Chích ngừa ngày xưa

Hôm kia nói chuyện với anh bạn học cũ ở Yersin, anh ta kêu: “Mày có nhớ hồi nhỏ đi học petit lycee’ tụi Tây nó cho chích vaccine BCG (Calmette Guerin) ngừa tuberculoses con vi trùng vũ hán đeo dám đụng vào. Sở dĩ mỹ đen và trắng chết nhiều vì đất nước nó không có vi trùng lao nên nó không chích ngừa còn miền nam VN nhờ Tây nó chích ngừa cho học sinh . Còn mấy thằng miền Bắc thì được tầu cộng nó cho chích sái thuốc phiện” khiến mình buồn cười, nói tao có đọc vụ này nhưng có một tên bác sĩ gốc Ấn độ kêu ba láp ba sàm, dân Ấn Độ chích ngừa lao đủ trò vẫn bị lao chết còn hơn cà ri nị. Chán Mớ Đời 

Các khoa học gia hay đưa ra các giả thuyết để họ nghiên cứu để nghiệm giả thuyết ấy có đúng trên thực tế lâm sàng. Người ta ngạc nhiên là con số bị nhiễm vi trùng cô vi ở Việt Nam rất thấp và không có tử vong. Nhiều người đưa ra giả thuyết này rồi thiên hạ cứ tin vào. 

Tây có nhiều thuộc địa và chắc chắn họ cho chủng ngừa mấy vi trùng lao nhưng các cựu thuộc địa của pháp khi xưa vẫn có nơi bị te tua, thậm chí Pháp quốc còn nhiều hơn, sáng nay nghe nói hàng không mẫu hạm của Pháp có 1000 thủy thủ dính bệnh cô vi. Tin giả rất nhiều, chúng ta cần bình tỉnh đừng để nổi lo sợ kiểm soát chúng ta rồi cái gì cũng tin. Một người bệnh ung thư thì cứ nghe ai nói cái gì chữa trị được nan y này là cứ tọng vào, nhiều khi lại giúp đi đoong sớm.

Nói đến chích ngừa thì mình nhớ dạo ấy học 10 ème . Một hôm, bà thầy kêu cả lớp xếp hàng rồi dẫn lên sân phía trước phòng y tế (infirmerie) đối diện cái préau (sân chơi có lợp mái để khi mưa, học sinh có thể chơi trong giờ ra chơi récréation). Nếu mình không lầm thì có cột cờ với lá cờ Tây Ta ở giữa sân rãi đá.
Khuôn viên Petit Lycée Yersin Đàlạt 

Để mình tả lại theo ký ức khuôn viên trường Petit Lycée Yersin để khỏi lầm. Ai thấy sai thì xin bổ túc cho em. Muốn vào trường thì từ đường Hùng Vương, có con đường rẽ vào, bên tay trái, sau cái hàng rào bằng cột xi-măng là mấy bụi cây long tu to đùng, một loại alovera mà ngày nay thiên hạ gọi là nha đam, bên phải là một cái hồ nhỏ, hình Tam giác theo đường cong từ đường HÙng Vương quẹo vào, khi mưa thì bao nhiêu nước mưa từ trên đồi trường chảy xuống đó, đọng lại.

Ngay ngã 3 đường Lê Quý Đôn và Hùng Vương, có một con đường nhỏ đi xuống cạnh cái hồ nhỏ, băng ngang cho ai đi bộ để khỏi đi vòng lên dốc để quẹo vào con đường nhỏ dẫn đến trường. Chỗ này mình nhớ Tuấn Trung và Nguyễn Văn Khoa hay đập nhau ở đây, cả hai đều dân ở Số 4.

Lúc chạy vào thì sẽ thấy bãi đậu xe, trước cái cổng, bên cạnh là nhà nhỏ của ông gác dan. Bên tay trái có hai nhà dù (patio) để trời mưa, học sinh có thể trú mưa, một dành cho nam, một dành cho nữ. Nếu mình không lầm thì có 2 thang cấp leo lên cái bục bằng gọi-măng hình lục giác, có mấy cây cột bằng gỗ và mái được lợp bằng rơm. Xung quanh có balustrade và mấy băng gỗ để ngồi. Phía bên kia hàng rào bằng các trụ xi-măng sơn màu trắng, toàn là cây thông và thông. 

Nay về thăm Đàlạt thì cái đường nhỏ đi bộ ngày xưa, nay họ bang đất ra, lấp đất làm cái đường to đùng, băng xuyên lên đường Pasteur hay chi đó. Mình chỉ biết ngơ ngác như Từ Thức về quê xưa. Ông Marcel Proust, khi xưa mà về quê làng Combray mà bị tan hoang như Đàlạt thì chắc không thể nào viết sách nổi tiếng được.

Trường được thiết kế chắc chắn bởi kiến trúc sư người Pháp vì kiến trúc, đường đi đều thể theo tinh thần “Cartesien », ảnh hưởng của thời Napoleon hay xa hơn nữa là vườn Versailles,… Từ đầu đường là một đường chính chạy thẳng vào trường đến ngõ cụt. Từ cổng sắt đi vào thì bên phải có nhà to đùng của hiệu trưởng, bên trái là nhà ông gác dan, đi lên cái dốc nhẹ nhẹ, hai ven đường trồng hoa rồi đến con đường nhỏ cắt con ngang đường chính.

Phía trái thì rẽ lên sân ra chơi, còn bên phải thì rẽ xuống một dãy nhà, không nhớ mấy lớp hình như 3. Đối diện dãy nhà này là một dãy lớp, hình như cũng 3 lớp gì đó, không nhớ rõ. Chắc 3 lớp vì mình nhớ năm 11 ème thì có hai lớp và 10 ème nằm phía tay phải từ cổng đi vào, ra chơi là phía bên khu rừng có cây thông nhìn ra đường Hùng Vương. Học một năm 11 ème thì một số học ngủ bị loại, và năm 10 ème thì nhập học sinh còn sót lại của hai lớp 11 ème.

Còn phía dãy bên tay trái từ cổng đi vào thì có lớp 9 ème, 8 ème, 7 ème. Sáng có một lớp, chiều có một lớp, tính chung mỗi buổi có đến 180-200 học sinh rồi dần dần lên cao hơn thì bị ở lại, chạy qua trường việt. Tiểu học có đến gần 400 học sinh. Kinh

Đi thẳng lên thì đường đi có mái che khi mưa, bên phải dẫn đến văn phòng của ông hiệu trưởng có béo tai mình vài lần khi bị thầy giáo hay cô giáo cho ra cửa đứng. Mỗi lần bị đuổi ra cửa đứng là xón vó vì ông hiệu trưởng hay bò lên, bợp tai. Mình thù Tây từ nhỏ khi bị ông Tây bợt tai cứ như mình là nhân công đồn điền cao su.

Trước của văn phòng của hiệu trưởng là một cái thang cấp rộng, hàng năm thầy cô dẫn học trò mấy chục đứa đứng đầu cầu thang để chụp hình lưu niệm cho niên học.
Đố mấy bác nhận ai là sơn đen năm 10 ème?

Trong số 40 mạng học chung niên khoá 1963-1964, mình có gặp lại 5 mạng  sau này tại hải ngoại. Hình chụp nơi cầu thang trước văn phòng hiệu trưởng tây thực dân. (Trần Bảo Sơn (pháp), Phạm Ngọc Liên (gia-nã-đại), Đặng Vũ Anh Tuấn (Seattle), Phù Du Chương (Cali), Phạm Công Bình (Bắc Cali), Huỳnh Quốc Hùng (Gia-nã-đại), Đinh Anh Quốc (Virginia), còn những người chưa gặp lại Lê Việt Quốc (Gia-nã-đại), Lê Nam Sơn (Bảo Lộc), một tên Trực (con tướng gì mà 1963 đảo chánh là dọt đi Tây), có con trai ông tướng Tôn Thất Đính, ngồi cạnh mình rồi sau mấy vụ chỉnh lý 1963 cũng chạy luôn. Mấy cô chỉ nhận ra Phạm Ngọc Liên, nhà ở Cư xá Hai Bà Trưng, gần nhà mình. 47 năm về trước chỉ nhớ tới đó. Chán Mớ Đời

Sau lưng văn phòng hiệu trưởng là văn phòng y tế, mẹ của cô nào học chung khi xưa, không nhớ tên làm y tá ở đây. Đánh lộn, té chảy máu thì bà cô kêu lên văn phòng này để bà y tá lấy bông Gòn, chấm cồn rồi chấm vào chỗ chảy máu để sát trùng rồi bôi thuốc đỏ rồi băng lại. Có lần mình bị bệnh, ăn soài nhiều quá ói ra, bà cô Huệ kêu lên văn phòng y tá, nằm một tiếng rồi cho ra về. Bên cạnh có phòng gì mà mình quên, hình như phòng ăn cho đám nội trú. Không hiểu rõ vì ít khi bén mãng đến khu này, cấm học học sinh.

Đối diện dãy nhà này là préau để học sinh có thể chơi khi trời mưa hay đứng chào cờ tây và ta. Lâu quá không nhớ nhưng mình chỉ nhớ có treo cờ tây nơi cột cờ vì học “nos ancêtres sont des gaulois « như trong tranh hoạt hoạ Asterix của Tây nên khi mình bắt đầu học việt văn thì ông thầy Tường lại kêu con rồng cháu tiên khiến mình ngu lâu dốt bền từ đó.

Mình thì thích làm con cháu gaulois hơn vì thấy có ăn thịt heo rừng nướng đủ trò còn con rồng cháu tiên thì đói kinh niên. Ngay vua được con làm cho cái bánh dày, lại bựa thêm nào là tượng trưng cho trời đất. Vua đói quá như thằng Bờm, phú ông đổi nắm sôi vua cười, nhường ngôi lại liền. 

Trở lại vụ khuôn viên trường Petit Lycée Yersin ngày xưa. Sau cái préau là nhà vệ sinh cho học sinh. Có một hành lang đi ra phía sau, nơi dân nội trú (internat) ở. Đa số là dân học Grand lycée ở, không bao giờ được vào khu này. 
Sân chơi phía dãy lớp trên, có 2 hành lang che mái đi vào Préau

Các lớp 7 ème, 8 ème , 9 ème thì học trên dãy nhà cạnh Préau thì ra chơi, ở sân sau, cạnh sân đá banh. Mình nhớ hay chạy đua với một tên Tùng ở chỗ này mỗi lần ra chơi. Cô Huệ hay đem học sinh ra đây chơi trò cướp khăn (cờ). Cả lớp chia làm hai rồi thay phiên nhau đến cướp cờ. Ai thắng thì đứng bên phải, ai thua thì bên trái rồi cuối cùng thì đếm xem ai thắng. Đội nào mà có mình luôn luôn thua. Chán Mớ Đời 

Tính kể vụ chích ngừa mà chạy vòng vòng từ năm canh dần sanh canh khổ qua. Xin lỗi mấy bác, dạo này vụ cô vít cô rút nên em hơi bị nội xộn, kể chuyện ngày xưa cho đổi não bộ đầy vi rút cô rô la.

Bà cô đưa cả lớp lên đứng xếp hàng trước phòng y tế. Mặt đứa nào cũng đăm chiêu, nhìn nhau bàn tán tình hình chiến sự, như ngày nay thiên hạ còm bú xua la mua trên mạng về vi rút cô vít, tưởng chừng thánh cô rô na xuất hiện, nhất là thấy mấy đứa con gái bị chích rồi mặt nhăn nhó đi về xếp hàng phía sau. Cả lớp chia ra hai hàng, bên con gái và bên con trai.

Đến phiên thằng Hiển đứng trước mình. Thằng này học cũng ngu như mình nên được ngồi cuối lớp, cạnh bàn mình nhưng mỗi khi xếp hàng là nó dành đứng trước mình để chứng tỏ là ít ngu hơn mình. Bổng nhiên hôm nay, nó lại chạy tọt, đứng phía sau mình như Việt Cộng nằm vùng núp trong bóng tối, chỉ để dân bò ra lãnh đạn dùm họ Rồi tự phong anh hùng nhân dân.

Để mở ngoặc về tên này, nếu hắn còn sống thì liên lạc với mình. Mình chỉ nhớ bố hắn chạy chiếc xe gắn máy hiệu Goebel, đến đón hắn. Dạo đó cô Huệ, bổng nhiên bỏ dạy, đi du học ở Pháp quốc, chắc theo tiếng gọi tổ tiên người gô-loa giữa năm học, tương tự mình sau khi đậu Tú tài để ăn thịt heo rừng nướng như Obelix. Tên Nguyễn Trung Thiện, con ga ra Trung Tín có kể là có gặp lại cô Huệ ở Pháp, hình như cô mới qua đời năm kia. 

Bà vợ của ông tây làm Proviseur của Grand Lycée được bổ nhiệm dạy lớp tụi này cho đến hết niên học. Bà đầm tên Decroix nếu mình không lầm, ai học chung với mình năm ấy thì bổ túc dùm. Qua Tây có đi tìm nhưng không biết đâu mà tìm, sau này thấy hình ảnh của bà trên trang nhà của cựu học sinh Yersin nhưng mình đã qua Mỹ. Cảm ơn trước.

Bà này tóc vàng, bận váy đầm đẹp như đầm mẫu quốc. Mỗi lần bà ta đi xuống sau lớp để thanh tra đám học dốt thì có màn học sinh dốt bò dưới đất xem dưới váy của bà đầm thực dân. Cô Huệ thì hay bận Jupe bó chân lại còn bà đầm thì bận váy rộng nên khơi mào tính tò mò của học sinh. 

Thằng Tuấn Trung khởi đầu, bò lò bò lăn như Việt Cộng núp địa đạo Củ Chi, ngóc đầu lén xem dưới váy bà đầm có cái gì. Cái mà đàn ông đi tìm kiếm cả đời trai chớ không phải cái ba sườn. Tên này nhà trên số 4, hay đi xe lam với mình, sau này nghe nói chơi sì ke chết. Rồi thằng Hiển cũng bắt chước, chắc có máu dê gia truyền, cũng bò lê bò Lóc nhưng tên này có tính tham lam con cháu vua Hùng hay cận thị nên cứ bò bò theo sau bà đầm thực dân.

Bổng bà đầm quay lại, thấy mặt thằng này đơ ra như vừa thấy cái gì bí hiểm dưới váy nên cả lớp nghe cái Bốp. Bà đầm béo tai tên này rồi đuổi ra khỏi lớp, bắt đứng ngay cửa. Từ văn phòng hiệu trưởng nhìn lên là thấy những ai đứng sớ rớ ngoài cửa. Thế là 5 phút sau, thấy ông hiệu trưởng tây thực dân bò lên, bợt tai thêm tên học trò có óc tò mò xem váy bà đầm thực dân. Một loại quốc cấm không cho dân an nạ mít hiển thị.

Ra về, mấy thằng xúm lại hỏi thằng Hiển, sao sao có gì có gì. Tên này vểnh mặt lên trời, đặt tính Nổ của dân annamit, kể đủ trò khiến cả đám con trai tò mò muốn biết ẩn số dưới váy bà đầm thực dân nhưng ai nấy đều sợ bị bợp tai nên phải đợi sau này vén váy vợ ra xem thì thất kinh con tàu ra khơi như bức tranh của Gustave Courbet. Chán Mớ Đời 

Thằng Hiển, mọi ngày đứng xếp hàng thì dành đứng trước mình nhưng hôm nay lại dành đứng sau lưng chiến sĩ sơn đen. Bà đầm kêu mọi người vén tay áo lên cao. Mình thấy tên đi trước mình, vừa đi tới thì mặt hắn xanh như đít nhái vì bà y tá, cầm cây súng to đùng, lấy bông gòn xoa cồn chi đó rồi kê cây súng vào tay gần vai, bắn cái đùng rồi bà y tá bên phải cũng quẹt quẹt cái gì bên tay kia. Mặt nó nhắm mắt nghiền lại khiến mình càng hoảng tiều.

Bà y tá ngoắc mình lại khiến mình rụng rời tay chân, chân bước đến có 2 thước mà như hành trình của ông Giê-Su, kéo lê cái thánh giá lên đồi Calgary. Cuối cùng cũng bị bắn một phát vào vai rồi bị rẹt một hai đường nơi vai bên kia. Bà y tá còn dặn là không được gãi khi ngứa. Mấy ngày sau, ngứa như điên nhưng không dám gãi rồi bà đầm dẫn lên phòng y tế để cho họ xem cái vai bị ngứa. Sau này, có hai vết xẹo ngay vai, còn hai vết bên chân trái thì không nhớ từ hồi nào. 

Xe,m lại hình này trên mạng khiến mình nhớ đến thời xưa. Kinh
Đó là một trong những lần mình được chích ngừa, còn mấy lần sau thì không nhớ vì đã trải qua rồi. Con mình thì chúng bị chích ngừa mệt thở. Mỗi lần đi bác sĩ là họ chích đủ trò, rồi đóng dấu mộc trong cái sổ màu vàng.

Ngày nay, người ta chống vụ chích ngừa, họ viện lý do là trong thuốc chích ngừa có các chất bảo quản thuốc lâu hư. Lúc đầu, họ đưa ra giả thuyết là các chất ấy sẽ theo cơ thể lọc sau 3 ngày đi ra đường nước tiểu. Xong om

Nay thì họ kêu là các chất bảo quản rất phản động, tàn dư chế độ cũ thay vì chạy ra theo đường nước biển, lại diễn biến hoà bình chạy lên não bộ khiến con nít bị tự kỷ, Autism . Họ lại còn phán 10% con ít Hoa Kỳ bị bệnh này. Kiểu tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.

Mình chỉ biết là sau khi chích ngừa thì mình học càng ngày càng cực ngu đến khi được vén váy vợ thâm nhập vào rừng u mê.
Chán Mớ Đời 

Nhs