Showing posts with label Nghệ Thuật. Show all posts
Showing posts with label Nghệ Thuật. Show all posts

Xeo-phì hay Tự-sướng


Mình đang cố gắng, không lên mạng từ đây đến cuối năm 2023 để suy nghĩ về cuộc sống với Internet. Mỗi ngày lên Internet nhất là mấy mạng xã hội để đọc tin tức quá nhiều khiến mình không kịp suy nghĩ. Chưa hết tin À thì tin B đã xoá mờ trong não bộ. Khi xưa, đi uống cà phê với bạn để chém gió, ngày nay chỉ cần gửi tấm ảnh chụp của ai đó lượm trên mạng một tách cà phê cho mọi người, thậm chí chưa bao giờ gặp mặt. Khi gửi một tấm ảnh đại trà ra thì có giá trị gì không vì bạn hữu thường có người thân hơn người chỉ quen, nay đại trà bạn bè thì hơi lạ. Như thế giới đại đồng hoá các người quen cũng như chưa bao giờ gặp.


Mình cũng xóa mấy cái app mạng xã hội trên điện thoại để khi ra đường, không phải mở ra để xem. Lâu ngày trở thành thói quen. Chỉ về nhà, rảnh thì mở ra vào sáng và chiều. Nếu không thì bị mấy vụ này chia phối quá nhiều thời gian và quên sống. Đi ăn với vợ con mình bỏ điện thoại trong xe. Nói cho ngay là tập chính niệm.


Hôm trước, có một người ngoại quốc sử dụng gú gồ để chuyển ngữ, muốn kết bạn với mình nhưng bị chận. Mình lên mạng xem người này là ai thì thấy họ giảng kinh thánh chi đó nên chỉ biết kêu Amen. Mình cũng chận mấy người nhắn tin kêu tết này có về quê, đủ thứ. Mụ vợ kêu không được trả lời vì spam, bị virus này nọ nên mình cũng chận luôn. Không dám mở. Ai muốn nhắn tin thì cứ nhắn trên các còm, em sẽ trả lời cho chắc ăn.

Chúng ta đang sống một thời đại mà chưa ai đã từng trải qua trong lịch sử loài người. Cái điện thoại thông minh trở thành một vật bất khả ly thân. Người ta có thể bỏ vợ bỏ chồng nhưng không thể bỏ điện thoại thông minh, vì thiếu điện thoại thông minh, chúng ta sẽ hết thông minh, đần độn như nông dân Sơn đen. Hôm trước Lệ Thu, con gái STT Đà Lạt xưa, từ Pháp qua, đến nhà countdown, kêu tui chịu câu Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen của ông.


Đi xem đá bóng, hoà nhạc,.. khán giả thay vì xem cầu thủ chơi bóng, dàn nhạc âm hưởng chơi, lại lấy điện thoại ra quay. Có lẻ chúng ta quen làm việc, đọc tin tức qua máy tính nên phải xem trận đấu hay buổi hoà nhạc qua màn ảnh của điện thoại. Ông Thích Nhất Hạnh đã qua đời nếu không sẽ hỏi ông ta khi chúng ta nhìn sự vật qua điện thoại thông minh, là chánh niệm hay chánh niệm thông minh.

Đồng chí gái và Lệ Thu, con gái STT Đà Lạt xưa vào đêm Saint Sylvestre. Ai cũng mê cô này hát nhạc tây.

 Hôm trước, đi ăn với mấy đứa cháu, có thằng cháu cứ cầm điện thoại hoài trong khi ăn khiến mình phải lấy điện thoại bỏ bên cạnh mình, nói ăn xong sẽ trả lại cho nó. Thấy thương nó vì cứ nhìn cái điện thoại hoài dù đã 32 tuổi đời. Đám trẻ ngày nay về nhà lại dính vào vụ chơi game.


Mặt khác, thiên hạ từ tây sang đông lại ùn ùn đi học về nhìn lại bản thân, yoga, thiền định,…cho thấy cuộc sống khá phức tạp. Chúng ta muốn nhìn lại chính mình nhưng mặt khác lại cứ mở điện thoại ra để xem có gì lạ ở đâu đâu, thật giả cũng không biết. Ông tây tên Montaigne khi xưa làm khổ mình vì đọc những gì ông ta viết, chả hiểu gì cả khi mấy ông tây dạy về ông tây này. Ông ta có phán câu: “quand je danse je danse et quand je dors je dors”. Đại khái ông ta đã chánh niệm từ lâu. Không biết ông ta có biết về Phật giáo thời đó chưa nhưng dám kêu khi tôi nhảy đầm thì tôi nhảy đầm, khi tôi ngủ thì tôi ngủ. Ngày nay, chúng ta có thể gọi tôi xeo-phì là tôi xeo-phì.

Có tấm ảnh lịch sử khi cầu thủ James LeBron, ngày 7 tháng 2 năm 2023, trở thành người ghi bàn nhiều điểm nhất của giải NBA Hoa Kỳ. Ai nấy trong khán đài đều đứng dậy quay phim, giây phút lịch sử ấy riêng chỉ có ông chủ của đội banh, ngồi im, không có điện thoại trong tay. Chúng ta có thể gọi ông ta già cổ hủ nên không biết gì nhưng chưa chắc. Ông ta giàu có, có thể có cách suy nghĩ khác đã khiến ông ta hốt tiền của những người bỏ tiền vào chụp hình, quay phim.


Khi tất cả khán giả đứng lên quay phim chụp hình lia lịa, nêu lên hai vấn đề: người quay phim, bỏ mặt tất cả ngay cả chính người quay, để nhìn từ đàng xa qua khung ảnh và thứ hai họ quay phim cho quá khứ của tương lai. Giây phút đang được họ quay là quá khứ của ngày mai hay 1 giây, 1 tiếng, 1 ngày sau đó. Xem như họ không có chánh niệm tại giây phút đó. Như vậy họ đang ở đâu ở giây phút đó? Luật của ông Einstein được áp dụng vào trường hợp này ra sao.


Đêm giao thừa tại Champs Elysees 

Không như ông Montaigne, xem bóng rổ là xem bóng rổ. Họ vừa ghi giây khắc lịch sử ấy để làm kỷ niệm như qua máy ảnh của điện thoại để khỏi quên nhưng họ không nhận thức sự việc ngoài những hình ảnh của máy ảnh điện thoại, không khác gì một người khác đang xem trên truyền hình trực tuyến. Vậy tại sao phải bỏ tiền đến tận nơi xem nhưng lại quay hình vì ở nhà chúng ta có thể xem giây phút ấy qua truyền hình dưới nhiều gốc độ khác nhau.


Điển hình, hôm nay đi ăn cơm với hai đứa con thịt vịt quay mà một ông thần trong nhóm cầy tây cầy ta giới thiệu trên El Monte. Việc đầu tiên là hai đứa con chụp hình. Chỉ thấy được không gian cho phép của máy ảnh điện thoại thông minh, lại bỏ rơi sự việc là đĩa thịt vịt bắc kinh nằm trên cái bàn rộng lớn, không nhỏ bé, thu gọn trong phạm vi của màn ảnh điện thoại. Những tấm ảnh chụp sẽ bị những tấm ảnh chụp sau này nhận chìm và rồi lỡ sau này có lần xem lại cũng không nhớ chụp ở đâu.


Mụ vợ mình thích chụp hình nên lâu lâu bạn của mụ nói đến tiệm ăn, chỗ nào đó thì mụ muốn mình dẫn tới. Mình nói đã ăn tiệm đó rồi hay đã đến chỗ nào, du lịch viếng thăm được nhắc đến mấy năm trước, giờ tháng nào thì mụ như bò đội nón, không nhớ. Có anh bạn học khi xưa kêu học chung với mình cùng trường, cùng thầy, ở Đà Lạt để rồi ngày nay khi mình kể về Đà Lạt, những gì xẩy trong trường, trong lớp, anh ta nhìn mình ngơ ngác. Thậm chí anh ta không nhớ đến buổi văn nghệ cả lớp tổ chức, anh ta và người em đánh đàn trong ban nhạc hôm đó. Anh ta là tiến sĩ tốt nghiệp tại Hoa Kỳ, đại học danh giá nghe. Không phải nông dân Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen .

Khi xưa, anh ta học rất giỏi, học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm. Chánh niệm vào học hành mà quên cuộc sống bình thường với bạn bè, Đà Lạt khi xưa. Mình kể khi xưa, được một tên nào chỉ một cô gái xinh trong trường hay ở Đà Lạt cảm thấy hạnh phúc. Anh ta kể khi xưa ở Đà Lạt, giải được một bài toán khó, cảm thấy hạnh phúc. Nói chuyện với anh ta về toán học, học hành thời đó thì anh ta nhớ đủ hết ngược lại nhà ta ngơ ngác khi mình kể chuyện tình học trò giữa mấy người trong lớp hay ở trường. Có bạn học khi xưa, tiếc là khi xưa chỉ lo học, không trải nghiệm những gì mình đã trải qua khi còn sinh sống tại Đà Lạt. Phải có sự trao đổi. Học giỏi để được điểm cao đi du học hay đi phá xóm như mình để rồi làm nông dân.


Nay mụ vợ sống chung với mình trên 32 năm, kêu không nhớ những nơi đã đi qua. Có phải vì khi viếng thăm, mụ chỉ muốn chụp hình để làm kỷ niệm, như bỏ vào album để rồi không bao giờ nhớ. Khi xưa, chưa có điện thoại thông minh, người ta chụp hình rồi in ra, bỏ trong một album, ghi xuống địa danh, ngày giờ thì khi mở album ra lại, chúng ta còn đọc ghi chú để nhớ lại kỷ niệm xưa ấy. Nay có nhiều hình ảnh, giờ nhìn lại chả nhớ gì cả, không biết đâu là đâu. Người Mỹ hay nói chúng ta là những gì chúng ta nhớ. (We are what we remember) mà nếu chúng ta không nhớ thì chúng ta là ai? Do đó mình muốn ít vào mạng để xem lại chính mình.

Ngày xưa, ở Đà Lạt mỗi lần được bố mẹ dẫn đi ăn cơm tàu, ở tiệm Kim Linh, tổng cộng là 2 lần trong suốt 17 năm sinh sống tại Đà Lạt. Cả hai lần đều được ăn món tả phí lù. Nhớ lại là nhớ đến mùi vị của món đó, trời lạnh, cả nhà ăn xụp xùi, mùi nước tương vị yểu, chất ngọt của cải hay rau vẫn theo khứu giác của mình đến ngày nay. Hay ở Paris, được ăn những bữa cơm gia đình ở nhà ông bà Cayla, PELLERIN hay những lần được chủ mời đi ăn khao ở các tiệm quá đỉnh. Miếng da của vịt quay hôm nay ăn nhẹ nhàng, mềm, cắn cái rụp hoà tan vào cái lưỡi của mình sẽ nhớ mãi nhưng nếu chụp hình thì mình chắc sẽ không nhớ gì. Vì não bộ sẽ giao lại cho iPhone làm việc lưu giữ hình ảnh thời gian của đĩa thịt vịt quay được đem ra, đặt trên bàn.


Năm 2024, mình tính sẽ bớt vào mạng xã hội, để có thì giờ đọc sách thêm và đi chơi với mụ vợ. Có nhiều dự định đi chơi trên núi 2 lần mỗi tuần, rồi leo núi ở phương trời xa để chụp mụ vợ rồi một ngày nào đó phải nhắc lại cho mụ là đã đi rồi thì mụ nhìn mình như bò đội nón rồi kêu rứa à. Chán Mớ Đời  

Cụ bà vẫn đẹp sao, cụ ông vẫn đẹp sao

Dù hàm răng không còn chiếc nào

Dù thân thể còm nhom như là con cóc

Dù bước đi vô cùng khó nhọc 

Nhưng vẫn thường xeo phi tặng nhau.


Xin chúc các bác cùng gia quyến được nhiều sức khoẻ và năm 2024 vẫn giữ các bác tràn trề sức khoẻ để xeo-phi tự sướng.

Đi dạo với mụ vợ, thấy phong cảnh đẹp, mình chụp mụ vợ để sau này không đi nổi, còn có gì để nhìn lại đời mình thấy rong rêu. Hôm qua, đi bộ vào buổi chiều trên biển Hungtington bEach. Về già, mình chỉ trả $20/ năm để đậu xe ở bãi biển. Đi bộ hít khí trời ở biển cho có iode.  

Đang dự định tổ chức họp mặt dân Yersin Đà Lạt xưa, năm nay tại Nam Cali. Bác nào muốn tham dự thì cho em biết để báo với ban tổ chức. Thức ăn thì có Ghiền Mỳ Gõ, Ghiền Cơm Hến, Bún Bò Huế đảm trách với Ghiền Cơm Bụi. Chỉ cần bay về tham dự. Xong om 


Nguyễn Hoàng Sơn 








# Montparnasse (Những ngày đầu tại Paris)

 Những ngày đầu tiên sang Pháp, trời mùa đông rất lạnh nhưng mình đi làm giấy tờ hay đi xin việc hay đi bộ vòng vòng khắp Paris. Điểm đến đầu tiên là khu La-tinh (quartier Latin), đại học Sorbonne, viếng thăm vườn Lục Xâm Bảo mà ông Phạm Duy làm nhạc. Người ta gọi khu Latinh là vì khi xưa khu này có các đại học như Sorbonne, sinh viên tứ xứ, từ âu châu đến học cũng như từ các vùng khác của xứ tây. 

Dân tây dạo đó nói phương ngữ nên một ông tây ở vùng Bretagne không hiểu một bà đầm ở vùng Dordogne thêm các lớp được giảng dạy bằng tiếng la tinh. Ra đường sinh viên nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ la tinh nên người Pháp gọi là khu La-tinh. Người ta cho biết văn hào Balzac là người đầu tiên gọi khu vực này là “pays latin”, rồi dần dần người ta gọi là “quartier latin”. Có dịp mình kể rõ hơn khu vực này mình đi lại bao nhiêu lần trong thời sinh viên.

Ngày nay thì dân tây được đồng hoá, đều nói tiếng tây, một ngôn ngữ chung học tại trường học thay vì phương ngữ của họ. Cũng có thể giới trẻ không còn biết tiếng của vùng họ nữa như thế hệ ông bà của họ. Thời mình ở xứ Tây, về vùng Bretagne vẫn nghe mấy người lớn tuổi nói phương ngữ tương tự vùng Alsace và Lorraine. Nhớ bố mẹ của cô bạn Vivianne, nói tiếng Tây không rành lắm, mà tiếng đức thì rất rành. Họ nói chuyện bằng phương ngữ Alsace, ông bố cô bạn kể là trong thế chiến thứ 2, ông ta bị bắt đi lính cho đức, bị bắt ở tù. May là được mỹ giam chớ Nga Sô thì chắc bị đưa về tây BÁ Lợi Á. Mấy chỗ khác mình ít viếng nên không rõ lắm. Chỉ đi Normandie, Bretagne, Loire, Champagne, Alsace và vùng Provence.

Mình lấy xe điện ngầm đến Place Saint Michel, rồi đi bộ theo đại lộ này, thấy tiệm sách Hachette bên tay phải trên đường Danton thì phải mà khi xưa sách học ở trường thường được xuất bản bởi nhà sách này. Sau đó thì đến đại học danh tiếng Sorbonne bên tay trái. Hồi đó không có điện thoại di động nên không xeo-phì được nhưng cũng bò vào xem. Đại học này được xem là cổ nhất nước pháp, đâu được xây dựng 800 năm về trước.

Người Việt mình cứ gặp mình là hỏi khi xưa học Sorbonne vì chỉ nghe đến đại học này, lâu đời nhất xứ Pháp nhưng người tốt nghiệp rất đông. Bên tây phải nói đến các trường lớn gọi Grandes Écoles, các trường này được thành lập dưới thời Napoleon nhằm đào tạo các nhân tài cho đế quốc Pháp, họ tuyển lựa rất khó nên ai xuất thân từ các trường này, có thể gọi là thành phần ưu tú của nước pháp. Ai mà tốt nghiệp từ các trường này là xem như không bị thất nghiệp cả đời, được tuyển chọn vào các nơi quan trọng. Họ đem hệ thống này qua Việt Nam nên khi xưa đi thi dù đủ điểm chưa chắc được đậu vì họ chỉ lựa 1 số nào đó thôi. Mình đọc đâu đó là chỉ có lấy 25%. Cứ xem tất cả tổng thống, bộ trưởng của Pháp đều xuất thân từ các trường lớn này. Như tổng thống Valery Giscard D’estaing, Georges Pompidou, Jacques Chirac,…đều xuất thân từ Trường Quốc Gia Hành Chánh (École Nationale  d Administration), tây đầm hay gọi ENA.

Việt Nam Cộng Hoà có Trường Quốc Gia Hành Chánh dựa theo hệ thống giáo dục tây, huấn luyện các nhà lãnh đạo tương lai cho Việt Nam Cộng Hoà. Mình có gặp vài người tốt nghiệp trường này ra thì công nhận trình độ của họ rất cao. Hình như ra trường là họ được bổ đi làm phó quận trưởng. Còn quận trưởng là một vị sĩ quan quân đội vì chiến tranh.

Cách đây mấy năm có cô bạn đầm từ Paris ghé chơi. Cô này tốt nghiệp trường cao đẳng thương mại (Hautes Études de Commerce, Tây gọi tắc là HEC), có công ăn việc làm sau khi ra trường. Mình hỏi mấy người bạn chung khi xưa cũng tốt nghiệp trường này ra. Ai nấy đều làm lớn trong các ngành của chính phủ pháp. Đám dân trường lớn cũng kỳ thị lắm. Họ chỉ chơi với dân trường lớn thôi, còn dân đại học thường thì không chơi.

Sau đó thì lên chút nữa thì đến vườn danh tiếng Lục Xâm Bảo (Luxemburg) mà ông Cung Trầm Tưởng có nhắc đến trong mấy bài thơ của ông ta. Cây cối đều trơ trọi nhưng rất đẹp. Có mấy cái ghế sơn màu vàng bằng sắt để thiên hạ ngồi. Mình đi xem hồ phun nước nhưng lạnh quá nên không dám ngồi lại. Thấy một lâu đài to lớn khi xưa, nay là nơi họp của thượng viện của Pháp quốc. Sau này mùa Xuân mình có trở lại để vẽ trong nắng xuân. Có lần đi lại khu vườn này vào mùa thu lá vàng rơi thì nhớ đến bài hát khi xưa thường nghe ở Đà Lạt “elle était si jolie”. Aujourd’hui c’est l’automne et je pleure souvent,… Sàigòn mất nên khóc hoài, mất liên lạc với gia đình suốt 3 năm trời. Mỗi lần nghe bản nhạc này là mình nhớ đến vườn Lục Xâm Bảo của một thời sinh viên.

Bổng nhiên mình thấy xa xa có một toà nhà chọc trời nên tò mò, vì đa số các đai lộ ở Paris được xây dựng lại với 7 tầng lầu. Băng qua đường, bò lại gần. Mình có xem phim Tour Infernale do Paul Newman đóng vai kiến trúc sư, Steve MAcQueen đóng vai ông lính cứu hoả nên mình cứ tưởng là họ quay ở đây. Hết kể chuyện Đà Lạt, chắc mình sẽ kể chuyện về Paris ngày xưa.

Không ngờ cái tính tò mò đã thay đổi hướng đi đời mình khi viếng thăm khu Montparnasse với toà nhà cao tầng mà tây gọi Tour Montparnasse, gây nhiều ấn tượng nhưng không có tiền viếng thăm trên đỉnh. Tòa nhà cao tầng này được xem thời ấy cao nhất Paris với kiến trúc tân đại, khiến mình nảy ý định học kiến trúc, để sau này về Việt Nam thiết kế những toà nhà chọc trời như vậy thay vì học kỹ sư dệt như khi xin chính phủ Việt Nam đi du học.

Passerelle des arts, là chiếc cầu mình đi qua mỗi ngày khi đến trường.

Trong đại gia đình mình, dạo ấy có 3 người là kiến trúc sư tốt nghiệp ở Pháp. Một ông cậu bà con, con ông bà Phúng, tiệm Hiệp Thạnh số 11 Duy Tân, một là con ông bà Võ Quang Tiềm và người nổi tiếng nhất mà mình gọi bằng Dượng, là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, khôi nguyên giãi La Mã năm 1955, học trò của ông kiến trúc sư Le Maresquier. Mình nhớ trước khi đi tây, gặp dượng ở nhà ông bà Phúng, dượng kêu qua nớ kiếm con đầm nuôi cho ăn học. Dượng có một người con trai cũng học về kiến trúc, hình như mình có gặp khi về Việt Nam lần đầu tiên, dượng đang tính cho cậu con trai đi du học bên mỹ. Nay mình có hai đứa cháu theo ngành kiến trúc ở Việt Nam. Xem như gia đình bị ảnh hưởng từ kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Con mình thì không khuyến khích theo ngành này vì bên Hoa Kỳ không có tiền. Nếu thật sự đam mê thì học còn không thì kiếm nghề khác.

Cổng ra vào xe điện ngầm Métro tại Paris 

Dạo ấy, muốn di chuyển nhanh chóng ở Paris phải lấy Métro đi thì đến trạm của khu vực này, được gọi trạm Montparnasse-Bienvenue thì đoán là họ chào mừng du khách đến khu vực này vì Bienvenue như tiếng anh gọi là Welcome. Đến khi vào học kiến trúc thì mới thất kinh, Bienvenue là họ của ông kỹ sư tây được gọi là cha đẻ của hệ thống chuyển vận Métro của Paris, tên là Fulgence Bienvenue. Một kỹ sư gốc vùng Bretagne nên có cái tên rất lạ, Fulgence.


Ngày nay hệ thống Métro có đến 205 cây số, 303 trạm và có đến hơn 1.5 tỷ người dùng hệ thống này mỗi năm. 

Bản đồ hệ thống Métro năm 1910 sau khi hoàn tất 6 tuyến đường 

Thời mình mới sang, hệ thống Métro không rộng lớn như ngày nay nối kết với một hệ thống xe điện chạy ra ngoại ô R.E.R., giúp hành khách có thể lấy xe điện đến các phi trường nằm ở ngoại ô và 6 nhà ga ở trong Paris. Xe chở hành khách theo mình tương đối là khá hơn các hệ thống ở New yOrk, Luân Đôn, La MÃ,… sau này ga d’ Orsey không còn sử dụng nữa và được biến thành một bảo tàng viện, cạnh trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật mình theo học.

Ông Fulgence Bienvenue bị cụt một tay, được xem là cha đẻ của hệ thống xe điện ngầm Paris, đứng trước trạm Monceau, gần công viên Parc de Monceau.

Trong thời kỳ cách mạng kỹ nghệ xẩy ra tại tây phương, năm 1863, Luân Đôn khánh thành hệ thống xe điện ngầm lần đầu tiên trên thế giới, thường được gọi là “Tube”, New York Subway cũng bắt đầu cho người dân sở tại sử dụng hệ thống Subway vào năm 1868, Chicago thì đến năm 1892, và Budapest vào năm 1896. Xin nhắc lại là vào thời điểm đó, thủ đô của Hung Gia Lợi mà mình có viếng thăm mấy năm trước đây, việc đầu tiên là dẫn vợ đi xe điện ngầm lịch sử của xứ này. 


Budapest dạo ấy thuộc đế quốc Áo-Hung, rất hùng mạnh đến khi Anh quốc muốn hất chân nên mới tìm cách gây hấn và đã đánh bại đế chế Áo-Hung trong đệ nhất thế chiến. Cuối cùng thì sau đệ nhị thế chiến thì Anh quốc banh ta lông luôn vì đất nước bị tàn phá trong chiến tranh nên kinh tế kiệt quệ, để anh mỹ lên thế. Nhờ trong thời kỳ chiến tranh, ngành sản xuất không bị tàn phá, các nhà máy sản xuất được xây cất rất nhiều trong chiến tranh nay được sử dụng để sản xuất máy móc bán cho cả thế giới.

Thời mình mới sang Paris thì xe có hạng nhất và hạng nhì. Hạng nhì thì luôn luôn đông còn hạng nhất thì có chỗ ngồi thoải mái. Nghe nói họ bỏ hạng nhất sau khi mình rời Pháp. Khi mình đi học thì lúc đầu có thẻ hàng tuần, vài năm sau có thẻ cam (carte orange) mua cho cả tháng rẻ hơn là mua từng vé. Hình như có vé hàng tuần lúc mình mới sang, giá cho sinh viên rẻ hơn. Từ từ họ cho ra đời thẻ cam, có hình và tên mình rồi có khe đút cái vé vào. Khi bị xét vé thì phải đưa cả thẻ cam ra với vé đề tháng nào. Nghe nói nay du khách có thể mua Navigo để viếng thăm Paris vì thẻ cam chỉ dành cho dân địa phương.
Đại khái là phải đem theo cái thẻ này, có tên mình và chữ ký, hình ảnh để tránh chuyền nhau sử dụng. 

Chính phủ Pháp và hội đồng quản trị của Paris bàn bạc để xây dựng một hệ thống xe điện ngầm tại Paris cho kịp khai trương cuộc đấu xảo năm 1900 (exposition universelle) , sau đó xây thêm 5 tuyến đường xe điện đến năm 1911.


Đồ án xây cất được giao cho một kỹ sư gốc Bretagne, tên Fulgence Bienvenue. Ông này bị cụt một cánh tay trong một tai nạn lao động nhưng không cản bước ông ta lên đến chức vụ cao nhất của ngành xe điện ngầm của Paris. Ông này tốt nghiệp trường Bách kHoa (école Polytechique) và trường cầu cống (école des Ponts et chausees). Trường này ông cụ muốn mình theo học nhưng khó lắm, phải học 2 năm dự bị toán lý hoá rồi mới thi vào, Sàigòn mất, không có tiền nên đành hẹn kiếp sau. Nói cho ngay mình không phải dân học giỏi nên không mơ vào mấy trường danh tiếng này.


Đồ án này giúp đưa Paris vào cuộc chạy đua cách mạng kỹ nghệ, chạy theo Luân Đôn và New York. Nói cho đúng thì dân tây hay cãi cọ đến khi tổ chức cuộc đấu xảo thế giới mới đồng ý cho xây dựng hệ thống xe điện ngầm. Tương tự thế vận hội năm tới sẽ được tổ chức tại Paris khiến thủ đô nước pháp đang làm nhiều trò ở Paris. Mình quên, chắc đợi 2025 thì về Paris thăm bạn bè và gia đình cô em. Nhưng nếu về tháng 9 cũng hết thế vận hội rồi.

Thời mình sang Pháp thì xe điện ngầm như vậy, ghế bằng gỗ, xe chạy lắc qua lắc lại, có vài cái ghế, toàn là đứng không. Đèn bóng thi mấy cái bóng đèn màu vàng lờ mờ mà ông Cung Trầm Tưởng kể Ga Lyon đèn vàng khiến mình mơ mộng khi còn bé đến khi sang Tây thì Chán Mớ Đời. Đi bộ trên đường dẫm cứt chó như điên.

Ngày 14 tháng 4 năm 1900, khi hội chợ quốc tế được khai mạc thì hệ thống xe điện ngầm chưa được hoàn tất. Đường xe điện ngầm số 1 từ Porte Maillot chạy đến Porte de Vincennes, được khai trương vào ngày 19 tháng 7, 3 tháng sau đó. Trong vòng 5 tháng hệ thống Métro có đến trên 4 triệu người sử dụng nên họ tiếp tục các đường xe điện khác như dự tính và hoành thành 10 năm sau đó. Ông Bienvenue chỉ huy thi công 2 đường xe điện ngầm rồi qua đời. 


Dạo mình ở Paris, trạm Métro mà mình lên xuống mỗi ngày là trạm Louvres, lối ra là đường Rivoli để ai đi viện bảo tàng. Mình lấy métro từ trạm Les Sablons từ Neuilly sur Seine rồi xuống trạm Louvres, ra đường Rivoli, băng qua viện bảo tàng Louvres, leo lên mấy thang cấp của Passerelle des Arts, thấy viện Hàm Lâm Pháp quốc trước mặt, rồi đến trường gần đó. Đi như vậy cho tiện thay vì phải đổi hai ba lần mà trường thì gần sông Seine hơn trạm Métro Odeon, gần trường. Tối học xong độ 8 giờ thì họ đóng cửa trường thì cũng đi lại qua sông Seine nhưng lại thấy phố xá lên đèn. Đẹp nhất là vào tháng 9 tháng 10 khi mùa thu lá vàng rơi, sương mù che khuất những ánh sáng ban mai của bình minh đang lên phía Nhà Thờ Đức Bà.

Họ đặt tên trạm dừng tại Montparnasse là Montparnasse-Bienvenue để nhớ đến cha đẻ của Métro của Paris. Khu Montparnasse khi xưa nổi tiếng với các nghệ nhân như Picasso, Braque, Modigliani, Cézanne,… ở trong khu vực này. Ai đến Paris nên ghé lại tiệm cà phê La Rotonde mà các nghệ nhân khi xưa hay lui tới ăn để bàn bạc, cãi cọ về trường phái này nọ đã đưa nền nghệ thuật của Paris lên đến tột đỉnh. Mình có ghé ăn vài lần tiệm ăn La COupole nơi mấy ông thần này thường ăn tại đây. Có dịp mình kể về vụ này khá vui, có nhiều huyền thoại mà khi mình vào học trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật Paris được nghe từ các đàn anh thuật lại. 

Tiệm ăn nổi tiếng một thời với các nghệ nhân tại Paris ở thế kỷ 20. Nay đa số thực khách là du khách.

Ngày nay du khách đến Paris là mò lên đồi Montmartre xem các nghệ nhân bán tranh rẻ tiền cho du khách như mình khi xưa để kiếm cơm. Khu MOntparnasse này khi xưa lụp xụp nên các nghệ nhân mướn làm xưởng vẽ cho rẻ, đến khi mình sang đó thì đang được trùng tu lại vì cái toà nhà chọc trời mới được xây cất nên thế thái nhân tình thay đổi, trở nên rất đắt. Các nghệ nhân bò lên Montmartre mướn nhà cửa để ở.


Mình có kỷ niệm vui ở khu vực này. Sang tây, được 3 tuần thì thèm cơm Việt Nam, đi lang thang chỗ khu vực này thì thấy một tiệm ăn Việt Nam nên sau nhiều lần đắn đo bước vào. Nhìn thực đơn là mình muốn rụng tim. Giá quá đắt. Một chén bún bò giá 7 quan, có thể mua 20 tô bún bò tại Đà Lạt. Còn mấy món khác thì trên 20 quan nên mình kêu một chén bún bò khiến ông mít bồi nhìn mình như bò đội nón, hỏi “c’est tout?” Mình ngạc nhiên, tại sao hỏi mình tiếng tây nên đáp lại “oui”. Hoá ra chỉ có một chén bún bò nên sợ hết dám ăn tiệm Việt Nam. 


Ở lâu ngày mới biết dân tây ăn món khai vị thường là súp mà mình thì tưởng như ở Việt Nam, kêu một tô bún bò ăn là đủ no. Đây ăn khai vị nên có chén súp bún bò nhỏ như chén ăn cơm. Chỉ cần húp một cái là hết. Đi ra tiệm bụng còn đói nhưng khổ nhất bún bò chả có gia vị của Đà Lạt xưa. Mới sang tây thì thấy cái gì cũng đắt đỏ so với Đà Lạt nên chả dám mua hay ăn. Cuối tuần tiệm ăn đại học đóng cửa thì mua ổ baguette và hộp cá mòi Sumaco của Maroc, về phòng ăn thêm một bình sữa bò. Hôm nào thèm cơm thì nấu cơm, ăn với cá mòi. Trong phòng mình có mua một cái lò ga cắm trại nhỏ để nấu cơm. Chả có chén gì cả. Nấu cơm xong thì ăn luôn trong nồi, rồi đi rửa ở ngoài hành lang. Xong om


Có một tên người Việt, gặp ở nhà ông tây dạy học ở Huế, nói là muốn ăn cơm ở đại học thì đến đại học Jussieu, nhờ sinh viên Việt Nam mua hộ cho phiếu ăn, hình như 10 cái một lần, rồi xếp hàng vào ăn. Dạo đó đâu 2.5 quan một bữa cơm đại học, rẻ hơn tô bún bò, tây gọi là Resto U (restaurant universitaire). Được vài tuần thì tây khôn ra, hỏi thẻ sinh viên nên ngọng, hết đi ăn được nữa.

Khởi đầu các cổng ra vào của Metro là như hình trên, sau này người Pháp họ đập phá bỏ khá nhiều chỉ còn trơ trọi như hình dưới. Mình đoán là tiền bảo quản, tu sửa khá nhiều nên họ phá để đổ nền xi măng, đỡ chiếm chỗ.
Nếu không lầm đây là cổng ra vào của trạm Saint Michel
Không nhớ là ở khu vực nào nhưng thường là khu nghèo, không phải trong phố chính. Cửa sổ bằng gương Art nouveau bị hoen ố.

Nhưng điều mình thích nhất và hay vẽ khi xưa là cổng vào các trạm Métro. Những cổng vào Métro của Paris đầu tiên do ông Hector Guimard thiết kế. Ông này có học trường quốc gia cao đẳng mỹ thuật nhưng không tốt nghiệp. Từ 1900 đến 1912, Paris xây dựng 6 đường xe điện ngầm với 141 cổng ra vào. Ông Hector Guimard là người lãnh trách nhiệm thiết kế và hình thành các cổng ra vào đầu tiên của Métro mà người ta thấy từ “Métropolitain” kèm theo tên của trạm cũng do ông ta thiết kế. Cổng ra vào gồm có 3 phần mà người Pháp gọi: pavilions, édicules và hàng rào để ngăn chận thiên hạ đi vào đi ra. Ngày nay, người ta gọi kiến trúc do ông này thiết kế thuộc trường phái Art Nouveau. Mà ở Áo quốc rất nổi tiếng, ở Hoa Kỳ khi đến Miami Florida thì vẫn còn hiện diện lối kiến trúc này rất nhiều.


Như mình kể trên là Pháp còn chậm trong cuộc chạy đua ngành kỹ nghệ nhưng may sao ông Guimard hợp tác với công ty Saint-Didier Foundries giúp chế tạo dây chuyền theo các phần của cửa ra vào khiến giá thành rẻ và nhanh chóng khi xây cất.


Mình học kiến trúc vì hy vọng một ngày nào đó, trở về Việt Nam. Mình làm việc các tổ hợp kiến trúc nổi tiếng trên thế giới như Suter und Suter ở Thuỵ SĨ, Norman Foster and Associates ở Luân Đôn, I.M. Pei and Partners ở New York, Raffael Vignoly. Đến năm 1995, mình được mời về Hà Nội tham dự một cuộc hội thảo về phát triển Việt Nam sau Đổi Mới. Gặp và nói chuyện với các đại diện của Hà Nội thì mình Chán Mớ Đời. Về lại Hoa Kỳ, bỏ nghề kiến trúc sư để làm nông dân đến nay.

Khi nào các bác có ghé thăm Paris thì nhớ để ý mấy chỗ này, rất đẹp và có trên 110 năm lịch sử. Chụp hình gửi cho em để giúp em nhớ lại chuyện đời xưa. Hôm nào rảnh mình kể chuyện về Paris, có nhiều kỷ niệm hơn Đà Lạt xưa.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Đối mặt với tài chính khi hưu trí


Khi mới về hưu, đa số đều còn sức khỏe nên có thể đi chơi du lịch, thăm viếng thân hữu, làm những việc gì mình mong muốn nhưng rồi vài năm sau khi sức khỏe sa sút, trí nhớ trả nhớ về không. Chúng ta, đúng hơn người phối ngẫu, con cháu sẽ phải đối đầu nhiều vấn đề mà cứ nghĩ chỉ xẩy ra cho người khác.


Có bà mỹ 69 tuổi, cựu giáo viên than là đang tìm cách bảo vệ tiền bạc tiết kiệm, hưu trí của vợ chồng bà ta, chăm sóc ông chồng 82 tuổi bị bệnh trả nhớ về không. Ông ta hay đi lạc nên bà ta phải gắn số điện thoại của bà ta nơi áo của ông ta. Mấy bác gái về già, không nên đi thêm bước nữa, lấy chồng già hơn mình vì phải chăm sóc, thuốc than đủ trò. Mấy ông thì nên về Việt Nam, kiếm vợ trẻ để có người chăm sóc thuốc than cho tới hơi thở cuối cùng.


Có một bà, 35 tuổi, đang làm việc ở Anh quốc, có Job thơm, than phải bỏ về Hoa Kỳ để chăm sóc bà mẹ bị tai biến. Nhận cái biên lai y phí $15,000. Một bà khác, 30 tuổi, đem ông ngoại, trả nhớ về không, về nhà bà ta để chăm sóc trong thời gian tìm một viện dưỡng lão chịu nhận ông ngoại với chương trình Medicaid. Cuối cùng không chỗ nào chịu nhận, bà ta phải chở và để lại ông ngoại trước một bệnh viện tâm thần để họ lo cho ông ấy. Bà ta cho biết là dã man nhưng bà ta bị bắt buộc vì không có thời gian cũng như tiền bạc để chăm sóc ông ngoại.

Ta thấy đa số là phụ nữ bất kỳ chủng tộc nào, thường chăm sóc bố mẹ về già còn con trai thì chăm sóc vợ như mình. Bà cụ mình năm nay trên 90 tuổi mà vẫn khoẻ, hôm qua nói chuyện với mình xong thì nói chuyện với mấy người em bên Mỹ đến 2 tiếng đồng hồ không mệt. Nhờ cô em mình chăm sóc rất kỹ lưỡng về ăn uống, giấc ngủ. Dinh dưỡng rất quan trọng về già, không có chất lượng là suy yếu. 


Trong các gia đình Việt Nam, con cái lo cho cha mẹ về già cũng lộn xộn lắm vì ai cũng ní cho nhau. Cha chung không ai khóc. Không lo nhưng hay chỉ trích này nọ khiến anh em không hoà thuận. Có chị bạn goá chồng, thương mẹ đem về nuôi. Mấy ông anh không lo nhưng cứ hay nói xằng nói xiên, sao không đưa mẹ đi chơi, sao không làm cái này cho mẹ, sao làm mẹ khóc này nọ. Chị ta kêu họ đem mẹ về nuôi thì không chịu.


Cũng có người về già, đổi tâm tính, không làm gì nên buồn rồi trách móc mấy người con này nọ khiến ai cũng ngại chăm sóc. Bận công ăn việc làm thêm con cái nay đến mẹ cứ trách móc đủ thứ nên điên đầu. Nói được cho ai là cứ ní. Lại có người không thích ở với con cháu, thích ở một mình như tử vi giải thích cô thần quả tú. Con chúa muốn đem về chăm sóc nhưng không chịu, lại ở rất xa con cháu, tiểu bang khác hay Việt Nam lại khiến con cháu buồn lo. Cho thấy về già, cái tâm chưa được buông bỏ để hưởng nhàn trước khi về thiên quốc.


Hàng triệu người tại Hoa Kỳ, ngày nay đang đối diện với khả năng bị khánh tận khi về hưu. Giá cả sinh hoạt trong các viện dưỡng lão, các nhà hưu trí càng ngày càng leo thang, sẽ lấy hết tiền tiết kiệm và lợi tức của người Mỹ lớn tuổi và thân nhân trong một thời gian ngắn trong khi đó người Mỹ càng ngày càng sống lâu, bệnh tật nhiều nhất là bệnh trả nhớ về không, mất khả năng tự lập, cần người khác giúp đỡ, đợi chờ ngày về thiên quốc.


Nay quốc hội Hoa Kỳ đang bàn cãi về medicare và an sinh xã hội. Nếu họ không làm luật xét lại thì 10 năm tới hai hệ thống này sẽ bị phá sản. Từ khi mình sang Hoa Kỳ, người ta đã nói đến vấn nạn này nhưng các chính trị gia cứ hứa hảo huyền rồi khi đắc cử, không ai dám lên tiếng cả vì rất phức tạp. Nếu thực hiện sẽ bị thất cử.


Người ta cho biết người mỹ có nguy cơ cạn kiệt gần như toàn bộ tài sản của mình khi về hưu trong một thời gian ngắn. Viễn cảnh chết trong sự nghèo đói là một mối đe dọa hiện thực đối với thế hệ babyboomers, tầng lớp trung lưu với ý định nghỉ hưu an nhàn dựa vào tiền của 401(k) và lương hưu. Theo các nhà nghiên cứu liên bang, mỗi ngày sẽ có khoảng 10,000 người mỹ sẽ ăn sinh nhật thứ 65, dự kiến sẽ sống đến tuổi 80 và 90, xem như 15 đến 25 năm nữa trong khi đó chi phí y tế, chăm sóc họ khi không còn tự chủ sẽ gia tăng, vượt qua lạm phát thường niên với số kỷ lục là 500 tỷ mỹ kim hàng năm.


Vấn nạn vật giá leo thang càng ngày càng gia tăng và người ta tiên đoán là vào năm 2050, số người trên 65 tuổi sẽ gia tăng 50%, độ 86 triệu người và số người sống đến 85 tuổi và trở lên sẽ gia tăng gấp 3 lần lên đến 19 triệu người. Nguy hiểm là hiện nay 50% người Mỹ trên 82 tuổi bị bệnh Alzheimer, mất trí nhớ. Chi phí cho người Bị bệnh này rất đắt. Kinh

Hệ thống chăm sóc người già tại Hoa Kỳ, đa số là do tư nhân đảm trách, ít gia đình nào mua bảo hiểm chăm sóc về già (long term CARE Insurance) vì rất đắt mà họ chỉ trả trong vòng 7 năm là tối đa. Mình có kể vụ này rồi, ai tò mò tìm trên bờ lốc. Ngoài ra nhân viên trong ngành cũng khan hiếm, vì lương bổng thấp nên ít ai theo học ngành này. Các trung tâm người già nhỏ không đủ tiêu chuẩn để được chính phủ trả tiền. Trung tâm được chính phủ trả tiền rất thấp nên họ trả nhân viên như bèo.


Được biết ngày nay có đến 8 triệu người Mỹ bị bệnh lẫn, trả nhớ về không, không thể tự lo cho mình, làm vệ sinh hay ăn uống và trên 3 triệu người không được sự giúp đỡ gì cả. Đa số trông cậy vào người phối ngẫu, con cháu hay thân hữu.


Mình có người quen, 85 tuổi phải chăm sóc bà vợ bị trả nhớ về không từ 5 năm qua, lúc mới 70 tuổi. Trong tuần thì có người được chính phủ trả tiền đến nhà giặt quần áo chùi dọn bếp núc. Ngoài ra ông ta phải nấu cơm và đút cho vợ hay giúp làm vệ sinh. Mình có anh bạn tây nhỏ hơn mình đâu 2 tuổi, cách đây 6 năm bổng trả nhớ về không. Trong tuần, vợ con đem vào bệnh viện rồi cuối tuần đón về. Nhìn anh bạn ngơ ngơ trả nhớ về không. Buồn


So với các nước tây phương, Hoa Kỳ chi rất ít cho việc chăm sóc người già. Y khoa ngày nay rất tiến bộ nên có thể giúp người ta thoát các bệnh hiểm nghèo và sống lâu hơn. Từ 1960 đến năm 2021, số người Mỹ trên 85 tuổi nhân gấp 6 lần so với dân số Hoa Kỳ. Medicare, chương trình bảo hiểm y tế của liên bang cho người Mỹ trên 65 tuổi, chi trả các chi phí chăm sóc y tế, cho người giúp việc tại nhà hoặc chi phí ở viện dưỡng lão trong một khoảng thời gian giới hạn trong thời gian hồi phục sau phẫu thuật, té ngã hoặc phục hồi chức năng ngắn hạn. Có anh bạn kể bà mẹ được đưa vào một trung tâm hồi phục được 3 tuần rồi viện dưỡng lão lại chở vào nhà thương cấp cứu, nằm vài ngày rồi chở về lại trung tâm phục hồi. Cứ vậy đến khi bà mẹ qua đời. Lý do chính phủ chỉ trả tối đa 3 tuần lễ trong viện hồi phục. Vấn nạn là nằm phòng cấp cứu bệnh viện 3 ngày mà không có phòng ở viện dưỡng lão là ngọng. Nên phải quen biết với giám đốc để dành chỗ cho mẹ anh ta.

Medicaid, chương trình liên bang-tiểu bang, trả cho việc chăm sóc dài hạn, thường là tại viện dưỡng lão, nhưng chỉ dành cho người nghèo. Những người mỹ thuộc tầng lớp trung lưu phải đối phó sự cạn kiệt tài sản của mình để hội đủ điều kiện được Medicaid trả tiền ở viện dưỡng lão, buộc họ phải bán phần lớn tài sản và rút sạch tài khoản ngân hàng. Do đó người ta nói ở Hoa Kỳ, anh nên lọt vào hai loại khi về già: một là giàu có tiền rừng bạc bể, hai là vô sản còn ở giữa là coi như ngọng. Khi còn lao động là giới trung lưu đóng thuế nhiều nhất, giới giàu có thì họ mướn luật sư về thuế vụ, giúp họ đóng ít, còn giới vô sản thì miễn bàn. Vấn đề là người Mỹ nghèo tuy lương bổng ít theo định nghĩa của sở thuế nhưng có người có nhà cửa. Nên khi về hưu, cần phải bán nhà để trở thành vô sản. Một cách đánh tư sản tuyệt chiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Cho nên ai có bố mẹ, có chút tài sản thì không nên mong đợi gì cả khi cha mẹ vào viện dưỡng lão. Ta đến thế giới này bằng giấy không thì ra đi cũng được chính phủ giúp còn lại tay không trước khi ra đi.


Có nhiều người ma lanh nên chuyển tên tài sản qua con cái để trở thành vô sản hầu hưởng được Medicaid. Vấn đề là chúng ta không biết được những gì sẽ xẩy ra trong tương lai. Như trường hợp một ông Mễ mà mình mua lại căn nhà của ông ta. Ai xúi ông ta chuyển tên căn nhà qua người con trai. Một ngày đẹp trời, con trai lăn đùng ra chết. Cô dâu muốn bán căn nhà để dành nuôi con nhưng ông ta không chịu, không cho ai vô xem thế là ngọng. Cô dâu không có tiền trả tiền nhà nên ngân hàng có thể kéo nên năn nỉ mình mua. Mình mua xong thì đến gõ cửa, đưa giấy chủ quyền, sổ đỏ rồi kêu ông ta cứ ở, miễn là trả tiền mướn nhà. Sau này tiền an sinh xã hội ít nên ông ta về lại Mễ sống, mình bán căn nhà. Cho nên phải cân nhắc cẩn thận trước khi chuyển tên tài sản qua con cái.


Báo chí bàn tán tuần rồi vì có cặp vợ chồng bị đuổi ra khỏi nhà vì để con trai đứng tên. Người con trai bán và chuyển tên cho bà nào rồi bà ta bán nhà, đuổi cổ hai ông bà ra. Mình có tên bạn kể mua được căn nhà. Bố mẹ cho đứa con mướn rẻ căn nhà nhưng rồi hắn không trả tiền nhà. Sau 2, 3 năm như vậy mà vợ chồng phải tiếp tục trả tiền nợ ngân hàng nên kêu hắn bán. Bán xong hắn làm giấy tờ đuổi cổ người con ra. Bác nào lần tình trạng này thì bán cho em.


Một ông mỹ mình quen nay đã qua đời, bán căn nhà của ông ta để mua một căn nhà cho cô con gái, kêu ông ta về ở chung. Thằng rể buồn đời, kêu bán nhà ly dị khiến tiền bạc của ông ta chuyển qua tay thằng rể phân nữa. Hai cha con ra mua cái Mobile home để ở. Một ông mướn nhà người Việt kể, gốc Quy Nhơn, khi xưa làm nghề thuốc bắc, có xe đò giàu lắm. Sang Hoa Kỳ đem được tiền qua mua một căn nhà ở Huntington Beach, đứng tên con gái. Một ngày sương thu và gió lạnh, con gái kêu ba phải kiếm phòng mướn ở vì ngân hàng tịch thâu căn nhà. Hoá ra cô con gái và thằng chồng mê sòng bài. Mượn tiền ngân hàng rồi không có tiền trả nên ngân hàng xiết.

Nếu họ hội đủ điều kiện vào được viện dưỡng lão thì sẽ nhận được $50 để tiêu vặt mỗi tháng hay ít hơn và người phối ngẫu chỉ có thể nắm giữ chút đỉnh tài sản, khiến con cháu phải gánh vác phần tái chính. Ai tò mò thì đọc đường dẫn này về tiền bạc có thể giữ khi chồng hay vợ vào viện dưỡng lão. https://www.kff.org/report-section/medicaid-financial-eligibility-in-pathways-based-on-old-age-or-disability-in-2022-findings-from-a-50-state-survey-appendix/#_blank


Xem như chính phủ khốn cùng hoá người dân và lấy đi những gì họ có, tạo dựng suốt cả cuộc đời. Có bà kia kể là mỗi tháng phải tiêu $10,000/ tháng đến khi mẹ bà ta hội đủ điều kiện để nhận Medicaid, hình như tiểu bang Cali gọi là Medical.


Một trường hợp khác; một bà kể bà ta phải chuyển về thành phố của mẹ bà ta, sống trong một hai căn nhà của bà mẹ cho thuê để giám sát việc chăm sóc và tài chính của bà mẹ. Bà ta phải trả tiền thuê nhà trong căn nhà thuê. Lý do theo luật của chương trình Medicaid, thì tiền thuê nhà sẽ được dùng để trả chi phí cho việc chăm sóc bà mẹ. Bà ta bán căn nhà của gia đình trước khi bà mẹ qua đời, và phải trả cho Medicaid đâu $20,000. Trường hợp này ở tiểu bang xa, nhà rẻ. Còn ở Cali là ngọng.


Người ta cho biết là có độ 630,000 người già sống trong các viện dưỡng lão trên 65 tuổi. Chi phí chăm sóc người già có thể lên $100,000/ năm nếu không có Medicaid.


Lấy thí dụ một người lãnh $2500 tiền an sinh xã hội. Mỗi tháng ở viện dưỡng lão mất $8,000, cứ tính là $100,000 / năm thêm mấy linh tinh. Tiền an sinh xã hội lãnh được là $30,000/ năm vậy cần thêm $70,000. Thí dụ bà ta có quỹ hưu trí 401(k) 1 triệu đi. Bà ta phải rút ra $100,000, đóng thuế $30,000, nộp $70,000 cho medicaid. Xem như ở được 10 năm tình cũ là hết tiền quỹ 401(k). Theo thăm dò người Mỹ thì được biết 1 trong 10 người có thể trả số tiền hàng tháng cho viện dưỡng lão. 


Có người kêu kỹ sư mà chị ta quen về hưu đều có độ 2, 3 triệu đô trong quỹ hưu trí. Cho là có 3 triệu đô. Thường là nhà chưa trả hết. Cứ tính đổ đồng là tốn $5,000/ tháng để trả ngân hàng, thuế điền địa, bảo hiểm, bảo trì căn nhà, xem như là $60,000/ năm. Lại phải rút $100,000 ra để đóng thuế, xem như hai vợ chồng rút $200,000/ năm. Ông ở viện dưỡng lão thì bà phải ở nhà. Nếu buồn đời bà vào luôn viện dưỡng lão là vẫn tốn $200,000/ năm. Lấy 3 triệu chia cho $200,000 là được 15 năm, nếu tính thêm lạm phát thì 10 năm tình cũ là hết tình hết tiền. Về hưu năm 65 đến 15 năm sau là 80 tuổi hay 75 tuổi vì nếu bị Alzheimer thì giá cao hơn, gấp đôi là hết tiền.

Quốc hội đang bàn thảo về hổ trợ thêm cho người hưu trí như tăng tiền lương cho các nhân viên trong ngành để khuyến khích thiên hạ gia nhập vào ngành này nhưng tốn tiền quá nên họ bỏ. Chính phủ Biden gửi tiền mua súng ống để giúp Do Thái, Ukraine trong khi người nghèo, vô gia cư thì chả được giúp đỡ. Tin tức về Medicare, người già không bao giờ được nhắc đến trên truyền thông. Họ gửi súng ống qua mấy nơi đánh nhau, giết người nhân danh gì đó. Ba láp ba sàm. Truyền thông dẫn dắt dư luận, tuyên truyền để người Mỹ quên đi thực tại mà không nổi loạn.


Quốc hội cứ bầu bán vì chi phí ngân sách quốc gia thiếu hụt trầm trọng. Tiền đâu để họ trả cho các chương trình hưu trí. Chỉ cần đừng đem quân đi đóng trên 700 căn cứ quân sự trên thế giới, là xong việc. Tốn biết bao nhiêu tiền để không chiếm được Iraq, Á Phủ Hãn, tiền hàng ức đỗ vào đấy. Nay lại Ukraine và Do Thái, Syria. In tiền rất nhiều khiến lạm phát lên như diều.


Ngày nay, các trung tâm assisted living do các công ty tư nhân đảm nhận, lợi nhuận rất cao. Có khoảng 850,000 người trên 65 tuổi hiện sinh sống trong các trung tâm này nhưng không được nhận trợ cấp từ chính phủ. Do đó các trung tâm chỉ có những tiện nghi căn bản như tắm rửa, chỗ ăn và sân nhỏ để đi lại và cho uống thuốc. Cũng có nhiều trung tâm có những lớp dạy yoga, đi du lịch, spa, hồ bơi nhưng rất đắc tiền. Phân nữa các trung tâm dưỡng lão này lấy tối thiểu $54,000/ năm và gia tăng trong các khu gần trung tâm thành phố. Đó là người bình thường còn những người bị lẫn thì giá gấp đôi. Mướn người đến nhà cũng đắt lắm vì mỗi giờ phải trả $27 tối thiểu.


Bà Betty, khi xưa bán cho mình căn nhà. Lúc bà ta bị lẫn thì con cháu cho vào viện dưỡng lão giá $5,000/ tháng cộng thêm các chi phí khác. Sau này bà tối hay thức giấc, dữ dằn lại bị chặt thêm $2,000 nên con cháu đưa về nhà, mướn hai bà phi luật tân đến thay phiên chăm sóc bà ta. Cho họ ở tại chỗ nên chỉ trả có $1,500/ người.


Khi xưa, mình có giúp một cặp vợ chồng quen mua một căn nhà assisted living trên Alhambra. Mình thương lượng với chủ nhà cho họ vay lại lợi cho đôi bên. Chủ bán không bị đánh thuế cái rầm, tín dụng cặp vợ chồng bạn thấp nên khó mượn ngân hàng. Họ sửa sang lại từ 4 người sinh sống ở đó, tăng lên 14 người nên lợi tức hàng tháng đâu trên $25,000. Ở đó nhưng khi đi bác sĩ thì cần người chở đi thì ông chồng chở đi và chặt thêm tiền. Sau này họ bán giá 1.4 triệu. Có lần mình muốn làm mấy căn nhà kiểu này nhưng nhìn mấy người về già là Chán Mớ Đời, sợ bị trầm cảm. Họ đã không có tiền, mà mỗi lần chở họ đi đâu là chặt không đẹp không phải là sơn đen nên thôi. Sợ thất đức.


Ngày nay, người Mỹ sống lâu hơn nên bệnh mất trí nhớ cũng gia tăng. Họ cho biết là đến tuổi 82 thì 50% người Mỹ bị bệnh Alzheimer. Hiện nay có đến 7 triệu người Mỹ bị bệnh này và sẽ gia tăng đến 12 triệu vào năm 2040. Do đó về hưu cần nhất là làm sao không bị bệnh này, thường được gọi là bệnh tiểu đường loại 3.

Một bà mỹ kể là ông chồng bị mất trí nhớ, hai vợ chồng ngủ khác lầu nhưng ông chồng hay nổi điên khi thuốc uống hết hiệu lực thế là ông ta hay khệnh bà ta, gọi cảnh sát nhưng không có tiền để đưa ông ta vào viện dưỡng lão. Ai có bố mẹ bị bệnh trả nhớ về không thì hiểu. Lâu lâu bố mẹ nổi điên lên đánh hay chửi những người phụ giúp hay kêu con ăn cắp tiền. Có thể nhiều người về già nhớ đến mụ vợ cứ càm ràm hoài khi xưa nên giả bộ điên lên không chừng. Vào viện dưỡng lão, thấy họ cho mấy người già ngồi xe lăn, uống thuốc ngáp ngáp để không làm phiền các điều dưỡng viên thấy thương kiếp người.


Hôm qua nói chuyện với anh cựu sinh viên đại học Đà Lạt, ở bên pháp. Anh cho biết là y tế, hưu trí người già ở đây khá hơn Hoa Kỳ nhưng tây cũng hết tiền rồi, nghèo rồi, không biết sẽ tồn tại đến bao giờ.


Nhắc đến Việt Nam một tí, với lực lượng công an và quân đội đông đảo, trong tương lai Hà Nội sẽ gặp phải vấn đề hưu trí cho khối người về hưu này. Người dân sẽ phải đóng thuế nhiều hơn hiện nay để giúp Hà Nội củng cố quyền lực. Các nhóm về hưu sẽ trung thành với chế độ như ông đại tá nào nói đến sổ lương hưu, sẽ bảo vệ đến cùng. Mình về Việt Nam nghe nói mới 55 tuổi là về hưu, hình như có thay đổi. Ở pháp khi xưa thời Chirac cũng tính cho thiên hạ về hưu sớm để có chỗ làm cho giới trẻ nhưng sau họ đổi lại. Nay họ muốn kéo dài tuổi hưu thì gặp chống đối.


Trong tương lai, các nước giàu có sẽ phải đối diện vấn nạn chăm sóc người già với chi phí cao ngất ngưỡng sẽ không giúp kinh tế họ phát triển như hiện nay và suy thoái sẽ kéo dài vô tận như trường hợp của Nhật Bản ngày nay. Phải muốn người dân xứ khác đến chăm sóc các người Nhật già.


Quốc hội Hoa Kỳ biết vấn đề nhưng không thống nhất được vì quá đắt. Họ cứ rêu rao phải để người Mỹ tự do chọn lựa cuộc hưu trí của mình. Ông Obama có làm thêm vụ người già trong chương trình ObamaCare nhưng sau đó lại huỷ bỏ vì tốn tiền chính phủ quá. Các nhà dinh dưỡng hô hào các chế đô dinh dưỡng giúp người ta sống lâu như Nhật Bản đủ trò nhưng chính phủ thì muốn dân không còn lao động được nữa chết sớm. Đi Tiệp Khắc lại khám phá ra chính phủ khuyến khích dân tình uống rượu bia nhiều để chết sớm vì người hữu trí tốn chính phủ mỗi ngày $100.


Theo mình cách tốt nhất là về hưu, xuống tóc vô chùa kinh kệ, sau này có bị lộn xộn thì phật tử lo. Bác nào biết chùa nào nhận em thì cho biết để em nạp đơn. Mình đoán các hội phật tử chắc cũng khó khăn khi cho ai vào chùa tu luôn vì trách nhiệm.


Theo mình người Mỹ về hưu hay trước khi hưu trí nên chuẩn bị, kêu gọi đại biểu của mình bầu cho các dự luật về hưu trí thay vì chửi nhau bênh ông Trump hay ông Biden. Hai ông này chỉ làm giàu cho người giàu. Minh xem trên Netflix cuốn phim kể về ông Rustin, người đứng sau lưng ông mục sư King Jr., tổ chức cuộc diễn hành tại Hoa Thịnh Đốn, đòi quyền dân sự cho người da màu. Lý do ông ta phải đứng phía sau dù tài giỏi vì đồng tính luyến ái. 


Ông ta phê bình khi cả nhóm họp về tổng thống Kennedy và ông em bộ trưởng tư pháp Robert Kennedy, khi nghe tin tổng thống đã lên đài truyền hình để nói và đến gặp họ. Ông ta nói là các người trên tổng thống, những người thật sự lãnh đạo Hoa Kỳ. Phải làm áp lực với lá phiếu của mình để đại biểu trong quận hạt của mình để ý và bầu còn không thì họ nghe lời các lobbyist chống các dự luật giúp người già. Chúng ta sẽ thành vô sản trước khi về thiên quốc. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn