Tình yêu thời A-còng

Từ bé mình có tật hay hóng chuyện người lớn, khi nhà có khách, mình hay ngồi sớ rớ gần phòng khách để nghe người lớn nói chuyện từ năm Thìn qua Tết Canh Ngọ. Có lẻ thời ấy không có đài truyền hình hay game điện tử nên buồn không có gì chơi. Nghe người lớn nói chuyện giúp mình biết được vài điều lạ như trang giấy trắng đầu đời, được tô vẽ vớ vẩn đây đó vài chấm màu đủ loại nên hay thắc mắc. 

Mình có cái bệnh là hay xỏ mồm vô hỏi khi nghe người lớn nói có cái gì không đúng lắm thì hay bị chửi “mày ăn cơm hớp” rồi đuổi cổ ra nhà sau. Lớn lên mới hiểu cái bệnh “nổ trường kỳ” do ăn đặc sản Quảng Trị của dân an nam ta khiến mình dù bé vẫn thấy có gì không hợp lý lắm nên hỏi lại thì hay bị chửi sao mày ngu thế. Người Việt mình sống về cảm tính nhiều hơn nên những người thông minh thì cảm nhận ngay, còn không có cảm tính như mình thì phải hỏi cho ra nguyên cớ nên hay bị kêu ngu. Chán Mớ Đời 

Cái tật ”hóng thiên hạ sự” này theo mình đến nay, lâu lâu ra bôn-sa hóng chuyện thiên hạ. Ngồi ăn phở, hay bún bò cũng lắng tai nghe bàn bên cạnh to nhỏ ra sao. Tuần này, đi ăn bánh xèo thì có 1 cặp lớn tuổi ngồi bàn bên cạnh, vừa húp cháo đậu, vừa đả thông tư tưởng với nhau xem chừng như chưa thống nhất, biểu quyết vài vấn đề. Nghe hấp dẫn nên mình gọi thêm 1 suất bánh tôm CỔ Ngư để tiếp tục hóng chuyện vì đôi mắt của bà chủ không mấy thân thiện lắm khi mình ngồi một bàn (4 chỗ) mà thiên hạ xếp hàng cách giãn đồng hương đợi vào.

Bà lão hỏi tại sao ông muốn ly dị, bộ ông muốn ăn gian Oe phe như vợ chồng bà 8, ly dị rồi mà vẫn ở chung, thêm được $500 tiền già mỗi tháng và chính phủ gửi 2 người đến lau dọn, phục vụ. Ông lão kêu không, tui đâu có muốn chuyện đó, người Mỹ họ cho mình sang đây, sống thoải mái là đủ rồi, không cần ăn nhiều, cả hết đức cho con cháu sau này. Bà vợ kêu vậy tại sao ông muốn ly dị, bộ có thế lực thù địch nào, diễn biến hoà bình, rũ rê khiến ông mất lập trường đạo đức cách mạng. Ông lão đưa cốc nước trà lạt thi thoảng mùi nước xà phòng rửa chén, đầy mùi clorine lên uống cái ực rồi thở dài, tại vì bà kêu tui suy thoái, làm mất mặt nên tui chịu hết nổi những yêu sách vô cớ, như tụi Trung Cộng cứ đâm vào thuyền đánh cá người Việt rồi kêu bắt chước công an, kêu là tàu tự đụng vào tàu của tàu, như người dân vô tội cố tình đụng công an hình sự để tự vận.

Bà già rồi mà đòi hỏi nhiều quá làm sao tui chịu nổi. Bà vợ rống lên, đưa tay đang cầm cái tăm xỉa răng, kéo ngang rẹt rẹt, xâm xỉa, rồi búng cái tăm cho văng đi miếng dồi đang mắc răng sắp rụng rồi tru lên; đòi cái gì, ông hỏng nghe tên nhạc sĩ gì đó trên 70 mấy tuổi, già hơn ông mà về Việt Nam lấy vợ thua 4, 5 chục tuổi mà vẫn sinh con đẻ cái được. Thấy báo chí chụp hình, con mới mấy tháng chi đó.

Ông chồng cũng không vừa, kêu có vợ thua mấy chục tuổi thì chắc chắn không suy thoái còn nhìn bà khiến gà tui hết dám ra đá, mất quan điểm, lập trường cách mạng ngay. Bà cho tui về Việt Nam đi, thua tui 10, 20 tuổi cũng được còn bà thì cứ như quần áo giặt sấy mà chưa ủi, nhìn mà Chán Mớ Đời.

Nghe tới đây, mình thấy ông ta nói có lý nên gật đầu, như Lưu Bị khi xưa, luận bàn chuyện anh hùng thiên hạ với Tào Tháo. Rồi như để phân bua, ông ta quay qua, hỏi mình cậu nghĩ có đúng không khiến mình phải nhất trí ngay khiến bà vợ nhìn mình với đôi mắt hình viên đạn, như tiếng sấm chớp khiến mình hoảng đánh rớt chiếc đũa như Lưu Bị khi nghe Tào Thào kêu anh hùng là tên bán chiếu. Kinh

Như tìm được đồng minh, ông ta kể tui lấy bà này mấy chục năm rồi, tưởng sống đến răng long đầu bạc mà nay bà cứ đòi hỏi chuyện ấy mỗi đêm thì làm sao tui chịu được. Tui đi bộ mà bác sĩ bắt tui phải chống gậy, sợ ngã còn bã thì bắt tui uống viagra hoài, sớm muộn gì cũng bị lột dên. 

Bà ấy nghe ai uống mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa chi đó của tên bán bơ trên vùng Riverside, để mọc tóc lại, tóc không mọc nhưng chỉ thấy lông rừng U Minh mọc và động viên tôi phục vụ mỗi đêm thì sức già như tui làm sao mà chịu nổi. U chau hay hè, mật ong và phấn hoa hèn gì đài phát thanh ở vùng bôn sa này cứ ra rã như cái loa phường, mỗi lần mở là nghe họ kêu mua cái này.

Như sợ mình nói cái gì, mất cơ hội tâm sự khi gặp đồng minh, ông ta kể tui gặp bã khi mấy thằng trên núi về, ở rừng lâu năm, về làng thấy con gái là nhảy cởi lên, đè bà ta xuống, lột quần. Bã la bãi bãi, kêu Đả đảo Việt Cộng, Ngô tổng thống muôn năm, muôn năm. Tui ở trong xóm, 15 tuổi mới được thầy dạy Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nên liều mạng cầm cái gậy, chạy ra đạp hai thằng nhảy núi dâm loạn trong xóm chạy có cờ. 

Nói vậy thôi chớ hai thằng đó làm bậy với bà cũng đúng vì bà ta đẹp mà điện nước đầy đủ, thuộc loại hàng hiếm trong làng xã. Cậu biết gái 17 bẻ sừng trâu cũng gãy. Từ đó hai nhà biết chuyện nên gả bà ấy cho tui, rồi hai đứa dẫn nhau lên Sàigòn sinh sống, sợ đám nhảy núi về giết tui. Tui cống hiến tuổi thanh xuân, trọn đời tui cho bà với lời thề của Phạm Lãi khi tiễn Tây Thi qua đất Ngô, sông có cạn núi còn mòn, em có làm vợ Phù Sai nhưng mối tình hữu nghị của chúng ta sẽ không phai diệt…. Thấy câu chuyện đang được định hướng đến mức độ bế tắc như xa lộ 91 vào chiều thứ 6 nên mình đứng dậy, ra quầy trả tiền rồi dọt. Hú vía.

Trên đường về, mình bổng nhớ đến những câu châm ngôn về tình yêu đôi lứa đã đọc đâu đó, diễn đạt về tình yêu, một loại thuốc độc mà thiên hạ từ ngày ăn có trái bơ của vườn Sơn đen, bị thượng đế đuổi xuống trần gian, đến nay vẫn đi tìm cái ba sườn.

Ái tình là một chứng bệnh gồm có 3 giai đoạn: khát khao, chiếm đoạt và chán chường như mấy tên bợm nhậu hay kháo nhau tình yêu theo từng giai đoạn màu trái cây: lúc mới yêu nhau thì tình yêu được xem là “màu nho”(mò nhau) rồi đến “màu pha lê” (phê rồi la) cuối cùng già màu ”đọt chuối” (đuối quá nhưng phải chọt) hay câu dao thời A Còng.

Ngày xưa xung sức thì nghèo
Bây giờ rủng rỉnh thì teo mất rồi
Ngày xưa lớn khỏe hơn chồi
Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu
Ngày xưa hùng hục như trâu
Bây giờ èo ọt như tàu lá khoai.

Mình khoái nhất câu: “Người ta yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên, rồi sau đó lại thở dài nuối tiếc sao ngày xưa không nhìn kỹ thêm lần nữa.” Như bài hát nào khi xưa “để rồi khóc hận về sau…

Người ta hay nói : “Yêu nhau trong sáng…mà phang nhau thì trong tối!” Như hai vợ chồng già ở Bôn Sa, choảng nhau bên cạnh mình giữa tiệm ăn cho thấy người Việt lớn tuổi cũng đã ”a-còng-hoá” chuyện tình cảm của họ để vượt qua thử thách. 


Về nhà mới nhớ là mãi hóng chuyện thiên hạ sự, quên mua thức ăn cho vợ. Đeo khẩu trang vào để khỏi phải trả lời khi bị tố. Chán Mớ Đời 

Nhs