhà lại thay vì phải làm giấy tờ xiết nhà, rườm rà, mất cả năm trời. Họ đặt cọc 2 miếng đất của họ ($40,000) rồi mình cho họ vay trong vòng 5 năm rồi khi nhà lên, họ tái tài trợ lại cái nợ và trả tiền cho mình. Lý do là mình chỉ có 45 ngày sau ngày bán căn nhà kia, để chỉ định mua nhà nào để khỏi phải bị đóng thuế nên khi có người kêu mua thì mua rồi bán lại kiểu này thì không phải đóng thuế ngay trong năm đó. 


Khi mình đi xem 2 miếng đất của họ, thì thấy cả gia đình thêm ông chú, cháu ngoại ở trong mấy cái xe RV cũ rích, không có điện gì cả, họ dùng máy phát điện để xài, tốn đến $800 tiền xăng để phát điện mỗi tháng trong khi trên đầu có đường dây điện. Lý do không có tiền đặt cọc để công ty gắn đồng hồ điện cho. Nhìn họ sinh sống thấy tội lắm kìa. Chắc sống lâu năm với vợ, mình bị nhiễm căn bệnh của đồng chí gái. Cứ thấy tội nghiệp thiên hạ. Quên rằng mình là con cháu địa chủ cường hào ác bá.


Mình tỵ nạn mà ở nhà rộng rãi trong người Mỹ da trắng sinh tại đây, ở trong mấy cái RV nên thấy tội mới bán cho họ. Năm đầu tiên họ trả tiền đàng hoàng, năm nay thì họ ngưng trả cả năm. Mình hỏi ông chuyên viên địa ốc thì được biết mấy người mua này nhờ ông ta rao bán căn nhà nên mình đợi nhưng cuối cùng không bán nữa. Khi nghe tin là vốn chủ sở hữu (equity) của họ xem như mất hết vì họ phá nhà để sửa, tân trang lại nhưng hết tiền thì họ không cho khách hàng muốn mua căn nhà vào xem nên cuối cùng mình đề nghị với họ là mình đưa họ tiền để họ dọn ra.


Đến nơi thì mình thất kinh, mới hiểu lý do ông địa ốc kêu là vốn chủ sở hữu, equity của họ tiêu theo mây khói. Họ muốn tân trang lại căn nhà, tạo dựng mái ấm gia đình hạnh phúc nơi nơi nên phá cái bếp, tường đủ trò. Cái mà đáng sửa thì họ lại không làm đi đập phá mấy trò khác. Nói theo giang hồ địa ốc “Cash 4 Keys”. Mình định đưa cho họ $5,000 nhưng khi gặp họ thì họ đòi $8,000, mình kêu giúp ông bà có chỗ nương náu tưởng ông bà thay đổi, xây dựng lại cuộc đời vì xứ này là xứ cơ hội nhưng lại phá nát căn nhà, tôi phải tốn độ 50K để sửa lại. Họ đồng ý $3,000, đủ tiền đặt cọc và tiền thế chân cho chỗ khác nên mình chạy xe, đem theo thằng con cho nó học nghề. Ai ngờ nó kể với đồng chí gái nên khi mình đi ngủ đồng chí gái nhắn tin thằng chồng ác ôn nông dân đừng có đuổi nhà người ta vào cuối năm, để họ ăn Tết đã.

Họ muốn 30 ngày để dọn ra. Mình đồng ý thì cách đây mấy hôm, họ cho biết muốn ngày cuối năm gặp để mình đưa tiền cho họ để họ dọn ra để có tiền nộp cho chủ mướn nhà khác. Thay vì tuần tới. Mình đồng ý. Nên hôm nay đến gặp để đưa tiền cho họ để họ dọn ra. Lái xe gần 2 tiếng mới đến nơi. Thấy họ chưa xong. Kêu thêm 5 tiếng nữa. Mình vô xem rồi kêu họ sao không đem dọn đồ ra hết để dưới patio, rồi đưa chìa khoá cho mình vì không thể đợi thêm 5 tiếng. Trong khi đó mình dẫn ông thợ và chuyên viên địa ốc đi ăn, độ 1, 2 tiếng trở lại. Lúc trở lại thì họ đã dọn ra hết chở một số đồ đi rồi quay lại. Mình đưa họ tiền để họ đóng tiền phía bên kia. Xem như làm ăn lỗ vốn thôi. Hai miếng đất của họ thì nay có người trả $32,000 cho một miếng đất, tuần tới sang tên lấy tiền, để sửa căn nhà này. Còn một miếng để dành sau này có ai mua thì bán.


Hy vọng thằng con xem gương của họ mà chịu khó làm ăn. Chớ sống theo kiểu người Mỹ, không cần kiệm thì cuộc đời te tua. Ông chồng làm thợ mộc, lương cao, bà vợ thì dọn dẹp nhà cửa cho mấy người có AirBnB trong vùng này. Hóa ra họ lộn xộn về tiền bạc vì ông chồng nghiện rượu và hút thuốc như đầu xe lửa. Năm nay ông ta đi vào trung tâm cai nghiện rượu mất 6 tháng do đó không sửa nhà cũng như không đi làm, có tiền trả tiền nhà. Nay kêu hết uống rượu nhưng mình thấy điếu thuốc lá trên môi. Bà vợ thấy hiền và nhẫn nhục như bao phụ nữ có chồng bê tha, nghiện ngập. Mấy đứa con cũng đàng hoàng, lễ độ, chào hỏi mình. Sống ở Việt Nam, mình đã từng chứng kiến chồng đánh vợ con vì cờ bạc hay nghiện rượu nên mình không bao giờ hút thuốc, uống rượu vì không muốn vợ con khổ.


Nhà họ có đến 7 con chó và 3 con mèo. Nội nuôi mấy con này là hết tiền trả tiền nhà cho mình. Thấy tội, trời lạnh mà họ bỏ củi đốt trong thùng phuy ngoài trời. Họ mua đâu cái lò sưởi gắn trong nhà nhưng vì lý do nào đó không mua được cái “connector” để nối hai đường ống khói nên không sử dụng được trong nhà. Ở chỗ xa lắc xa lơ, đứa cháu ngoại không có ai chơi, chắc cũng không đi học, nên chơi với mấy con chó, sau này làm tarzan chúa Tể vùng Apple Valley. Mình đưa ngân phiếu cho họ rồi chúc họ may mắn trong năm 2025, hy vọng sau vụ cai nghiện ông chồng sẽ làm lại cuộc đời, chí thú làm ăn, giúp vợ con một cuộc sống đàng hoàng tươm tất hơn.


Sau khi lấy chìa khoá, giải thích cho ông thợ những gì cần phải làm trong khi ông chuyên viên địa ốc tìm cách rao bán. Mình sẽ để thằng con lên đây phụ ông thợ để nó hiểu thêm về nhà cửa, sửa chửa ra sao. Cả đời chỉ học học học mãi như anh 6 VI Lê-nin nói nên chả biết gì về điện nước, chẳng bù lại khi xưa, mình ở Việt Nam, bao nhiêu điện nước trong nhà là mình sửa hết. 


Hai cha con chạy về để gặp một gia đình muốn dọn vào một căn hộ mới trả lại. Người thuê vừa trả nhà thì 48 tiếng đồng hồ sau có người muốn dọn vô. Mình kêu thằng con khi xưa, học tiếng Tây Ban Nha vì sống ở Cali 50% là người gốc la-tinh, nói tiếng Mễ. Nó không chịu, đi học tiếng Nhật Bản. Nay Người thuê nhà đa số nói tiếng Tây Ban Nha là nó ngọng dù đang học thêm. Mình nói rã họng, nó ngồi bên nghe được chữ đực chữ cái, nhưng mình cũng phải trả cho nó tiền làm quản lý.  Biết bao nhiều tên Mỹ trẻ muốn học nghề với mình, mời đi ăn uống cà phê nhưng mình bận. Đây thằng con vừa học nghề vừa được trả tiền. Mình phải chuyển giao công nghệ cho thằng con để có thời gian đi chơi, giang hồ.


Sau đó mình đi ăn cơm với đồng chí gái và con gái. Mai nó đi Costa Rica. Nó hỏi nếu sang năm con đính hôn, bố nghĩ sao. Mình nói thời cơ chín muồi thì lập gia đình nhưng phải nuôi nấng chăm sóc mối tình hữu nghị, chớ không phải lấy nhau rồi là xong. Đám cưới chỉ là khởi đầu, còn phải trải qua nhiều sóng gió mới tạo thêm hạnh phúc, khoẻ đời người.


Năm nay đồng chí gái không tổ chức đón giao thừa như mọi năm, lo tập hát cho ban hợp xướng Trưng Vương, đàn guitar hội nên đi ngủ sớm. Mình thì ngồi ôn lại ngày cuối năm, lấy nhà lại. Cũng may là thằng con chịu khó học nghề nhưng mình phải bình tỉnh, giải thích cho nó vì nó được sinh ra tại Hoa Kỳ nên không lanh lẹ như mình sinh ra và lớn lên tại chợ Đà Lạt. Con gái được xem là một trong 15 nhân viên bán hàng hàng đầu của hãng dù tuổi đời còn nhỏ. Nó cho biết là đi học 3 năm ở Âu châu và Á châu, du lịch nhiều nơi giúp nó hiểu và “close deal” với các công ty ở Âu châu. Trong khi đồng nghiệp than là chưa bao giờ bán được cho khách hàng ở Âu châu. Con gái mình như mẹ mình, rất là lanh và thông minh, sau này chắc nó khá hơn bà nội nó, vì được ăn học đến nơi đến chốn. Mẹ mình thì rất thông minh, hậu duệ của Mạc Đĩnh Chi nhưng khi xưa mệ ngoại nghèo nên không được đi học. Đang ăn cơm, bà nội gọi nói chi với con gái, nó chả hiểu gì cả. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Vô gia cư bất thành phu phụ

Hôm qua và hôm nay gió Santa Ana khiến cháy ở Nam Cali, vùng Palisades, khu nhà giàu. Lại thấy thiên hạ bị di tản để tránh nạn, lại khiến dân tình mất nhà. Các hãng bảo hiểm không dám bán cho thị dân ở Cali nên phải mua bảo hiểm do các công ty ở tiểu bang khác bán với giá trên trời. Hôm qua mình mới mua 2 cái bảo hiểm, giá gần gấp đôi.

Hôm trước mình kể về tham nhũng trong trong việc kiểm soát về nạn vô gia cư, gia tăng tại Cali từ 6 năm qua thì bị Facebook chặn. Lý do nói đến tham nhũng của chính quyền địa phương. Mình xem một tài liệu tại Phần Lan, thành công trong việc giải quyết vấn nạn vô gia cư. Họ cho xây các trung tâm giúp phục hồi các người vô gia cư bị nghiện, hay bệnh tâm thần. Rồi từ từ huấn luyện họ lại, học hành các nghề rồi kiếm công ăn việc làm cho họ, từ từ trở lại đời sống bình thường, lập gia đình,.. ai buồn đời muốn biết sự thật về tham nhũng của chương trình giúp vô gia cư tại Cali khi thống đốc tiểu bang Cali kêu không biết số tiền 24 tỷ đô la đi về đâu, mà số người vô gia cư từ 35,000 lên hơn 181,000 sau 6 năm trời, áp dụng chương trình giúp dưỡng người vô gia cư. 

Hôm nay gió thổi mạnh không biết mấy người Việt vô gia cư nằm trong lều có lạnh không. Vùng Bolsa có nhiều nơi, có người vô gia cư sống lây lất. Hôm tước, mình có đem cho họ mấy túi ngủ của mấy đứa khi xưa đi hướng đạo, cắm trại.

Họ có thể tăng số cử tri “ma” đi bầu thì số người vô gia cư gia tăng để họ bỏ túi rất dễ làm. Ông thống đốc lương có $220,000/ năm mà có một biệt thự giá $3.5 triệu ở Sacramento, và nay mới mua thêm một căn khác để chuẩn bị hết nhiệm kỳ, giá 9.1 triệu đô la. Với mức lương của ông ta chỉ có thể trả được 3 tháng tiền nhà. 

Người Việt mình hay hỏi các quan nhớn ở Việt Nam lương ít mà sao lại cho con du học, ở nhà biệt phủ nhờ mẹ đi bán thóc giống. Mình thì hay hỏi các chính trị gia nhà nghề Mỹ, tiền đâu ra. Ai buồn đời thì đọc đường dẫn https://www.muctimsonden.com/2024/12/24-ty-o-la-cali-danh-cho-vo-gia-cu-i-ve.html


Mình nghĩ không ai muốn ra đường ngủ bờ ngủ bụi ngoại trừ đi Giang hồ. Mình ngủ ở công viên một đêm ở Thuỵ Sĩ vì trễ xe lửa. Lạnh kinh khủng. Thường những người vô gia cư bị bệnh, mất việc, không tiền trả tiền nhà phải ra đường ở. Thậm chí có công ăn việc làm nhưng nhà cửa đắt quá nên họ phải sống trong các xe hay RV… mình xem tài liệu thì thấy ở vùng San Jose, nhiều người đi làm, nhưng nhà cửa ở vùng này rất đắt nên không có khả năng mướn nên họ ở trong các xe của họ. Tối đi làm về, kiếm chỗ nào cho phép đậu xe qua đêm. Tắm rửa thì vào câu lạc bộ thể thao. 


Nay một số công ty dời về phía đông của San Jose, gần Modesto nên hy vọng nhà cửa sẽ bớt lên giá. Nói cho đúng thì có rất nhiều cựu quân nhân, trở về từ chiến trường, bị hội chứng chiến tranh và bị ám ảnh của sự chết chóc nên họ không hội nhập được vào đời sóng dân sự và từ từ bị nghiện thuốc an thần, sì ke ma tuý,… có lần mình gặp một ông vô gia cư, hỏi chuyện thì mới biết ông ta là cựu chiến binh chiến trường Á Phũ hãn. Mình hỏi vậy có tiền hàng tháng do chính phủ trợ cấp. Ông ta gật đầu kêu có $1,000. Khi nhận đầu tháng thì ông ta vào mướn motel ngủ, tắm rửa rồi khi hết tiền thì ra công viên nắng ấm cắm dùi ở tới cuối tháng. Mình không biết có thật hay không vì nghe kể trên mạng là các tiểu bang theo Dân CHủ, cho các người nhập cư lậu ở khách sạn, cấp thẻ để họ đi mua thức ăn hay kiếm việc này nọ. Hay chỉ là tuyên truyền của phía Cộng Hoà. Cử tri nghe như vậy, chưa kiềm chứng rồi tin bầu cho đối lập. Xong om


Mình hay ra bờ biển ở Huntington Beach hóng gió biển. Thấy nhiều người về hưu, ở trong xe RV. Sáng chạy ra bãi biển trả $35/ năm đậu cả ngày. Đi vệ sinh hay tắm rữa, ăn uống. Chiều đóng cửa bãi đậu xe thì họ chạy đâu, đậu qua đêm. Ban ngày chạy ra biển, đậu xe ngủ rồi đem đồ ra nấu nướng ăn cho qua ngày. 


Sáng mình đi tập ở Đông Phương Hội thì thấy lều của người vô gia cư khá nhiều nhất là xe đậu khắp nơi và có người ngủ ở trong. Họ lấy tấm carton, che cửa sổ để không ai nhìn thấy. Có thể trong ngày họ chạy xe chỗ nào khác đậu nhưng tối lại về khu đường Moran, có vẻ an ninh hơn. Cho thấy cũng có nhiều người việt sang đây, không hội nhập hay bị vấn đề gì đó, như mất việc làm hay bị vợ bỏ nên đâm ra Chán Mớ Đời, rồi hết tiền, ra đường ở.


Từ ngày tối cao pháp viện không mạnh tay với luật về vô gia cư thì nhiều thành phố đã mạnh tay, đuổi người vô gia cư. Ở thành phố Westminster cách đây mấy tháng cảnh sát đến đuổi người vô gia cư, vì có tin bà Kamala sẽ đến Quận Cam, gặp cử tri người Việt. Rồi 10 ngày sau lại thấy họ lục tục trở lại bằng xe hơi hay xe đạp. Các lều lại mọc lên lại. Vấn đề là đuổi họ đi mà không có chỗ nào đến tiếp đón. Mình mới mua cổ phiếu công ty của công ty chuyên về nhà tù tư nhân, chuẩn bị cho vụ cưỡng bách hồi hương của chính phủ Trump. Tuần rồi, cổ phiếu công ty này lên kinh hoàng. 


Người ta cho biết tỷ lệ người vô gia cư gia tăng từ năm ngoái lên đến 12% hay có trên 650,000 người không nhà. Tiểu bang Cali chiếm giải nhất về số vô gia cư, gần phân nữa của Hoa Kỳ.


Luật cấm ngủ trong xe, và dời xe đi ít nhất 300 bộ anh mỗi tiếng đồng hồ. Khi xưa, họ còn cho chăn mềm nay thì tiệt luôn. Các chương trình giúp vô gia cư như là con bò to đùng, để mấy tên công chức và thân hữu vắt sữa. Họ mong muốn lượng vô gia cư càng tăng thì họ càng có tiền cũng như có việc làm muôn đời. Nghe nói nếu ai cắm dùi sẽ bị tù và bị phạt $1,000. Không tiền thì cũng bù trớt.


Những chương trình về vô gia cư là miếng mồi ngon cho những người có quyền lực tại Hoa Kỳ. Điển hình ở Quận Cam, ông giám sát viên của Quận, gốc Việt, hình như thuộc Đảng Cộng Hoà, khơi khơi vớt mấy triệu, qua cách thành lập một tổ chức vô vụ lợi, do con gái đứng đầu. Thế là cứ rót tiền vào cho tổ chức này, con gái đứng ra mua mấy căn nhà để giúp người vô gia cư nhưng trên thực tế thì khác. Còn Đảng Dân Chủ thì nhiều không tả. Có lần, mình được giới thiệu liên lạc với một hội vô vụ lợi người Việt tại Quận Cam. Họ kêu mình viết cho họ lá thư để họ cho mượn một căn phòng để giúp mấy người lớn tuổi tập dưỡng sinh. Họ chỉ cái mái hiên ngoài trời, nhỏ xíu. Trời mưa gió lạnh mấy người già làm sao tập ngoài trời. Thế là họ gửi thư của mình viết cho tiểu bang Cali và vớt thêm tiền bỏ túi vì giúp thêm 1 tổ chức của cộng đồng. Mình thì đâu có thể sử dụng chỗ ngoài trời để hướng dẫn thiên hạ tập. Chưa tập mấy người già lăn đùng ra trúng gió rồi. Họ bỏ tiền túi xài nhân danh giúp đỡ cộng đồng. Chỗ tụi này mượn tập khi xưa, họ cũng là tổ chức vô vụ lợi nhưng thấy họ lấy tiền thiên hạ mượn chỗ để sinh hoạt, mà tiền thì không thấy giải quyết ra sao vì trả tiền mặt. Từ từ người Việt sống bám vào cộng đồng rất nhiều, cứ xin giấy tờ hợp thức hoá cho hội vô vụ lợi của họ dù chỉ có vợ chồng đứng tên rồi đi xin tiền chính phủ.


Tại sao họ khui ông ta vì cộng đồng người Việt rất yếu về chính trị. Mình bảo đảm các cộng đồng khác cũng nhảy vào xé xác con mồi 24 tỷ đô la dành cho vô gia cư nhưng họ chỉ khui ông người Việt. Vì người Việt sẽ im tiếng như cách đây mấy chục năm họ bắt bác sĩ, nha sĩ gốc việt gian lận Medicare. Trong cộng đồng, người Việt hăng hái chửi nhau lắm nhưng khi ra ngoài dòng chính thì câm họng hết. Nhớ khi xưa, mình hay đi họp với các hội thương gia gốc Hispanic. Mấy tên này hay than là bọn người Việt chúng mày chả giúp chúng tao lên tiếng chung để bảo vệ quyền lợi. Tụi tao xuống đường với chúng bây để ủng hộ mà khi tụi tao cần thì tụi mày im rơ, không lên tiếng dùm. Có tài liệu cho thấy bác sĩ và nha sĩ gốc Do Thái, Ba Tư, Mễ ,…ăn gian Medicare nhiều mấy chục lần bác sĩ nha sĩ gốc Việt. Họ chỉ kiếm công đồng nào yếu về chính trị để đánh như doạ các cộng đồng khác.


Năm 2018, tối cấp pháp viện, từ chối nhận vụ xét vụ đuổi người vô gia cư, nên các tiểu bang ngọng vì muốn đuổi thì phải có chỗ cho người ta ở. Mà xây nhà cho họ ở thì ở Cali là ngọng vì xây cất rất đắt tiền. Họ bắt phải sử dụng công nhân của công đoàn, giá cao, thêm các thuế, tiền phí tổn này nọ.


Cali cần thêm 5.5 triệu căn hộ, mà giá xây cất, đất đai rất đắt cho nên khi xây xong thì chỉ có người làm lương cao mới có khả năng mua được nhà. 


Có nhiều quận đưa mấy người vô gia cư vào các motel ở, và thành phố trả tiền, giúp giảm số lượng vô gia cư ngoài đường nhưng đó chỉ tạm thời. Vì người vô gia cư nghe đến hay các công chức sẽ đem xe buýt hốt các người này và chở đến thành phố có lòng hảo tâm. Mình nhớ khi xưa, thành phố Los Angeles hốt người vô gia cư lên xe búyt, cho họ 50 đô, chở họ đến thành phố San Bernardino. Thành phố San Bernardino cho $50, chở họ về Los Angeles. Ngày nay thành phố San Bernardino, bị phá sản.


Năm 2024, tối cao pháp viện cho phép thành phố Los Angeles cấm các người cắm trại ngoài đường để chuẩn bị cho thế Vận Hội 2028. Thành phố Long Beach bắt đầu đuổi các người cắm trại trong các công viên khiến các người dân bình thường không dám đến công viên mà họ đóng thuế hàng năm.

Vấn đề đuổi người vô gia cư không giải quyết vấn đề. Theo mình trong tương lai còn gia tăng vấn nạn vô gia cư. Lý do là xã hội Hoa Kỳ đang chuyển mình, người máy và kỹ thuật số bắt đầu thay thế con người trong công việc sản xuất.


Chúng ta nghe các khẩu hiệu qua cuộc bầu cử vừa qua, nào là đem công việc sản xuất về Hoa Kỳ,… lý do họ đem về vì thuế hứa sẽ giảm và công việc sản xuất sẽ do người máy thực hiện. Họ chỉ cần vài kỹ sư để kiểm soát quá trình sản xuất. Đi chợ ngày nay, chúng ta thấy máy tính tiền tự động. Hôm trước mình vào Smart & Final, có 6 cái máy tính tiền tự động và một thâu ngân viên. Thiên hạ đợi lâu nên phải đẩy xe lại chỗ tự trả tiền. Khi xưa, là có một ông già về hưu, cần tiền nên ra đứng cạnh cô thây ngân viên, hỏi “papers or Plastic” để ông ta lấy bao nylon hay bao bằng giấy, bỏ thức ăn mình mua vào bao. Nay ông này biến mất, bà thâu ngân viên biến mất và phải trả tiền bao nylon. Những người này có thể đi học lại để trở thành kỹ sư? Ngay kỹ sư, bác sĩ sẽ bị thay thế bởi người máy.


Những người không kiếm được việc sau khi bị người máy và kỹ thuật toán thay thế sẽ ra sao? Họ sẽ thành lập một giai cấp vô dụng (useless class). Đó là mối quan tâm của chính quyền hiện tại trên khắp thế giới. Giai cấp này sẽ nổi loạn. Chúng ta thấy tại Hoa Kỳ có một thiểu số khởi phát với cái tên Antifa, ở Âu châu như Pháp quốc, người gốc ả rập tìm không được việc làm hay người da đen, nổi loạn đốt nhà cửa xe cộ. Một người không phải da trắng bạo loạn hay giết người được báo chí làm rùm beng để tạo nên căng thẳng, khiến người dân ủng hộ việc cưỡng bách hồi hương họ dù sinh trưởng tại các xứ Âu châu.


Hay kêu chích ngừa như COVID để khiến họ không sinh con được nữa.

Giáng sinh vừa qua, mấy đứa cháu đến nói chuyện với mình nhiều hơn mọi lần. Chúng hỏi có nên làm đám cưới hay mua nhà. Mình nói tụi bây cứ sống với nhau, làm đám cưới dân sự thôi, còn tiền để làm tiệc đám cưới dùng để mua nhà cho thuê. Mình đoán là hai đứa con mình mới hùn tiền mua được căn nhà cho thuê. Nên máy anh em họ hàng thắc mắc và bắt đầu suy nghĩ khác với dòng chính là tổ chức đám cưới linh đình để rồi âm thầm ly dị. Mình nói mấy đứa con. Là cố gắng làm việc, tiêu xài hạn chế lại, dùng tiền đó đi mua nhà cho thuê để mai sau khi bị sa thải, mình vẫn có lợi tức mà sống. Thay vì bận đồ hiệu, đi xe xịn này nọ với tinh thần một phút huy hoàng rồi chợt tắt.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Cali mùa giáng sinh 2024

 


Mình đăng tải lên Facebook thì bị chặn trong khi trên X thì không. đổi tựa để xem có bị chận nữa không. Chán Mớ Đời  Mấy tháng trước, có ông thần gốc Việt, làm giám sát viên cho quận Cam bị truy tố ra toà về tội vớt tiền của chính phủ qua hội từ thiện của con gái để mua mấy căn nhà và ông ta đã nhận tội. Báo chí đăng quá cở thợ mộc. Nay báo chí đăng tin là họ làm kiểm toán sổ sách Cali cho năm 2024 thì thấy số tiền 24 tỷ đô la của quỹ vô gia cư mất tích, không biết mò nơi nào. Ông thống đốc tiểu bang kêu không ngạc nhiên vì tiểu bang không theo dõi chi tiêu cho người vô gia cư. Dạo này, thiên hạ của Đảng Dân Chủ đang đánh ông ta vì sợ ông ta ra tranh cử tổng thống kỳ tới nên các video của ông ta tuyên bố đã ngủ với vợ của nhân viên là một sai lầm này.

Từ năm 2019, tiểu bang Cali đã chi 24 tỷ Mỹ kim cho các chương trình vô gia cư. Nhưng trong vòng 5 năm trở lại, số người vô gia cư từ 30,000 gia tăng lên đến 181,000 người. Xem như trong vòng 5 năm, tiểu bang đã chi tiêu trung bình $160,000/ người. Với số tiền này thì cư dân Cali có thể tin rằng tệ nạn vô gia cư của tiểu bang phải thuyên giảm, đằng này lại gia tăng xem như gấp 5 lần. Số tiền dành cho vô gia cư giúp các ký sinh trùng và nhân viên của các cơ quan này rút vô tội vạ.


Gần vườn mình có một khách sạn Hilton mới xây cất vùng Opportunity Zones, họ cho vô gia cư vô ở, và chính phủ trả tiền hàng ngày. Sướng không lo sợ phải dọn dẹp mỗi ngày, lại được tiền chính phủ với giá khủng. Có ông Mễ kêu bạn ông ta mới ra tù, vào đó ở rồi bị bệnh qua đời vì khách sạn tuy mới xây nhưng các người vô gia cư không để ý. Vô gia cư của thì có điện thoại của ông Obama cung cấp, có thẻ EBT để mua thuốc, mua thức ăn,…


Sáng nay đi tập ở Bolsa, mình thấy nhiều người vô gia cư, sống trong mấy cái lều hay trong góc tiệm như ở góc Westminster và Magnolia, đường Moran hay khu Dakao,… thấy thương họ. Cuộc sống tại Hoa Kỳ rất bấp bênh, bị sa thải, bị đau ốm lâu dài là có thể mất việc, mất người yêu, mất nhà cửa, xe cộ rồi ra đường ở.

Có nhiều điều được truy ra nhưng đây mình chỉ nói về khía cạnh địa ốc. Khởi đầu ở vùng mình có xem xét là thành phố San Diego, thị trưởng Todd Gloria nói đến các chương trình xây dựng nhà cửa cho người vô gia cư. Mấy năm trước mình có mua 5 mẫu đất tính để xây 150 căn hộ cho người già, sẽ được chính phủ ưu tiên, cho mượn tiền và thuế má này nọ nên chạy đi dự các buổi hội thảo về các chương trình này nhưng giờ chót thấy không có quen ai có thế lực nên trở về làm nông dân. Những người có thế lực xây các chung cư với tiền của chính phủ nhưng vấn đề là các chung cư này rất đắt tiền như: 

  • $145 triệu cho 407 căn hộ hay gần $360,000/ căn hộ hay
  • $150 triệu cho 270 căn hộ hay $555,555/ căn hộ trong khi đó có những nhà tiền chế có thể mau với giá $10,000 cho người vô gia cư.

Vấn đề người ta khám phá ra các chương trình này đều được công ty Chelsea Investments Corporation được thành phố cấp phép và tiền bạc. Công ty này chuyên phát triển và xây các căn hộ “affordable housing”, được thành lập tại xứ Cayman Islands, nên không biết ai là chủ chính thức, có văn phòng chính ở Carlsbad, CAli, người sáng lập tên Jim Schmid và tổng giám đốc là Charles Schmid. Xem chương trình xây cất cho vô gia cư rất cực sang nhưng sau đó để bán hay cho thuê, còn vô gia cư thì ở motel,…

Theo tài liệu của văn phòng chính cho biết:

Năm 2016: bán được $3.5 Triệu, $3.15 triệu được San Diego Housing Authority hỗ trợ.

năm 2023: bán được  không được biết con số nhưng có đến $65 triệu được San Diego Housing Authority hỗ trợ. Mình chỉ xin ít hơn nhưng họ nhìn mình lắc đầu.

Người ta đặt câu hỏi văn phòng của công ty tăng giá lên gấp 7 lần trong vòng 7 năm. Quan trọng nhất là San Diego Housing Authority cho họ vay tiền như ngân hàng.

Người ta cho biết khi ông Todd Gloria làm chủ tịch uỷ ban ngân sách và tài Chánh của thành phố San Diego thì chủ tịch của Chelsea Investments Corporation là người ủng hộ tiền cho cuộc bầu cử của ông Gloria với chức thị trưởng. Tuy ít nhưng cũng đứng thứ 3. Còn ngầm thì không biết.

Người ta cũng xét các giấy tờ khác, tại các thành phố khác cũng có dấu tích của công ty này. Trên thực tế thì có nhiều công ty lắm. Năm 2016, có đạo luật về Opportunity Zones ra đời nhằm khuyến khích các nhà phát triển địa ốc, bỏ tiền ra để đầu tư, trùng tu lại các trung tâm thành phố bị bỏ phế, có nhiều người nghèo. Nếu họ bỏ tiền ra phát triển các khu vực này thì sau 10 năm họ sẽ không bị đánh thuế khi bán. Do đó ngày nay, đi Los Angeles, Santa Ana, Anaheim,.. chúng ta thấy nhiều khu khi xưa te tua, trộm cắp, nay được trùng tu với giá nhà lên như diều. Các khu vực này được trung tu với ngân quỹ của chính phủ, thay vì cho người nghèo, chỉ toàn là dân có tiền mới vào lại đây ở.

Mình đi dự mấy hội thảo này rất tốn tiền, cần quen biết và chi tiền cho các người có quyền cho vay tiền và khỏi đóng thuế. Mình là nông dân nên chả quen ai nên bán miếng đất, lời chút đỉnh. Trời cho chừng nào nhận chừng ấy, không tham lắm.

Xứ nào cũng có tham nhũng cả, ở Hoa Kỳ thì cũng có đầy, nhiều khi rất khéo léo để tránh lộn xộn. Cứ lấy thí dụ công ty Solyndra, chuyên làm các thiết bị năng lượng mặt trời. Công ty này cúng cho uỷ ban bầu cử của ông Obama $500,000. Sau khi đắt cử, ông Obama ra lệnh cho công ty này mượn $505,000,000, xin nhắc lại 505 triệu Mỹ kim với tiền lời cực rẻ. 1 năm sau, tổng giám đốc lượm $100 triệu về hưu, sau đó công ty khai phá sản. Tiền thuế của dân được ông Obama trả ơn cho thân hữu, cúng dường để ông ta làm tổng thống bay theo mây ngàn về miền quá khứ. Chán Mớ Đời 

Thống đốc Cali mới tậu được một biệt hự giá $9.1 triệu với lương hàng năm là $220,000. Xem 9 triệu phải đặt cọc 20% hay $1.8 triệu, mượn nợ ngân hàng $7.280,000, phải đóng $48,434.02/ tháng. Cộng thêm thuế bất động sản 1.2% là $9,100/ tháng thêm bảo hiểm là độ $4,000/ tháng. Xem như mỗi tháng phải đóng trên $62,000/ tháng. Xem như lương ông ta chỉ trả được được hai tháng tiền nhà vì đóng thuế lợi tức phân nữa. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn