Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngẫm và nghĩ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngẫm và nghĩ. Hiển thị tất cả bài đăng

Năm 2050

 Năm 1986, mình đi du lịch Hoa Kỳ lần đầu tiên, máy bay đáp xuống phi trường JFK, Nữu Ước khiến mình choáng váng vì quá đẹp. Mình du lịch ở Hoa Kỳ để viếng những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất thế giới thời đó. Năm sau, mình trở lại Nữu Ước thì công ty kiến trúc I.M.Pei & Partners mướn mình, để thiết kế khuếch trương phi trường JFK sau đó đồ án này bị đình chỉ vì chủ không được thành phố Nữu Ước bớt thuế.

Năm vừa rồi, mình quá cảnh xuống phi trường JFK lại thì thấy phi trường này cũ kỷ, già nua so với những phi trường Á châu như ở Tân Gia Ba, Hán Thành, Nhật Bản, Bắc Kinh, Hương Cảng. Các công trình kiến trúc ngày nay đều được xây cất tại Á Châu, tháng 4 vừa rồi, mình trở lại Tokyo thì thấy thủ đô này đẹp hơn xưa, và bỏ xa thành phố Nữu Ước về những toà nhà cao ốc.
1945, Hiroshima sau khi ăn trái bom nguyên tử
Hiroshima sau 65 năm
Mình có xem 4 tấm ảnh của Hiroshima, Nhật Bản và Detroit, Hoa Kỳ năm 1945 sau vụ thả bom nguyên tử. Hiroshima thì tan hoang còn Detroit thì hoành tráng. Tấm ảnh năm 2015, 70 năm sau thì Hiroshima lại hoành tráng còn Detroit, thủ đô sản xuất xe hơi của Hoa Kỳ, từng được mệnh danh thiên đường của giới lao động, nay te tua.
Detroit năm 1945, đèn đuốc sáng trưng trong khi thế giới thắp đèn cầy sau cuộc chiến tranh thế giới 

Detroit, thiên đường mà các người lao động trên thế giới mơ về giấc mơ Hoa Kỳ 65 năm sau
Detroit hoang tàn trên đổ nát của nền chính trị dựa trên tập đoàn công nhân xe hơi để hốt phiếu
Các hình ảnh này khiến mình tìm tài liệu đọc để xem để hiểu mà lo toan cho tương lai của mình và gia đình. Người ta kêu nếu chúng ta không thay đổi thì sẽ biến thành khủng long thời tiền sử. Phải hiểu những gì đang di động để thay đổi chuyển theo vật đổi sao dời. Ngay ở ngoài Phước Lộc Thọ, người ta bắt đầu bán trên mạng, quay video, truyền hình trực tiếp bán trong khi những quán, tiệm vàng ngồi ngáp ruồi.
Khi mình sống tại Hoa Kỳ thì khám phá ra người Mỹ, không biết gì nhiều về thế giới ngoài nước mỹ. Hỏi 100 học sinh trung học, tên thủ đô của Gia Nã Đại thì bảo đảm 99 học sinh không trả lời được. Mình quen nhiều người Mỹ mà cả đời chưa ra khỏi xứ mỹ, chưa bao giờ có sổ thông hành dù là triệu phú. Họ lại được cấy trong đầu là sinh ra trong một quốc gia hùng cường kiểu người đức dưới thời Hitler hay kêu gọi:“Deutschland über Alles”.
Con gái mình đi học ở Hương Cảng 1 năm và 1 năm ở Ý Đại Lợi về thì thấy bạn bè ở mỹ rất quái quái, cứ tự cho mình là số một trên thế giới dù ở một thành phố nhỏ ở ngoại ô Los Angeles. Không biết Thái Lan ở đâu, á châu hay phi châu. Họ không thăm viếng các nước khác để thấy Hoa Kỳ tụt hậu so với các nước nghèo trên thế giới 30 năm về trước.
Năm 1989, mình làm việc ở Nữu Ước, xem truyền hình thấy đế quốc Liên Xô xụp đỗ mà Hoa Kỳ không cần bắn một phát súng khiến ông Francis Fukuyama viết cuốn: “The End of History and the Last Man”. Cho rằng thái bình đã đến, dân chủ sẽ trải rộng khắp nơi trên thế giới. Khiến ông Jacques Derida, triết gia, cha đẻ của chủ thuyết “Deconstruction” lên tiếng chỉ trích đủ trò, tạo nên một cuộc tranh luận về triết học khá sống động một thời.
Đùng một cái, năm 2016, người Mỹ như bừng tỉnh cơn mơ và bầu cho cho ông Trump với slogan: “make America great again” khiến mình ngạc nhiên vì không biết họ dùng thước đo nào, với mốc thời gian nào trong lịch sử Hoa Kỳ quá ngắn ngủi. 70 năm về trước, ở nông thôn mỹ chưa có điện nước.
Cuốn sách của ông Fukuyama, đã ru ngũ người Mỹ và người tây phương, cho rằng nền dân chủ và văn minh của họ đã đánh bại chủ nghĩa toàn trị, các nền độc tài và toàn thế giới sẽ bắt chước, đi theo cái đuốc dân chủ của họ để cải tiến đất nước, tạo nên sự no ấm và thịnh vượng.
Trong thời gian này, có hai quốc gia đông dân nhất ở á châu và thế giới như bừng tỉnh sau sự xụp đổ khối Liên Xô vì họ đã ngủ quên trong suốt 2 thế kỷ. Từ công nguyên đến thế kỷ 18, hai nền kinh tế và văn minh Ấn Độ và Trung Quốc được xem là lớn nhất thế giới, được nối kết bởi Con Đường Lụa, và đường biển mà khiến khu vực nằm giữa hai nước lớn này, được gọi là Indo-China. Đến khi các nước tây phương bắt đầu thám hiểm và chiếm đất đai toàn thế giới. Pháp quốc gọi Indochine là 3 thuộc địa của họ tại vùng Đông Nam Á.
60 năm trước những cuộc hải trình của Vasco Gama, Kha Luân Bố từ âu châu, nhà Minh có đô đốc Dương Hà, đã đem 300 chiếc tàu to gấp 4 lần chiếc tàu của Kha Luân Bố đến Mỹ Châu, đã đến Phi châu, Ấn độ bằng đường biển. Rồi họ bế môn toả cảng, đốt thuyền hết, dẫn đến sự cai trị, thống trị về chính trị của người tây phương mà đến nay họ vẫn xem là một quốc nhục lớn nhất lịch sử Trung Hoa. Trung Quốc đã từng bị thôn tín bởi nhà nguyên, nhà Thanh nhưng dần dần nền văn hoá của họ đã nuốt luôn văn hoá người cai trị.
Từ 1989 đến 2019, 30 năm qua thế giới đã sống trong thanh bình, không lo ngại về chiến tranh, ngoại trừ Trung Đông do Hoa Kỳ xía vào, can thiệp nội bộ. Nếu hỏi người dân Iraq, Syria, Yemen, Á Phủ Hản,…thì ai nấy đều nói trước khi Hoa Kỳ đem quân đến hô hào dân chủ hoá dân tộc họ thì người ta sống yên lành dù bị cai trị bởi Sadam, Assad,...
Dân chúng trên thế giới chưa bao giờ trải nghiệm một giai đoạn chưa từng có trong lịch sử loài người. Các nơi đều chạy theo văn hoá tây phương từ khoa học đến kinh tế. Mọi nơi trên thế giới đều có bán Coca Cola, MacDonalds’, xem phim Hollywood, nghe nhạc Rap,….
Khoa học tây phương đã giúp các nước trên thế giới; tây y đã trị được nhiều bệnh ngặt nghèo, dân chúng được ăn uống khá hơn qua các phát minh về nông nghiệp,… được biết theo thống kê của ngân hàng thế giới: năm 1945, sau đệ nhị thế chiến thì 75% dân số trên thế giới được xem là nghèo khổ, năm 1990 thì 30% mà ngày nay chỉ còn 10%. Lần đầu tiên, người dân trên thế giới có nguy cơ chết vì bội thực nhiều hơn là thiếu lương thực.
Dân trí toàn thế giới được nâng cao. Trong gia đình mình, bố mẹ, ông bà của mình chưa bao giờ cắp sách đến trường, đến đời mình được đi du học, xem như người đầu tiên tốt nghiệp đại học. Khi xưa, phải đi gánh nước, điện thì nơi có nơi không, về nông thôn là toàn xài đèn hột vịt hết. Nay thì mọi nơi đều có điện nước máy, thậm chí còn có điện thoại di động.
Dân trí cao vô hình trung tạo nên cuộc cách mạng tâm lý. Khi xưa, ông bà mình, bố mẹ mình không được đi học nên cứ tin vào số mệnh, khi đi học thì người ta tin tưởng vào tài sức, kiến thức của mình, phấn đấu để đi lên trong xã hội, thay vì kêu con sãi ở chùa thì quét lá đa. Em mình không được Việt Cộng cho đi học, nay có con tốt nghiệp đại học, có đứa tốt nghiệp ở đại học Hoa Kỳ, Pháp, con mình cũng tốt nghiệp đại học. Hy vọng đời cháu cũng tiếp tục.
Mình hay thắc mắc lý do tại sao người tây phương, đi chiếm các thuộc địa, xía vào chuyện nước khác. Tại sao họ không để các nước này tự xử, tự lo toan cho tương lai của họ. Có thể vì thiếu đất, muốn tìm châu báu, vàng bạc nhưng có lẻ vì theo đạo thiên chúa nên họ muốn mọi người trên thế giới trở về đạo. Ai cũng bình đẳng trước thiên chúa,… Một xứ như Úc Đại Lợi xa xôi đối với Anh Quốc nhưng họ cũng đi xa, vượt đại dương để chiếm đóng.
Trong một buổi tiếp kiến tại Bắc Kinh, một lãnh đạo cao cấp của Trung Cộng, đón tiếp Tom Friedman của tờ báo NYT, tác giả cuốn “The World is flat”, Martin Wolf của Financial Times,… Lãnh đạo cao cấp của Trung Cộng nói nếu đọc NYT, chỉ Tom Friedman và FT chỉ Martin Wolf thì chúng tôi sẽ tưởng ông Trump là một tên ngu xuẩn.
Sau đó lãnh đạo người Tàu nói: “You Americans are too late. We’re too big to be pushed around anymore.” Ông Friedman có viết bài: “China deserves Donald Trump”. Gần đây có viết một bài về mậu dịch, yêu cầu hai bên đàm phán lại. Ông này có viết cuốn: “thank you to be late” rất quan trọng cho những ai có chưa hiểu những gì đang và sẽ xẩy ra chung quanh ta.
Báo chí phương tây làm hại đọc giả, tạo nên một tình hình không đúng sự thật. Mình không biết có phải là chiến lược của tây phương, tô vẽ ông Trump như một tên khùng điên nhưng lãnh đạo của Trung Cộng không nghĩ ông Trump ngu xuẩn như báo chí phương tây mô tả trên báo chí và truyền hình. Thương lượng với một người cá tính như ông Trump rất khó, tương tự như Khrushev ngày xưa. Bỏ một chiếc giày trong cái cặp, rồi rút ra trong hội nghị, đập trên bàn, kêu chúng tôi sẽ chôn sống quý vị. Đa số là đóng kịch nhưng nếu ai không quen thương lượng sẽ nghĩ họ khùng điên.
Trong cuốn sách “you can negotiate anything” , tác giả Herbert Cohen có nói đến chiêu trong thương lượng thường được gọi là “Bad Cop Good Cop”, (công an xấu và công an tốt) mà ông Trump đã kể trong cuốn “Art of the Deal” mà mình đọc khi mới đến Nữu Ước. Ông ta kêu sẽ tăng thuế hải quan với Mễ tây Cơ, (chiêu Bad Cop) khiến tổng thống xứ này chửi bới rồi phái đàn em đi thương lượng phía sau (Good Cop) , đệ tử của Trump kêu các vị nên thương lượng với chúng tôi tốt hơn còn ông Trump thì khùng khùng lại mang tiếng với quốc dân. Mễ tây Cơ đồng ý đem quân đội đến biên giới, xua dân tỵ nạn,…thế là ông Trump kêu hoản vụ tăng thuế.
Mình hay dùng chiêu này khi đi mua đồ với vợ mình. Mình cứ la hét rồi bỏ đi khiến đối tác quýnh lên vì mình la to trong tiệm, “Bộ muốn ăn gian tôi?” khiến thiên hạ nhìn, rồi bỏ đi. Không có mình thì không bán được trong khi vợ mình xin lỗi về hành vi của thằng chồng mất dạy, rồi deal với giá mình muốn. Sau đó thì gọi mình kêu OK trở lại, ký tên. Mình là Bad Cop, còn đồng chí gái là Good Cop. Xong om
Mình sống ở Hoa Kỳ nên đọc sách báo hay dân tình người Mỹ đều nghĩ xứ mỹ là số một trên thế giới như trong cuốn sách “The Ugly American” khiến thiên hạ chán ghét.
Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger, người đã bán đứng miền nam Việt Nam, bỏ Đài Loan để buôn bán với Trung Cộng, có nói trong cuốn “World Order” là ông ta không ngờ Trung Cộng đã trở thành như hôm nay. Người ta hy vọng Trung Cộng theo chế độ dân chủ như Nga sô hay các nước cộng sản cũ. Te tua, vô tổ chức như đa số các nước muốn thành lập chế độ dân chủ, để các tây tài phiệt Hoa Kỳ kiếm chác, làm ăn như ở các nước khác.
Nga Sô sau khi bãi bỏ chế độ cộng sản thì nhảy theo chế độ Dân Chủ ngay khác với ý định của Gorbachov. Ông này bị coi như khoá sổ. Các cựu đảng viên cộng sản thi nhau mua rẻ các công ty quốc doanh được tư hữu hoá, làm giàu trong khi các người nga bình thường chịu nhiều thiệt hại về kinh tế và tinh thần.
Các nước cộng sản, chuyển đổi qua chế độ dân chủ rất hổn loạn lúc đầu như Nam Tư. Hàng xóm hôm qua, hôm nay chém giết nhau, phân chia thành lập nhiều nước, Nga Sô cũng te tua. Từ ngày xụp đổ, theo thể chế dân chủ thì người nga chết sớm, số tử vong của thiếu nhi gia tăng, phụ nữ sinh đẻ ít lại khiến người ta lo ngại cho tương lai của xứ này. Người ta kêu Nga Sô coi như xong vào năm 2050.
Có lẻ vì vậy mà khi các sinh viên Trung Quốc, biểu tình đòi tự do, dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn khi ông Gorbachov thăm viếng, có thể Đặng Tiểu Bình, có nói chuyện với Gorbachov nên ra lệnh quân đội tàn sát sinh viên biểu tình. Tây phương làm ngơ vì muốn làm ăn. Họ dùng chiêu bài nhân quyền để thương lượng, còn ai chết mặc ai. Họ đã bán đứng Đông Dương, Đài Loan để bán coca cola cho Trung Cộng. Hình ảnh sinh viên gục ngã xem rất man rợ. Nếu người Tàu chiếm Việt Nam thì cũng đem người Việt ra bắn tương tự khi họ tràn qua biên giới năm 1979. Có lẻ còn tàn độc hơn Việt Cộng.
Từ 1990 đến nay, có một biến động xẩy ra khiến Hoa Kỳ đổi chiến lược về tương lai là vụ khủng bố 9/11. Tây phương chuyển qua, thay thế đối thủ Liên Xô bằng quân Khủng Bố. Hoa Kỳ tìm cớ để đánh Iraq rồi bị sa lầy tại Á Phủ Hản, Syrie , Iraq,… bộ máy chiến tranh mỹ gia tăng khủng khiếp, có trên 800 căn cứ quân sự trên thế giới. Năm cuối cùng tại vị, tổng thống Obama, khôi nguyên giả Nobel hoà bình, đã cho bỏ bom 20,000 tấn khắp nơi, cho biệt kích mỹ đánh phá khắp nơi,…
Mình không biết các nước tranh đua với Hoa Kỳ và tây phương có giúp đỡ tài chánh hay súng ống cho nhóm khủng bố hay không vì xem truyền hình thì đa số họ sử dụng xe tải Toyota, chạy trong sa mạc, trang bị súng đại liên,…
Cựu tổng tư lệnh Bắc Đại Tây Dương, Wes Clark kể là sau 9/11, ông ta được triệu về bộ quốc phòng, được cho biết bộ quốc phòng Mỹ có chương trình đánh 7 nước. 18 năm sau, chỉ còn Ba Tư là nước chưa bị đánh phá, gây tan tóc. Dạo này, Hoa Kỳ đem 1,500 quân đến vùng này. Chiến hạm tuần tiểu trong khi hai bên khẩu chiến.
Có hai trường hợp đáng được nghiên cứu: Syrie và Miến Điện. Cả hai chế độ đều độc tài. Thay vì đem quân, đánh bom như ở Syrie, ASEAN đã đón nhận Miến Điện làm thành viên của hội. Từ từ khi đám quân phiệt Miến Điện giao tiếp với nước ngoài, họ thấy sự điên khùng của họ, sự bất tài của họ nên thả bà thủ lãnh đối lập, rồi từ từ nới lỏng chính trị để xây dựng một nền dân chủ trong trật tự. Trong khi đó, Hoa Kỳ bom Syrie, Iraq, Á Phủ Hản, Lybia, Yemen,…khiến dân tình đau khổ, can qua.
Tiền đốt ở Trung Đông trên gần 1,000 tỷ, có thể tạo dựng một xã hội Hoa Kỳ khá hơn ngày nay thay vì có đến 47% người dân ăn trợ cấp. Trong khi đó cũng năm 2001, Trung Cộng được gia nhập WTO, đem 900 triệu nhân công rẻ vào với những lợi khí, làm mất công ăn việc làm của người Mỹ. Đó là yếu tố chính khiến Hoa Kỳ thua Trung Cộng ngày nay về mặt kinh tế.
Hoa Kỳ có 360 triệu người dân mà đến 47% dân số ăn trợ cấp trong khi người Tàu có đến 900 triệu nhân công làm việc ngày đêm thì theo đường dài sẽ khó cạnh tranh với Trung Cộng. Các lãnh đạo ở á châu ngày nay đa số đều tốt nghiệp các đại học Hoa Kỳ hay Anh Quốc. Họ nói anh ngữ rất rành, không cờ lờ mờ vờ.
Attila the Hun, một nhân vật thời đế quốc La Mã, hoàng tử bị bắt làm con tin ở thủ đô La Mã, học tập văn hoá, chiến lược của La MÃ, sau đó ông ta trốn về nước và dấy binh, đánh đế quốc La Mã xiểng niểng. Khi xưa để tránh can qua hay sợ chư hầu đánh mình, các triều đình đều yêu cầu các ông vua nước nhỏ, đưa con trai đầu đến thủ đô để học hỏi, xem như làm con tin vì lạng quạng họ giết con của vua các nước nhỏ ngay.
Có đặc điểm là khi các nước tây phương chiếm đóng các thuộc địa, thì cho một số người thuộc địa theo học chương trình của họ tại nước sở tại hay cho du học tại mẫu quốc. Mấy người này học Égalité, Liberté, Fraternité xong thì quay lại cầm súng chống họ, đưa đến phải trao trả độc lập lại cho người bản xứ. Ben Bella của Algerie, Võ Nguyên Giáp của Việt Nam, Gandhi của Ấn Độ, Tôn dật Tiên của người Tàu,…
Ngày nay cũng tương tự, Hoa Kỳ đào tạo mỗi năm 275,000 du học sinh từ Trung Cộng, 200,000 từ Ấn Độ trong khi đó Goldman Sachs của Hoa Kỳ lại tiên đoán vào năm 2050, kinh tế Trung Cộng sẽ là số 1, và kinh tế Ấn Độ sẽ là số 2 và Hoa Kỳ sẽ là số 3 trên thế giới. Trên thực tế, theo ngân hàng thế giới thì từ năm 2014, kinh tế của Trung Cộng đã là số 1 trên thế giới nếu tính theo hối đoái của Nhân Dân Tệ. Hoa Kỳ hay kêu Trung Cộng hạ giá đồng tiền của họ, thao túng ngoại tệ, thay vì một đôla ăn 5 nhân dân tệ thì họ cho lên 8, 10 và đánh thuế khá cao sản phẩm của Hoa Kỳ.
Nếu tranh nhau thì Hoa Kỳ không nên đào tạo người Tàu để họ biết hết yếu điểm của mình để tranh đua trong cuộc chiến chạy đua về công nghệ.
Du học sinh Trung Cộng và Ấn Độ học xong lại trở về nước, có một thiểu số chọn ở lại. Họ học cách làm việc, tư duy của người Mỹ rồi cộng thêm văn hoá trung hoa, Ấn Độ sẽ tạo nên nhiều điều có thể rất hay trong tương lai. Mình có tên bạn người Tàu, du học sinh rồi ở lại, kêu mấy tên bạn học của hắn ngày nay, bên tàu trở thành tỷ phú hết.
Tổng thống Obama kêu là Hoa Kỳ thiếu độ 50,000 kỹ sư/ năm. Ấn Độ hàng năm sản xuất 1.5 triệu Kỹ sư trong khi Trung Cộng có 3 triệu tốt nghiệp đại học hàng năm. 40 năm qua, người Tàu sống trong một thời kỳ cực kỳ thịnh vượng nhất lịch sử 4000 năm của họ. Người ta nói đến thời vua Nghiêu Thuấn chi đó nhưng thời đó là thời ăn lông ở lỗ. Chả có gì để cướp.
Dân số người Tàu đông gấp 4 lần Hoa Kỳ, người ta nói nếu người Tàu chỉ làm 25% năng suất của người Mỹ thì đã bằng Hoa Kỳ nhưng trên thực tế, người Tàu làm việc ngày đêm, họ lại học hỏi được cách thức làm việc của người Mỹ tại các đại học mỹ nên không chóng thì chày, chính phủ mỹ không đổi hướng thì chắc chắn sẽ thua Trung Cộng trong nay mai.
30 năm qua, người Tàu đã chế được phi cơ, phóng phi thuyền của họ lên mặt trăng. Có thể nói họ ăn cắp kỹ thuật công nghệ của tây phương nhưng với mấy triệu du học sinh trở về từ Hoa Kỳ, những thành tựu của họ quá nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng và có thể tương lai, chắc chắn họ sẽ qua mặt Hoa Kỳ nếu người Mỹ không chịu thay đổi tư duy. Thêm nữa, người Mỹ gốc á châu lại bị hạn chế khi vào trường đại học.
Mình gặp hai du học sinh việt đang học tiến sĩ ở Nhật Bản, kêu là ra trường về Việt Nam không được dùng nên lo, không biết có nên xin ở lại Nhật Bản. Đọc một bài của tiến sĩ Tuấn Nguyen, một người Úc gốc Việt, đi vượt biển, rất thành công tại Úc Đại Lợi về sự cách biệt của Thái Lan và Việt Nam.

So sánh giữa Việt Nam và Thái Lan

Việt Nam thắng Thái Lan trong trận túc cầu hôm qua là một sự kiện đẹp trước Tết. 

Nhưng chúng ta cũng đừng tự mãn, mà hãy nhìn vào các chỉ số khác để có lí do cố gắng nhiều hơn nữa:

Dân số (2023)

* Việt Nam: 98.9 triệu

* Thái Lan: 71.8 triệu

Tổng GDP (2023)

* Việt Nam: 429.7 tỉ USD

* Thái Lan: 514.9 tỉ USD

Thu nhập bình quân đầu người (2023)

* Việt Nam: 4282 USD

* Thái Lan: 7336 USD

Xuất cảng gạo (2022):

* Việt Nam: 3.46 tỉ USD

* Thái Lan: 4.29 tỉ USD

Tuổi thọ bình quân (2022)

* Việt Nam: 74.6 năm

* Thái Lan: 79.7 năm

Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sanh (tính trên 1000 trẻ mới sanh, 2022)

* Việt Nam: 16.2

* Thái Lan: 7.0

Số bài báo khoa học công bố quốc tế (2024)

* Việt Nam: 13,893

* Thái Lan: 20,2190

Đại học hàng đầu của Việt Nam (QS, 2024)

* Duy Tan: hạng 495

* Tôn Đức Thắng: 711-720 

* ĐH Quốc Gia Hà Nội: 851-900  

* ĐH Quốc Gia HCM: 901-950

Đại học hàng đầu của Thái Lan (QS)

* Chulalongkorn University: hạng 229

* Mahidol: 368

Chỉ số hạnh phúc (World Happiness Index, 2023)

* Việt Nam: hạng 54 trên thế giới

* Thái Lan: hạng 58 trên thế giới

Việt Nam đông dân hơn, nhưng thua kém Thái Lan về kinh tế, thu nhập bình quân, tỉ lệ tử vong, nghiên cứu khoa học, giáo dục đại học, v.v. Tuy nhiên, chúng ta hạnh phúc hơn Thái Lan!

Đọc báo ngoại quốc về Việt Nam, thì được biết các công ty tàu đầu tư vào Việt Nam rất nhiều. Có chủ người Tàu kêu là ở bên tàu chỉ cần mướn 3 người Tàu, ở Việt Nam thì phải mướn 5 người Việt cho một công việc tương đương. Cho thấy năng suất lao động người Việt thua kém người Tàu rất xa.
Chính phủ Hoa Kỳ chỉ có 1.5 tỷ đô để nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo trong khi Trung Cộng có đến 145 tỷ với những tiến sĩ kỹ sư tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng Hoa Kỳ. Ngày Tây phương lo sợ vì Trung Cộng đã qua mặt về AI.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ xẩy ra năm 2009, chính phủ Obama gửi ngay sứ thần sang Trung Cộng, xin người Tàu tiếp tục mua công khố phiếu của chính phủ Hoa Kỳ. Người tàu kêu không muốn mua nhưng họ mắc phải lỗi lầm lớn là giúp Hoa Kỳ thoát cơn khủng hoảng tài chánh này.
Có lẻ kinh tế Trung Cộng dựa vào xuất cảng qua Hoa Kỳ và chính phủ mỹ cần Trung Cộng mua công khố phiếu của họ như Nhật Bản từ trước đến nay. Đại loại mua bán của Trung Cộng và Nhật Bản với Hoa Kỳ là: người Tàu và Nhật sản xuất tivi, áo quần đem bán cho người Mỹ. Người mỹ in công khố phiếu trả cho họ, như tờ giấy nợ sẽ trả trong vòng 10 năm, 20 năm,…
Do đó khi người Mỹ ngưng nhập cảng thì người Tàu hay Nhật Bản ngọng. Kinh tế Nhật Bản một thời lên như điên, tưởng sẽ qua mặt Hoa Kỳ rồi người Mỹ kêu người Tàu sản xuất rẻ hơn khiến kinh tế Nhật Bản èo eo lại. Trong cuộc chiến mậu dịch Trung Cộng thử bán 20 tỷ mỹ kim cổ phiếu của Hoa Kỳ mà thiên hạ gọi là “Nuclear Option” để thử Hoa Kỳ nhưng chưa có kết quả cụ thể.
Người tàu đâm ra tự tin, tự nhủ nay họ có thể làm chủ tình hình, có thể ép buộc Hoa Kỳ làm theo ý họ nên tiếp tục mua công khố phiếu của Hoa Kỳ. Nếu họ ngưng mua là nền tài chánh của Hoa Kỳ năm 2009, 2010 đã banh ta lông hoàn toàn. Sau vụ đó, mình thấy xuất hiện cuốn sách “Dealth to China” mà trong một seminar về tài chánh, mình được tác giả tặng cuốn sách này vì mình là người duy nhất trả lời đúng câu hỏi của ông ta. Người gốc as châu độc nhất trong buổi họp. Kinh
Từ đó thấy xuất hiện chiêu bài chống Trung Cộng trên báo chí truyền thông Hoa Kỳ. Thông tin về sự độc hại của sản phẩm tàu,… Đến năm 2016 thì định hướng này lên cao và ông Trump đắc cử. Ai có tài liệu về vụ này thì cho em xin.
Là người Việt, ai cũng lo bị người Tàu đô hộ lại nhưng phải cần có một cái nhìn khách quan về tình hình hiện nay. Ông Trump mới lên đã bị đảng Dân Chủ đánh tơi bời, đòi truất phế, không biết có tái đắc cử lại không trong khi Tận Cập BÌnh được phong làm hoàng đế suốt đời. Cũng có thể người Tàu cho tiền đám đại biểu quốc hội Mỹ, kêu đánh ông Trump tời bời hoa lá. Người Tàu có thời gian với họ để thi hành các hoạch định của họ đến năm 2050.
Trong khi đó thì đảng Dân Chủ lại cứ theo chương trình xã hội chủ nghĩa, bảo vệ môi trường xanh,…thì khó mà đối đầu với Trung Cộng và Ấn Độ. Đó cũng là tư duy của ngoại trưởng Kissinger. Giai đoạn này cũng tương tự những năm cuối cùng của đế quốc la mã. Ngày nay chiến tranh qua kinh tế, kỹ thuật, văn hoá không phải đem quân đánh chiếm đất đai. Ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ cao ngất ngưỡng mà mới đây quốc hội biểu quyết thêm 747 tỷ đô la dù mình có tìm cách xem số tiền này dùng để làm gì, cũng không ra. Ông Trump bỏ chương trình sửa chửa lại hạ tầng cơ sơ, cầu cống của Hoa Kỳ được xem là 75% cần tân trang lại.
Gần đây, chúng ta thấy kinh tế của Đức quốc banh ta lông, quốc chội kêu gọi thủ tướng từ chức. Lý do là nền chính trị của họ dựa trên một chủ thuyết Môi Trường Xanh của Đảng Xanh. Họ phá bỏ tất cả các trung tâm nguyên tử lực, phát điện cho nền kỹ nghệ và người tiêu dùng. Đổi lại, họ bắt phải xài năng lượng xanh như mặt trời, gió,… và ga nhập cảng rất rẻ từ Nga. Nga xâm chiến Ukraine thì NATO chống cự, Hoa Kỳ chơi cha thiên hạ phá nổi đường dẫn ống ga từ Nga qua Đức quốc và các xứ khác ở Âu châu, nay Ukraine cấm không cho đường ga qua xứ họ nữa. Lần đầu tiên tỏng lịch sử kinh tế Đức quốc, họ sa thải nhân viên của các hãng xe hơi như Volkswagen, Mercedes Benz,… mình xem phim tài liệu , bộ trưởng kinh tế Đức quốc, kêu Wir sin Kaput!
Chính phủ Biden cũng khơi khơi chơi theo con đường này, cấm không cho bơm dầu lửa, bắt năm 2035, xe hơi hoàn toàn chạy bằng điện hay ga. Khiến vật giá leo thang, lạm phát. Nay ông Trump lên thì chưa chắc đã hết lạm phát vì gái chỉ có lên chớ không bao giờ xuống. Nhưng hy vọng xăng sẽ giảm cho bà con nhờ.
Lịch sử có thể sẽ được viết ngoại trưởng Kissinger, một người ái mộ ngoại trưởng Metternich của đế quốc Áo và ngoại trưởng Talleyrand của Pháp quốc, là người đã đưa đế quốc Hoa Kỳ đến sự suy tàn và giúp Trung Cộng lên ngôi bá chủ thế giới. Với thời gian, mình thấy cách nhìn của ông Zbigniew Brzezinski cựu cố vấn an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ, thầy của ngoại trưởng Madeleine Albright đúng hơn ông Kissinger. Chính quyền Reagan áp dụng tư duy của ông ta để chống lại Liên Xô và cuối cùng đã làm tan rã khối này, chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh. Mình không biết ai là người đứng sau chính phủ Trump để đối đầu với Trung Cộng hiện nay. Ai biết cho mình xin. Thông thường là người vô hình, không tuyên bố trước đám đông.
Xem lại nền Dân Chủ của Hoa Kỳ, từng là đuốc sáng của thế giới, các quốc gia noi theo để đạt được sự thịnh vượng. Như ông Jefferson đã lo sợ khi viết bản hiến chương Hoa Kỳ. Nền dân chủ có thể bị mua chuộc. Ngày nay, chúng ta thấy chế độ dân chủ giúp đem lại tự do cho người dân nhưng lại bị mua chuộc. Các đại biểu quốc hội ở cấp tiểu bang hay liên bang đều cần tiền để ứng cử. Điển hình ông Bernard Sanders, thượng nghị sĩ, cả đời không đi làm, kêu gọi xây dựng xã hội chủ nghĩa mà tài sản lên trên 2 triệu đô, bà Pelosi, làm dân biểu từ mấy chục năm nay, có gia sản lên trên 160 triệu, dù họ kêu gào xã hội chủ nghĩa. Bà ứng cử viên tổng thống Warren ở trong một biệt thự giá 2.5 triệu đô nhưng vẫn lên tiếng bảo vệ giai cấp thợ thuyền.
Chế độ dân chủ với thời gian chỉ giúp một số người hiểu cách hoạt động và làm lợi cho chính mình. Từ 30 năm qua lương bổng của nhân công mỹ không thay đổi nhiều, ngược lại các người làm chủ, giám đốc thì được trả lương gấp mấy trăm lần nhân công. Dần dần khoảng cách lợi tức của người Mỹ quá xa, gây nên căm phẩn giữa người nghèo. Để tránh bạo loạn như những năm 1966, họ cho trợ cấp người nghèo, dần dần biến thành phần này thành những ký sinh trùng, vô hình trung biến họ thành một giai cấp vô dụng, không muốn làm gì cả thêm vấn nạn sì ke ma tuý lan rộng khắp mọi giai cấp, tầng lớp xã hội của Hoa Kỳ. American Dream trở thành “American Nightmare”.
Nghe kể người được tổng thống Obama cử đi thương thuyết với Ba Tư về hiệp định Hạch Nhân, bật khóc khi đối tác Ba Tư thay đổi ý kiến. Người theo đảng dân chủ đa số không làm ăn, trí thức nên khó thương thuyết trong khi những tên thuộc đảng Cộng Hoà, đa số là dân làm ăn nên hiểu cách “make a deal”. Họ sẵn sàng “Walk away” nếu không đạt được những gì họ muốn.
Vụ họp mặt với Kim Ủn ở Việt Nam, ông Trump “walk away” khi Kim thị nghe lời Trung Cộng, đoán vụ điều trần của chánh án Mueller, ông Trump sẽ bị áp lực, sẽ nhất trí những đòi hỏi của họ Kim để ký hiệp ước. Cuối cùng nghe nói ông ta bắn người khuyên ông ta đòi hỏi thêm yêu sách làm mất mặt ông ta.
Dù không thích người Tàu nhưng phải công nhận là lãnh đạo của họ, mỗi ngày đều nghĩ cách tăng trưởng nước họ, biến thành một kinh tế mạnh nhất thế giới, đàn áp các sắc dân thiểu số đòi ly khai. Giới lãnh đạo của Trung Cộng ngày nay rất giỏi, tốt nghiệp các đại học Hoa Kỳ. Mình nghe nói chuyện của cố vấn tài chánh của Tập Cận BÌnh, xuất thân từ đại học Princeton rồi học cao học Harvard kinh tế toàn là Ph.D không, để hiểu người Tàu suy nghĩ về thế giới ngày mai.
Nghe nói 70% dân số, sinh sống tại Tây tạng là người Hán. Trong khi ở Việt Nam, lãnh đạo chỉ biết nghĩ cách xổ số bán kiếm tiền, xây tượng đài người mẹ Việt Nam anh hùng chi đó để bỏ túi. Thành phần lãnh đạo tương lai cuả đất nước phải được nâng điểm rất nhiều mới đậu, cho thấy tương lai Việt Nam không mấy sáng sủa. Nhất là nợ công như chúa chổm.
Mình về Đàlạt, thấy 50% dân chúng là người từ miền bắc vào. Nay mai Trung Cộng sẽ cho người của họ sang Việt Nam lập nghiệp. Hiện nay đã có những biệt khu dành cho dân họ, cấm người Việt lai vãng.
Trong cuộc chạy đua ở thế kỷ 21 này, Việt Nam cần có những người tài giỏi để quản lý đất nước. Việt Nam cần bỏ chế độ lý lịch, ai giỏi được đi học cao và được lãnh đạo. Lâu lâu, mình có nhận thư của bạn bè gửi cho đọc mấy lá thư từ Việt Nam. Có nhiều người rất giỏi, họ viết với tâm huyết. Mình đoán có rất nhiều người tài giỏi nhưng có lẻ vì lý lịch, không có đảng tịch nên chả làm gì được, bất lực trước thời cuộc.
Nghe bà đại biểu nào nói là chạy tiền cả triệu đô mới được vào quốc hội. Bà ta có sổ thông hành Malta, chắc đầu tư mấy trăm ngàn đô ở đảo này (xem bài mua Passport).
2050 là xem như còn 30 năm nữa. 30 năm vừa qua thế giới đã thay đổi quá nhiều với vận tốc chưa bao giờ lịch sử được trải nghiệm. 30 năm tới, năm 2050 còn thay đổi nhanh hơn nữa vì công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo mà Việt Nam không để những người tài giỏi ở Việt Nam điều hành đất nước thì chắc chắn sẽ không có cơ hội sánh vai cùng thế giới.
Ngay chính Tân Gia Ba ngày nay còn phải lo sợ, bị bỏ rơi phía sau. Họ phải tổ chức các cuộc hội thảo để những người tài của xứ họ nêu ra những vấn đề hiện nay mà nước họ đang gặp phải để cải thiện, để không bị bỏ rơi sau Trung Cộng, Ấn Độ và Tây Phương.
Xong om
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Chết mà vẫn ghen

 

Tối qua, vừa lên giường là mụ vợ đưa điện thoại kêu có cô bạn nào muốn hỏi chuyện. Hồi chiều, đồng chí gái đã hỏi số điện thoại của ông luật sư mình dùng để làm living trust thì mình đã đưa. Nay cô bạn cần hỏi thêm vài điều. Lạ nông dân mà cứ bị thiên hạ hỏi những chuyện đâu đâu. Thay vì hỏi chuyện bán bơ trồng bơ. Hôm trước có ai đến nhà tặng cho mấy quả bơ của nhà họ. Ăn không ngon toàn nước không. Phải công nhân bơ vườn mình là số 1. Hôm nay có người hỏi chừng nào có bơ lại, vì mấy đứa con ăn rồi ghiền, kêu bơ chú Sơn ngon cực. Mình nói sau Tết Tây khi Cali cho phép bán. 


Cô bạn kêu đã làm living trust lâu rồi nhưng dọn nhà không biết bỏ đâu. Nay cần làm lại. Cái này thì mình thua non. Giấy tờ quan trọng thì Scan vào trong máy điện toán, bỏ trên cloud vì lỡ cháy nhà này nọ. Nhất là đưa cho con cháu biết chỗ nào để chúng mò khi mình đi Tây phương cực lạc. Cô ta hỏi nếu trường hợp cô ta chết trước ông chồng thì con cái có được gì không. Hóa ra cô ta sợ ông chồng đi lấy vợ khác, con cái không được gì hết. Chán Mớ Đời chết mà còn ghen.

Mình nói tuỳ cách làm, phải hỏi luật sư cho rõ ràng, viết di chúc dặn kẻ ở lại phải thi hành những điều ước muốn. Điển hình, con gái mình và thằng Bồ muốn mua chung cư 5 căn hộ đang ở tại New York nhưng bà chủ nhà ra điều kiện là đặt cọc $1.5 triệu, thì bà ta cho vay 3.5 triệu còn lại. Lý do là trong trust, ông chồng trời đánh, sợ bà ta đi lấy chồng khác, và con tim đã vui trở lại, khiến con cái không được gì. Nay bán thì ít ra con cái được $1.5 triệu cầm tay rồi tính sau. Hỏi luật sư làm theo ý mình và chồng. Cái này hơi căng vì khi nêu ra các điều mình lo ngại, vợ chồng có thể lòi ra sự mất lập trường cách mạng, không còn tin vào đấng tối cao, kẻ nội thù. Nếu làm như vậy thì khi chồng chết trước mình cũng xài được 50%. Còn 50% kia thuộc về mấy đứa con. 


Có thể dùng ABC trust thay vì AB trust. Bình thường thì khi một trong hai người qua đời thì tài sản chuyển hết cho người còn lại, còn trong trường hợp sợ con chim chồng dã vui trở lại, về Việt Nam lấy vợ khác (cần gì phải về Việt Nam, ở bolsa thiếu gì,) thì làm living trust giao lại 50% phần của mình cho mấy người con. Nhưng con cái nay đã trên 30 tuổi rồi thì không còn sợ nữa. Cần giám hộ mà giám hộ là người phối ngẫu. Hồi con còn bé thì lo ngại vì lỡ chồng lấy vợ khác rồi con cái không được kế mẫu lo chu đáo. Chị ta hỏi về con cái có phải đóng thuế, mình nói đọc bài về Step-up in basis của mình hay hỏi luật sư, CPA. Đang buồn ngủ mà hỏi chuyện mình không rành. Lại thêm đồng chí gái khẩy đàn bên cạnh chả nghe gì cả.

Số là đồng chí gái đi học đàn từ mấy tháng nay, mình đi ngủ thì cô nàng sợ ngồi một mình trong phòng vắng nên vác đàn vào phòng ngủ, rồi tích tịch tình tang ai đưa sơn đen lên mây, hát ru mình về miền mông lung. Đời không gì hạnh phúc, tối đi ngủ được đồng chí gái lên dây đàn bên tai.

Mình tếu với chị ta, hai vợ chồng cật lực làm ăn thì tài sản nếu ai đi trước để lại cho người còn lại, để họ tự lo. Tôi đi trước vợ tôi thì tôi hy sinh đời chồng củng cố đời đồng chí gái. Vợ tôi có quyền kiếm Bồ nhí, cho bà ta vui hưởng vài năm vì khi chết, chả đem theo được đồng nào. Thương vợ thì phải lo cho vợ vui vẻ sau khi mình ra đi. Cho bà vợ enjoy được ngày nào hay ngày ấy. Cũng như chồng chị thì cho ông ta hưởng thụ một tí trước khi về thiên quốc gặp lại chị. Tại sao phải lo ai khác nhảy vào. Mình không thể nào kiểm soát được chuyện ngày mai. Vì mình tính không bằng trời tính.


Con cái nếu chúng giỏi, tài ba, chúng sẽ tự tạo được tài sản của chúng còn không thì sẽ phá hết tài sản anh chị để lại. Nhiều khi để lại chúng lại đánh nhau khi chia gia tài, từ bỏ nhau, anh chị ngồi trên bàn thờ lại trách nhau. Chuyện này chúng ta đều thấy mọi nơi.


Tại sao lấy nhau mấy chục năm mà vẫn không tin tưởng người phối ngẫu? Sợ đi lấy vợ khác. Sợ đi kiếm Bồ nhí. Bồ nhí, uống sữa quá date sẽ chết sớm. Đừng có lo. Xem ông Macron, lấy bà vợ già bằng mẹ ông ta, uống sữa quá date, nay thấy te tua, già hơn mấy chục tuổi.

Chị ta kêu là phụ nữ lớn tuổi khó đi thêm bước nữa thì đàn ông cũng vậy thôi. Chỉ có mấy em chân dài, gigolo nào, chịu khó vài năm để làm nhồi máu tim thằng chồng hay vợ già để hưởng gia tài rồi cũng tiêu theo mây khói. Thật ra đã làm trust, thì chân dài khó mà lấy gia tài. Chắc ăn làm irrevocable trust là xong om. Mấy ông này thì cũng không phải loại ngu nên cũng không lấy gia tài của họ được. Thật sự cũng không biết được. Mình có quen một ông kia, tiến sĩ, vợ chết về Việt Nam gặp bà nào cũng già thua đâu 15 tuổi. Thế là bán nhà mua cho bà ta nhà ở Hà Nội to đùng khiến thằng con Chán Mớ Đời từ luôn. Nay đi mướn căn hộ ở mà bà kia cũng không sang được vì lương bổng ngày nay chỉ lãnh tiền an sinh xã hội $2,500/ tháng.


Phụ nữ thường xem đàn ông là ngu đần, dại gái. Đàn bà cũng sẽ gặp những tên gigolo vậy thôi. Nhưng ít ra chị để chồng chị vui sướng vài năm cuối đời người, sau bao nhiêu năm phục vụ, chịu đựng nghìn đắng ngàn cay với chị. Ngược lại anh đi trước thì chị cũng được thoải mái, kiếm Bồ nhí.

Qua cuộc nói chuyện với cô bạn của đồng chí gái, mình thấy vào tuổi này mà còn lo ghen tương đủ trò. Buồn đời lăn ra chết không biết lúc nào nhưng chúng ta cứ lo sợ đủ điều, gây thêm phiền não. Vào tuổi này, không biết ngày nào được Chúa gọi đi thì cứ vui lên, tận hưởng cuộc đời, từng giây từng phút thay vì lo lắng chuyện đâu đâu. Tự làm khổ cho mình.


Tuần vừa rồi, mình giúp hai đứa con mua căn nhà cho thuê. Chúng bỏ tiền ra còn mình thì thương lượng giúp. Từ từ chúng sẽ học cách mua nhà, để dành tiền thay vì tiêu xài như điên như người Mỹ. Phải để chúng tự lực cánh sinh, dạy chúng cứng chân cứng cánh để bay rồi chúng bay xa hay lên cao tuỳ theo khả năng của chúng. Chớ nay lại lo để lại tài sản cho chúng rồi chúng ỷ lại, tranh chấp không bao nhiêu lại làm sức mẻ tình anh chị em trong nhà. Đồng chí gái kêu tiền tui làm ra để tui xài, khi chết còn chút gì thì tụi nhỏ hưởng sái.


Vợ chồng mình thì nay còn sức khoẻ đi chơi, hết tiền thì ở nhà chớ mai mốt chân cẳng đi không nổi, chống gậy còn tiền để làm gì. Ngồi nghĩ đến kẻ nội thù sẽ làm gì, lấy vợ khác, lấy chồng khác, cứ tưởng tượng những gì không đâu, tự giam hãm mình trong nhà tù tưởng tượng, để tự làm khổ mình. Già rồi phải tập buông bỏ hết để sống cho khỏe đời. Mình chết trước thì đồng chí gái tha hồ kiếm Bồ nhí. Bao nhiêu năm chịu đựng Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen là một đời chịu đựng, dạy dỗ tên nông dân không phải dễ. Khi được giải phóng thì vui chơi. 


Đồng chí gái có lần nhìn lại mấy tấm ảnh đại gia đình chụp ở Dubai, kêu không tiếc tiền khi đã thực hiện chuyến đi hy hữu, diệu hữu này. Nghe cô em kể là sau chuyến đi, mấy đứa cháu ở Việt Nam, pháp, Hoa Kỳ có thành lập một nhóm riêng để chúng liên lạc nhau. Biết đâu, có ngày đứa cháu nào khá, sẽ noi gương cậu Sơn, Mợ Trinh, bao cả đại gia đình đi chơi. Anh em họ hàng khắp thế giới, ít khi có cơ hội gặp nhau.


Tết này về Việt Nam ăn Tết lần đầu tiên từ ngày đi Tây với gia đình, sau đó sẽ bay qua Úc Đại Lợi thăm thân hữu.


Bà cụ mình còn nhắc đến chuyến đi này, gặp lại con cháu khắp nơi vì sau 75, con cháu tứ tán khắp nơi. Cho đi đem lại cho mình nhiều hạnh phúc hơn là nhận của người ta. Trên bàn thờ nhìn xuống thấy chồng hay vợ ôm Bồ nhí thì vui lên vì mình đâu có bóp cổ họ được. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Hối tiếc khi về già


Hôm trước, đọc một bài của ông thần nào người Mỹ, cho biết những điều ông ta hối tiếc khi về già, và đưa ra những lời nhắn nhủ cho giới trẻ. Thấy lạ nên đọc để xem mấy điều ông ta cho rằng khi lớn tuổi con người hay tiếc nuối khi nhìn lại con đường đời họ đã đi qua. Xin tóm tắt lại như sau:


1. Tìm người bạn đời kỹ lưỡng.

Ông ta cho biết khi còn trẻ, chúng ta cần phải xét lại những động cơ khiến chúng ta lập gia đình. Đừng bắt chước bạn bè mà lập gia đình hay bị áp lực của xã hội hoặc gia đình. Lý do là khi chúng ta lấy lầm người, chúng ta phải chịu đựng người đó suốt cả đời. Có thể đưa chúng ta đến tình trạng trầm cảm, bị bạo hành, đau khổ, nhất là khi dính đến con cái.

Vụ này thì mình không nhất trí. Đa số người ta lấy nhau, thường là vì yêu nhau muốn sống bên nhau trọn đời. Chỉ khi chung sống, mới nảy sinh ra sự đối chọi, mâu thuẫn về cách sống, cách nhìn về tương lai. Chưa chắc chúng ta đã lấy lộn người, có lẻ chúng ta không chịu tự thay đổi, thích ứng với hoàn cảnh với người phối ngẫu. Con người như cây trái, phải được cắt tỉa các nhánh khô, giúp vươn ra ánh mặt trời để lớn và cho trái tốt. Đúng hơn là tự luyện tập kỷ năng, bỏ tật xấu, làm quen với tính tốt. Anh cứ tiếp tục lười biếng, không chịu trau dồi thêm kỷ năng để dạy con, thăng tiếng trong công việc cũng như giúp người bạn đời, cùng chung xây đắp tương lai với nhau. Vì vợ tuy không sinh ra ta nhưng có công dạy dỗ ta nên người ô sin ưu tú.

Khi xưa, phụ nữ ít đi làm, ở nhà trông con không có nhiều trách nhiệm như phụ nữ ngày nay. Vừa đi làm vừa phải lo cho gia đình khiến vợ chồng sống 1/3 ngày trong môi trường khác nên ảnh hưởng với môi trường làm việc, những đồng nghiệp khác với môi trường với người phối ngẫu của mình nên có thể xẩy ra nhiều xung đột. Nếu không để ý, sẽ so sánh người bạn đời với đồng nghiệp. Đưa đến hôn nhân đổ vỡ.

2. Những cơ hội mà chúng ta không nắm bắt

Khi còn trẻ, nhiều cánh cửa mở ra, chúng ta có nhiều cơ hội. Nhiều người trẻ đã bỏ lỡ những cơ hội này vì sợ hãi, lười biếng hoặc kiêu hãnh; khi còn trẻ, có nhiều năng lượng là thời điểm tốt nhất để bắt đầu một dự án kinh doanh và tạo dựng tên tuổi cho bản thân. Một số người nghĩ rằng các cơ hội là quá lớn đối với họ. Hãy tận dụng chúng nếu không một ngày nào đó khi lớn hơn, chúng ta sẽ hối tiếc, muốn quay lại và nắm bắt những cơ hội đã bỏ lỡ đó. 


Vụ này thì có lẻ đúng nhưng khi thời cơ chín mùi, gặp đồng chí gái thì mình chấp nhận làm người chồng ô sin, theo cô nàng đến nay. Còn cơ hội lớn thì tuỳ vì phải đánh đổi thời gian quý báu. Điển hình, khi xưa, mình có người bán cho miếng đất rẻ, có thể xây 20-40 căn nhà. Xây bán mỗi căn tính ra lời độ $50K, 20 căn thì được 1 triệu, còn 40 căn thì 2 triệu nhưng phải mất 3 -5 năm. Mình bàn với vợ thì thấy trong 3-5 năm, hai đứa con cần mình hơn vì mình phải ở lại nơi đó cách nhà độ 3 tiếng lái xe. Cuối cùng hai vợ chồng đi đến quyết định là không muốn làm giàu, cùng một lứa bên trời lận đận. Nhìn lại thì mình không hối tiếc chút nào. Không giàu nhưng vẫn có em bên đời. Nhất là có thời gian bên hai đứa con. Có lẻ điểm mình nhìn lại thích nhất trong đời là đưa đón con đi học, nấu ăn cho chúng, chở đi bơi, hướng đạo,… thời gian đó rất đẹp, nhìn con lớn.

3. Những chiếc cầu mà chúng ta đã bỏ lại sau lưng

Khi còn trẻ, chúng ta ít quan tâm đến các mối quan hệ, điều mà hầu hết mọi người nghĩ đến là kiếm tiền và leo lên nấc thang thành công bằng mọi giá. Nhiều người lợi dụng và chà đạp lên người khác để tiến bộ, họ coi các mối quan hệ là điều hiển nhiên, làm hỏng các mối quan hệ, ngủ với người khác để kiếm lợi cá nhân. Nhưng những hành động xấu này sẽ bắt kịp chúng ta trong tương lai. Khi bạn nhận ra cuộc sống trống rỗng như thế nào nếu không có tình yêu và bạn bè khi lớn tuổi. Khi bạn sẽ thành công nhưng không có ai xung quanh bạn hoặc không có ai tin tưởng bạn.


Điều này khiến mình nhớ đến cuộc thử nghiệm của đại học Harvard, vẫn tiếp tục từ 78 năm qua. Họ lựa ra 221 sinh viên năm thứ 2 của đại học và 661 người cùng tuổi ở vùng Boston. Trong số đó có tổng thống JFK,… Đo đạt sinh lý, sức khoẻ và đặt những câu hỏi như thế nào là hạnh phúc,… nhiều người trả lời là trở thành triệu Phú, tổng thống, bác sĩ tài danh,…. Sau 78 năm, chỉ còn đâu 62 người sống sót. Họ đặt lại câu hỏi; thế nào là hạnh phúc. Những người còn sống đều trả lời, có gia đình, thân hữu. Không một ai nói đến tiền bạc.


Mỗi lần mình lên mạng thấy thân hữu chụp hình con cháu đăng lên, cho thấy họ hạnh phúc bên vợ con cháu. Không ai khoe khoan làm bao nhiêu tiền, hay chạy xe xịn, áo quần xịn…

Chuyến đi viếng Âu châu vừa rồi, mình có dịp gặp lại thân hữu nhất là những gia đình đã giúp đỡ mình trong thời sinh viên. Họ có nhắc đến những bữa cơm đạm bạc của gia đình họ mà đối với mình rất quý vì dạo đó, đói liên miên. Được họ mời ăn một bữa sao thấy hạnh phúc. Gặp lại mấy người bạn xưa thời sinh viên. Tuy mấy chục năm không gặp nhưng sao tình cảm vẫn đong đầy như thủa nào. Cảm nhận lại những tình cảm của thân hữu sau bao nhiêu năm không gặp, thấy hạnh phúc một đời.

4. Đứa con mà bạn đã phá thai

Bạn là một cô gái trẻ, bạn mang thai và bạn sợ hãi. Bạn nhanh chóng chọn phương án phá thai khi nghĩ đến khoảnh khắc đó. Nhưng khi bạn lớn tuổi hơn nhiều, bạn sẽ nhìn lại và ước mình đã giữ đứa bé đó. Khi bạn giàu có và thành công, bạn sẽ ước đứa con mà bạn đã từ bỏ sẽ ở lại để tận hưởng thành quả lao động chăm chỉ của bạn. Làm mẹ đơn thân không có nghĩa là bạn không thể thành công trong cuộc sống hoặc bạn không thể tìm được một người đàn ông trong tương lai. Bà tài tử Michelle Yeoh, kêu là điều bà ta hối tiếc nhất trên đời là không có con. Ngày nay danh vọng đầy, tiền bạc đầy nhưng không có con cháu.


Vụ này thì khó nói vì ông ta là đàn ông, còn vụ phá thai hay không là phải do phụ nữ lên tiếng và quyết định. Thường đa số là các nữ sinh trung học, bị dính thai nên khó lên án. Thằng Bồ bỏ chạy mất dép. Còn những phụ nữ đã đi làm thì có thể trách cứ nhưng khó phán xét vì không biết hoàn cảnh của họ. Mình có đọc trên báo Việt Nam, có một cô kể là khi trẻ đã nạo thai 19 lần, nay có chồng muốn có con thì không được. Khi trẻ chúng ta bồng bột.


5.  Đứa con mà bạn từ bỏ trách nhiệm

 Chàng trai trẻ, anh đã làm một người phụ nữ mang thai, cô ta nói với anh rằng cô ta đang mang thai đứa con của anh. Anh đã từ chối cô ta và đứa bé rồi bỏ chạy. Nhưng nhiều năm sau khi anh 50 tuổi, anh sẽ ước mình có trách nhiệm, anh sẽ ước mình đã trưởng thành và trở thành cha của đứa trẻ đó. Anh sẽ thấy đứa trẻ đó xuất sắc và trở thành người lớn nhưng sẽ không có quyền gì đối với đứa trẻ đã trưởng thành mà anh đã từ chối ngay từ đầu. Anh sẽ hối hận vì đã chọn làm một ông bố vô trách nhiệm. 


Khiến mình nhớ đến ông Steve Jobs, Bill Gates là những người con vô thừa nhận, được cha mẹ nuôi. Dạo ấy, Hoa Kỳ chưa cho phép phá thai. Nếu mẹ của hai ông này được phá thai thì ngày nay chúng ta không có máy điện toán cá nhân,…


Mình có biết một anh chàng, đào hoa lắm, học chung trường ở tiểu học, có con rơi nhưng không nhận, kêu là đứa con tội lỗi. Cô Bồ khi xưa, có nhờ mình nhắn lại anh ta để nhìn nhận đứa con sau 20 năm nhưng anh ta từ chối. Bỏ vợ đi kiếm bà nào ở Việt Nam. Kêu chúa cho bao nhiêu nhận bấy nhiêu. Bà Bồ cũ kêu ông chồng hiện nay, chăm sóc thằng con còn hơn con ruột. Mua một tặng một.

 6. Bạn đã phá vỡ hạnh phúc hôn nhân 

Vậy là bạn kết hôn với vị hôn phu/ thê tốt của mình; những tháng đầu tiên trong hôn nhân rất tốt đẹp nhưng ngay sau đó, với tiền bạc và sự quyến rũ của mình, bạn bắt đầu ngoại tình, không còn chung thủy. Vợ/chồng bạn cầu xin bạn dừng lại, con cái bạn bắt đầu đau khổ, cuộc hôn nhân của bạn sụp đổ. Một ngày nào đó khi bạn lớn lên, bạn sẽ nhận ra mình thật ngu muội khi phá hủy cuộc hôn nhân tốt đẹp mà bạn đã bắt đầu xây dựng chỉ vì những cảm giác phấn khích tạm thời trong những mối quan hệ không mang lại lợi ích gì cho bạn. Bạn sẽ nhận ra thiệt hại mà bạn đã gây ra cho con cái và vợ/chồng mình.


7. Chúa mà bạn đã chối bỏ 

Khi bạn lớn tuổi hơn, bạn trở nên khôn ngoan hơn, Chúa trở nên thực tế hơn khi bạn nhìn cuộc sống theo cách có ý nghĩa hơn. Nhưng đừng đợi đến khi già đi mới bắt đầu tận hưởng mối quan hệ với Chúa. Hãy biết Chúa khi bạn còn trẻ, xây dựng tương lai của bạn với Chúa. Đừng là một kẻ nổi loạn trẻ tuổi chạy trốn về với Chúa khi tuổi tác bắt kịp.

Vụ này mình không rành lắm. Bác nào công giáo cho em xin ý kiến. Em người lương, không có bỏ đạo.


8. Tàn phá cơ thể bạn 

Bạn chỉ có một cơ thể để sống cả đời. Thuốc lá, rượu bạn đang lạm dụng, ma túy bạn đang dùng, thực phẩm không lành mạnh bạn đang tiêu thụ; tất cả những thứ đó sẽ hủy hoại bạn từ từ. Khi bạn 50 tuổi và các bệnh về lối sống buông thả sẽ bắt kịp bạn, bạn sẽ ước mình đã chăm sóc cơ thể khi còn trẻ, rằng bạn đã tập thể dục nhiều hơn; nhưng giờ thì tổn thương đã xảy ra.

Mình không uống rượu, không thuốc lá nhưng về già vẫn te tua dù tập võ mỗi ngày, leo núi này nọ.


9. Thời gian bạn lãng phí

Thời gian bạn lãng phí khi còn trẻ trong sự lo lắng, những mối quan hệ sai lầm, lười biếng, đưa ra lời bào chữa và theo đuổi những thứ vô nghĩa; bạn sẽ không bao giờ lấy lại được. 

Cái này thì mình đồng ý, nhiều khi nhớ lại thời ở Đà Lạt, lười biếng, chả làm gì cả, học hành cũng không, cứ lêu bêu phá làng phá xóm. Phải chi khi xưa, chịu khó học hành thì có lẻ ngày nay không phải làm nông dân. Mà sung sướng như người ta, sáng ra quán cà phê đấu láo, chiều ăn hủ tíu. Chán Mớ Đời 

10. Những ước mơ và tài năng bạn đã gác lại

Bạn có tài năng khi còn trẻ không; có những điều bạn thích làm và bạn giỏi về chúng không? Hãy nuôi dưỡng những tài năng đó, khai thác chúng, đừng từ bỏ ngay cả khi bạn gặp phải trở ngại, đừng từ bỏ ước mơ của mình. Nếu bạn từ bỏ, khi bạn lớn hơn, bạn sẽ nhìn vào những người bạn đồng trang lứa đã gắn bó với những gì họ yêu thích và thành công và tự nghĩ, "Đó có thể là tôi". Theo đuổi một sự nghiệp, học một khóa học mà bạn yêu thích. Đừng lãng phí nhiều năm cuộc đời vào một lĩnh vực không làm bạn thỏa mãn.

Cái này thì hơi lộn xộn, mình phải lo cái vườn bơ vì nếu không thì không có quả, không có tiền, lỗ sạt gạch, thời gian đâu để ước mơ khám phá ra kỷ năng mới. Chắc ông thần này giàu có nên rảnh rỗi, ngồi nói chuyện vớ vẩn. Ngược lại thì đồng chí gái đi học đàn, mình thấy cô nàng vui vẻ, có chuyện để làm trong ngày vì khi xưa mơ biết học đàn dương cầm.

Có ông Mỹ già, đâu 93 tuổi viết cuốn sách là từ khi về hưu, ông ta đặt chỉ tiêu 5 năm để học một môn như vẽ tranh hoạ, 5 năm sau học đàn dương cầm, rồi học trồng hoa,… mình thì trồng bơ đến khi bán cái vườn. 


11. Cái tên bạn đã bôi nhọ

Khi bạn già đi, di sản rất quan trọng, giá trị của tên bạn là tối quan trọng. Bạn sẽ tự hỏi danh tiếng của mình là gì, bạn để lại điều gì? Di sản của bạn là tổng hợp những hành động của bạn từ khi còn trẻ. Chúng ta viết tiểu sử của mình bằng cách chúng ta sống cuộc sống hàng ngày. Khi bạn nhìn lại con đường của mình và thấy bùn đất bạn đã ném vào tên của chính mình, sự xấu hổ bạn đã thu hút và giá trị nhỏ bé bạn đã thêm vào thế giới; bạn sẽ hối hận.

Vụ này mình không rành, sống an lành là đủ, chả cần viết tiểu sử gì cả vì chả ai đọc vào thời buổi xeo-phì. Trúng bình người Mỹ đọc chưa tới một cuốn sách trong năm. Đòi làm di sản, có tiền để lại cho con cháu thì chúng vui, rồi quên, không có tiền để lại, bảo chúng đọc hồi ký của mình. Hơi thức tĩnh chủ nghĩa.


12. Sự giàu có bạn đã vứt bỏ

Bạn có đang tận hưởng số tiền tốt trong những năm tháng làm việc hiệu quả của mình không? Kiếm được nhiều tiền? Đừng vứt số tiền đó vào các câu lạc bộ, lối sống liều lĩnh và mua sắm lãng phí. Đầu tư bằng số tiền đó, mở rộng nguồn thu nhập của bạn, khiến số tiền đó hoạt động cho bạn và giữ an toàn để chăm sóc bạn khi về già. Để lại một khoản thừa kế cho những người thân yêu của bạn để bạn không bao giờ nói "Ước gì mình biết nhiều hơn". 

Cái này thì mình bị dính vì cứ ước gì mình biết nhiều hơn thì không phải làm nông dân. Vụ này thì mình hối tiếc khi xưa, đi làm ở Thuỵ Sĩ, có anh bạn người Hoà Lan, lương thấp hơn mình nhưng khi lãnh lương là anh ta viết ngân phiếu gửi mua cổ phiếu hay mutual funds trong khi mình chỉ bỏ quỹ tiết kiệm. Nếu mình đừng tự ái, hỏi anh ta chỉ cách đầu tư để dành tiền này thì ngày nay chắc giàu, không phải làm nông dân. Phải chi. Ừ phải chi. Nhưng bề trên cho bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu, không đòi hỏi thêm.

13. Tình yêu tốt đẹp đánh mất

Có người tuyệt vời nào trong cuộc đời bạn yêu bạn không? Đừng đẩy người đó ra xa, nếu không người đó sẽ bước ra khỏi cuộc đời bạn và bạn sẽ không bao giờ tìm được một người tuyệt vời như vậy và có thể gắn bó với bạn suốt cuộc đời. Bạn sẽ bị dày vò khi già đi với những suy nghĩ "Nếu tôi vẫn ở bên người đó thì sao?" 

Cái này thì mình không dính. Mình toàn bị mấy đối tượng một thời đá nên không hối tiếc, hối hận gì cả. (Sơn Bất Hối he he.) Tình yêu của đồng chí gái là số Một. Vì chỉ có cô nàng là muốn làm người vợ ưu tú nhân dân của mình. Có lần con gái hỏi: “what is your best deal?”. Mình nói lấy mẹ con. Xong om


14. Những bậc phụ huynh mà bạn khinh thường

Khi còn trẻ, bạn dễ dàng tỏ ra khinh thường cha mẹ; cha mẹ bạn biết gì? Họ cổ hủ, mờ ám và hẹp hòi. Nhưng cha mẹ bạn vẫn là cha mẹ bạn cho dù bạn có đồng ý với họ hay không, bất kể phong cách của họ là gì. Đừng để cha mẹ bạn qua đời hoặc tuổi tác xa cách bạn, hãy hòa giải và làm lành. Khi bạn lớn lên, bạn sẽ nhận ra lý do tại sao cha mẹ bạn muốn gần gũi với bạn. Càng lớn tuổi, bạn càng thấy giá trị. 

Vụ này thì đa số dính phải. Nhớ có đọc cuốn Chicken soup for the soul, có bài kể về sự làm lành giữa hai cha con Henry Fonda và Peter Fonda. Người con trai căm thù người cha vì chuyện gì đó, không nhớ rõ, chắc ông ta nhiều Bồ, làm bà vợ ghen tuông, đau khổ nhưng khi gần chết, họ đều làm lành. Mình thì không có vụ này vì sinh sống với gia đình rất ngắn. Nay ở xa nên chỉ liên lạc qua điện thoại mỗi tuần với bà cụ hay mấy cô em.

Để nhận ra

Giá trị của một người chị hoặc em trai

Hỏi một người

Người không có một người chị hoặc em trai. (Mình có 2 em trai, 8 em gái.) Kinh


Để nhận ra

Giá trị của mười năm:

Hỏi một cặp đôi mới ly hôn. (Hỏi ông Trần Quảng Nam)


Để nhận ra

Giá trị của bốn năm:

Hỏi một sinh viên tốt nghiệp.


Để nhận ra

Giá trị của một năm:

Hỏi một học sinh

Đã trượt kỳ thi cuối kỳ.


Để nhận ra

Giá trị của chín tháng:

Hỏi một bà mẹ đã sinh ra một đứa con chết non (vụ này thì vợ chồng mình gặp phải)


Để nhận ra

Giá trị của một tháng:

Hỏi một bà mẹ

Đã sinh ra

Một đứa trẻ sinh non.


Để nhận ra

Giá trị của một tuần:

Hỏi một biên tập viên của một tờ báo hàng tuần.


Để nhận ra

Giá trị của một phút:

Hỏi một người

Ai đã lỡ chuyến tàu, xe buýt hoặc máy bay.


Để nhận ra

Giá trị của một giây:

Hỏi một người

Ai đã sống sót sau một vụ tai nạn.

(Cái này thì hỏi ông Trump, chỉ nhìn nghiêng qua đúng lúc tên xạ thủ bắn nên sướt tai. Đúng là số trời cứu.)

Thời gian không chờ đợi một ai.


Hãy trân trọng từng khoảnh khắc bạn có. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn