Mask Save Lives 043020

Tuần nay, có nhiều người như bác sĩ, kỹ sư đến viếng BNSONS Printing để uỷ lạo các thiện nguyện viên. Hôm nay có nhiều người đến BNSONS Printing đem theo cà phê, cơm nước cho nhóm thiện nguyện. Có một chị gốc Đàlạt, con gái của tiệm Thiên Hữu, bán cà phê và trà ở đường Phan Bội Châu khi xưa. Chị này là giáo sư đại học bách khoa California ở Pomona về môn dinh dưỡng.

Chị này giới thiệu một kiểu diện trang (face shield mask ) làm bằng máy in 3D do anh Việt, kỹ sư lấy từ trên mạng xuống để in. Thấy rất giản tiện, nhẹ nhàng hơn loại mà BNSONS Printing đang làm. Sẽ hội ý của phòng kỹ thuật Don Bosco và anh Việt để thống nhất thêm về cách in ấn ra sao. Sau đó Lửa Việt sẽ mua thêm máy in 3D, nghe nói đâu dưới $300/ cái. 
Diện Trang 3D cho thợ làm nail

Một chị trưởng ca đoàn nào ở Quận Cam, thêm mấy ông cũng hăng say, muốn đến giúp phụ mọi người trong những ngày nghỉ. Ngồi nói chuyện với một chị và nhóm bạn đã may trên 4,000 khẩu trang, và có đem đi tặng các bệnh viện và viện dưỡng lão tại quận Cam.

Cho thấy rất nhiều người gốc việt như những đóm lửa nhỏ, tự phát cháy không có hội đoàn, đoàn thể tôn giáo nào ủng hộ nhưng lại nhảy ra, tự bỏ tiền rồi may khẩu trang, đem tặng cho nhà thương. Cho thấy tinh thần người Việt muốn đóng góp vào xã hội, quê hương thứ 2, không thờ ơ trước đại dịch.

Mình nói đến vấn đề kỳ thị với người gốc Á Châu sau đại dịch khi tinh thần chống tàu, Trung Cộng lên cao. Người tây phương không phân biệt ai là người Tàu, ai là người Việt bằng chứng trong những tuần qua có nhiều cơ sở thương mại của người Việt bị phá.

Đại dịch này có thể cho chúng ta, người Việt cơ hội để đóng góp và xã hội này để người Mỹ da trắng thấy chúng ta cũng đóng góp vào đất nước này.

Có anh bạn kể là một chị y sĩ mình biết, tốt nghiệp tại đại học Yale. Sau này chị ta liên lạc với đại học Yale để xin quỹ trợ cấp cho một chương trình y tế ở Việt Nam. Đại học Yale trả lời là KHÔNG và cho biết lý do là cộng đồng người Việt chỉ có xin tiền học bổng nhưng chả thấy đóng góp gì cho đất nước đã cưu mang họ. Có lẻ đến giờ chúng ta cần đóng góp chút gì cho quên hương thứ 2. Chúng ta đều làm những chương trình hướng về Việt Nam, cộng đồng người Việt mà quên là Hoa Kỳ cũng cần sự đóng góp của chúng ta.

Có một nhóm trẻ, đi xin khẩu trang, thiết bị y tế để tặng các trung tâm vô gia cư, tặng khẩu trang cho các thiện nguyện viên nấy ăn cho các người vô gia cư,…

Thế hệ mình thì đã về hưu, nhưng phải nghĩ đến thế hệ con cháu của chúng ta. Kỳ thị ngầm người Tàu, da vàng thì con cháu chúng ta khó mà lên chức cao, thành đạt trong xã hội Hoa Kỳ mai này. Họ sẽ viện cớ này cớ nọ, gián điệp cho Trung Cộng để dìm hàng.

Có người muốn giúp nhưng không biết làm gì ở các tiểu bang xa, nên gọi cho Lửa Việt. Mình giải thích cứ kiếm nhà thương, viện dưỡng lão trong vùng họ sinh sống, hỏi họ cần gì thì đưa cái đơn xin thiết bị y tế của Lửa Việt cho họ để họ gửi về cho MaskSaveLives.Virus@gmail.com
Bệnh viện nhi đồng CHOC đến nhận thiết bị y tế hôm nay

Ai ở đâu thì hỏi các nhà thương, bệnh viện, viện dưỡng lão xem họ có cần thiết bị y tế, khẩu trang rồi may tặng họ. Có một chị dân Đàlạt, cựu “Thụ Nhân Đàlạt” giới thiệu hai trung tâm y tế ở nam California cho tụi này và đã được biếu các thiết bị y tế tuần này.

Hôm nay, hội Lions quốc tế của thành phố Bellflowers đã đến lãnh khẩu trang để phát cho các viện dưỡng lão ở thành phố Bellflower, Los Angeles. Hội này, đa số là người Mỹ da trắng nên họ sẽ có nhìn thiện cảm với dân á châu. Chúng ta, không cần tự đi phát, chỉ cần hỏi người da trắng, họ rất tốt rồi nhờ họ phát dùm để truyền lửa khắp nơi cho nhanh để dập tắt đại dịch.

Mình nói chuyện với các hội viên Lions thì họ muốn giúp, làm cái gì nhưng không biết khởi đầu ra sao. Mấy tuần trước, tụi này cũng chả biết gì nhưng cứ khởi động rồi nghề dạy nghề. Chung tiền rồi nhờ người ta mua vãi để may, họ lấy công cắt là $0.07, rồi may là $0.70/ cái rồi miệng truyền miệng, có người gọi bán khẩu trang,… có người biết nên xin vãi về may.

Có người mua vãi để may đồ bảo hộ, mấy người may không biết tiếng anh thì mình dịch ra việt ngữ cách may, để dành lai bao nhiêu rồi có một chị y tá ngồi xuống với người may đồ để giải thích thêm để họ may cho chính xác hơn.

Tương tự các diện trang, cũng mò mò hai ba kiểu rồi nay có người đưa đến mẫu nhẹ nhàng hơn, có thể các thợ tiệm Nail sử dụng tốt khi làm chân tay cho khách hàng. Hôm nay, mình thấy BNSONS Printing làm mấy “Counter Shield Guard” do các tiệm Nail đặt hàng, rất tiện để trên bàn làm nail cho khách hàng.

Counter Shield Guard do các tiệm nail đặt làm, rất tiện

Chúng ta phải đi ra, mở vòng tay với cộng đồng người da trắng, đừng dậm chân trong cộng đồng người Việt. Hôm qua mình thấy nghị viên Diedre Thu-Ha Nguyen, thành phố tải lên quyết nghị của hội đồng thành phố Garden Grove, tránh nạn kỳ thị.

Anh chị nào muốn giúp đỡ chương trình “Masks Save Lives” thì vào Facebook để chia sẻ với thân hữu: https://www.facebook.com/LuaVietCovid19
Hay 
Theo chỉ dẫn:

How to contact Lua Viet

E-mail:luaviet@luaviet.org 
Gửi ngân phiếu:Lua Viet Youth Association
P.O. Box 349
Marlboro, NJ 07746-0349
Make a donation with 

paypal.me/luaviet

Donate through PayPal Giving with NO FEEs to Lua Viet

PayPal GiviNg 

(Còn tiếp)

NHS

Paris có gì lạ 2 *

Năm 1975 mình vào học năm đầu ở trường cao đẳng quốc gia Mỹ thuật (école nationale supérieure des Beaux Arts) Paris, thường được gọi tắt là ENSBA. Trường này tọa lạc ở khu La Tinh (quartier latin) trên đường Bonaparte. Người ta gọi "khu La tinh" vì khu này có nhiều đại học mà khi xưa thì tiếng La-tinh là ngôn ngữ chính được dùng để dạy và nói trong đại học cho nên ra đường nghe các sinh viên nói với nhau bằng tiếng La-tinh nên dân địa phương gọi là khu La tinh. Tương tự các công lễ khi xưa được rao giảng bằng tiếng La-tinh sau này thờ chuyển qua dùng phương ngữ nên tiếng La-tinh biến thành cổ ngữ, tử ngữ (langue morte) như tiếng Hy-Lạp.
Từ Đà Lạt sang Paris là mình bị sốc về văn hoá, cách sống,.. nhưng khi vào học thì coi như khám phá ra một thế giới khác vì trường Mỹ thuật rất khác lạ, ngay cả đối với dân Tây cũng xem như một huyền thoại, không biết gì nhiều. Có lúc đi chơi gặp đầm, nói mình là dân Beaux Arts thì họ bám lấy mình để hỏi về những huyền thoại của trường này hơn là vì mình. Từ một tên ngu lâu dốt sớm, sinh trưởng tại Đà Lạt, trường này biến mình thành một tên quái quái rất khác lạ với dân VN.

Trường dạy ba môn chính là hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc. Các môn chính như toán, lịch sử nghệ thuật,.. thì các sinh viên học chung ở các lớp chung của trường còn về học vẽ, điêu khắc, kiến trúc thì sinh viên học riêng ở các atelier. Atelier tạm gọi là Lò, đứng đầu bởi một giáo sư chủ nhiệm và hai phụ tá. Giáo sư đứng đầu atelier thường là Kiến trúc sư có tiếng, khôi nguyên của Grand Prix de Rome như ông dượng của mình, Ngô Viết Thụ. Sau cách mạng Văn hoá năm 1968 (Mai 68) thì có một số giáo sư thiên tả mở các atelier để hướng dẫn sinh viên về xã hội hơn thì sinh viên theo học rất giỏi về chính trị nhưng lại không giỏi về vẽ.

Mỗi người có một quan niệm riêng về cách phát hoạ, thiết kế về kiến trúc nên sinh viên được tự do chọn thầy chủ nhiệm cho nên có atelier đông sinh viên hơn atelier khác. Mình thuộc dạng ngu lâu, đâu biết ai là ai đâu nên thò đầu vô một atelier để hỏi thì gặp tên trưởng atelier gốc Ý tên Taravella nói chuyện nên ghi tên sau này vào học mới hiểu mình chọn giáo sư chính là Arsene Henry, khôi nguyên La Mã, kiến trúc sư chính về thiết kế đô thị của thành phố Bordeaux, cố vấn cho ông Chaban Delmas, thị trưởng của thành phố này, có thời làm thủ tướng cho chính phủ Để Gaulle. Sau này mình có đi làm cho hãng ông ta khi còn đi học. Cái lợi làm giáo sư là trong lớp có học trò giỏi là đem vô hãng mình làm, lại trả công rẽ. Có dịp mình sẽ kể thêm.

Kỷ niệm không bao giờ quên khi học ở trường Mỹ thuật là ngày lễ nhập môn và các Pince-fesses (bal) mà mình tham dự trong suốt 7 năm ở trường. Các sinh viên mới được gọi là ma mới (nouveau) còn năm thứ 3 trở lên là đàn anh (ancien). Mỗi năm thì atelier có tổ chức lễ nhập môn cho các ma mới vào tháng 11 nên trời bắt đầu lạnh. Mình không nhớ rõ nhưng có rất nhiều atelier ngoài khung viên của trường vì trường nhỏ nên phải mướn các phòng ốc xung quanh trường và khi xưa mỗi lần nộp bản vẽ thì có chiếc xe ngựa đi vòng vòng các atelier để sinh viên nộp bản vẽ đem về trường chấm điểm nên có danh từ "charrette" để nói khi các sinh viên thức sáng đêm mấy ngày không ngủ để vẽ cho kịp nộp bản vẽ. Thường lệ thì cứ 6 tuần là có nộp đồ án thì trong atelier đàn anh và đàn em xúm lại giúp nhóm phải nộp đồ án cho nên lớp đàn em thì được đàn anh dạy cách vẽ, sơn màu hay thiết kế các ý tưởng.

Thường thường thì ai cũng đi làm thêm ngoài nhóm ma mới hai năm đầu cho nên tới giờ chót nộp bản vẽ của đồ án, là năn nỉ đàn anh, đàn em vẽ giúp. Phải bao tụi nó đi ăn, nhiều đứa say mèm chả vẽ cái gì cả nên thường thức nguyên đêm để vẽ tới 12 giờ trưa. Nộp xong là về nhà ngũ đến sáng mai vào trình bày đồ án trước hội đồng giám khảo. Có nhiều tên vô trước mình mấy năm mà đồ án bị đánh rớt hoài nên có tên khi mình ra trường vẫn còn lê lết nhiều người không chịu nổi thì đổi trường sang nhóm xã hội nhân văn thì viết, nghiên cứu về xã hội chủ nghĩa nhiều hơn thì được chấm đậu ra trường. Mình may là ra trường ở atelier này cho nên sau này đi khắp thế giới ai cũng mướn vẽ hết.

Một hôm đang ngồi vẽ trong atelier thì nghe tiếng kèn của ban nhạc kèn đồng (fanfare) thì cả atelier bỏ chạy ra ngoài đường xem. Mình tò mò chạy ra thì thấy một đám Tây đầm ở lổ, bị dính sơn tùm lum, run run cằm cặp vì lạnh, đang chạy ngoài đường trong khi ban nhạc chạy theo vừa thổi kèn nên chả hiểu gì nên hỏi một tên đàn anh thì nó bảo là lễ nhập môn của atelier nào đó, tuần sau là lễ rữa tội của mày khiến mình bắt đầu run vì ông bà cụ mình mà biết mình sa vào chốn này chắc không dám cho mình đi Tây.

Cả tuần tụi đàn anh bắt nhóm ma mới 16 đứa, 10 gái 6 trai phải trang hoàng trong atelier theo đề tài năm đó nên chả học hành gì cả. Đến ngày thì tụi đàn anh chở đâu mấy thùng rượu đỏ vào. Tới giờ thì ma mới phải hoá trang theo đề tài của năm đó mà mình không nhớ lắm vì lần đó mình uống rượu lần đầu trong đời nên say nên không còn nhớ gì cả. Mình chỉ nhớ mang máng là cả đám ma mới bị nhốt trong có một cái phòng và hoá trang thành dân Nô lệ mà trong lòng đứa nào cũng run và lo sợ vì ở ngoài nghe mấy tên đàn anh la hét kêu réo, đem nô lệ ra... lúc họ kêu ra thì phải bò qua một cái lổ. Mình vừa mới bò ra là bị mưa pháo của cá thối, trứng gà, đủ loại nên không còn nhìn thấy gì cả vì cái kính cận mình bị dính đủ thứ.

Mình thấy cái bàn dài có đám đàn anh ngồi, bận đồ hoá trang mấy tên KKK lại tối om với vài cây nến trong khi mình là nô lệ bị đem ra đấu giá. Lần lược , con trai được đưa lên Mezzanine và cởi cái khố ra cho đám đàn anh đàn chị xem con chim để chấm chim nào to và hoành tráng nhất và con gái thì quay người lại cho đàn anh xem mông để chấm cô nào có mông đẹp nhất. Sau đó nhập tiệc thì bọn đàn em con trai phải đi đổ rượu cho đàn anh còn con gái thì phải múa bụng trong khi đội kèn chơi. Nói thật thì không khí rất là điên dại, tụi đàn anh bắt mình uống rượu nên không dám cãi sau đó mình không biết làm sao về nhà được đêm đó. Chỉ biết là tối đó tên có chim to nhất được một đàn chị dẫn về nhà ngủ với cô ta. Nghe nói là truyền thống của atelier.

Sau này mình làm trưởng atelier thì làm về đề tài La Mã cũng vui lắm. Mình ở atelier có con gái nên đỡ chớ có nhiều atelier không nhận con gái thì nghe nói còn kinh hồn hơn cho nên khi các atelier đánh nhau thì atelier toàn con trai đánh hăng lắm sau này có mình vào thì atelier mình không bị ăn hiếp nữa vì tụi Tây tưởng mình là Lý Tiểu Long, võ nghệ cao cường. Thật ra dân mỹ thuật rất hiền, không sát máu như các trường về xã hội nhân văn, chuyên lo biểu tình, đánh nhau với cảnh sát.

Ngoài lễ nhập môn ra thì hàng năm atelier có tổ chức truyền thống lễ nhảy đầm được gọi là Pince-fesse, béo mông vì trong tối dân Mỹ thuật hay béo mông mấy cô hay là truyền thống mình cũng không biết. Chỉ biết là cả tháng trước, có concours về tấm affiche của năm. Ai vẽ thắng thì sẽ được dùng làm affiche dán khắc nơi trong khu La tinh. Atelier mình nổi tiếng về tổ chức pincefesse nên có khoản trung bình 500 người dự mà mình lại được lãnh nhiệm vụ giữ cửa không cho côn đồ vào phá phách. Mình cầm cái Nonchaku, đeo nơi cổ cứ như Lý Tiểu Long nên tây không dám lộn xộn.
Cả tuần lớp chả học hành gì cả, lo trang hoàng atelier lại, màn đen che cửa sổ đầy theo chủ đề của năm ấy. Chả có đồ ăn gì cả chỉ có bốn thùng tonneau rượu đỏ. Lần lược thiên hạ tứ xứ kéo nhau vào, đa số là dân trong trường nhưng có nhiều con đầm nghe tiếng Dạ Vũ của trường Mỹ thuật cũng ráng xin vào. Đi vào thì phải qua một hang động tối nên cứ nghe mấy cô đầm kêu ái ái như tủm tỉm cười. Đi vòng vòng béo mông mấy cô đầm cũng vui, con nào cười lại thì nhảy đầm với nó trong khi các ban nhạc kèn đồng (fanfare) của các atelier thay phiên nhau lên chơi cho bà con nhảy. Nói chung là sau đó là ai cũng say cả, nhiều cặp ôm nhau làm tình ngay trong atelier, nhiều cặp còn tỉnh táo thì ôm nhau về nhà. Đứa thì ói đầy sàn nhà khiến bọn đàn em sáng hôm sau phải vào atelier quét dọn. Đúng là thác loạn!
Tuần nào cũng có pincefesse vì các atelier thay phiên tổ chức cho nên học kiến trúc rất khó ra trường. Năm mình vào thì cùng khoá có 16 tên nhưng khi ra trường chỉ còn 2 tên vì thầy chủ nhiệm atelier mình rất khó nên ít ai được điểm cao nên đổi qua atelier khác thiên tả thì dễ có điểm ra trường cho nên dạo đó các công ty kiến trúc chỉ mướn sinh viên của những atelier như của mình vì biết vẽ thay vì giỏi lý thuyết về xã hội chủ nghĩa. Đa số đi làm cho các công ty kiến trúc rồi có tiền nên tiêu xài nên trung bình là 10 năm mới ra trường hay không bao giờ.

Lâu lâu sinh viên buồn không biết làm gì thì mua bao nilon về lấy nước, pha màu rồi bỏ trong bịch nilon. Ai đi ngang trường thì từ lầu 4 quăn xuống, trúng người thì ít nhưng trúng các cửa hàng dính đầy sơn hay atelier này bao vây atelier kia rồi quăn bịt nilon làm cản trở lưu thông mà cảnh sát thì không được phép vào trường nên cũng vui. Ngẫm lại thì nhiều tên học chung khá điên điên lại sinh hoạt trong một môi trường hơi quái quái nên tạo ra những kỷ niệm khá vui.

Mình không hiểu lí do ông thầy mến mình nên kêu vẽ cho công ty ông ta nên cũng có tiền vô rồi mỗi lần nộp các đồ án thì ông ta binh vực mình hết mình nên hay được điểm cao nên thường thường được cho thêm tín chỉ. Thí dụ đồ án là 3 Tín chỉ thì mình được thêm một Tín chỉ coi là 4 cho nên thay vì 6 năm mình chỉ học có 5 năm sau đó chạy qua Ý đi làm một năm rồi về mất một năm làm luận án ra trường.

Mình nhớ lần đầu tập vẽ khỏa thân thì sau ăn cơm đi vào lớp thì thấy một con đầm ở lổ ngồi trên cái bục nên lấy làm lạ nên tập vẽ loã thể lần đầu rất khó khăn vì khó tập trung. Có lần tên Tây cùng niên khoá sau này ra trường cùng năm với mình, nhà ở miền Nam, đánh bài thua hết tiền nên phải ngồi khỏa thân cho cả đám vẽ lấy tiền thì có con Paulette, năm mới vào rất ngây thơ cứ bị thằng Jeff tốc váy lên xem culotte vì con đầm này rất là bảo thủ, không bận xì líp, thơ ngây bước vào thì thấy thằng Jeff cởi trần, con nhỏ la toán lên chạy ra cửa. Vài tháng sau là cô này đều có mặt ở các pincefesse, hết đi với tên này đến tên khác. Thằng Jeff coi lại thì cô nàng hết bận culotte. Chán Mớ Đời

Có lần thằng con nói với mình là nó nhận xét mình rất khác với những người đàn ông Việt khác như cha của mấy đứa bạn gốc Việt. Mình trả lời tại họ chưa bao giờ trải qua 7 năm ở Trường Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ Thuật của Paris. Nhiều khi nghĩ lại nếu mình không học trường này thì ngày nay cá tính mình ra sao?

Lâu lâu đồng chí gái kêu mình đi múa kép ở Bôn Sa khiến mình chán mớ đời vì không có vui như thời ở bên Tây đi học. Ở đây thấy mấy người sàn qua sàn lại, quơ tay quơ cẳng như múa rối. Thời sinh viên, đi Bal vui như ngày hội, đây thiên hạ ngồi như đám ma nên kẹt lắm mình mới đi. Vào ngồi ngủ cho qua thời giờ nên sau này vợ Chán Mớ Đời nên hết còn bắt mình đi nhảy đầm múa đôi gì nữa.

Sơn đen (còn tiếp)

Quên hay Nhớ ngày 30/04/1975



Gặp lại bạn học cũ, mình hay nghe họ hỏi sao mình nhớ những chuyện thời trước 75 trong khi họ không nhớ gì cả. Những câu hỏi này làm mình nhớ đến những giờ học Đạo Đức với thầy Nguyễn Quang Tuyến và Luận Lý với thầy Nguyễn Minh Diễm. Học ban B nên mình chỉ có học mỗi tuần hai tiếng của hai môn này.

Quên là không Nhớ. Quên là nghịch với Lời Hứa. Một tình nhân quên lời hứa của mình để đi lấy chồng hay lấy vợ khác. Theo Nietzche, "Quên" là sức mạnh chống đối đầy hoạt lực, là một khả năng sống động, một quyền lực giải thích những gì chúng ta đã sống, đã trải nghiệm, cho nên Quên trở thành bản ngã của con người, đúng hơn là chúng ta có Ý thức về hành động Quên. Cô gái ý thức là quên lời hứa với anh học trò nghèo để đi lấy chồng giàu sang hơn hoặc một chính trị gia, khi tranh cử thì thề thốt, sẽ làm lợi cho cử tri nhưng một khi được đắc cử thì họ có cái quyền "quên". Khi người ta khám phá ra vụ bán súng ống cho Ba Tư để lấy tiền chống lại nhóm cộng sản ở Nicaragua, tổng thống Reagan, kêu ông ta không nhớ về việc này. Ai dám chửi bới một ông già, mới bị ám sát suýt chết. Huề vốn.

Chính trị gia ý thức muốn quên lời hứa khi tranh cử, và theo Nietzche thì đây là một triệu chứng tinh thần, có ý chí rõ ràng. Quên hay Không giữ lời hứa là tạm thời đóng cửa Ý thức, tạm thời quên đi lời hứa, không thắc mắc gì đến phải trái. Đóng cửa lại để cho thế giới lương tâm tự giải quyết. Coi như mình không có hứa hẹn gì cả. T.T. KH với bài thơ Hai sắc hoa Ti Gôn nổi tiếng vì cô nàng bỏ lời hứa thề với "Người" để đi lấy chồng. Nhưng có lẻ ông chồng có vợ bé hay không thương, đoái hoài đến nên khi cô đơn mới nhớ đến người tình xưa. Lúc đó, lương tâm cắn rức nên mới tưởng tượng : " Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng, trời ơi chắc người ấy buồn lắm,.."

Nếu như lương tâm cô ta không bị đóng khép lại khi đi lấy chồng thì chắc chắn sẽ trăn trở trước ngày Vu Quy, và có thể sẽ không bỏ người yêu để bước lên xe hoa. Cô ta đau đớn vì không hạnh phúc bên chồng. Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời, ái ân lạt lẽo của chồng tôi..." để rồi tiếc nuối về quyết định của mình, hay đúng hơn "không giữ lời hứa" hay "quên".
Mình có một người cậu, cũng tuẫn tiết ngày 30/04/1975. Mình viết bài này như dâng nén hương cầu mong cậu được đến cỏi Vĩnh Hằng

Hành động cố Quên Đi để nhẹ lương tâm. Quên là mưu toan, có sức mạnh rõ ràng, do đó con người chỉ có quên đi thì mới có hạnh phúc, niềm vui, hy vọng về hiện tại cũng như tương lai của con người. Nếu không quên thì ta sẽ như T.T.Kh trăn trở đến niệm phúc cuối.

Mình nhớ sau 75, đọc sách báo Việt ngữ ở hải ngoại, thấy toàn những ước mơ, căm thù Việt Cộng, rồi sau này qua các trại giam ở Hongkong, các thuyền nhân đi từ miền Bắc cũng nhờ đem những bài thơ của họ làm, nhờ đăng trên báo chí Việt ngữ ở hải ngoại. Thơ của họ cũng rặt theo thơ của những người miền Nam bỏ nước ra đi với mối thù với chế độ.

Vài năm sau cũng chính những người này, quay lại Việt Nam để làm ăn, gái gú rồi sau khi bị Việt Cộng lừa thêm, lấy hết tiền của họ thì mới căm thù lại. Khả năng Quên là một sức mạnh, nuôi dưỡng sức đề kháng và trí nhớ. Ông Nietzche gọi hiện tượng này là Trí nhớ của Ý Chí, cái tôi muốn hứa và thực hiện lời hứa, con người có quyền phủ quyết, dùng những lý do chính đáng để biện minh cho hành động của mình.

Anh trở lại Việt Nam, với sổ thông hành của Pháp, Mỹ,.., thì công an khu vực không làm khó dễ gì anh. Nếu họ có đến nhà thì anh tặng họ vài bao thuốc lá và họ khuyên anh lao động tốt, để dành tiền để về thăm quê hương, chùm khế ngọt. Chỉ có những người dân sống tại chỗ thì mới hiểu, thấm thía được hiện thực. Anh có thể về, đem theo thuốc men, xe lăn, chụp hình kỷ niệm, tặng quà cho dân nghèo,... Anh không thể thấy cảnh vài tiếng đồng hồ sau đó, công an đến nhà xét và lấy quà của anh tặng mang đi. 
Sinh Viên Việt Nam đi tuần hành tại Paris ngày 27/4/1975, để tang cho Việt Nam Cộng Hoà. Hình chụp bởi sinh viên Trần Đinh Thục

Làm sao để con người biết giữ lời hứa, là cỗi nguồn của trách nhiệm. Biết giữ lời hứa là điều kiện tiên quyết của Đạo Đức và Luân Lý. Con người phải suy nghĩ kỹ càng, tư duy trước khi buông một lời hứa, là trách nhiệm, là ý thức ngự trị cái bản ngã của con người hay thường được gọi là lương tâm.

Con người có ký ức thật rõ ràng nhưng chính cái lương tâm bảo nó quên vì điều mà họ muốn quên vẫn nằm trong trí nhớ của họ. Một người vượt biển, xin tỵ nạn chính trị, kêu gọi lương tâm nhân loại cứu vớt họ vì nếu họ bị dẫn độ về Việt Nam, sẽ bị đưa đi trại cải tạo hay giết hại. Khi đến định cư, sau một thời gian họ có một cuộc đời sung túc, thì trở lại Việt Nam. Lương tâm họ bảo họ quên đi những hình ảnh bao cấp, xếp hàng, cải tạo,… áo gấm về làng, mang sổ thông hành ngoại quốc, sang trọng hơn những người còn ở lại, không may mắn như họ?

Mình quen một cặp vợ chồng ở hải ngoại, nay về hưu sống ở Việt Nam. Họ khuyên mình đừng có đi viếng những viện mồ côi vì depressed, sẽ làm mất vui cho chuyến đi về Việt Nam thăm gia đình. Họ sống ở Việt Nam, và chấp nhận sống với chính sách 3 Không, không nghe không thấy không biết.
Một người mẹ ôm con chạy giặc Việt Cộng 04/1975

Lý do, ngày nay họ được đội, bận vào một lớp áo của một kỹ sư, bác sĩ, công nhân của một nước giàu có như Mỹ, Pháp, Đức,... Họ bảo không chống Hà Nội, viện dẫn Việt Nam Cộng Hoà, khi xưa cũng đầy tham nhũng như ngày nay. Đời sống gia đình, người thân của họ ngày nay khá hơn xưa, hơn thời bao cấp. Họ đi ăn ở các tiệm ăn nổi tiếng, không có những đứa trẻ vào mời đánh giày hay xin một phần ăn. Cho nên họ rêu rao, không được nói đến chính trị.

Thầy Nguyễn Minh Diễm nói mục đích Triết Học là tiếp tục tìm ra phương pháp để phê bình tư tưởng của ai đó hay cả chính của mình, nói cách khác cứu cánh của Triết Học là con đường hành động để biết rõ giá trị của tư tưởng. Như thầy Tuyến nói Philo cái Sophos. Tư tưởng của Tầu chỉ dựa vào nguyên lý Đúng - Sai, không đề cao đến phân tích đúng sai và không có luận lý như thể lẫn lộn giữa Nhập Đề và Kết Luận.

Mọi luận điểm, hay trong lớp thầy nói cái gì là học trò phải gật đầu hay yên lặng nếu không sẽ bị cười chê, cho là không biết Gốc hay Ngọn. Một là Khổng tử nói thế này hai là Tử Khổng Cỏn như thế kia,... Dần dần con người chấp nhận sự hèn kém của mình, chấp nhận số phận của mình, tự an ủi là kiếp trước vụng tu. Lịch sử cho thấy Nho Giáo và Phật Giáo rất hợp nhau, đổ lỗi cho cái quả của kiếp trước. Chỉ mong tu kiếp này để được an bình kiếp sau.

Khi Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ, lập lên nhà Hán thì ông ta ghét Nho học nhưng sau này phải áp dụng vì Nho Giáo là một thuyết giúp con cháu ông ta trị vị trên 4 thế kỷ. Nho sĩ chỉ là ăn bám xã hội, dựa theo vua mà sống. Khi Mao Trạch Đông nắm chính quyền thì ông ta cũng bài Nho Giáo nhưng sau phải phục hồi lại giáo lý Khổng tử để tránh bị chống đối mà ngày nay họ thành lập các hội Khổng Giáo khắp nơi. 

Có thời Lý Quang Diệu muốn bắt học sinh ở Tân gia Ba học Khổng Giáo nhưng không hiểu lí do nào bỏ kế hoạch đó. Nên nhớ Lý quang Diệu dạo đó, dưới mắt người Tây Phương, được xem là một nhà độc tài tương tự như Tưởng Giới Thạch, Phác Chánh Hy nhưng dần dần họ hiểu ra nên từ bỏ Khổng Giáo, giúp đất nước họ tiến bộ như ngày nay. GDP cua người dân Tân Gia Ba cao hơn cả người Mỹ.

Việt Nam cũng vậy, cho xây Văn Miếu, học tập tư tưởng HCM, xây tượng đài. Sinh viên mới vào đại học phải mất 18 tháng đầu để học chủ nghĩa Mac Lê mà ngay chính Liên Xô đã đập vỡ, kéo đổ tượng đài của ông này. Sau 18 tháng học Mac Lê, các sinh viên được thấm nhuần tính nghe lời của các nho sĩ khi xưa, đã thông Tứ Thư Ngũ Kinh, cứ hô hào chủ nghĩa Mac Lê là siêu việt nếu không sẽ bị đánh rớt tương tự khi xưa ông Nguyễn Du đi thi cũng phải khen vua nhà Nguyễn là vạn tuế, con của Trời. 

Các sinh viên ngày nay phải học tập tư tưởng HCM là siêu việt để đậu, không còn ý chí tư duy đề kháng, sẽ làm nô lệ cho chế độ suốt cuộc đời còn lại. Chỉ thay thế Thiên Tử bằng "đảng", 1000 năm sau người ta đọc sử cho thấy Nho Sĩ được đổi tên thành Đảng Viên. Nho sĩ là đảng viên của Khổng Giáo, phải trung thành thì mới có ăn, làm quan hay cán bộ.

Quên hay nhớ? Bạn thích cái nào? Chán Mớ Đời 

Nhs


Quê hương của ký ức



Tuần vừa rồi đi tập võ, thấy một anh tập chung, cạo râu tỉa ria, cắt tóc thì hỏi đi ăn cưới hay sao mà tổng vệ sinh thế. Anh trả lời là sắp đến ngày lễ tưởng niệm 30/ 4, phải bận quân phục để chào quốc kỳ. Câu trả lời của anh ta làm mình kính phục vì sau 40 năm, những người lính VNCH cũ vẫn còn tưởng nhớ đến những ngày tháng hành quân bên đồng đội, chiến đấu cho Lý tưởng Tự Do trong khi đại đa số dường như đã quên Tháng Tư Đen.

Có ai từng nói: " Mình là những gì mình nhớ." Những gì mình nhớ tạo nên ý nghĩa cho những gì mình đã làm hoặc chứng kiến trong quá khứ hay hiện tại. Nếu những quân nhân cán chính của VNCH không nhớ đến ngày 30/4 thì cuộc chiến đấu khi xưa của VNCH do họ đại diện không có ý nghĩa, họ sẽ không có quá khứ, ký ức của họ chỉ là hư không. 

Hà Nội có thể xoá những dấu tích của chế độ VNCH như nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, các tượng lính VNCH khi xưa, cấm nhạc vàng, sách báo miền Nam ...nhưng họ không thể xoá được ký ức của mỗi người đã từng sống tại miền nam trước 1975.

Bà nhạc của mình năm nay đã trên 94 tuổi, không còn nhớ đến ai nữa. Vài năm trước, khi bắt đầu lẫn, bà ta hay nói với con cháu đưa bà về thăm Ao Hồ, quê quán của bà ở Huế nhưng nay thì ít nói, cả ngày cứ ngồi nhìn về một chốn xa xăm, trả nhớ về không như không còn quá khứ. Đồng chí gái mỗi chủ nhật đến thăm, đưa mẹ đi ăn phở. Ngồi nhìn vợ mình đút cho mẹ ăn như ngắm một bức tranh hiện thực rất đẹp. Trời sinh rất hay, từ từ con người bị lão hoá, lú lẫn khiến con cháu cũng từ từ quen dần sự mất mát trong tâm khảm để rồi một ngày nào đó bà sẽ vĩnh viễn ra đi, giúp con cháu bớt đau khổ vì mồ côi.

Khi bà cụ nhớ đến Ao Hồ, hình ảnh của căn nhà khi xưa ở Huế, nơi cụ đã sinh trưởng là nguyên liệu đầu tiên giúp tạo ra chính hình ảnh của cụ, bản thể của cụ; một phụ nữ miền Trung nên khi cụ lẫn, không còn nhớ đến hình ảnh xưa thì không còn nhận ra chính mình là ai, mất đi cái căn cước của chính cụ. Nhiều khi nghe cụ hỏi "tui tên chi?" làm mình cũng không biết cụ nói tên cụ là Chi hay hỏi con cháu tên cụ là gì vì tên cúng cơm của cụ là Tôn Nữ Cẩm Chi,...

Sau biến cố 30/4/75, nhiều triệu người VN bỏ xứ ra đi tìm chỗ dung thân trên khắp thế giới. Mình có gặp một anh tỵ nạn đạp xe đạp, bán chả giò ở Dakar, thủ đô của nước Sénégal, Phi Châu. Các lưu dân bỏ nước ra đi, định cư tại một quốc gia khác nhưng vẫn bị các ký ức, kỷ niệm của thời lớn lên tại VN níu kéo, so sánh. Có người hoà đồng nhanh chóng vào nền văn hoá địa phương, có người vẫn bị những ký ức của VN lôi kéo họ về dĩ vãng khiến họ lơ lững ở hai vùng ranh giới của văn hoá của nước sở tại và văn hoá của nơi họ vừa từ bỏ. 

Những thập niên đầu ở hải ngoại, người gốc Việt hay tụ tập với nhau dưới danh nghĩa quân nhân cán chính, các đảng phái dưới thời VNCH nhưng dần dần các hội thân hữu ra đời, mang tên hội Thừa Thiên, Huế, hội Quảng Nam Đà Nẳng, hội thân hữu Đà Lạt, hội Sóc Trăng,.....hình như con người càng lớn tuổi thì họ trở về ký ức của nơi họ sinh trưởng hay đúng hơn tìm về Quê Hương của Ký Ức, của những kỷ niệm thời xưa. 

Mình hay ăn sáng mỗi thứ 6 với vài tên bạn Mỹ già, trên mình 20 tuổi thì có tên kể; hắn đi dự hội ngộ 40 năm của trường trung học của hắn thì không nhận ra ai. Có một tên ngồi kể chuyện ngày xưa hắn và tên bạn hay phá phách ra sao, hắn cố moi óc vận não nhưng vẫn không nhớ đến tên kể chuyện. Hắn chỉ nhớ thời đó, mỗi sáng phải dậy sớm đi bỏ báo, kiếm tiền để bảo trì chiếc xe hơi của hắn vì trong trường dạo đó ít học sinh có xe hơi. Hắn nhớ đến những cô gái mà hắn có dịp chở đi chơi thôi. Tương tự khi nói về ký ức Đà Lạt mình nhớ nhiều nhất về hai năm học Văn Học còn Yersin thì nhớ về thời học tiểu học .

Bức ảnh của sinh viên Trần đình Thục chục cuộc diễn hành sinh viên Việt Nam Cộng Hoà ngày 27/4/75 tại Paris, Pháp quốc 
Mình nhớ dạo mới sang Văn học thì cũng tụm 3 tụm 4 lại với mấy tên khi xưa học ở Yersin, tuy không cùng lớp nhưng biết mặt nhau như Võ Hoàng Đa, Hùng Con Cua, Nguyễn Đình Tài,.. Mấy cô thì có Mai Anh, Ngọc Chân, Anh Đào, Thu Thuỷ, Nguyệt Thu,... Có lẻ vì nhóm này có chung một ký ức tập thể của Yersin? Ký ức cộng đồng của trường Tây? Dần dần cũng bắt đầu quen một số học sinh chương trình Việt nhưng dù sao vẫn cảm thấy thoải mái hơn với đám từ Yersin sang. Sau này gặp lại Võ hoàng Đa ở Cali, ngồi nói chuyện thì có nói khi học Yersin thì mình cảm thấy không thoải mái lắm thì anh chàng giải thích đa số là con nhà khá giả của Đàlạt mới học trường Tây nên tụi mình không thoải mái với đám này nên khi sang Văn học thì Châu về hiệp phố. 

Mình thì nghĩ khác. Mình nhớ khi còn học vườn trẻ Ấu Việt, nghe kể về nhà mình nói tiếng Tây như con của mình ngày nay xổ tiếng Mỹ. Sau này, sang Yersin thì nói tiếng Việt hơi ngọng tương tự con mình khi nói chuyện với bà Nội, bà ngoại. Dần dần bắt đầu suy nghĩ, nghe kể những chuyện kháng chiến chống Tây, thực dân đô hộ dân mình nên có thể bị khủng hoảng bản thể, không hiểu tại sao phải học trường Tây. Dạo đó, tây về nước nên có rất nhiều thầy cô người Việt nhưng lại nói tiếng Tây trong lớp nên mình đâm hoang mang. Khi sang học chương trình Việt thì mình cảm thấy thoải mái hơn vì thầy giáo nói tiếng Việt khiến đầu óc mình bớt lộn xộn.

Năm vừa rồi khi tìm lại một số bạn học xưa ở Đà Lạt thì mình có nhu cầu viết về những ký ức của thời gian sinh sống tại Đà Lạt. Cả đời mình chẳng bao giờ viết nên Thiên Hạ đọc kêu sai lỗi chính tả, dấu hỏi, dấu ngã bỏ sai loạn xà ngầu nhưng mình cứ vô tư vì chỉ muốn viết cho chính mình, cho con cháu sau này đọc tương tự như mình thích nghe Ông cụ kể chuyện thời xưa ở quê. 

Mình viết như sợ nguồn suối của ký ức sẽ ngưng, như sợ những kỷ niệm kia sẽ chìm biến trong dĩ vãng. Càng viết thì mình càng thấy rõ hình ảnh của Đà Lạt khi xưa, những tên học chung, những cô gái mà mình thích nhìn trộm, những bản nhạc của bang nhạc Phượng Hoàng,.. mà mấy chục năm qua không để ý, nay nghe lại thì phảng phất đâu đây những tình cảm dào dạt khi xưa, như giúp mình sống lại thời trước 75. Bao nhiêu ký ức được cuộn về như dòng suối được cha con Jean De Florette, khai thông  sau khi đã dập tắc để mua đất rẻ từ cha của cô gái tên Manon trong truyện "Manon des Sources" của Marcel Pagnol. 

Có cái gì lôi cuốn mình tìm hiểu nơi nào xuất phát ra gia đình, dòng họ, nên đọc hối hả, đọc gia phả rồi nhờ người ta dịch ra việt ngữ, nhờ tiệm in cho ông cụ đem về làng tặng trong họ. Về quê Nội, mình có thăm viếng cái đình làng, chùa Thầy, nhà thờ họ,.. tuy nhỏ bé nhưng mình vẫn thấy có cái gì thiêng liêng buộc mình vào không gian ấy. Mình tìm hiểu lí do ông tổ từ Nghệ An lại trôi dạt về vùng sông Đà núi Tản, lập nghiệp bên dòng sông Đuống,... 

Mình hiểu ông thần Nhị Anh khi dùng phần mềm, sưu tầm tài liệu để vẽ lại cái chợ Đà Lạt khi xưa trong không gian ba chiều như Marcel Proust đi tìm lại những dấu chân xưa vì ký ức của anh chàng cũng lấp lánh những tia sáng của ký ức của chính mình. Có một Chị ở bên Đức, tìm kiếm những dư âm, hình ảnh xưa để làm những video như tạo dựng lại một vùng ký ức của thời mang guốc đến trường.
Anh bạn học thân ngày xưa, tuy bận công việc, bỏ công ra, sửa lỗi chính tả,…gom 100 bài viết của mình về ký ức và quê hương, đặt tên Mực Tím Sơn đen.

Khi nói đến một kỷ niệm dù riêng tư nhưng vẫn liên đới đến một người bạn hay một nhóm nào khi xưa, quyện theo thời gian và không gian cho nên ký ức của mình vẫn dính dấp đến ký ức của tập thể. Khi ngồi kể chuyện thời xưa, như ban nhạc của Văn Học trình diễn ở trường Trí Đức thì Hùng Con Cua có những kỷ niệm của hắn, Nguyễn đình Tài có kỷ niệm riêng tư của hắn ngay chính mình lúc đó là trưởng lớp cũng có vài kỷ niệm như Trần Thiện Tân chơi guita Bass nhưng không quen đàn 4 giây của ban tổ chức nên đánh loạn cào cào khiến Tài, Hùng hoảng cả lên nên khi ngồi chung kể lại kỷ niệm xưa thì những kỷ niệm xưa ấy được hiện tại hoá, được kể lại sau 40 năm, khi mỗi người trong chúng ta đã trưởng thành và quan sát hay đón nhận những ký ức với một lối nhìn, cảm nhận khác.

Mình ít thấy mấy người bạn học xưa còn sinh sống tại VN, lên tiếng trên diễn đàn Văn Học. Có lẻ họ vẫn sinh sống tại Đà Lạt nên ký ức của họ rất khác với mình. Họ nhìn thấy sự thay đổi của Đà Lạt trong đời sống hàng ngày trong suốt 40 năm qua cho nên ít lưu luyến đến quá khứ trước 75. Việt Nam, Đà Lạt là cả cuộc đời của họ trong khi đối với người sinh sống tại hải ngoại, Đà Lạt là một đoạn phim ngắn của cuộc đời họ thuộc về quá khứ. Lâu lâu có người tải hình con cháu lên diễn đàn còn ngoài ra thì họ i meo riêng cho mình. Có thể đó là đặc tính của người Việt, không muốn tiết lộ tình cảm hay ý tưởng cá nhân cho mọi người? Có thể vì sống trong môi trường chính trị không cho phép họ tự bạch? Nói chung thì trên diễn đàn, đa số là dân hải ngoại chia sẻ cho nhau bài thơ, video, giúp các bà trị bệnh không nghe lời của chồng,... Cãi nhăn, cãi cuội,  chọc phá nhau như thời còn ngồi ghế nhà trường như Kim Dung nói cải lão hoàn đồng, càng già càng trở nên con nít.

Cho thấy sống tại hai nơi, hải ngoại và trong nước, mọi người đều có những ký ức chung của thời niên thiếu nhưng khó định nghĩa được sự trân trọng về một thời chung bước đi chung một quảng đường đời. Ở Việt Nam, nhiều người bạn học cũ nay đã là đảng viên nên ngại tham gia diễn đàn, sợ diễn biến hoà bình, sợ bị đảng khai trừ nên khi gặp lại ở Việt Nam, ai nấy cũng dè dặt từng câu nói, như có một cái màn vô hình ngăn chia giữa mình và các người bạn đảng viên. Hỏi thăm nhau về gia đình nhưng không dám hỏi về đời sống tinh thần,…

Sau biến cố 30/4, mấy triệu người Việt chạy tản mác ra hải ngoại, đa số chưa thể chối bỏ được nền văn hoá, ký ức của VN, Đà Lạt nên tình cảm của chúng ta vẫn lãng vãng ở làn ranh văn hoá địa phương và VN. Có lẻ vì chúng ta còn nhiều ký ức, kỷ niệm vì đó là quê Hương của chúng ta. Về VN, thăm viếng Đà Lạt nhưng chúng ta thất vọng, không tìm lại được những hình ảnh, kỷ niệm của thời thơ ấu, những chén chè Mây Hồng, những ly sữa đậu nành nóng vừa uống vừa thổi về đêm ở đường Minh mạng, những lần chen lấn mua vé đi xem xi nê ,...chúng ta như Từ Thức trở lại quê, không còn nhận ra những dấu tích xưa nên tiếc nuối thời kỳ mới lớn, thời kỳ tập tành yêu đương, mỗi người ấp ủ một hay nhiều hình bóng hình Hoàng thị Ngọ của Phạm Thiên Thư để rồi nhớ đến vô không.

Trên diễn đàn Văn Học, có lẻ mình cảm nhận được tình cảm hay ký ức của các diễn đàn viên khác. Tuy chưa bao giờ gặp mặt nhưng vẫn cảm thấy gần gũi vì diễn đàn tạo nên một không gian để trao đổi những lấp lánh của ký ức của bạn học xưa, tạo nên một ký ức tập thể để giúp chúng ta, những người mất quê tìm lại chút gì của quê hương bỏ lại hay nói cách khác là tìm lại quê hương của ký ức. 

Anh bạn tập chung cũng như những người còn nhớ đến ngày 30/4, hàng năm gặp nhau để chào cờ, làm lễ truy điệu các người đã nằm xuống trong cuộc chiến như tìm lại ký ức, nhớ về cội nguồn vì chúng ta là những gì chúng ta nhớ, tìm lại ký ức của cộng đồng, của tập thể người Việt hải ngoại như tìm về Quê Hương của Ký Ức.

Sơn đen
30/4/14

30/4/2020 đến, mình sẽ ra thư viện Việt Nam, thắp hương cho mấy sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà đã tuẫn tiết ngày 30/4/1975 để ký ức mình sẽ không quen theo năm tháng.

Những ngày cuối cùng tại Việt Nam

Bài này viết lâu rồi nhưng để nhớ ngày Quốc Hận nên đăng lại.

Mình không rành chính trị, chỉ nhận thấy chính phủ Obama sắp sửa bán vũ khí cho Việt Nam nên gần đây nhận được rất nhiều điện thưvideo,.. nói về Việt Nam, nhất là giai đoạn Sàigòn đầu hàng vô điều kiện vào cuối tháng tư năm 1975. Không biết chính phủ Obama đang giải độc công chúng Mỹ về chiến tanh Việt Nam, trước khi bán súng ống cho kẻ thù cũ hay chỉ là một chuyện tình cờ.

Tuần vừa rồi, mình và đồng chí gái đi xem suất tối, cuốn phim tài liệu về những ngày cuối cùng của VNCH (last days in Vietnam) do đài truyền hình PBS thực hiện, đạo diễn là Rory Kennedy, con gái của bộ trưởng Robert Kennedy, em trai của JFK, bị ám sát khi tranh cử tổng thống. Một điểm lạ là bố và bác của bà Kennedy là những người chính thức can thiệp vào chiến tranh Việt Nam rồi đến phiên người con làm cuốn phim kết thúc cuộc chiến mà đến ngày nay vết thương để lại sau cuộc chiến vẫn chưa được nguôi ngơi giữa hai dân tộc. Có một điểm tương đồng là hai anh em nhà họ Kennedy và hai anh em nhà họ Ngô đều cầm quyền vào dạo đó rồi cả 4 đều là người công giáo, bị thảm sát.

Hình như rạp chiếu bóng biết hai vợ chồng mình đi xem nên họ không bán vé cho ai hết nên tụi này coi phim chỉ có mình với ta tuy hai là một. Trong tuần nên ít ai coi xi nê, xa khu người Việt, nhất là phim tài liệu Về đề tài mà người Mỹ rất muốn quên nhưng vì ngày chót chiếu ở rạp gần nhà nên phải đi. Gần khu người Việt thì sẽ chiếu đến cuối tuần.

Như mình đã từng nói, mình chỉ có nhận thức được chiến tranh Việt Nam trong cuộc tổng công kích Mậu Thân còn ngoài ra mình như một kẻ ngoại cuộc, đứng bên lề nhìn cuộc chiến xảy ra. Đậu tú tài xong thì đi du học. Ngày Sàigòn thất thủ, mình không biết, đến khi ông tài xế taxi nói thì mới biết. Vợ mình thì kinh qua những hệ lụy của chiến cuộc, những bắn phá của du kích tại Hội An, lang thang chợ trời để tìm cách sống sót trong thời cộng sản chiếm, rồi vượt biển cho nên hai vợ chồng kinh qua lịch sử cận đại Việt Nam hơi khác nhau.

Vợ mình thì đã trải qua cuộc bể dâu của thời bao cấp nên không muốn nghe hay nói đến Việt Nam, chỉ muốn chôn nó vào quá khứ, không muốn trở lại Việt Nam dù để thăm viếng bà con. Trong khi mình thì còn gia đình tại Việt Nam nên vẫn đau đáu, ngóng nghĩ về nơi chôn nhau cắt rún. Gia đình bên vợ thì vượt biển và nay đã đoàn tụ hết bên Mỹ nên đồng chí gái nhất quyết không về Việt Nam đến một hôm nhận được cú điện thoại từ Việt Nam, một người bạn học khi xưa ở Hội An, tiếp theo những điện thư của những người bạn khác, mất tăm tích từ 75 mới đổi ý.

Thật ra mọi người Việt đều làm chứng nhân trong cuộc chiến nhưng khác nhau từ góc độ, không gian và thời gian. Đồng chí gái nói là lần đầu tiên xem được những hình ảnh của những ngày tháng cuối cùng của VNCH. Dạo đó, cô nàng mới 15 tuổi cho nên cũng không biết nhiều, gia đình mới từ Hội An, dọn về ở Sàigòn được 1 năm thì mất nước. Mình có một tên bạn hàng xóm, gia đình dọn về Sàigòn năm 73, bị VC pháo kích chết ngoài đường phố Sàigòn khi đi xem cuộc di tản.

Trên diễn đàn Yersin, có vài người đã coi cuốn phim kể trên và ghi lại cảm tưởng của họ trong thời gian đó, người thì hiểu thêm về Việt Nam. Có người chỉ muốn quên, chôn những hình ảnh đau thương ấy vào quá khứ. Có người cám ơn lòng tốt của nhân dân Hoa Kỳ, đã cưu mang gia đình họ trong thời gian đầu rời khỏi Việt Nam. Bài học đầu tiên khi xa Việt Nam là học đứng xếp hàng, đợi đến phiên mình để lấy thức ăn, khác với chen lấn, xô đẫy như ở Việt Nam.

 Mình có cô bạn học cũ, kể khi đi di tản thì cả nhà chia làm 2 để đi ; cô ta và bà mẹ, chị em gái đến Mỹ còn ông bố và anh em trai đi riêng thì mất tích luôn. Vợ mình có cô bạn học ở Trưng Vương kể; ông bố làm nhà ngoại giao từ Úc đưa gia đình về Sàigòn ở tạm trong khi ông bố được chính phủ VNCH bổ nhiệm đi Pháp nên đi trước, chuẩn bị đón mấy mẹ con sang Tây. Lúc di tản, bà mẹ đem mấy đứa con ra phi trường thì chỉ còn 2 chỗ trên máy bay nên quyết định cho người anh đi với bà, còn để hai cô con gái ở lại với bà vú, sẽ tìm cách đưa đi sau. Hai chị em ở lại, không rành tiếng Việt vì ở ngoại quốc lâu năm. Sau 75, bà vú bỏ trốn về quê với tiền bạc của bà mẹ để lại. Hai chị em ra chợ trời buôn bán đến mấy năm sau mới được đi Pháp vì có sổ thông hành của Pháp. Ngày nay, cô ta vẫn còn căm bà mẹ đã bỏ rơi lại để đưa người con trai đi, nhất là ông anh ngày nay là chuyên gia nghiện sì ke, ăn bám mấy chị em.

Nhân vật trong cuốn phim gây ấn tượng nhất cho mình là ông Richard Armitage, thuộc lực lượng đặc biệt của hải quân Hoa Kỳ, được bộ quốc phòng Mỹ gửi đến Việt Nam 6 ngày trước khi Saigon đầu hàng. Chỉ huy trưởng của chiến hạm Kirk kể rằng; ông ta nhận chỉ thị của tư lệnh Hải quân là phải tuân theo chỉ thị của ông Armitage khi trực thăng chở ông ta đáp xuống chiến hạm. 

Trong mấy ngày cuối cùng ở Việt Nam ông ta đã "ra lệnh" cho một sĩ quan hải quân VNCH (Kiem Do)  giúp ông ta đưa các chiến thuyền của VNCH ra bến tàu Bạch Đằng để di tản hoặc phá hủy thì khám phá mấy con tàu được điều động  với 30,000 người dân di tản và ông đã lấy quyền chỉ huy trên chiến hạm Kirk, để tiếp tế lương thực và kéo hết các Tàu chiến VNCH, chở người di tản vào quân cảng Subic, Phi Luật Tân. Vị sĩ quan VNCH kể; ông ta đã làm việc hơn khả năng của mình vì các vị chỉ huy của ông ta đã ôm gói bỏ chạy. Mình đoán là bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã cho các toán lực lượng đặc biệt về không quân và thiết giáp..., sang Việt Nam để tìm cách phá hủy máy bay, xe tăng, súng ống.... nhưng không nghe nói đến.

Ông Armitage, sau làm cố vấn cho tổng thống Bush và làm thứ trưởng ngoại giao cho ông tướng Collin Powell, có tạo nên một xì căn đan lớn khiến ông Scooter Libbi phải đi tù vì không khai ra tên người đã nêu tên bà Valerie Palme, vợ của đại sứ Mỹ tại Nigeria là nhân viên của CIA để kiếm cớ đổ bộ vào Ỉaq, để lật đổ Sadam Hussein. Ông ta nói thông thạo tiếng Việt. Có người nói ông ta có chân trong chiến dịch Phụng Hoàng.

Cuối cùng có cảnh các thuyền chở người Việt di tản sang Phi Luật Tân nhưng không được vào lãnh thổ của xứ này vì chính phủ Marcos, mới công nhận chính quyền mới ở Việt Nam nên tất cả làm lễ hạ kỳ VNCH và dương cờ Hoa Kỳ lên để được vào vịnh Subic.

Trong chuyến di tản này, có hai con tàu nổi tiếng nhất là Trường Xuân và Việt Nam Thương Tín. Chủ nhân tàu Trường Xuân là ông Trần Văn Trường, cho phép tàu chở 4,000 người di tản nhưng tàu bị đặc công của VC phá hoại, may có chiếc tàu Song An kéo ra biển, chạy vật vờ, đói khát, sau được một tàubuôn Đan Mạch cứu nhưng tàu không chìm nên được kéo vào Hong Kông để sửa chữa nhờ vậy mà chủ tàu mới bán được sau này nhờ có vốn mở các khách sạn ở thành phố New York. Năm 2001, sau vụ khủng bố 9/11, ông ta có đóng góp 2 triệu đô cho nạn nhân, nghe nói ông ta mới qua đời vài năm trước đây.

Tàu Việt Nam Thương Tín thì đã chở 600 người sang Guam nhưng lại có 1,600 người đã di tản đến đảo nhưng đòi trở về Việt Nam. Người Mỹ tôn trọng Ý nguyện của họ nên cho chiếc tàu này chở những người muốn hồi hương. Nghe nói bị bắt hết không hiểu số phận của họ ra sao.

Khi coi một cuốn phim Tài liệu về lịch sử, chúng ta thường đặt những "Nếu"như nếu ông Nixon không từ chức thì cuộc diện của chiến tranh Việt Nam có tiếp diễn. Nếu đại sứ Martin nhận thức vấn đề thì có thể số người được di tản có lẻ nhiều hơn. Gần đây, mình đọc được Tài liệu; ông Nixon trước cuộc bầu cử năm 1968, đã phái người của ông ta sang Việt Nam, yêu cầu ông Thiệu, không đồng ý Hoà đàm về ngưng bắn vì dạo đó, ông tổng  thống Lyndon Johnson đang mật đàm với Hà Nội để ngưng bắn. Hà nội bị tổn thất rất nặng sau 2 vụ tổng công kích miền nam bị thất bại nên muốn ngưng bắn để cũng cố lại lực lượng. Ông Nixon hứa với ông Thiệu là khi Đảng Cộng Hoà lên nắm quyền sẽ giúp vũ khí nhiều để đánh bại Hà nội. Nay mình mới hiểu tại sao thủ tướng NCK, dạo đó tuyên bố: Bắc Tiến.

Có một vấn đề mà ít ai nói đến là giá dầu lửa thời đó. Năm 72, có cuộc khủng hoảng dầu lửa. Dân chúng Mỹ xếp hàng dài nhiều cây số để đổ xăng, giá xăng lên nên số tiền viện trợ cho VNCH không đủ cung ứng cho cuộc chiến tranh. Mình nhớ ông cụ mình làm công chức, có công xa nhưng phiếu xăng bị hạn chế. Lạm phát gia tăng, gạo đường,... , lên giá trong khi chính phủ kêu gọi thắt lưng buột bụng trong thời kiệm ước. 

Ngược lại khối Liên Xô sản xuất dầu hỏa và giá một thùng dầu thô dạo đó lên trên $100 nên tiền bạc của phía Cộng sản thặng dư nên họ cung cấp nhiên liệu và vũ khí cho Hà Nội rất nhiều. Binh lính VNCH được ra lệnh phải tiết kiệm súng đạn,..., nên khó mà tiêu thổ đánh lại các sư đoàn chính quy của Hà Nội gửi vào. Đọc "nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh thì được kể là nhiều đại đội VC, chết rất nhiều, chỉ còn vài người. 

Ông Võ Nguyên Giáp kể trong cuộc tổng công kích Mậu Thân đợt 2, Bộ chỉ huy trung ương ra lệnh cho ông ta phải chiếm thành Quảng Trị bằng mọi giá dù ông ta không đồng ý, kể mỗi đêm chèo xuồng qua sông Thạch Hãn, lính Hà Nội chết tối thiểu trên 100 người. Có trên 200,000 hồi chánh viên, cho nên theo mình vấn đề dầu hỏa lúc đó rất quan trọng, là nguyên nhân đưa đến sự đầu hàng của VNCH chớ không phải lính VNCH không có khả năng chiến đấu như đã được tuyên truyền. Sau này mình có đọc nhiều tài liệu hay hồi ký của người miền Bắc, nói về cuộc chiến.

Mùa hè đỏ lửa với Bình Long anh dũng, bị bao vây nhưng lính VNCH vẫn tử thủ rồi được giải vây nhưng vào năm 75, mất Phước Long vì không có tiếp tế đạn được, nhiên liệu,... Rồi đến Cao Nguyên, Đà Nẵng,...

Ngược lại, vào cuối thập niên 80, Liên xô và Đông Âu xụp đổ vì giá dầu hỏa dạo đó xuống đâu $30/ thùng dầu thô nên họ phải rút quân ra khỏi Á Phu Hản rồi không tiếp tế nhiên liệu cho các nước chư hầu nên đế quốc của họ bị tan rã. Lí do đó khiến Hà Nội bỏ Liên Xô để quay lại với Tầu.

Mấy tuần nay, giá xăng xuống nên ông Putin đã cho rút trên 10,000 binh lính ra khỏi Ukraine. Các kinh tế gia ước tính là nước Ba Tư mà muốn quân bìnhngân sách quốc gia thì họ cần giá dầu thô lên $180/ thùng, nước Saudi Arabia thì cần $120.00/ thùng còn Nga Sô của ông Putin cần $110.00/ thùng hay $30.00 hơn giá thị trường hôm nay. Người ta nói chính phủ Obama đang lũng đoạn thị trường dầu thô để ép Putin vì với kỹ thuật Fracking, Hoa Kỳ ngày nay đã không cần nhập cảng dầu hỏa và có thể xuất cảng dầu thô nên sẽ giúp phục hồi kinh tế Hoa Kỳ. Nước Maroc, đang có chương trình thu hoạch năng lượng mặt trời trong sa mạc Sahara, có tiềm năng sẽ bán cho Âu Châu.

Dạo đi làm ở New York, mình hay được các đại học miền Đông Bắc, mời tham gia và trả tiền các hội thảo về chiến tranh Việt Nam, như MIT, NYU, Princeton, Yale, Brown Univ.,.. Thường thường là gặp nhóm phản chiến của Mỹ cũ nhưng khá vui vì họ nói về cách mạng xã hội...., còn mình thì cứ đem kinh tế dầu hỏa ra mà nói thêm vụ Liên Xô bị tan rã, dẫn chứng bởi những kinh tế gia của Liên Xô. Ở miền Đông Bắc, có vài tên Việt kiều yêu nước mà sau này đọc những tài liệu thì mới ghê tởm đám thiên tả, dân chủ như TerryMcAucliffe sau này có thời làm chủ tịch Đảng dân chủ Hoa Kỳ,.... Họ cho học bổng những người con của thành viên mặt trận giải phóng miền Nam hay nhà đối lập như con bà Ngô Bá Thành, chủ tịch hội phụ nữ đòi quyền sống,..., sau đó dùng những sinh viên này để định hướng dư luận Hoa Kỳ như NBL ở Boston, NTN ở New York,...

Thay vì làm con chim Đà điễu, núp đầu dưới cát, không nhận mình là người Việt, mình tìm sách, tài liệu để đọc về chiến tranh Việt Nam để giải mã cho VNCH, cho bao nhiêu người đã nằm xuống cho miền Nam tự do. Sự ra đi của trên 2 triệu người Việt vào những năm 70-90 đã làm thế giới kinh động, về sự nhầm lẫn của họ khi xuống đường chống chiến tranh Việt Nam. Chúng ta có bổn phận lên tiếng để định hướng lại lịch sử của cuộc chiến tranh để sau này con cháu không trách móc.
27/4/1975, 300 sinh viên Việt Nam  đi tuần hành, để tan cho Việt Nam Cộng Hoà 

NHS



30/04/1975 tại Paris

Hôm trước, có chị quen hỏi tâm trạng mình khi đang ở Pháp vào ngày 30/4/75 thì mình ấp úng, không nhớ rõ cảm xúc hôm đó, chỉ nhớ ngày đó đi làm. Mình biết tin Sàigòn đầu hàng khi bà chủ nhờ đi giao hàng cho khách hàng bằng Taxi. Người tài xế hỏi mình người gì rồi ông ta kể hồi sáng, thấy đám người Việt Nam và Pháp, đến đập phá toà đai sứ VNCH vì Việt Cộng đã vào và làm chủ Sàigòn. Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà, không được dân bầu, đã kêu gọi đầu hàng.

Dạo đó Hà Nội chưa có toà đại sứ ở Pháp. Sau 1954, Hà Nội lấy hết nhà cửa, tài sản của người Pháp nên Pháp không công nhận Hà Nội, chỉ công nhận chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, đại diện cho người Việt. Khi Sàigòn đầu hàng thì Hà Nội chiếm toàn đại sứ của Việt Nam Cộng Hoà. Mặt trận giải phóng chả lấy được cái gì. Chán Mớ Đời 

Cuộc đời mình lúc nào cũng đi bên lề lịch sử của quê hương. Ngày trọng đại nhất của Việt Nam, mình cũng không biết rõ hay theo dõi.

Chị ấy gửi cho bài báo của RFA, nói về ngày 27/4/75 ở Paris với bức hình của ông Trần Đình Thục, sinh viên kiến trúc, chụp cuộc tuần hành của 300 sinh viên Việt Nam, chít khăn tang cho những người nằm xuống, chiến đấu cho tự do của quê hương. Hình như ông Trần Đình Thục sau này di cư sang Hoa Kỳ, làm nhiếp ảnh viên, nghe nói ông ta có học kiến trúc ở Pháp.

Dạo đó có 2 nhóm sinh viên và kiều bào sinh sống ở Pháp: chống và ủng hộ Việt Nam Cộng Hoà. Có những người sinh đẻ tại Pháp vì cha mẹ hay ông bà của họ, di cư hay bị Tây mộ phu sang tây để làm trong các lò sản xuất súng đạn trong thời đệ nhất, đệ nhị thế chiến vì công nhân Tây bị động viên hoặc đi du học rồi ở lại. Gần đây chính phủ Pháp đã lên tiếng xin lỗi đã đối xử không tốt đẹp với các người được mộ phu từ các thuộc địa cũ trong thời gian chiến tranh chống Đức Quốc. Các người gốc Việt Nam được chính phủ Pháp tuyển, đem qua Tây làm nhân công lao động, sản xuất súng ống, đạn dược  cho ăn ở trong những chỗ tồi tàn, lạnh lẻo mùa đông không có sưởi, thiếu phòng vệ sinh, nước,....

Dạo ấy có một số đông sinh viên du học được học bổng của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà hay gia đình có khả năng tài chánh. Có thời một đồng bạc Việt Nam tương đương 10 phật lăng Pháp nên những gia đình khá giả cho con du học ở Pháp. Học xong thì đa số không muốn về Việt Nam vì sợ đi lính nên phải xin ở lại nước sở tại vì lý do chính trị. Kêu về sẽ bị chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cho vô tù vì chống phá họ. 

Xin nhắc lại là khi mình đi học tại Pháp thì có đến 25% người Pháp bầu cho đảng Cộng Sản, chưa kể đảng Xã Hội, có thể nói đa số người Pháp thân cộng sản và chống Hoa Kỳ, dù ngàn lính mỹ bỏ xác tại Pháp quốc rất đông khi đổ bộ ở bờ biển Normandie để giải phóng họ khỏi sự cai trị của Hitler.

Dạo đó kinh tế Âu châu còn phát triển nên các chính phủ sở tại thu nhận, cho họ ở lại. Đa số không am tường tình hình ở Việt Nam nên bị Hà Nội tuyên truyền nên chống chiến tranh, chống lại chính quyền VNCH mà Hà Nội gọi thành phần này là Việt Kiều Yêu Nước. Cũng có thể họ chống chiến tranh vì mang mặc cảm của con dân thuộc địa nên rất hãnh diện khi thấy Hà Nội xâm chiếm miền nam, đánh mỹ cứu nước tương tự chiến thắng Điện Biên Phủ đã khởi nguồn các cuộc nổi dậy đấu tranh dành độc lập, đòi tự trị từ các thuộc địa của người tây phương, khắp nơi trên thế giới.

Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà không cho gia đình mấy sinh viên chống Việt Nam Cộng Hoà, chuyển tiền cho con họ để tránh ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Mình có đọc bài của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, kêu là được học bổng của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, ăn tiêu không hết nên buồn đời ông ta đi theo Việt Cộng, chống phá lại Việt Nam Cộng Hoà. Chán Mớ Đời 

Mình biết vài người trong trường hợp này, bỏ học đi làm vì kinh tế Việt Nam trong thời chiến tranh khá bi đát, lạm phát nên chính quyền VNCH không cho chuyễn ngân làm họ càng căm thù chế độ Sàigòn. Sau 75 thì họ ân hận về những việc mà họ đã làm khi xưa, thay vì đưa quê hương lên thành một cường quốc như Tân Gia Ba thì xô đẫy cả triệu người bỏ xác trên biển đông hay các trại tập trung hay họ không được trưng dụng, trao chức quyền như trong thời kỳ chiến tranh nên quay lại chỉ trích chính quyền mới. 

Đọc nhiều blog của các cựu giáo sư đại học Paris, Louvain,.. ,thấy thương cho họ. Có người ngày nay về hưu ở Việt Nam vì tiền hưu không đủ sống ở Pháp nhưng cuộc sống ở Việt Nam tương đối khá nhờ tiền hưu trí của Pháp nhưng vẫn bị công an khu vực hành lên hành xuống, kiếm chác hay đe doạ không được viết xấu về chế độ sẽ bị trục xuất. Cứ 6 tháng phải chạy ra khỏi Việt Nam rồi trở lại với chiếu khán nhập cảnh mới.

Mình chỉ nhớ sau giáng sinh 1974, mình đi Tây. Mấy tuần sau nhận được thư đầu tiên của ông cụ, báo tin là bà cụ sinh non cô em út, có lẻ vì lo sợ cho mình nơi xứ lạ quê người. Năm ấy là năm nhuận nên tuy mới sinh nhưng bà cụ phải ra chợ bán chợ Tết vì sợ mất khách thay vì ở cử một tháng như mọi lần. Đọc thư nhà lần đầu trên xứ người, mình khóc như mưa, tương tự nhạc sĩ Đức Huy khóc một giòng sông Seine.

Khi ra đi tưởng như tuyệt vời nhưng khi đụng chạm thực tế, với những khó khăn ở xứ người, mình chỉ muốn về lại mái nhà xưa ở Đà Lạt. 6 tuần sau thì mình nhận lá thứ cuối cùng của ông cụ mà đến gần 20 năm sau, mới được đọc lại những dòng chữ viết của ông cụ. Ông cụ kể là Đà Lạt bắt đầu di tản nên chắc ông cụ sẽ chở gia đình xuống Phan Rang rồi theo đường Bình Tuy để về Sàigòn vì đường Sàigòn - Đà Lạt bị cắt. Nghe nhà kể; khi xe chạy theo đoàn người di tản về Bình Tuy thì có một chiếc xe Lam, bóp còi in ỏi để vượt qua mặt thì 5 phút sau thấy chiếc xe này bị Việt Cộng pháo kích nổ banh xác cả gia đình. Hú vía!

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế vì giá dầu lửa tăng năm 1972, Tây không cho sinh viên ngoại quốc đi làm thêm, muốn đi làm thì phải có giấy tờ gọi là permis de travail. Mình cần phải làm giấy tờ cư trú gọi là permis de séjour nhưng muốn có giấy tờ thì phải trình thẻ sinh viên mà trường đại học mình đã ghi danh ở thành phố Lille đã nhập học nên ghi tên học ở Alliance  Française  một tháng để có thẻ sinh viên, đổi bằng lái xe VNCH qua bằng lái xe tây. Nhớ đi đổi bằng lái thì gặp một tên gốc Việt ngồi văn phòng làm thủ tục cho mình, hắn nhìn mình như khinh bỉ trong khi mình rất vui khi gặp Mít, sau này mới hiểu là gặp Việt kiều Yêu Nước.

Không được phép đi làm nên mình đi làm chui, lương ít hơn cho một nhà in ở Issy Les Moulineaux, ngoại ô phía tây của Paris, trưa thì rữa chén cho tiệm ăn của bạn của bà chủ, mình mướn cái phòng nhỏ ở Pantin, ngoại ô phía đông của Paris, coi như phải lấy xe Métro, đi xuyên qua Paris mỗi ngày để đi làm. Sáng dậy khoảng 6:00 rồi lấy xe điện ngầm đi làm mất cả tiếng đồng hồ, làm 10-12 tiếng mỗi ngày nên tối về tới nhà coi như 11:00 giờ đêm, nhiều khi ngủ quên trong xe điện ngầm. Về đến nhà, lăn ra ngủ mai đi cày tiếp nên chuyện thế sự mình cũng không biết gì cả. Không có radio, truyền hình gì cả. Mỗi lần lấy xe điện ngầm thì đứng lại đọc tin tức ở mấy sập báo, không có tiền mua. Báo chí bên tây đắt gấp 4-5 lần bên mỹ. Dạo mới sang cứ tính tiền Tây ra tiền Việt Nam là choáng mặt, không dám mua sắm hay ăn uống.

Mình có ông cậu bà con đi du học bên Tây năm 1955, đảng viên của đảng cộng sản Tây nhưng vẫn được VNCH cấp chiếu khán về thăm Việt Nam năm 1973 trong chương trình Dân Vận Chiêu Hồi. Ông cậu hồ hởi, kể là người đầu tiên xông vào toà đại sứ VNCH ngày 30/4 nên từ dạo ấy mình ít liên lạc. Năm 1976, ông cậu là một trong những người Việt kiều yêu nước đầu tiên được Hà Nội cho về thăm Việt Nam. Ông từng thấy Sàigòn và Đà Lạt năm 1973 nên chưng hửng khi trở lại sau 3 năm, kêu nhà cậu mà công an hàng ngày tới khám, khác hẳn với năm 1973 thì được đón tiếp như ông Hoàng, không bị làm khó dễ nên mất lập trường với cách mạng rồi qua đời khi mình đang ở Ý. Nhờ vậy mà mình mới biết gia đình còn sống sót sau cuộc di tản tháng 3/ 74 và ông cụ mình bị bắt và bị lên án 18 năm tù nhưng cũng mất thêm mấy năm sau mới nhận được thư nhà.

Nói cho cùng thì mình ở Tây, không có truyền hình hay radio nên mù tịt về tình hình đang xẩy ra tại Việt Nam. Cuối tuần mình đi tập Thái Cực Đạo với mấy tên Tây đen và một tên Việt Nam cũng mới sang trước mình đâu mấy tuần. Tên này lớn hơn mình 4-5 tuổi nhưng trên giấy tờ lại bằng tuổi mình nên có vẽ hiểu biết nhiều hơn. Hắn kêu bọn mình bây giờ là "người vô tổ quốc" như dân Do Thái từ 2000 năm nay. Sau này mình không có dịp gặp lại hắn khi đi thành phố Mantes La Jolie làm việc 2 tháng hè.

Có lẻ giây phút mà mình cảm nhận được sự mất mát quê hương là đêm hội Tết năm 1976, do tổng hội sinh viên Việt Nam, phe chống cộng được tổ chức tại rạp Maubert De Mutualité với chủ đề "Ta còn sống đây". Lần đầu tiên thấy lại lá cờ vàng 3 sọc đỏ rồi cả rạp đồng hát bản quốc ca. Sức mạnh tổng hợp của mấy ngàn người cùng hoàn cảnh, vô tổ quốc đã khiến mọi người khóc ngây ngất, những bài ca được sáng tác sau 30/4/75 đem lại cho mọi người một niềm tin cho tương lai của mình và quê hương, đã giúp mình phấn đấu trong cuộc sống mới, một thân một mình nơi xứ lạ quê người.

Những mặt trời trên cao, soi sáng lối anh đi
Mặt trời như Tự Do, mặt trời như Tự Do
Tự Do như con đường, soi sáng lối anh đi, 
Tự Do như hy vọng, Tự do như niềm tin....

Có lẻ vì vậy mà dạo sinh sống ở Âu châu, cứ mỗi lần Tết đến, dù đi làm xứ nào mình cũng phải về Paris đi dự hội Tết do tổng hội sinh viên tổ chức như tìm lại niềm tin cho một ngày mai tươi sáng trên quê hương.

Chân trời trước mặt của quê hương ta sẽ nở hoa...
Những đôi mắt này còn nhìn nhau còn hẹn ngày về...

Cũng trong đêm này mình gặp lại NVT, con hãng cưa Xu Tiếng ở đường Phan Đình Phùng, học Yersin chung khi xưa, đang theo học ở đại học Orsay, miền nam Paris. Hắn viết thư rủ mình xuống chơi với nhóm sinh viên Việt Nam ở đại học Orsay. Tới nơi thấy đám sinh viên này đang nhảy đầm, có một tên và hai ả học chung Yersin hồi nhỏ nhưng mình đang buồn lo cho cuộc sống, gia đình ở VN nên đi về, đến 6-7 năm sau mới gặp lại hắn, cũng ở hội chợ Tết. Dạo đó, mình đang đi dạy ở đại học Bách Khoa Lausanne, Thuỵ Sĩ. 

Khác với những người như vợ mình, vượt biển sau này hay những người di tản tháng 4/75, những người đi du học trước ngày Sàigòn đầu hàng, có nhiều mộng mơ về quê hương cho nên có một số như bị khủng hoảng tinh thần sau ngày 30/4. Những người chưa học xong, không còn nhận được tiền học bổng của VNCH hay tiền của gia đình nên một số đông đành bỏ học, đi làm trong đầu vẫn ôm hoài bảo, giấc mơ của mình từ ngày rời khỏi nước. Người di tản hay vượt biển thì đã dứt khoát với Việt Nam nên đa số quyết tâm làm lại cuộc đời ở xứ người nên nói chung họ thành công hơn số sinh viên du học trước 30/04/75.

Khi rời Việt Nam mình dự tính 10 năm sau là trở về Việt Nam, ai ngờ gần 20 năm sau mới trở lại Việt Nam. Thấy quê hương tàn tạ hơn ngày mình rời Đà Lạt 20 năm trước. Hồi nhỏ nghe hai ông họ Lưu và Nguyễn lạc vào Thiên Thai, khi họ trở về quê thì không còn nhận ra cảnh cũ người xưa, không ngờ ngày nay mình cũng cảm thấy lạc lõng nơi mình sinh ra và lớn lên, lúc đó mới hiểu câu nói của tên tập chung Thái cực đạo 40 năm về trước; "mình là người vô tổ quốc"

Bốn mươi năm...
Đàn tr thơ nay đã ln
Và chàng trai nay đã già
Nhng người xưđã nm xung
Và rng núi đã héo nhòa !

Bốn mươi năm... 
Người ct chân trên hè ph
K quyn uy trong căn nhà
Người nm rên trong h xá
Là ngưi sáng hay đã lòa ?

Người b thây nơi trùng dương
Mng nh neo trên sóng gm
Nhng hn ma sau hàng km, nhng con mt sâu trng trng !
Người nm chết trên núi sông
Ngườđào sắn trên rung đồng
Người ln li vđi tìm bao con đưng du quê hương !

Mais aujourd'hui, qui se souvient de la souffrance ceux des miens
Qui se souvient de toi mon peuple
Où mon peuple, dans le silence et la douleur, tu écoutes tes pleurs... tomber... 
sur le noir de tes nuits (Phan Văn Hưng)


Mình không biết hình này chụp năm nào, hình như năm 1991. Nghe nói nhiếp ảnh viên Doi Kuro mình theo dõi trên Facebook, có viếng Việt Nam. Khi mình về lại Đàlạt lần đầu tiên năm 1992, cảnh tượng Đàlạt như vậy, nghèo nàn, sau 20 năm, thiên hạ đi xe đạp nhiều , ít xe hơi.
Đây hình ảnh khu bánh mì VĨnh Chấn trước 75. Ai về Đà Lạt ngày nay thì không nhận ra chỗ này.

Nhs