Những người hậu phương

Trong cuộc chiến chống lại kẻ thù vô hình Covid-19, các y sĩ, y tá và các chuyên gia y tế là những chiến sĩ trực tiếp tại tuyến đầu, làm việc ngày đêm để chống lại sự tàn phá, giết người của kẻ thù nhưng sau lưng họ, là những nhân viên ngày đêm trong các nhà máy để sản xuất các thiết bị y tế bảo hộ hầu giúp các chiến sĩ tiền tuyến.

https://m.youtube.com/watch?v=ePRZtkK2xdc&feature=youtu.be#dialog

Khác với vụ bão Katrina, mọi người đều hồ hởi hưởng ứng chiến dịch giúp nạn nhân vụ bão này. Kỳ này, ai nấy đều sợ kẻ thù vô hình, khiến làm đông lạnh hết lòng hăng say của con người. Chủ nghĩa “hồn ai nấy giữ” được thể hiện trong thời gian tự cách ly.

Có người hưởng ứng tình nguyện may khẩu trang, rồi hôm sau kêu ông chồng không cho. Có người tình nguyện chạy xe đem đi giao các thiết bị y tế cho các nhà thương, viện dưỡng lão rồi hôm sau kêu; con cháu không cho ra đường. Hỏi đi chợ thì ai đi, ông thần này sợ chết nên kêu vợ con đi. Xong om

Nhiều người kêu bận, không giúp được gì rồi gửi hình ảnh đi câu cá được 4 con, khoe cả làng. Người thì kêu bận nhưng sau đó gửi video đánh đàn guita “câu lai” nhưng không có ai có thì giờ xem khi các đơn xin thiết bị y tế gửi về MaskSaveLives.virus@gmail.com như bánh mì mới ra lò. Một ông giám đốc bệnh viện ở New York kêu người chết như điên mà 3 cái nhà thương của tổ hợp của ông thiếu khẩu trang, diện trang,… một bà mỹ khác, mình liên lạc cũng kêu 2 nhà thương của nhà thờ ở New York thiếu đủ thứ.

Thật sự không trách ai được, vì họ đều sợ, ngay cả chính mình. Khi vụ bão Katrina xẩy ra thì ít người sử dụng điện thoại thông minh để lướt mạng. Ngày nay thì ô dề, đủ loại tin tức, giả có thật có, vàng thau lẫn lộn khiến không ai tìm ra đâu là sự thật. Những người thông minh, có ăn học đại học mà người ta cho biết 13% vẫn tin vào các tin tức giả dù biết là giả 100%.

Công ty Google phải làm 1 công ty riêng Verily, để chứa tất cả tin tức về Covid-19. Ai mà hỏi đề tài gì về corona virus là sẽ được tự động chuyển về hạ tầng cơ sơ của Verily. Người ta xem như là số lượng người tìm kiếm tin tức về đại dịch nhiều nhất từ xưa đến nay. Thiên hạ xem phim ở nhà nhảy lên trên 900%. Mua Netflix và Amazon,…

2 công ty Apple và Google cạnh tranh nhau về khách hàng mà nay hợp sức nhau để làm một cái app theo dõi khách hàng đã tiếp xúc với ai để truy tìm ra nhân danh chống vi rút lây Lan nhưng sau địa dịch họ sẽ có bửu bối tốt hơn, âm thầm theo dõi mọi người. Tự do riêng tư đều bị nắm giữ cả và sẽ sử dụng kỹ thuật toán để bán hàng hoá cho mình.

Hôm qua, họ reo hò và cầu nguyện covid-19 sẽ làm tan rã Trung Cộng, họ hồ hởi viết lên những câu để tiễn đưa Trung Cộng về lòng đất của lịch sử. Nay Trung Cộng khơi khơi, bỏ lệnh giới nghiêm, thả chuồng cho người Tàu đi đón mùa xuân, còn phe ta thì lo tè trong quần rồi lại đỗ lỗi bọn tàu dã man, mất nhân tính cầu nguyện cho dân Mỹ và Nhật Bản, kẻ thù của họ chết. Chúng ta thù tàu nên cầu nguyện cho họ chết thì họ cũng có quyền cầu nguyện lại để vi rút giết hại chúng ta. Đâu là lương tâm con người.

người Tàu thật ra đâu phải ai đều theo cộng sản, 10% là theo chế độ còn lại đều là nạn nhân của chế độ độc tài, độc kỷ do đó mới có người Tàu di dân lậu sang Hoa Kỳ, nằm trong những thùng xe đông lạnh,… chỉ có một số giàu có, nhờ sống trên xương máu của các nhân công may mặt, công xưởng để sản xuất hàng hoá cho phương tây.

Thật ra dân xứ nào cũng như nhau, đều là nạn nhân của kẻ cầm quyền. Người Tàu ở Trung Cộng, 90% không phải đảng viên cộng sản. Nếu chết là những người này chết còn đảng viên vẫn sống thư thả cuộc đời. Chỉ có đảng bắt họ chết thôi tương tự khi xưa, vua bảo thần chết thì thần phải chết. Cho nên mình không lạ khi thấy người tàu vui mừng khi Nhật Bản, Hoa Kỳ ,..bị lây lan tương tự 2 tháng trước ai ghét Trung Cộng, cộng sản đều vui mừng, cầu nguyện cho chế độ sụp đỗ. Chúng ta không thể trách họ được, vì cả hai bên đều bị tuyên truyền hết.

Sáng nay, mình ghé một nhà in ở gần nhà mình để thăm hỏi một gia đình, từ mấy tuần qua, bỏ tiền túi ra để mua vật dụng để làm diện trang (face shield mask). Mình hỏi tiền bạc ra sao, có cần mình đưa thêm không thì anh chồng kêu không cần. Hình như số tiền thiên hạ, bạn bè tặng cũng ít so với vụ bão Katrina. Có lẻ ai nấy đều sợ khủng hoảng kinh tế, nên nắm giữ hồ bao hết.

Mình ghé tiệm phở gần nhà mình mua mấy tô phở và cà phê Việt Nam cho họ. 6 người trong gia đình, âm thầm làm những diện trang rất đẹp, chỉ thua sản phẩm của công ty Apple thôi.

Mình thấy mấy cái máy cắt bằng laser to hơn cái ga ra, họ bỏ vào máy điện toán kích thước để máy tự cắt. Sau đó thì cả gia đình chia nhau mỗi nơi cách giãn xã hội, âm thầm làm cho tới khuya rồi về. Đang đợi vật liệu mới về, vì gần hết.

Mấy người may thì rên không có zipper, thiếu dây thung, lung tung như mà tìm đâu. Có chị ở San Jose muốn may, người ở dưới San Diego kêu hết dây thung, trong khi đó thì nhà thương gửi đơn về xin đủ trò. Có ông giám đốc 3 bệnh viện ở New York, kêu thiếu đủ loại. Chán Mớ Đời 

Những hình ảnh người Việt ở Việt Nam đến lấy gạo đem về, hay những nơi phát thức ăn, gạo miễn phí cho người cần dùng. Bên âu châu cũng tương tự, cũng có những tấm lòng vị tha, treo cái túi thức ăn cho ai cần. Bên mỹ tương tự, các nhóm nhà thờ cũng giúp đỡ, chùa Điệu Ngự cũng phân phát thức ăn cho mọi người.

Những người âm thầm may khẩu trang để tặng cho các nhà thương, bạn bè hay viện dưỡng lão,…đã nói lên lòng bác ái của con người vẫn còn dù sống trong đại dịch hay xã hội tiêu thụ. Lòng nhân ái con người vẫn chưa mất mát. Đó là những mầm hạt sẽ vươn lên cao và nảy nở sau khi cơn đại dịch đi qua.

Đại dịch giúp chúng ta tìm lại những dấu chân đã mất, những gì học hỏi thầy cô dạy trong sách giáo khoa ngày xưa. Cuộc đời đã nghiến chúng ta trong dung dịch tham vọng, đưa đến lòng đố kỵ, nay bổng nhiên cái máy bị dừng, giúp chúng ta tự hỏi đâu là bến bờ.

Dear Mr Viet, as well as your entire Organization;

Just saying thank you, doesn't seem worthy for the wonderful gesture you have made.
We wish you the strength to continue doing good things, and also recognizing the effort you put into doing this good thing.  We say thank you for all the places you could have put your energy.

We thank you for assisting  us.

Thank you so much



Keith J Levy
Administrator
Los Angeles Community Hospital


Hình ảnh một người bạn bị ung thư từ hai năm nay, vẫn ra đường, chạy đi  giao thiết bị y tế cho những nơi cần và bạn bè, đem gạo, đem thức ăn nấu lại để trước cửa nhà mình hay một gia đình, sau công việc của tiệm in, họ xúm vào làm các khẩu trang, khẩu diện để tặng cho các nhà thương, viện dưỡng lão khiến mình rất cảm kích, thầm cảm ơn họ đã giúp mình tìm lại chính mình, bổng nhớ đến bài ca của ông Trịnh Công Sơn:
Sống trong đời sống. Cần có một tấm lòng 
Để làm gì em biết không? 
Để gió (...) cuốn (...) đi 
Để gió (...) cuốn (...) đi 

Xin cảm ơn họ đã cho mình đồng hành trên con đường đời.
 Xong om

Nhs