Showing posts with label Covid-19. Show all posts
Showing posts with label Covid-19. Show all posts

Cha mẹ sinh con, trời phù hộ con

 Cha mẹ sinh con, trời phù hộ 


Hôm nay, gặp ông 8 bolsa, nghe ông ta kể về cuộc đời quân ngủ khiến mình rùng mình. Ông ta kể mới 17 tuổi, đi lính nhảy dù. Chơi quen với ông lính đeo máy truyền tin nên học các ám hiệu để nói chuyện qua máy để Việt Cộng không phát giác. Rồi ông thần truyền tin bị bắn gãy 3 xương sườn, nằm bệnh viện nên chỉ huy giao ông ta trách nhiệm đeo máy truyền tin của trung đội. Theo mình hiểu đeo máy truyền tin là dễ bị bắn chết trước. Ông ta nói đeo máy truyền tin PRC25 phía sau, có ăng ten nên Việt Cộng hay nhắm bắn.


Một lần, đánh qua Cam bốt, chết cũng nhiều nên ông trung đội phó tên Út, giao cho ông 8 bôn sa, canh gác vào 4 giờ sáng. Đang buồn đời bổng nhiên nghe tiếng chân người đạp trên lá cây nên ông ta giật mình, quan sát. Thường thú rừng đi không ngừng còn thám sát của Việt Cộng gây tiếng động thì họ ngừng. Bổng nhiên đâu trái sáng, do lính mình gài ban đêm xung quanh khu đóng quân bật lên, ông ta thấy 2 thám kích Việt Cộng trước mặt đâu 10 thước nên cầm súng bắn được nữa băng đạn thì bị kẹt vì hôm qua đụng trận bắn nhiều quên thông nòng. Ông ta cho biết cái dỡ của M16 so với AK bị rớt xuống bùn vẫn bắn được. Ông ta thấy một tên bị ông ta bắn gục, tên kia cõng lên bỏ chạy về trước. Hú vía. Ông 8 cho biết đó là trời Chúa phù hộ. Băng đạn bị kẹt nên không bắn được ông Việt Cộng kia. Ông kia được Marx Lenin phù hộ nên ông chỉ bắn được nữa băng đạn, cõng đồng đội chạy. Súng không kẹt là lia luôn ông Việt Cộng kia rồi.

Lúc nghe bắn tùm lùm thì đại đội trưởng liên lạc với trung đội trưởng để xem tình hình. Rồi kêu ông trung đội trưởng Tùng lên. Đại đội trưởng hỏi tại sao thằng truyền tin lại cho nó đi gác là thế nào. Nó có mệnh hệ gì thì ai trả lời truyền tin. Ông trung đội trưởng kêu tên trung đội phó giao nhiệm vụ cho ông 8 bolsa nên kêu trung đội phó lên chửi. Trung đội phó kêu lính chết nhiều quá nên cần người canh gác thì bị đại đội trưởng đá vào chân nên căm thù ông 8 bôn sa. Kêu thiếu lính thì ông phải đi gác, còn thằng truyền tin thì phải bảo vệ nó vì sinh mạng của trung đội nằm trong tay nó. Đại đội trưởng ra xem tình hình thì thấy có vết máu của ông Việt Cộng bị bắn nên tin ông 8.

Một lần khác đi hành quân, xe đang chạy giữa quốc lộ bổng được lệnh rẽ phải, xe ông ta thứ 3 nên nghe kịp quay đầu, rẽ phải thì Việt Cộng phục kích bắn như mưa. Có 4 ông lính đi trước nhưng linh cảm báo sao đó khiến ổng 8 thở khó khăn. Trung đội trưởng kêu tiếp tục tiến lên nhưng ông tám kêu đợi một chút lấy sức lại. Ông trung đội trưởng vừa tiến lên Việt Cộng bắn b40, bụi khói bay mịt mù. Sau đó ông ta thấy trung đội trưởng Tùng bị tét đầu, gục xuống nên ông ta phải kéo xác về. Ông ta kêu thấy chưa, Chúa phù hộ, tui khi không cảm thấy khó chịu nên ngừng lại thở trong khi trung đội trưởng tiến lên là ăn trái B40. Ông cho biết là không bao giờ quên hình ảnh đó. Việc đầu tiên là quăng cái ba lô của trung đội trưởng về phía sau, rồi kéo chân trung đội trưởng từ trên mô đất xuống. Đại đội trưởng gọi nên ông báo 015,  014 Phương Loan (trung đội trưởng chết). Đó là ám hiệu các các ca sĩ ngày xưa như phương Loan, phương mai, phương Hồng quế,… 014 là trung đội trưởng, 015 là đại đội trưởng còn phương Loan là chết. Cần lao binh chiến trường, mấy người lính đào ngủ, đến đem xác ông trung đội trưởng về để trực thăng chở xác về.

Mấy ông đào binh, bị bắt thì được giao nhiệm vụ lao công chiến trường, 3 năm không lương, kéo xác về lột luôn cái dây chuyền 2 lượng vàng nhưng cái nhẫn ra trường Thủ Đức thì lột không ra. Khi về trước ông đại đội trưởng thì ông ta xin 1,800 đồng trong ba lô vì hôm qua đánh bài, ông trung đội trưởng Tùng có khoe. Mình hỏi sao phải cố lượm ba lô của trung đội trưởng về, ông 8 cho biết có 5 bản đồ chỉ dẫn đi đường cho 5 ngày, không muốn lọt vào tay Việt Cộng. Sau đó ông ta khấn ông trung đội trưởng, mắt mở trừng trừng để cho ông ta cởi chiếc nhẫn, vì bàn tay cong lại, gửi về gia đình với cái đồng hồ Seiko. Ông ta vừa khấn xong và vuốt mắt thì lột được chiếc nhẫn, bỏ vào bị nylon, gửi theo trực thăng.

Có điểm ông ta kể mình thấy hay. Ông ta nói ra trận, mùi thuốc súng khiến con người kích thích nhất là đồng đội bị thương hay chết nên không sợ gì cả. Chơi tới bến, chỉ khi nào ngưng đánh mới sợ. Kinh

Ông 8 có kể là khi xưa trẻ đi lính, mỗi 6 tháng họ chích TAB nên chả bệnh hoạn gì cả. Mình có nghe mấy người quen vào quân trường về kể là được chích loại thuốc gì không bị bệnh. Khỏe như trâu. Mình mò trên mạng thì được biết thuốc chích TAB (viết tắt của Typhoid-Alkaloid-Benzoate) là một loại vắc xin được sử dụng trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà nhằm phòng ngừa bệnh thương hàn. Đây là một loại vắc xin đa giá, giúp bảo vệ chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn và các bệnh liên quan.


Trong bối cảnh quân sự, việc tiêm phòng các loại vắc xin như TAB là rất quan trọng vì môi trường hoạt động của quân đội thường khắc nghiệt và nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao. Vắc xin TAB giúp giảm nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm trong hàng ngũ quân đội, bảo vệ sức khỏe của binh lính và bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu.


Tuy nhiên, chi tiết cụ thể về thành phần và cách thức sử dụng của thuốc chích TAB trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà có thể không được ghi chép rõ ràng trong các tài liệu đã được công khai hoá, do đó những thông tin này chủ yếu dựa vào kiến thức y học quân sự thời đó và những nghiên cứu về lịch sử y tế quân sự. Nên cũng không rõ lắm vì mỗi năm cứ tiêm thuốc này thì khỏi bị bệnh thay vì cứ chích ngừa cúm rồi vẫn bị cúm. Hỏi bác sĩ lý do, bác sĩ kêu loại vi khuẩn khác. Chán Mớ Đời 

Ông 8 kể đánh qua Cam Bốt, tiến nhanh quá nên tướng Đổ Cao Trí tiếp tục tấn công nhưng tư lệnh Mỹ không chịu, kêu rút về. Ông Nixon không muốn đánh tiếp vì báo chí Hoa Kỳ chửi quá cỡ vì vi phạm chủ quyền xứ Cam bốt, cũng như lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ có mặt tại Hạ Lào nhưng không cho biết, công khai. Chớ nếu cho đánh qua hai xứ này thì có lẻ miền nam không mất. Theo tin tình báo của điệp viên Việt Nam Cộng Hoà X92 thì Việt Cộng tổn thất rất nhiều. Nếu đánh luôn dạo ấy qua Lào thì sau này không bị chết nhiều như tại Hạ Lào với chiến dịch Lam Sơn.

 Ông Trí không chịu rút về nên máy bay bị rơi. Giả thuyết này có vẻ khả tín. Sau ông 8 bị thương nhẹ nên được về phép rồi gặp tang của mẹ nên ở lại thêm vài ngày trước khi vô bệnh viện ở trại Hoàng Hoa Thám. Tại đây, lại gặp trung đội phó, người bị đại đội trưởng, tốt nghiệp võ bị đá trước mặt lính tráng nên căm thù ông 8. Trung đội phó hỏi đi đâu nói đi thăm nhà, mẹ chết nên mới vào trại trễ máy ngày. Trung đội phó kêu ông đại đội trưởng lên thiếu tá rồi hết đi hành quân nên không còn ai bao che cho ông 8 cả. Trung đội trưởng chết, đại đội trưởng về tổng hành dinh thế là ngọng. Ông ta sợ trung đội phó đì nên về Sàigòn, ghi danh đi hải quân. Đang đợi giấy tờ, quân số thì ông 8 bị bắt quân dịch. Ông nói thôi đi quân dịch còn hơn là đi lao công chiến trường nên họ cho ra Lam Sơn hay Dục Mỹ thụ huấn mấy tháng quân trường tha hồ mà hát giờ này anh ở đâu, Quang trung đồng đế,…nắng mưa chan hoà.

Sau đó thì được gửi về sư đoàn 22, cho lên Pleiku, Kon-Tum đóng. Trước đây quân đội Mỹ đóng ở vùng tam biên này, mỗi năm Việt Cộng đánh một trận, gặp tên người dân tộc kể, Mỹ đi chúng đánh 2 lần một năm. Vùng Tam Biên này hay bị đánh lắm, mình có kể rồi. Có ngọn đồi cao để quan sát quân Việt Cộng di chuyển bên kia biên giới.

ở được vài tháng thì họ gửi về Lam Sơn để học thêm. Lính mới thường được đi học thêm gọi là hấp. Ông ta kể xe nhà binh chở từ Komtum xuống Khánh Hoà, đi đường ớn mệt thở. Tại đây ông Tám xin vào hải quân, đứng lớ quớ gặp tên bạn đi Biệt Động Quân rồi trốn, xin vào hải quân. Tàu của ông ta được đi hải ngoại để sửa chửa nhưng ông ta không được đi nên thắc mắc, hỏi an ninh. Ông thượng sĩ an ninh hỏi tên này nọ rồi nói vào phòng, lật cuốn sổ thứ 3 rồi xem có hồ sơ trong hay không. Ông bạn vào lật hồ sơ thì thấy hình của ông ta đi lính biệt động quân khiến ông ta chới với. Thượng sĩ an ninh quân đội hỏi có tên ông ta không. Ông bạn đành thú nhận. Thượng sĩ an ninh quân đội kêu anh đào ngủ mà đòi đi xuất ngoại, anh muốn ở lại hải quân hay đi tù.

Ông 8 kêu là trong tham mưu có xem lại quân số và gửi giấy báo. Kiểu này không xong nên ông 8 cũng thú nhận là có đi nhảy dù nhưng muốn chuyển sang hải quân. Ông nói may quá, nếu không đã chết tại Hạ Lào. Ở lại Charlie với ông Nguyễn Đình Bảo. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lừa tình ảo crypto


Hôm trước, có đọc một tóm tắc của nhà văn Khải Đơn về một chương trình truyền hình của ông John Oliver trên HBO, nói về lừa đảo các người cô đơn nhất là crypto. Chương trình mang tựa đề Pig Butchering Scams. Tò mò mình lên đường dẫn để xem thì thất kinh.


Lý do là mình cũng hay nhận được nhắn tin vớ vẩn được kể trong chương trình. Lâu lâu thấy có ai, đa số là phụ nữ chọt một tin nhắn kêu “tối này anh có về” hay “tết này anh có về quê”, nói chung đủ thứ loại nhắn tin, rất vu vơ khiến mình bực mình nên chận hết. Lại có người viết trên Facebook, muốn kết bạn với mình không được nên cũng chận luôn. Thêm người Tàu lại viết tiếng Việt chắc nhờ gú gồ hay AI. Mình hỏi đồng chí gái thì cô nàng kêu không được nhấn đọc. Mình hỏi lý do thì được biết cô nàng cũng nhận tá lả mấy loại tin nhắn này, và giải thích cho mình là spam. Có lần mình tải hình của đồng chí gái và thêm một câu: “đi khắp thế gian không ai đẹp bằng vợ” thì có tên đại hàn nào dùng AI dịch qua tiếng Việt, tán mụ vợ. Nay hết dám đăng tải hình ảnh của đồng chí gái nữa. Chán Mớ Đời 

Họ gọi loại lừa đảo này nuôi lợn để thịt (pig butchering scams).


Họ cho biết từ năm 2021, khi covid xẩy ra thì loại lừa đảo này xuất hiện rất nhiều. Theo FBI thì năm qua nạn nhân mất tiền của loại lừa đảo này lên đến 3.3 tỷ đô la, chưa kể những người ngại không thưa báo. Lý do là khi đại dịch xẩy ra thì mọi người bị cô lập nên cô đơn và cần có người trò chuyện. Internet là cửa mở của họ. Mấy người lừa đảo cứ nhắn tin vu vơ khiến người nhận tò mò hay vì lòng tốt nghĩ là họ nhắn tin lầm nên trả lời và từ từ bị bên kia, có thể dùng AI để trò chuyện, có bài bản lắm. Người ta tìm thấy xuất xứ tà các công ty nhất là sòng bài bên Trung Cộng, Kampuchia, Thái LAn và MIến Điện,… không có khách hàng nên họ phải tìm cách làm tiền và đột phá tư duy cách làm tiền lừa tình kiểu này.

Họ phỏng vấn một cô người gốc Tàu sống ở Cali, bị ung thư, buồn nên khi được nhắn tin nên trả lời. Tên bên kia hỏi phải người Tàu và nói về hắn cô đơn trong đại dịch. Ngày nào cũng nhắn tin rồi từ từ khi thấy thân thân thì mới nói hắn đầu tư vào crypto như Bitcoin nên khiến cô gái tò mò. Lý do là chúng ta thường nghe nói đến bitcoin nhưng không biết mò đâu ra. Nay có người mở đường giải thích nên họ tò mò. Tên bên kia nhắn tin, hướng dẫn mở một tài khoản với app ứng dụng rồi chỉ cách chuyển tiền vào tài khoản. Cái nguy hiểm ngày nay, chúng ta trả tiền cho mấy app ứng dụng như Uber, PayPal,…nên khi tải ứng dụng về điện thoại thì cứ quen không xét hỏi cái ứng dụng có thật, có an toàn.

Thấy người Mỹ cũng bị nhắn tin. Ông lính kể sẽ đi Á châu thế là có người nhảy vào hỏi thăm mấy lần khiến ông ta điên lên, hỏi bạn muốn gì. 

Sòng bài thì họ chuyên vụ này nên họ làm những ứng dựng này,… lúc đầu, họ cho thấy tiền đầu tư lên như điên. Có một cô gái và ông bố bỏ tiền vào thấy tiền lên đến hơn 1.2 triệu đô la. Hai cha con vui quá nên nghĩ đã đến lúc rút tiền bán để đi chơi. Triệu phú mà. Thì ứng dụng kêu phải trả thuế đâu $380,000 khiến hai cha con chới với. Dân lừa đảo sòng bài muốn làm cú chót nhưng hai cha con hết tiền và bắt đầu đặt câu hỏi thì xem như qua cơn mê, ta lại làm lại từ đầu. Nếu có $380,000 thì chắc họ cũng chuyển qua luôn như trường hợp lừa đảo timeshare. Cô gái tàu mất đâu hơn nữa triệu. Họ phỏng vấn mấy ông kia cũng bị mất đâu trên 300K. Kinh


Họ cho biết có ông tổng giám đốc một ngân hàng tỉnh lỵ bị lừa đến 50 triệu đô khiến ngân hàng phá sản. Kinh


Ngoài ra họ còn kể đến các chuyên gia về công nghệ thông tin ở Ấn Độ, tìm việc cho sòng bài rồi khi qua biên giới thì chủ tịch thu sổ thông hành rồi bắt làm việc 16 tiếng một ngày, phải làm lập trình các ứng dụng này không được trả lương lại còn bị đánh đập,.. không nhớ sao họ trốn thoát được. 

Mình bị lừa một lần, thấy trên Facebook quảng cáo bán xe bán tải, mình tính mua để trong vườn. Lại thấy rẻ. Mình gọi điện thoại thì bà bên kia bảo là chồng chết nên không biết lái xe bán tải nên bán rồi kêu mình gửi tiền bằng thẻ tặng quà của Target. Mình mới gửi một thẻ mất $100, để xem họ có nhận được không thì như ai nhắc mình nên ngưng thì họ cứ tiếp tục i-meo bảo gửi tiếp. Mình trả lời lại Fuck You! Họ sử dụng tài khoản của công ty E-Bay với địa chỉ và huy hiệu y-chang. Rút kinh nghiệm, thấy quảng cáo trên Facebook là không xem, thứ hai là nên chận hết các tin nhắn hay nhắn thoại. Nhắc lại ai nói mình gửi tiền bằng thẻ quà thì không bao giờ làm. Trả tiền qua American express là chắc ăn nhất. Giao dịch qua mạng mình đều dùng thẻ American express vì dễ lấy tiền lại. Ai không nhận mình không mua. Còn bắt trả thẻ quà (gift cards) thì biết là lừa đảo vì mình sẽ không bao lấy lại được. PayPal khó lấy tiền lại.


Kết luận là nghe lời vợ, không được nhấn các nhắn tin. Cứ xoá và chận hết. Nếu không thì tiền mất tật mang. Khi về già thì không nên nghĩ đến tình yêu nữa. Chỉ là những người muốn lừa tiền. Người kêu yêu mình thiệt thì lấy về thì họ toàn đủ thứ bệnh, họ cần người điều dưỡng miễn phí nên đừng nghe lời. Lấy về thì chết sớm vì phải nấu ăn, tắm rửa, làm ô sin không công. Gái hay trai trẻ thì họ xem mình có tiền không để đào. Họ nuôi tình yêu của mình cho đầy cảm xúc, mập mạp như heo tình yêu rồi thịt. Qua 6 bó rồi thì tình yêu chỉ là quá khứ. Chán Mớ Đời

Buồn đời thì vào bờ lốc https://www.muctimsonden.com/  đọc chuyện vớ vẩn quên buồn.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Xe Guntruck tại chiến trường Việt Nam

Tình cờ xem một phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam. Họ nói về các xe tự chế GunTruck của binh sĩ Mỹ tại Việt Nam. Khởi đầu cho việc sản xuất các xe loại này được trang bị hay tự chế khi quân đội Mỹ xâm chiếm Iraq. Các chiến binh Mỹ cũng lâm vào tình trạng bị quân Iraq bắn phá các đoàn xe tiếp liệu, khiến các vị chỉ huy phải đọc lại tài liệu của chiến tranh Việt Nam, và kêu gọi những tay chế xe này tại chiến trường Việt Nam, giúp ý kiến để chế độ lại các xe guntruck này để bảo vệ các xe tiếp liệu. Gun + truck = guntruck

Như chúng ta được biết là chiến tranh Việt Nam, sử dụng trực thăng để đổ quân và tải thương hay tiếp tế cho binh sĩ. Các căn cứ chính của quân đội mỹ như tại Pleiku, nhằm chận đứng Đường tiếp tế của Việt Cộng qua ngõ Hạ Lào đều có trực thăng. Trực thăng thì cần xăng dầu nên họ phải tiếp tế bởi các convoy xe chở xăng dầu. Họ đưa bản đồ từ Quy Nhơn chạy lên Pleiku. Họ cho chiếu các phim do chính các binh sĩ mỹ quay tại trận nên rất khốc liệt dù hình ảnh khi xưa không rõ nét lắm.

Xe tự chế bởi binh sĩ mỹ tại Việt Nam để chống phục kích

Việt Cộng cũng biết vấn đề này, muốn các trực thăng không tham chiến thì phải chận đường tiếp tế xăng dầu cho trực thăng nên ra lệnh phục kích các đoàn convoy. Không có xăng dầu thì trực thăng không cất cánh như trường hợp quân đội Việt Nam Cộng Hoà sau khi Hoa Kỳ rút lui. Thường thì có các xe chở lính chạy theo để hộ tống. Họ kể trận đầu tiên bị phục kích, trên núi rừng Việt Cộng bắn B40 cháy mấy chiếc xe hộ tống hay xe chở xăng. Buồn đời, các binh sĩ quân tiếp vụ của Hoa Kỳ mới tự chế các xe bọc sắt để hộ tống các đoàn xe chở xăng dầu, luôn tiện không bị bắn chết.


Vấn đề là các đoàn xe chở xăng dầu di chuyển qua các đèo nên rất khó mà phòng bị. Việt Cộng thì rất nhanh nhẹn thay đổi vị trí. Ngưng đoàn xe để lùng kiếm Việt Cộng rất khó khăn vì họ di chuyển trong rừng núi, nơi họ quen địa thế. Thêm đoàn xe sẽ đến chậm để tiếp tế nhiên liệu trực thăng cũng như súng ống,..

Cho nên chiến thuật của người Mỹ vẫn là giữ đường lộ không bị ngăn chận và nếu cần tiếp tục đến điểm kiểm soát kế tiếp của quân đội mỹ hay trở lại chỗ cũ.

Xe mỹ bị phục kích

Thoạt đầu họ chỉ lấy xe tải rồi lấy sắt đóng xung quanh xe tải, rồi gắn các đại liên M60,…M-2 .50 có thể xoay sở dễ dàng từ bên trái qua phải hay ngược lại.


Khi đoàn quân xa di chuyển thì các xe tải với súng đại liên có nhiệm vụ bảo vệ, quan sát để xem chỗ nào khả nghi. Vấn đề là Việt Cộng cũng khôn ngoan, họ tương kế tựa kế cũng thay đổi cách phục kích của họ. Các cuộc phục kích không bao giờ giống nhau để binh lính mỹ biết mà phòng bị. Xe quân xa kéo dài cả cây số. Do đó cách phòng bị cho đoàn quân xa là cần nhiều xe tải với súng hạng nặng. Họ chế các xe bảo vệ với những tấm thép dầy để đạn bắn không thủng và trang bị các loại súng hạng nặng như đại liên M60, M02 .50-cal Browning, cái này thường thấy trên máy bay và M134. Với 3 loại súng này bắn cùng một lúc thì cây cối gì trong rừng để bị hạ như chém chuối trong vườn vì có khả năng bắn từ 2,000 đến 6000 viên đạn trong một phút.

Nói chung thì các xe này bảo vệ rất hữu hiệu các xe chở xăng nhưng họ có thể bị bắn tỉa hay bị súng phóng lựu gây thương tích hay giết. Họ sơn tên của các xe tải này như The Untouchables, The Misfits, và Brutus,..


Trong phim họ có quay cảnh một ông lính tên Gary Dahl, nhận huy chương trễ nhờ ông ta hy sinh để cứu lấy mạng các đồng đội trong xe. Họ nói đến khu vực đèo An Khê. Sau cuộc tấn công và họ đã dẹp được các ổ phục kích, đang chuẩn bị trở về căn cứ thì có một ông Việt Cộng nào lẻn tới gần xe, thảy một trái lựu đạn vào phía sau xe. Ông Dahl thấy trái lựu Đạn nên nhảy nằm lên quả lựu đạn và tử thương.

Họ phỏng vấn các đồng đội cũ của ông ta và ai cũng khóc cho cuộc hy sinh của ông này đê họ được sống.

Ngày nay, các xe tải loại này được triển lãm  tại viện bảo tàng cựu quân nhân ở Oshkosh , tiểu bang Wisconsin. Ai có dịp ghé sang vùng này thì theo đường dẫn Military Veterans Museum . Họ làm lại các xe tải này để trưng bày trong viện bảo tàng. Mình thì chắc sẽ không viếng thăm mấy nơi này vì kỵ giết chóc.


Điểm đặc biệt là họ có quay cảnh một ông cựu quân nhân chiến tranh Việt Nam gặp một ông trẻ tuổi hơn, cựu quân nhân của chiến tranh Iraq. Hoá ra là khi quân đội Hoa Kỳ xâm chiếm Iraq cũng bị quân của Iraq phục kích tương tự nên thay vì muốn quên chiến tranh Việt Nam, họ phải lật hồ sơ chiến tranh Việt Nam ra xem để coi binh sĩ mỹ đã làm gì để chống lại các cuộc phục kích. Từ đó họ mới liên lạc với ông cựu quân nhân chiến tranh Việt Nam để cố vấn chế tạo các xe tải với súng nặng. Sau này ông từ Iraq về có ghé thăm và cảm ơn ông đi lính ở Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam thì người Mỹ muốn quên cũng như Iraq và Á Phú Hãn. Chỉ thấy phim ảnh đề cao về đệ nhị thế chiến được Hồ Ly Vọng quay nhiều nhất. Chán Mớ Đời  xem đường dẫn các loại xe tải guntruck.

https://youtu.be/_3ffrOzOLEE?si=yrs_PJkO6mXGVT7J

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thành phố tương lai GAFA

Thành phố GAFA, thành phố 15 phút 

Năm nay mình được đi viếng mấy thành phố ở Hoa Kỳ như Boston, Seattle, Oregon, New York thì rất ngạc nhiên vì thấy hệ thống đường xá dành cho xe đạp rất nhiều. Khắp nơi trong thành phố có những bãi đậu xe đạp. Nếu muốn đi xe đạp, chỉ cần mở cái app trong điện thoại rồi mở khoá xe đạp, chạy đến nơi mình muốn đến thay vì đi taxi hay xe điện ngầm, xe buýt. Đến nơi, cứ trả xe đạp tại một bãi đậu xe đạp bên đường. Rồi muốn đi đâu đến khi cần xe đạp thì ghé lại một bãi đậu xe đạp khác để lấy chiếc khác. Hiện tượng này khiến mình thấy xe hơi như taxi ít lại và xe chạy chậm lại không như xưa khi mình còn ở đó. 

Buồn đời, khi đi chơi vùng Trung Á, mình mò mò tài liệu để đọc trên máy bay hay phi trường, xem lý do của sự thay đổi lối sống của các thành phố trên. Mình bỏ nghề kiến trúc sư từ ngày lấy vợ đến nay nên không theo dõi về thiết kế đô thị và kiến trúc, chỉ tìm đọc tài liệu về đầu tư.

Khi xưa đi học mình có nghe nói đến những lý thuyết tạo dựng các thành phố từ Le Corbusier đến El futurismo, đến các thành phố của xã hội chủ nghĩa, những thất bại của những chương trình này ở âu châu và Hoa Kỳ mà mình có kể ở CHicago, họ có cho xây dựng các chung cư to đùng để rồi vài năm sau phải phá bỏ vì tỷ lệ phạm pháp, bất an ninh như các thành phố Saint Denis, Nanterre, Bobigny với những HLM mà mình có tham gia khi làm việc cho ông giáo sư của mình ở Paris. Đi viếng các nước của liên Sô cũ, mình cũng thấy dáng dấp các HLM ở ngoại ô Paris được thiết kế trong thời Liên Xô. Những lý thuyết gia, triết gia gây ảnh hưởng đến kiến trúc như ông Jacques Derida với phong trào Deconstruction. Khi mình vào trường kiến trúc thì đúng lúc phong trào Hậu Tân Đại rồi vài năm sau lại lỗi thời. Đến nay thì mình không biết thể loại gì.


Hoá ra chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà các công ty Hoa Kỳ ở Silicon Valley và Seattle đang thay đổi lối sống của chúng ta từ 1945 đến nay. Người ta gọi GAFA để chỉ định 4 công ty Google, Apple, Facebook và Amazon, đã thay đổi cuộc sống của chúng ta từ khi Internet ra đời. Muốn biết tin tức, cái gì thì bắt chước ông Nguyễn Du khi xưa, 100 năm trong cỏi người ta những gì không biết thì tra gú gồ. Lười đi phố thì lên Amazon đặt hàng mua, rồi cứ ôm cái iPhone cả ngày, nhấn nhấn thay vì gọi điện thoại nói chuyện, đàm thoại với người trước mặt. Rồi chụp hình những gì mình làm như nấu ăn, đi vệ sinh cũng chụp, đi ăn cũng chụp, mua cái quần cũng chụp. Cứ tưởng tượng, khi nấu ăn, mình chạy qua nhà hàng xóm kêu qua nhà mình rồi chỉ cho họ xem món mình mới nấu, rồi đưa họ ra cửa, sau đó ngồi ăn một mình.


Con người luôn luôn mơ đến một cuộc đời tốt đẹp, họ phát hoạ ra một lối sống mới, một thành phố qua lịch sử cận đại, chúng ta thấy các thành phố được xây dựng dựa trên các chủ nghĩa Phát xít (El futurismo), Đức quốc xã, xã hội chủ nghĩa, tư bản,… đưa đến những hệ quả giết người của thế kỷ 20.


Ở Pháp mới xuất hiện 1 cụm từ mới “thành phố 15 phút, Ville du quart d’heure” sau đại dịch khi con người bị dồn nén tại gia. Giấc mơ bắt người dân sinh hoạt đời sống hàng ngày trong một chu vi 1 km với bán kính 15 phút đi bộ. Họ làm việc tại nhà, đi bộ để mua thức ăn, chợ búa, bác sĩ,…trong vòng 15 phút như ở làng khi xưa. Cần gì thì có Amazon giao đến tận nhà thậm chí ăn uống cũng được giao tận nhà. Con người không cần phải ra ngoài như xưa, tự chôn chân mình trong một căn phòng.

Ông giáo sư Sorbonne tạo ra ý tưởng thành phố 15 phút và được chính quyền thực hiện

Bà đô trưởng Anne Hildago, dựa vào đại dịch, đưa ra ý định biến Paris thành một thành phố đi bộ, để giảm bớt sự ô nhiễm vì thủ đô này được xem là ô nhiễm nhất âu châu. Người ta không còn nhìn thấy tháp Eiffel vì không khí ô nhiễm. Chương trình của bà này được các thành phố lớn bắt chước như Thượng hải, Ottawa, Montreal, New York,…trong nhóm 40 thành phố trên thế giới.


Tuần rồi thấy anh bạn đi Paris với gia đình, thấy tải mấy tấm ảnh thấy rất khác xưa thời mình ở đó. Thiên hạ ngồi ngoài đường nhiều, có bàn ghế, thậm chí bên bờ sông Seine, thiên hạ cuối tuần vác bàn ghế ra ngồi ăn thấy cuộc sống chậm lại.


Thành phố 15 phút muốn giảm bớt sự di chuyển nhất là về mặt xe cộ, hình như Paris bắt buộc đến năm 2030 chỉ có xe hơi chạy điện mới được lưu hành. Xem như 7 năm nữa, ai muốn làm giàu đến Paris mua xe cũ rồi chở qua Việt Nam hay Châu Phi bán.


Họ mong đợi một hình thái xã hội gần hơn trước đây. Nếu chúng ta để ý thì ngày nay đi phố, đi xe lửa, vào tiệm ăn, con người chỉ cầm cái điện thoại, do đó chỉ cần đi bộ sống lòng vòng, đâu cần phải đi xa để khám phá.

Đường dành cho thiếc mã ở Nữu Ước

Chúng ta đang đi ngược lại với tư duy “turbo-tư bản” mà khi xưa các nước phấn đấu thi đua chạy theo sự phát triển của tư bản chủ nghĩa với những xa lộ, xe lửa cao tốc, với hệ thống RER nối liền các thành phố ngoại ô Paris, cứ sáng sớm thấy thiên hạ lái xe từ từ trên các xa lộ, khi nhân viên SNCF làm reo là khốn khổ một đời con kiến đi tha mồi về tổ. Các đường xe chạy nhanh dọc sông Seine, nghe nói nay cuối tuần thì họ đóng cửa xe hơi, chỉ để bộ hành và xe đạp sử dụng.


Tiểu bang Cali được thiết kế như một chân trời tự do, ai nấy đều có một chiếc xe để tự do di chuyển, không phụ thuộc vào ai, nhà nước với xe buýt, xe lửa, xe điện ngầm,.. phương châm giới trẻ là tiên học lái hậu hoc văn. Cứ 15 tuổi chúng bắt đầu đi học lái xe rồi 16 tuổi thi lấy cái bằng tương đương như một chứng nhận quyền tự do con người. Không lệ thuộc vào bố mẹ, vào xe buýt công cộng.


Ngày nay chúng ta đã quá mệt mỗi di chuyển để kiếm cơm hàng ngày. Mỗi ngày cứ từ 5 giờ sáng trở đi là thấy xe kẹt trên xa lộ và chiều từ 4 giờ, người ta hối hả lái xe về. Người ta có thể mất đến 4-5 tiếng đồng hồ lái xe hay ngồi xe công cộng. Mình nhớ dạo mới lấy nhau, đồng chí gái phải lấy xe buýt lên Los Angeles làm việc. Sáng mình chở ra bến xe buýt từ 7 giờ sáng rồi chiều đi đón 7 giờ tối sau được 3 năm thì bỏ việc trên Los Angeles để làm gần nhà, ít lợi tức hơn nhưng tránh 4 tiếng ngồi xe buýt.

Hình ảnh Taj Mahal cho thấy sau các hoà quang thường có những hình ảnh đau thương

Cách đổi mới lối sống và làm việc mà Paris đang muốn thực hiện như một đáp án cho sự mệt mỏi di chuyển bằng xe cộ, xe lửa đến chỗ làm dựa vào Internet. Vấn đề mà các nhà xã hội học đặt ra nếu tạo dựng một đời sống xung quanh 15 phút đi bộ. Chỗ làm việc gần nơi làm việc đúng hơn tại nhà thì sẽ tạo ra một vấn đề tâm lý khác, không tách rời nơi làm việc và đời sống gia đình. Đưa đến bệnh Trầm cảm, làm việc chỉ qua điện thoại hay Zoom, không có sự hiện diện để kết nối.


Vợ chồng cả hai làm việc ở nhà, trưa kêu người ta đem thức ăn đến như khi mình ở New York, mùa đông lạnh nên gọi tiệm ăn gần đó giao thức ăn rồi ngồi ngay bàn để ăn hay lấy cơm nguội ra ăn, không có một ranh giới giữa làm việc và đời tư. Cho thấy sẽ có những vấn đề về tâm lý sẽ xẩy ra.


Ý tưởng sinh hoạt trong vòng 15 phút chỉ là một ước mơ, chưa phải là một mô hình hay lý thuyết vì chúng ta chưa biết được kết quả, phải cần thời gian để thẩm định như các mô hình xã hội chủ nghĩa của thế kỷ 20.


Con gái mình làm việc cho một công ty ở Los Angeles nhưng lại ở New York, gặp đồng nghiệp qua Zoom hay xếp. Lâu lâu nó cho mướn căn phòng của nó 1 tuần lễ cho ai đó ghé lại New York chơi rồi bay đi xứ khác như Portugal vẫn làm việc được qua mạng.


Các nhà thiết kế đô thị có ảnh hưởng hiện nay như ông Jaime Lerner, Jan Gehl đã gây ảnh hưởng trên thế giới bằng cách cho người cư ngụ đi xe đạp và đi bộ lại với những phố đi bộ trong trung tâm thành phố. Khi đến Amsterdam xứ Hoà Lan, xứ này không có đồi núi nên thiên hạ đạp xe mệt thở. Xe đạp hư hay hết thời trang thì họ đem liệng xuống mấy con kênh khiến chính phủ mỗi năm phải cho tàu đến vớt xe đạp cũ lên vì cản trở lưu thông các chiếc tàu nhỏ trên các con kênh.


Cách đây 100 năm, một nhà thiết kế đô thị mỹ tên Clarence Stein đưa ra một lý thuyết về một đơn vị hàng xóm (l’unité de voisinage) với ý tưởng 15 phút đi bộ cho việc sinh hoạt cộng đồng. Năm 1960 thì bà Jane Jacobs lại ủng hộ các thành phố đông dân cư mà mình đã làm luận án ra trường về xây dựng một thành phố ngoại ô của Milan, Ý Đại Lợi. Thành lập một thành phố nhỏ như một bức tường thành cổ xưa thời trung cổ, phía trên có một đường xe lửa cao tốc, chở người dân di chuyển vào Milan làm việc, tối về, bước ra khỏi nhà ga là có chợ búa, trường học, nhà cửa. Thời đó ông Al Gore chưa biết Internet là gì.

Tường thành ở Uzbekistan

Năm 2020, một giáo sư đại học Sorbonne, gốc Colombia tên Carlos Moreno, đưa ra ý tưởng thành lập thành phố 15 phút « ville du quart d’heure ». Hồi mình sang Pháp thì nghe kể đến cuộc cách mạng văn hoá 1968, người dân nổi loạn chống lại những sai lầm về cuộc Cách Mạng kỹ nghệ hoá, Pháp quốc vẫn là một nước còn trong thời nông nghiệp.


Sau đệ nhị thế chiến, với chương trình Marshall, người Mỹ bơm tiền vào để hiện đại hoá xứ này tạo dựng các nhà máy, nông dân được khuyến khích ra thành phố làm việc trong các hãng xưởng lớn như Renault,… thay vì ở trong một căn nhà ở làng hay đồng quê, nay họ phải chen chút trong các HLM, chung cư hạng rẻ tiền với thiếu thốn mọi mặt. Mình nhớ các thành phố như Nanterre, Bobigny họ cho xây nhiều HLM, mấy chục tầng hay ở Mantes la Jolie, dành cho công nhân và gia đình ở, xung quanh không có gì cả. Muốn đi chợ búa là phải đi xe buýt, đủ trò. Gặp giới trẻ đi học về không có gì làm buồn đời đi phá làng phá xóm như mình khi xưa, rồi các tệ nạn xã hội, sì ke ma tuý đến.


Tại Trung Cộng, họ muốn tránh vấn nạn này nên xây cất các chung cư cao tầng để nông dân ra tỉnh làm việc có thể mua nhà để ở nhưng giá thành quá đắt nên bỏ trống cả chục năm này, có nơi họ phải đập phá bỏ. Ở Hoa Kỳ cũng vậy, Cali cần 5.5 triệu căn hộ mới nhưng đất đai và xây cất vật liệu quá đắt nên giá thành quá cao để một gia đình bình dân có thể mua.

Khi xưa mình học về thiết kế đô thị thì họ phân chia, loại chỉ định khu vực làm việc, khu kỹ nghệ, khu dân cư thì tối đến các khu kỹ nghệ như bãi tha ma, các khu văn phòng đóng cửa, khu dân cư thì đèn đóm lên do đó phải di chuyển vì các xí nghiệp được xây dựng phía ngoại ô để rẻ tiền. Từ đó thành phố cũ bị bỏ hoang, người ta dọn ra ngoại ô gần các xí nghiệp. Nay thì ngược lại, người ta ùn ùn vào tháng phố cũ, trùng tu lại để sống vì ngoại ô chẳng có gì. Muốn đi xem Opera phải bò vào thành phố lớn còn thì xem phim bộ trên truyền hình.

 Từ 1 thập niên qua, Cali cho phép các nhà đầu tư có thể xây nhà , văn phòng chung với nhau để tránh trường hợp kể trên. Vùng Tierra Bella ở Huntington Beach cho thấy đông đúc tấp nập lại khác với 20 năm về trước, như chùa Bà Đanh. Nay các văn phòng chợ búa ở dưới còn các tầng trên dành cho các chung cư. Ban ngày hay buổi tối đều tập nập.


Chúng ta thấy các công ty GAFA xây dựng các mô hình của họ nơi làm việc. Có nên áp dụng các mô hình này để tạo dựng lại các thành phố cũ, chia thành những khu vực 15 phút như các hợp tác xã khi xưa hay các kibutz của DO Thái. Họ có thể sử dụng trường học ban đêm sau tan trường để chơi thể thao hay hội họp khu phố, thay vì bỏ trống. Vấn đề là người ta có bỏ xuống cái điện thoại thông minh, để tham gia các buổi họp, đấu bóng,.. hay ngồi ì uống nước ngọt to béo.


Ngày nay Paris tạo dựng được hơn 1,000 cây số đường cho xe đạp, nghe đâu đến năm 2030 thì chỉ có xe điện mới được lưu hành. Ngày nay cuối tuần có nhiều con lộ ở rive gauche, không cho xe hơi chạy, chỉ để người đi xe đạp và bộ hành. Người dân có thể picnic bên bờ sông Seine,…


Sau khi người dân Paris nổi loạn đánh chiếm ngục Bastille tạo dựng cuộc cách mạng, đánh đổ chế độ quân chủ chuyên chế để thay thế một chế độ chuyên chính khác do Napoleon thực hiện. Dạo ấy ông Hausmann được chỉ định thiết kế lại Paris. Họ đưa lý do là Paris có vấn đề y tế, cống rảnh,.. trên thực tế ý định nhà cầm quyền là để dễ di chuyển quân đội đàn áp khi có bạo loạn. Họ không muốn một Bastille thứ hai xẩy ra. Các đại lộ có thể đặt đại bác để bắn vào dân nổi loạn.


Sau cuộc cách mạng Mai 68, thì chính phủ De Gaulle bỏ tiền thuế của dân để làm đường lại vì không muốn kẻ bạo loạn nậy các cục đá lót đường để chọi cảnh sát cơ động. Mình nghĩ sau covid thì các nước hay thành phố muốn tái thiết kế lại các thành phố để dễ cô lập hoá người dân nhân danh y tế hay sức khoẻ người dân nên mới nẩy ra ý nghĩ thành phố 15 phút. Lý do là ý tưởng này đã có từ hơn 100 năm trước mà mình đã học thời sinh viên. Họ dễ dàng kiểm soát an ninh cho người dân với các camera an ninh khắp nơi.

Tại Do Thái, người ta gắn camera khắp nơi để quan sát vùng PAlestine. Một anh Ạ, cứ mỗi sáng thức giấc là ra vườn xem chim hay cho gà ăn nhưng hôm nay không thấy anh ta thì máy điện toán báo động ngay để xem anh ta có trong nhà hay đã đi đâu đêm qua không về. Đi ngoài đừng chúng ta thấy rất nhiều camera an ninh, được gắn khắp nơi, truyền tải hình ảnh trực tiếp.


Có lần về Sàigòn, mình được mấy người bạn học cũ của đồng chí gái rủ đi ăn cưới con của một người bạn học cũ. Đến nơi thấy một toà nhà cao 8 hay 9 tầng, có đến 10 đám cưới cùng một lúc. Vấn đề là họ cho xây một bin đinh to lớn mà không có chỗ để gửi xe. Hồi đầu năm về Sàigòn thì thấy nhà cửa xây dựng đủ nơi, có nhiều nơi chưa bán được để lê thê bên đường như mấy chung cư thời Liên Xô bỏ trống mà mình vừa có dịp thấy ở Georgia. Cho thấy họ xây dựng đột suất, không có chương trình gì cả, không chợ búa, không trường học để học sinh ở đó có thể đi bộ đến trường. Nói chung là không có gì hết ngoài các chung cư.



Các chung cư HLM ở Pháp được xây dựng theo tinh thần xã hội chủ nghĩa còn có bãi đậu xe, trạm xe buýt gần đó hay métro.


Ý tưởng đô thị 15 phút đã có từ lâu nhưng nay người ta mới áp dụng. Mình không biết kết quả sẽ ra sao vì con người muốn được tự do, không muốn chôn chân tại một chỗ. Cũng có thể các đám đầu tư địa ốc, đưa ra chương trình này để được chính phủ cho đặc quyền, mượn tiền để trùng tu lại các khu phố trong thủ đô vì ngoại ô, đa số các người nghèo nhất là thế hệ thứ hai của người di dân, thất nghiệp, hay nổi loạn phá phách. Mình nghĩ đến các tên đầu sỏ về địa ốc hơn là mơ mộng về cuộc sống 15 phút gần nhà. Anh phải kiếm vợ trong vòng 15 phút, tìm việc ăn uống trong vòng 15 phút thì chán ngấy. Không còn gì khám phá về cuộc đời. 


Ở Hoa Kỳ, hàng xóm của mình, gặp nhau nói chuyện nắng mưa độ 5 phút mà nay họ muốn mình chỉ sống loay quay trong vòng 15 phút đi bộ. Lại càng cô đơn hơn trước.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn