Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khoẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khoẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

La mã thành phố lịch sử của nghệ thuật

 Hôm nay được tin Đức giáo hoàng mới qua đời khiến mình nhớ đến lần đầu tiên đến La Mã đúng lúc Đức giáo hoàng Paulus VI mới qua đời và họ bầu vị đại diện của Thiên Chúa Giáo mới, Giovanni Paolo đệ nhất rồi 33 ngày sau, ông này lăn đùng ra chết. Sau đó họ bầu đức giáo hoàng Giovanni Paolo đệ nhị, gốc Ba Lan, mạnh khoẻ đến khi bị ông thổ nhỉ kỳ nào bắn nhưng Chúa cứu nên còn sống nhưng sức khoẻ xuống.

Con đường này rất đẹp. Được xây dựng trên 2000 năm vẫn tồn tại. Mình ngồi đây vẽ đến chiều thì thấy y chang mặt trời lặn. Mình có xem một phim Ý Đại Lợi, không nhớ tên là ban đêm sau đệ nhị thế chiến, chỗ này mấy chị em ta ra đứng đường rất đông. Hình như đạo diễn là Paolo Pasolini.

Mỗi ngày sau khi vẽ ở vatican mình với ông thầy ghé qua quảng trường San Paolo để xem với thiên hạ khói trắng hay khói đen. Thường độ 5 giờ chiều thì chỗ ống khói thấy khói bay lên. Khói màu đen là chưa có bầu được Tân Đức giáo hoàng còn màu trắng thì đã được bầu xong khiến thiên hạ vui mừng vỗ tay. Mấy Đức Hồng y họp mặt trong nhà nguyện Sixtina. Nơi Michelangelo bỏ 3 năm đời người để vẽ cái Trần nhà nổi tiếng.

Viết đến đây mới nhớ là sau khi viếng nhà nguyện này thì họ đóng cửa không cho du khách vào để bầu bán xem ai là vị đứng đầu nhà thờ thiên chúa giáo, thay thế Đức giáo hoàng Paolo VI. Mình nhớ đức Hồng y tên Giovanni Paolo đệ nhất nhưng sau một thời gian ngắn, hình như 33 ngày ông ta lăn đùng ra chết. Mình về lại Paris đâu 3 tuần lễ. Ông thầy mình hỏi đi La Mã nữa không. Chán Mớ Đời . Dưới đây là trần nhà của nhà thờ San Ignatio di Loyola do hoạ sĩ Pozzo vẽ, gọi là trompe l’oeil .

Chuyến viếng thăm là mã quá nhiều chỗ để viếng nên sau này mình trở lại hàng năm vào dịp lễ giáng sinh ở với gia đình mấy người bạn Ý Đại Lợi. Cứ 10 ngày, sáng vác đồ đi vẽ thăm viếng viện bảo tàng. Có nhiều nơi quá đẹp. Lần trước trở lại, họ mời ăn cơm thì thấy họ còn treo mấy tấm tranh của mình tặng khi xưa. Rất cảm động.


Nhưng nếu có dịp thì nên viếng Vatican nhất là viện bảo tàng. Đẹp tàn canh khói lửa
Viện bảo tàng Vatican. Bác nào đến La mã nên chịu khó bò vào đây xem. Có tất cả những gì hiếm có trên thế giới đều được mang về đây.
Palazzo Colonna
Galleria Borghesa
Thánh đường san Clemente 

Palazzo Spada 
Cầu thang danh tiếng của Palazzo Farnese.
Các Đức Hồng y tụ họp ở nhà nguyện Sixtina để bầu vị lãnh đạo của thiên chúa giáo. Nhà nguyện này được mang tên Đức giáo hoàng Sixtus người mướn Michelangelo để vẽ Trần nhà theo kinh thánh. Nhờ viếng nhà nguyện này không hiểu gì cả phải mượn tháng kinh về đọc để hiểu các bức tranh. 
Nhà nguyện Sixtina bên ngoài




Tính viết chi tiết về mấy tấm tranh trên Trần nhà của Michelangelo nhưng lười quá.

Nhà nguyện bên trong. Hình như nay rất khó viếng, phải mua vé trước mới được vào vì họ sợ đông người. Khi xưa mình vô cửa vô tư, ngồi vẽ. Có thẻ sinh viên quốc tế là vào cửa vô tư.
Villa farnesina
Viện bảo tàng Capitoline

Hôm nào kể tiếp.

Ai đến đây nên bắt chước Chúa Giê su bò lên cầu thang này. Họ kêu như vậy nhưng mình nghĩ chắc không đúng. Hình như họ làm replica của cầu thang ở Jerusalem.



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Bầu Đức giáo hoàng


Đức giáo hoàng Francisco vừa qua đời vào ngày thứ hai của lễ Phục Sinh thì theo luật nhà thờ, ngài sẽ được chôn vào ngày thứ 4 đến thứ 6 sau khi qua đời. Tòa thánh Vatican sẽ vào giai đoạn Papal Interregnum sau 20 năm từ khi đức giáo hoàng Giovanni Paolo II qua đời. Vì vị đức giáo hoàng Benedict XVI, sau ông ta từ chức trước khi chết. Khi đức giáo hoàng qua đời, mọi việc sẽ ngưng hẳn, chú tâm cho tang lễ. Căn phòng của đức giáo hoàng sẽ được niêm phong. Nếu ai tò mò nên xem cuốn phim “Conclave” rất tỉ mỉ về bầu đức giáo hoàng của thiên chúa giáo. Trong phim họ quay cảnh cửa của căn hộ sang trọng của đức giáo bị niêm phong để không ai vào phòng, lấy đồ phi tang này nọ trong khi họ điều tra. Hình như đức Giáo hoàng Francisco không ngụ tại đây nhưng vẫn bị niêm phong. Ngài đã ở nhà khách, bình thường hơn. Xem như triều đại của ông đã chấm dứt.

Như trong phim Mật Nghị (Conclave,) trong khi chờ đợi đức giáo hoàng mới được bầu lên thì Đức Hồng y Kevin Farrell, sẽ thay thế cai quản Vatican. Người ta gọi ông ta theo tiếng ý “Camerlengo”. Ông ta giữ hết các quyết định quan trọng khi Vatican vắng đức giáo hoàng.

Đám tang sẽ diễn ra tại thánh đường San Paolo. Quan tài của ngài Francisco sẽ được để trong thánh đường San Paolo như khi đức giáo hoàng Giovanni Paolo II qua đời. Sẽ có hàng ngàn người nối đuôi thăm viếng. Đám tang của ngài xong, sẽ tiếp theo 9 ngày để tang mà nhà thờ gọi Novendiales. Mình nhớ năm 1978, sau đám tang của đức giáo hoàng Palus VI, mình mới đến La Mã và có mục kiến tân đức Giáo Hoàng Giovanni Paolo đệ nhất, được bầu nói trước lan can của nhà thờ nhưng 33 ngày sau ông ta lăn đùng ra chết. Nghe nói bị ám sát. Có dịp mình kể vụ này.


Đức giáo hoàng Francisco muốn được chôn dưới lòng đất, không trống không kèn, chỉ có tấm đá được khắc tên “Franciscus”.

Sau đám tang, mọi việc sẽ trở thành quan trọng vì nhà thờ sẽ phải chọn người kế nghiệp để dẫn dắt con chiên 5 châu của nhà thờ ở thế kỷ 21 với nhiều thử thách rất lớn. Các đức Hồng y trên thế giới sẽ bay về, những ai dưới 80 tuổi sẽ có quyền được đầu phiếu, bầu vị đức giáo hoàng mới. Nghe nói kỳ này có đến 136 vị. Họ sẽ gặp mặt nhau và chuẩn bị : Conclave.(mật nghị). Trước kia thường họ bầu các Hồng y người Ý Đại Lợi nhưng từ khi đức giáo hoàng Giovanni Paolo đệ nhị, người Ba Lan được bầu thì các đức giáo hoàng tiếp nối đều người ngoại quốc, nói lên sự ảnh hưởng quan trọng của những vùng đông giáo dân. Nghe nói có thể năm nay là một đức hồng y xuất thân từ Phi Châu. Không biết có theo chủ nghĩa thức tĩnh hay không. Trong phim Mật Nghị, họ nói đến bầu người đồng tính làm đức giáo hoàng.

Nhà nguyện Sixtina, có trần nhà được vẽ bởi Michelangelo, nói các đức Hồng y họp mặt để bầu vị lãnh đạo của 1.4 tỷ con chiên trên thế giới. Trong hình các Hồng y xếp hàng để bỏ phiếu.

Khi các đức Hồng y sẵn sàng cho vụ bầu phiếu thì họ tự nhốt trong nhà nguyện Sixtina. Không được đem điện thoại vào hay có mặt truyền thông nên sẽ không có tin xì ra. Mỗi đức Hồng y sẽ viết Một (1) tên: “eligo in summum Pontificem” (tôi bầu đức giáo hoàng tối cao) rồi bỏ vào thùng phiếu. Nếu không ai đủ phiếu 2/3, họ sẽ đốt các lá phiếu với hoá chất. Khói sẽ bốc lên màu đen hay trắng. Năm 1978, mình viếng La-mã đúng lúc họ đang bầu đức giáo hoàng mới Giovanni Paolo đệ Nhất, sau khi đức giáo hoàng Paulus VI qua đời. Ngày nào mình đều ghé Vatican để xem khói đen hay khói trắng. Khói đen thì chưa bầu được ai còn màu trắng là chúng ta có một vị tân đức giáo hoàng.

Năm 1978, mình ghé lại toà thánh mỗi chiều để xem khói từ ống khói. Đen như hình thì chưa còn trắng là chúng ta có tân đức giáo hoàng.

Cũng mất mấy ngày nhiều khi mấy tuần. Họ bầu 4 lần trong ngày. Họ ngưng để cầu nguyện, rồi bàn cãi, thương lượng như làm chính trị, rồi bỏ phiếu. Đến khi một người được đủ số 2/3 phiếu của 136 vị lãnh đạo nhà thờ trên thế giới. Một đức Hồng y sẽ đại diện bước ra lan can kêu: “habemus papam“ (chúng ta có đức giáo hoàng). Lúc đó thiên hạ đứng ở quảng trường San Paolo reo hò như mình năm 1978 dù không phải công giáo nhưng cũng ké với thiên hạ.

Dưới mấy cái tượng có một lan can, sân thượng, một Hồng y sẽ tuyên bố cho giáo dân sau khi bầu được vị lãnh đạo tối cao. Sau đó vị đức giáo hoàng mới, sẽ được trình diện với giáo dân trên thế giới 

Vấn đề là kỳ này khác biệt vì đức giáo hoàng Francisco đã phá bỏ thông lệ. Ngài không sống trong dinh Vatican, như trong phim Mật Nghị, ngài rửa chân các người tỵ nạn, nghèo khó theo hình ảnh của Chúa Giê-su khi xưa. Đó là hình ảnh khiêm nhường này khiến mình thích vị đức giáo hoàng này. Do đó người ta đặt câu hỏi, người kế vị sẽ theo bước chân của ngài? Hay trở lại thông lệ xưa? Ngoài ra có những chuyện mang tai tiếng cho nhà thờ như xách nhiễu tình dục các trẻ em trong nhà thờ từ bao nhiêu năm qua và được giấu che. Người kế vị sẽ phải giải quyết những vấn đề này. Danh tiếng của nhà thờ trong tương lai sẽ tuỳ thuộc vào những biện pháp, giải quyết các vụ tai tiếng này. Không chỉ ở Vatican, Âu châu mà còn loan tả khắp thế giới có đến 1.4 tỷ tín đồ, chờ đợi sự dẫn dắt của Tân đức giáo hoàng. Ông ta có thể thay đổi thế giới về niềm tin, pháp lý, truyền thống và sự cảm thông. Ngày nay người Âu châu mất niềm tin rất nhiều vào nhà thờ Vatican. Ít ai đi lễ nhà thờ hàng tuần, ít cúng dường nên nhà thờ gặp khó khăn, phải bán hay cho thuê nhà thờ. Mình có vào nhiều nhà thờ được thành lập khu thương mại, nhà sách, tiệm cà phê,…

Thánh đường San Paolo nơi họ đang đặt quan tài của đức giáo hoàng

Mình không phải công giáo nên có những từ của công giáo không biết nên các bác biết thì cho em biết để bổ túc.

Hôm nào rảnh mình sẽ kể nhà nguyện Sixtina với mấy tấm tranh của Michelangelo.

Đây căn phòng là Đức giáo đã ngụ suốt 12 năm đứng đầu các lãnh đạo thiên chúa giáo. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn 

Sinh nhật thứ 136 của tháp Eiffel

  

Ngày này 136 năm về trước, tháp Eiffel vừa được hoàn thành và ngày nay trở thành biểu tượng của Pháp quốc, có trên 7 triệu du khách viếng thăm mỗi năm. Ngày thứ 2 đến Paris, là mình chạy ra đây xem cái tháp này, rồi đi bộ lên vườn Lục Xâm Bảo. Sau này thì đến đây vẽ rất nhiều lần.

Vấn đề là người Pháp mới đầu thù ghét toà tháp, họ gọi tân đại, nhục nhã và quá Mỹ (trop Americain). Tương tự như trung tâm văn hoá Pompidou do 2 kiến trúc sư Enzo Piano và Richards Rogers và viện bảo tàng Louvres do kiến trúc sư I.M. Pei thiết kế, công ty này mình có thời gian làm việc tại New York trước khi dọn qua Cali. Mình nhớ hồi mới sang Paris, thì trung tâm văn hoá Pompidou mới khánh thành, thiên hạ bàn tán nhất là khi biết mình là sinh viên kiến trúc nên hơi mệt để trả lời. Tây đầm kêu « c’est honteux ».

Tòa tháp này khởi công vào năm 1887, và hoàn tất 2 năm sau, vào ngày 31 tháng 3 năm 1889. Đây là một công trình chưa từng có và là một thách thức đối với kỹ thuật không giống bất kỳ công trình nào trước đây. Tấm ảnh trên là bức hoạ đầu tiên của ông Maurice Koechlin năm 1884. 

Khi hoàn thành, công trình cao 300 mét và ngay lập tức trở thành tòa nhà cao nhất thế giới. Không có công trình nào trong lịch sử cao hơn 200 mét, chứ đừng nói đến 300 mét, và kỷ lục của Tháp Eiffel không bị phá vỡ cho đến khi Tòa nhà Chrysler hoàn thành vào năm 1930 tại New York.


Tháp Eiffel vẫn thống trị chân trời của Paris gần một thế kỷ rưỡi sau đó. Công ty xây dựng tòa tháp này do ông Gustave Eiffel điều hành.

Nhưng chính hai kỹ sư tại công ty của ông, Maurice Koechlin và Émile Nouguier, là những người lập kế hoạch đầu tiên. Một kỹ sư khác tên là Stephen Sauvestre đã tinh chỉnh thiết kế của họ và thêm các mái vòm trang trí. Khi các kế hoạch được công bố, nó đã gây ra sự phấn khích... và sốc.

Trong suốt quá trình xây dựng, Eiffel  biểu tượng của dự án đã bị chế giễu và chỉ trích trên báo chí. Tây đầm là vua chê, chỉ trích bú xua la mua.


Đây là những gì một nhóm nghệ sĩ người Pháp nổi tiếng đã nói trong một chuyên luận chung về tòa tháp: Những lời phàn nàn như vậy nghe có vẻ lạ, bởi vì Tháp Eiffel không hề kém phần Paris so với Khải Hoàn Môn, Nhà thờ Đức Bà hay Bảo tàng Louvre. Mình nhớ khi công ty kiến trúc I.M.Pei & Partners thắng giải này thì tổng thống François Mitterand nói với ông Pei là ông sẽ không là một Bernini thứ hai. Kiến trúc sư vẽ tòa thánh Vatican, được mời sang Pháp để thiết kế xong bị từ chối vì kiến trúc sư Pháp ganh tị.

Vì vậy, đây là lời nhắc nhở quan trọng rằng mọi thứ hiện nay vốn cũ kỹ và truyền thống đã từng hiện đại đến kinh ngạc. Khi ý tưởng nào mới đi trước thời đại, cần có thời gian để người ta chấp nhận và sau đó ca ngợi. 

Trong bức ảnh này, tòa tháp chỉ mới 25 tuổi. Daọ ấy người ta chuyên chở vật liệu bằng phà nên các kiến trúc dinh thự lớn đều nằm dọc bờ sông để dễ thực hiện. Nếu người Pháp phá bỏ thì không có tấm ảnh này.


Kỹ nghệ hóa nhanh chóng, dân số tăng, đô thị hóa và phát triển công nghệ đã đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với kiến ​​trúc thế kỷ 19. Liệu đây một tòa tháp bằng sắt, ​​có phải là giải pháp không? Tháp Eiffel đại diện cho sự kết hợp giữa kiến ​​trúc và kỹ thuật, một sự kết hợp vẫn tiếp tục cho đến thế kỷ 21. Sự hợp tác kỹ sư và kiến trúc sư rất quan trọng cho công trình. Kiến trúc sư thiết kế xong mà gặp kỹ sư không giỏi nhất là không có đầu óc khai phá thì không thực hiện được công trình. Khi mình làm việc ở lUân Đôn cho công ty kiến trúc sư Norman Foster thì ông ta dùng công ty kỹ sư Ove Arup rất giỏi để tính toán giúp thêm ý kiến để vẽ thêm cho đẹp. Như sử dụng cấu trúc cho các tấm kính to đùng. 

Nó cho thấy tiềm năng to lớn của các vật liệu và phương pháp hiện đại để tạo ra những công trình trước đây không thể nghĩ tới... và những công trình cũng có thể đẹp.

Triển lãm Thế giới là gì? Đó là "Hội chợ Thế giới". Hình như Việt Nam mình gọi là Đấu Xảo. Đây là (và vẫn là) những cuộc triển lãm lớn được tổ chức vài năm một lần tại một thành phố khác nhau. Năm đi Dubai thì mình hụt xem cuộc đấu xảo ở đây vì mở cửa sau khi mình về. 


Tương tự như Thế vận hội dành cho những thành tựu quốc gia, những khám phá công nghệ và kiến ​​trúc hơn là thể thao. Hai vụ này nhằm để biểu dương sức mạnh của quốc gia tổ chức.

Cuộc triển lãm đầu tiên diễn ra tại Prague vào năm 1791, nhưng hội chợ thế giới thực sự mang tính quốc tế đầu tiên diễn ra tại London vào năm 1851. Nó đã tạo ra xu hướng xây dựng các tòa nhà triển lãm đặc biệt, trong trường hợp này là Cung điện Pha lê, để trưng bày kỹ năng của các kỹ sư thời Victoria. Mình thấy kỹ sư Anh quốc rất giỏi thích làm việc với họ hơn mấy ông Tây.


Những cuộc triển lãm đầu tiên này (như các hội chợ thế giới được gọi) tập trung vào những thành tựu của ngành công nghiệp và kỹ thuật, xét cho cùng, thế kỷ 19 là thế kỷ phát triển công nghệ nhanh chóng.

Mỗi quốc gia đều tìm cách trưng bày những gì họ đã đạt được trong một cuộc thi liên lục địa. Các công nghệ mới đã ra mắt và hàng triệu người đã tham dự, bao gồm các nhà báo, nhà khoa học, khách du lịch và các chức sắc.

Họ đã thấy mọi thứ từ tàu hỏa và điện thoại cho đến những điều kỳ lạ như con dao và nĩa lớn nhất thế giới, được tạo ra cho Triển lãm Centennial Expo năm 1876 tại Philadelphia.

Thế giới tràn ngập những di tích còn sót lại từ các cuộc triển lãm này, với những tòa nhà đẹp và khác thường được xây dựng chỉ để chào đón khách và tạo nên không khí. Giống như Khải Hoàn Môn của Barcelona, ​​được xây dựng cho Hội chợ Thế giới năm 1883:

Tuy nhiên, những tòa nhà này thường không tồn tại được, chúng chủ yếu được xây dựng tạm thời. Trong số các Triển lãm Centennial ở Philadelphia, chỉ có bốn tòa nhà còn tồn tại; phần còn lại đã bị tháo dỡ.

Giống như Tháp Eiffel, được dự tính sẽ  bị phá bỏ vào năm 1909! Tuy nhiên, các cuộc triển lãm này không chỉ dành cho quốc gia đăng cai — các quốc gia khác cũng được mời.

37 quốc gia đã tham gia Triển lãm Centennial ở Philadelphia và trong bức ảnh này từ Triển lãm Vienna năm 1873, có thể thấy Gian hàng Nhật Bản bên cạnh Gian hàng Ottoman. Và vì vậy, các cuộc triển lãm này cũng trở thành cơ hội cho các cuộc triển lãm về kiến ​​trúc cũng như công nghiệp.

Hội chợ Thế giới năm 1925 tại Paris là nơi khai sinh ra trường phái Art Deco, khi các kiến ​​trúc sư từ khắp nơi trên thế giới trình làng những phong cách hiện đại và xu hướng thiết kế nội thất mới nhất:

Cũng giống như London đã trưng bày Cung điện Pha lê vào năm 1851, người Pháp đã tìm cách thể hiện sức mạnh công nghiệp của riêng họ vào năm 1889. Nó được xây dựng trong bầu không khí cạnh tranh, do đó có quy mô và tham vọng lớn.


Vậy... Tháp Eiffel có vô nghĩa không? Khi tốn tiền dân tình để xây cất những toà nhà tạm thời để rồi dỡ bỏ sau khi cuộc triển lãm bế mạc.

Nó được xây dựng không vì lý do nào khác ngoài việc trở thành trung tâm của một cuộc triển lãm kéo dài sáu tháng và quảng cáo cho kỹ thuật của Pháp.


Tuy nhiên, không ai có thể dự đoán được danh tiếng trong tương lai của tòa tháp làm bằng sắt này. Mãi đến năm 1967, đã có một kế hoạch tháo dỡ Tháp Eiffel, vận chuyển đến Montreal để tham gia Triển lãm Thế giới và lắp ráp lại để triển lãm tại Pháp. Kế hoạch này đã bị bác bỏ vì rõ ràng là Charles de Gaulle có ý định từ chối cấp phép tái thiết tại Paris. Tất nhiên là có nhiều lý do, nhưng lý do chính chỉ đơn giản là thời gian.

Các nhà được triển lãm tại expo này sau bị phá hủy. Tháp Eiffel dự tính để 20 năm trước khi phá bỏ nhưng cuối cùng người Pháp bắt đầu yêu mến tháp này nên giữ lại. 

Bản thân Eiffel đã bảo vệ tòa tháp bằng cách so sánh nó với các kim tự tháp ở Ai Cập:

"Tháp của tôi sẽ là công trình cao nhất mà con người từng tạo ra... tại sao một thứ đáng ngưỡng mộ ở Ai Cập lại trở nên ghê tởm và lố bịch ở Paris?" ông Eiffel đã đưa ra một quan điểm đúng đắn để bênh vực cho công trình của ông ta. 


Khi đủ thời gian trôi qua, bất cứ điều gì cũng có thể trở nên thú vị, mức độ phổ biến không được đo bằng cảm nhận của mọi người ngay lúc này, mà bằng cảm nhận của họ sau một trăm năm nữa.

Paris năm 1887 có vẻ như sẽ bị hủy hoại bởi Tháp Eiffel; Paris năm 2025 sẽ không thể tồn tại nếu không có nó. Thế vận hội vừa qua được tổ chức nhiều cuộc tranh tài dưới chân của tháp Eiffel. Nói cho ngay mình vẽ tháp Eiffel không biết bao bánh kêu lần nhưng chưa bao giờ leo lên. Cứ nghĩ mình sẽ lên đó khi có dịp rồi đùng một cái đi qua Ý Đại Lợi làm rồi từ đó bước chân “lãng tử” lết khắp nơi kiếm ăn đến khi phát hiện ra mối tình hữu nghị của đồng chí gái. Hy vọng lần sau về Paris mình sẽ leo lên đây ngồi uống trà nhìn lại đời mình thấy vui vui một đời. 

Bảo tàng viện ở Panama do kiến trúc sư Frank Gehry thiết kế 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn