Nghề nông trong tương lai

Các chuyên gia về dân chủng học cho biết vào năm 2050, thế giới sẽ có trên 10 tỷ người và người ta đặt một câu hỏi rất lớn: làm sao nuôi hết 10 tỷ người vì sẽ cần thêm độ 70% số lượng thực phẩm ngày nay. Được biết Hoa Kỳ chỉ có 2% dân số sống về nghề nông nhưng lại nuôi cả nước, ngoài ra còn bán cho thế giới nhờ trang bị máy móc. Trên thực tế thì ngành canh nông Hoa Kỳ đều lọt vào tay các công ty thực phẩm lớn nhất hoàn cầu còn nông dân thì đói.

Vấn đề là ngày nay người ta bắt đầu ngại ăn thực phẩm đại trà vì sử dụng quá nhiều chất hoá học. Con người có khuynh hướng trở về cách ăn rau quả hữu cơ như ngày xưa để tránh bị bệnh tật do hoá học và thiếu chất dinh dưỡng của thực phẩm ngày nay, tìm thấy ở chợ.

Thức ăn ngày nay được sản xuất ở xa thậm chí ở nước khác, điển hình là người Nhật Bản thích mua trái cây của tiểu bang Cali. Nếu chúng ta nói đến phong thổ thì tốt nhất là ăn rau quả địa phương vì theo mùa vì cơ thể cần những thức ăn có chất dinh dưỡng cần thiết cho mỗi địa phương tuỳ theo mùa. Chúng ta nên mua thực phẩm tại các chợ nông dân (Farmers market) nhưng cũng nên cẩn thận vì có nhiều tên đến chợ ở Los Angeles mua $10, rồi đem ra chợ nông dân bán $35 lấy lời. Có vài tên bị bắt quả tang. 

Thông thường người ta hái trái nho vào tháng 9, 10 nhưng nay chúng ta có thể ăn nho cả năm vì được nhập cảng từ Chí Lợi, các nước miền nam Tây bán cầu, ngoài ra họ hái sớm rồi cho vào phòng lạnh để bảo quản lâu, do đó rau quả mất đi chất dinh dưỡng,… bơ của Cali chỉ được bán từ tháng 1 đến tháng 6, 7 tuỳ loại ngoài ra người ta ăn bơ được nhập cảng từ Mễ Tây cơ và các nước ở miền nam Tây bán cầu.

Mình có anh bạn, gốc Chợ Lớn có ông anh sinh tại Chợ Lớn rồi ông bố cho về quê bên tàu ở với ông bà nội rồi kẹt luôn với cộng sản tàu. Nay anh em gặp lại thì ông anh kêu anh ta về Trung Cộng để tiếp tục nghề trồng trà gia truyền. Anh ta kêu khó tìm nhân công chịu làm việc ở quê dù trả gấp đôi lương nhân công ở thành phố, có nhà cửa cho ở miễn phí.

Thành phố Thượng Hải có trên 250 triệu dân quê dọn về ở các vùng xung quanh để làm việc. Mỗi ngày họ mất 4-6 tiếng di chuyển. Các chuyên gia kinh tế đặt câu hỏi là trong 30 năm tới, ai sẽ làm nông dân để cung cấp thực phẩm cho những người ở đô thị?

Về Việt Nam thì thấy dân thôn quê ùa vào các thành phố lớn như Sàigòn, Hà Nội để sinh sống, kiếm công ăn việc làm thợ thuyền. Mình về quê nội thì thấy ruộng được cơ giới hoá khá nhiều và ít lại vì họ xây nhà máy,…thêm đồng bằng Cửu Long bị các đập thuỷ điện ở thượng nguồn chận nước, trong tương lai ngành canh nông Việt Nam tại miền nam sẽ bị khó khăn khi các chuyên gái về môi trường cho rằng vào năm 2050 thì vùng này sẽ bị nước biển ngập.

Mình đi học về làm nông ở đại học thì khám phá ra có rất nhiều người trẻ, chọn con đường làm nông vì họ để ý  đến xây dựng một mái ấm gia đình, không gian mà con họ có thể hít thở không khí trong lành và ăn uống rau quả hữu cơ.

Bên tàu có những nhóm, công ty tìm cách khuyến khích người Tàu ở quê, tiếp tục làm nghề nông. Người nông dân muốn con học cao rồi vào thành phố làm việc, bố mẹ dọn vào trông coi cháu. Một phần các nhà máy thải chất độc, làm ông nhiễm môi trường hay đất bị sa mạc hoá. Vì lẻ đó mà người Tàu đi qua phi châu hay các nước láng giềng như Nga sô để làm nghề nông hầu có thể cung ứng thực phẩm  cho người Tàu trong tương lai. Gần đây, thấy Úc đạo lợi và Tân Tây Lan lên tiếng cấm không cho người Tàu màu ruộng làm nông vì sợ họ sẽ chiếm luôn nguyên vùng.

Mình nghe nói Việt Nam bán rẻ gạo cho người Tàu nhưng gần đây người Tàu đòi hỏi chất lượng tốt, hữu cơ vì ngay cả xứ Nigeria còn chê gạo Việt Nam dù ông Vương Đình Huệ đi sang đó để tìm cách bán gạo. Mình có xem phim tài liệu về xứ này. Được biết vào những năm 1960, xứ này sản xuất 18% thức phẩm của thế giới nhưng vì lãnh đạo ngu dốt nên khi tìm ra dầu hỏa thì bỏ bê ngành canh nông và nay họ chơi cha là trồng bắp, nông sản để làm ethanol, bán cho ngoại quốc dùng để chạy xe của họ. May thay giới lãnh đạo trẻ ngày nay khám phá ra vấn đề nên đã tìm cách giúp đỡ nông dân tìm lại ngành canh nông gia truyền. 

Được biết ở Trung Cộng, ngày nay giới trẻ nào chịu khó làm nông, trồng rau quả tươi thì họ đem bán cho các nhà giàu ở thành phố như Bắc kinh và thượng Hải. Kiếm bộn bạc vì giá rất cao. Về Đàlạt, mình thấy khắp nơi họ làm những nhà kính để trồng rau quả một cách đại trà. Theo mình đó là thất sách. Nếu mình ở Đàlạt thì sẽ trồng rau hữu cơ và tiếp thị cho số người giàu có ở Hà Nội hay Sàigòn để bán cho họ, kiếm lợi nhuận nhiều hơn và từ từ các nhà vườn khác sẽ bắt chước và dần dần chúng ta sẽ có rau quả hữu cơ để ăn.

Điển hình là gạo, Việt Nam. Sản xuất rất nhiều hơn Cao Miên nhưng gạo Cao Miên đắt hơn vì là hữu cơ. Họ sử dụng vịt theo phương pháp trồng lúa cổ truyền, để ăn cỏ ngoài ruộng nên vừa có vịt vừa có lúa, bán giá cao còn Việt Nam chỉ quen bán rẻ cho Trung Cộng nay Trung Cộng không chịu vì có nhiều chất bảo quản, đem bán cho Ấn Độ, Ấn Độ chê, đem qua Phi Châu, Phi châu chê không mua khiến nông dân Việt Nam chới với.

Càng ngày các nông trại nhỏ bị các công ty thực phẩm mua hết và họ sẽ sử dụng người máy và kỹ thuật toán để trồng trọt. Người máy có thể scan các loại cỏ dại để nhổ, trồng hạt, gieo mạ đủ trò và có thể làm 24/24. Để xem, có thể mình sẽ phát hoạ một người máy để làm trồng bơ vì kiếm người phụ trồng bơ rất khó.

Cứ tưởng tượng có một người máy, mỗi ngày tự bơm dầu, cắm điện rồi cứ thấy cây nào cao thì đưa tay ra cưa ngắn xuống để ánh mặt trời có thể chiếu xuống các nhánh cây dưới thấp. Tự động xem xét các vòi nước có bị nghẹt hay không, đến mùa hái thì người máy sẽ scan để biết trái nào to trái nào nhỏ để hái. Chỉ có vấn đề là mình phải học sữa chửa mấy người máy. Lỡ bị hư, thậm chí có thể người máy có thể tự sửa chửa mình. Kinh

Vấn đề là có máy móc thì phải mua và bảo trì nên vốn đầu tư khá đắt, cho nên chưa chắc các trang trại nhỏ sẽ làm và chỉ có những trang trại lớn, do các công ty thực phẩm mới có khả năng tài chánh, thậm chí mượn được tiền của chính phủ rẻ,…

Mình đang xin một tổ chức của chính phủ tiểu bang Cali, được tài trợ để làm lại hệ thống nước đã cũ trên 30 năm, khiến ống nước hay bị bể. Hy vọng tháng 4 này mình có thể nhận được tiền trợ cấp. Cũng không biết được bao nhiêu nhưng có là đỡ khổ rồi. (Còn tiếp)

Nhs