Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến tranh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến tranh. Hiển thị tất cả bài đăng

Những con đường Trường Sơn đặc biệt


Đọc mấy bài viết của ông Mỹ, cựu phi công tham chiến tại Việt Nam, kể lại các điệp vụ, nhảy toán, thám thính của ông Nguyễn Văn Cư, thuộc lực lượng đặc biệt của Việt Nam Cộng Hoà. Kể về những vụ nhảy toán vào con đường Trường Sơn, để thâu thập tin tức để thả bom. Người Mỹ bỏ bom không biết bao nhiêu tấn, thậm chí còn thải bột da cam mà ngày nay các cựu chiến binh Hoa Kỳ, vẫn còn bị ảnh hưởng. Nhưng tại sao không chận được đường tiếp tế của Hà Nội vào nam. Tò mò mình đọc được cuốn sách của ông Đặng Phong, giáo sư viện Kinh Tế Hà Nội. Nói thêm những con đường Trường Sơn khác thì mới hiểu thêm chút gì về cuộc tiếp liệu của Việt Cộng trong chiến tranh Việt Nam.


Chỉ tìm thấy bản đồ từ Hải cảng Cao Miên đến vùng Pleiku, chưa tìm ra bản đồ đến miền Tây nam bộ. Ai có cho em xin để bổ túc.


Mình thấy quan trọng nhất, hiểu lý do ông Hoàng Thân Sihanouk cho phép Việt Cộng chuyển tiếp liệu qua Hải cảng của xứ Khờ Me đưa đến sự thất bạo chống cộng sản của Việt Nam Cộng Hoà.

Sau hiệp định Geneva, Việt Nam bị các nước lớn chia làm đôi như xứ Triều Tiên, Đức quốc. Cựu ngoại trưởng Trần Văn Đổ kể là hai phái đoàn người Việt đại diện tham dự hội nghị cho vui vì một hôm, ông Phạm Văn Đồng, gọi điện thoại ở khách sạn cho ông Đổ, cho biết phái đoàn Liên Sô nói họ đã thống nhất với Hoa Kỳ, Pháp chia cắt Việt Nam ở vỹ tuyến 17. Thế là ngọng. Người Việt không có quyền nói gì cả về sinh mệnh của quốc gia họ. Sau đó, hai phe người Việt, đại diện cho hai khối đánh nhau chí choé cho ngoại bang từ 1954 đến 1975. Tương tự ngày nay, mấy nhóm như Hezbollah, Houthi, Hamas,..đánh dùm cho Ba Tư này nọ. Dân chết chớ chả ăn nhập gì đến tương lai của họ.


Họ kêu 2 năm sau, tổng tuyển cử để thống nhất lại Việt Nam. Vấn đề là ngoại bang chia cắt Việt Nam ở vĩ tuyến 17, lại quên chú ý đến số người dân vì tính ra người dân ở Bắc Việt từ Cửa Tùng trở lên có 3 triệu người dân hơn miền Nam sau khi có 300,000 người miền Nam tập kết ra Bắc và 1 triệu người di cư vào nam. Thời đó Việt Nam có độ 18 triệu ngoài Bắc và 15 triệu trong Nam. Ngoài ra Đảng cộng sản còn cài đặt lại miền nam nhiều cán bộ, để tạo dựng cơ sở đánh phá miền nam. Cho thấy họ không chủ trương thống nhất đất nước bằng hoà bình mà bằng quân sự.


Ông Diệm về nước làm thủ tướng rồi truất phế ông Bảo Đại, đắc cử tổng thống của đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà. Có thi hành chương trình Ấp Chiến lược, bắt chước của người Anh quốc tại Mã Lai. Mình đọc đâu đó thì ông Phạm Ngọc Thảo được cử thực hiện vụ này. Ông này lại là tình báo của Việt Cộng nên huề cả làng. Sau đó người Mỹ phải bỏ vụ này. Nhìn lại thì ông Diệm, phải lo giặc trong thù ngoài. Bình định nhóm Bình Xuyên của Bảy Viễn, Ba Cụt,… một mặt phải truy lùng Việt Cộng nằm vùng. Một mặt có nhóm thành phần thứ 3, chống đối, giựt dây bởi Hà Nội. 

Trong cuốn sách, kể là những năm 1960, nhu cầu chi viện cho miền Nam gia tăng. Dạo ấy, sau khi Stalin bị KHruschov lên án  Mao Trạch Đông nổi điên nên hai nước có lộn xộn nên đường tiếp tế của Liên Xô qua ngõ Trung Cộng hơi gặp khó khăn. Do đó họ tìm đường khác, con đường Cao Miên.


Hà Nội cử ông Ca Văn Thỉnh làm đại sứ tại Cao Miên. Ông này khi xưa có dạy học tại Sàigòn và hoàng thân Sihanouk là học trò nên giúp quan hệ hai nước thắt chặt hơn và cho phép Hà Nội chuyển vũ khí của liên Xô đến Hải cảng Sihanoukville. Nghe nói khi xưa ông Sihanouk qua Sàigòn học ở trường Chasseloup-Laubat, họ không nói ông Thỉnh có làm giáo sư ở trường này. Nhiều khi Việt Cộng cứ nói đại cho vui. Mình có ghé lại Hải cảng này mấy năm trước. Toàn là tàu và người Tàu. Họ xây cất sòng bài khắp nơi, nghe nói nay te tua vì người Tàu hết tiền đi chơi. Xây cất bú xua la mua. Từ Hải cảng này họ chuyên chở đến các mật khu Việt Cộng gần biên giới Việt Nam Cộng Hoà.


Dạo này Cao Miên và Thái Lan muốn đánh nhau. Điểm đặc biệt là ông Hun Sen là gốc tàu, mà bà thủ tướng thái lan cũng gốc tàu. Không biết khi điện đàm, họ nói tiếng gì, tàu hay anh ngữ.


Họ thành lập Đoàn Hậu Cần 17, chuyên tổ chức tiếp nhận từ miền Bắc qua cảng Sihanoukville , rồi từ đó chuyển vận đến B2, Nam Bộ, vùng tạm chiếm.


Người phụ trách là ông Nguyễn Gia Đằng, tự Tư Cam, lót đường hối lộ mấy tướng tá Cao Miên hay giao 1/3 khí tài cho quân đội Cao Miên. Từ năm 1966 đến 1975, họ đã tiếp nhận 20,478 tấn vũ khí, 1,284 tấn quân trang, 731 tấn quân y, 65,810 tấn gạo, 5,000 tấn muối.


Họ thành lập công ty thương mại Hắc Lỷ, có giấy phép kinh doanh khắp Cao Miên, mua hàng hoá của người cao miên và tiếp nhận hàng hoá từ Hải cảng rồi chuyển vận đến bưng, chiến trường. Công ty khá lớn vì có đến 564 nhân viên, đa số là Việt kiều và người cao miên làm việc cho công ty. Họ chuyển vận với 150 xe vận tải, có thuê thêm của người cao miên, và ca-nô để vận chuyển hàng hoá đến các chiến trường tại Việt Nam.


Họ kể đưa ông Đức Phương làm chủ hãng. Hà Nội chuyển tiền và vàng cho ông này hoạt động. Ông ta kết thân với tư lệnh Nam Vang, Unxiut nên có thể thuê xe vận tải của quân đội Cao Miên để chuyển vận khí tài. Ông ta tặng bộ trưởng an ninh cao miên một chiếc xe Mercedes và ông thần này tặng lại ông chiếc xe cũ của ông ta. Thế là cứ chạy xe này phong phong khắp cao miên, không ai chận hỏi.


Từ biên giới họ chuyển vận về Tây Ninh, Long An, đồng Tháp, miền Tây,… họ thành lập đoàn thanh niên xung phong để lo công việc tải đạn được này. Nói là xung phong nhưng trên thực tế họ bắt xung phong như sau 75, họ đem thanh niên miền nam xung phong nghĩa vụ quốc tế qua Cam bu chia. Nói là xung phong chớ bị bắt làm tù không lương. Họ dùng thuyền để chuyển vận quân trang qua kinh Vĩnh Tế, sau này Việt Nam Cộng Hoà khám phá nên chận đánh khá nhiều. Máy bay bỏ bom cũng nhiều và năm 1969, gần như không còn vận tải qua đường ngày nữa vì Việt Nam Cộng Hoà càn quét nhiều.


Tổng kết từ năm 1967 đến 1974, họ đã vận chuyển cho miền Tây 13,650 tấn vũ khí, đưa người về miền Tây hơn 30,000 gồm bộ đội và cán bộ. Sau Hoa Kỳ kêu tướng Lonnol lật đổ ông Sihanouk thì con đường này bị chặn. Việt Nam Cộng Hoà đánh qua Cao miên khiến bọ đội bỏ chạy rút lui  về hứng Hạ Lào, ông tướng Đổ Cao trí muốn truy sát nhưng Hoa Kỳ không cho, buồn đời trực thăng ông ta nổ trên trời. Sau đó Việt Cộng sử dụng đường khác. Nếu người Mỹ cho phép thì có lẽ đã truy kích đến Hạ Lào thì có lẽ mấy năm sau không có sự thất bại của Lam Sơn 719. Khi Việt Cộng đã cũng cố lực lượng và chờ đợi phe ta. (còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Hắc sơn tử

Những huyền thoại về chiến tranh Việt Nam không đúng sự thật

Buồn đời mình đọc mấy bài viết về người Mỹ vẫn chưa hiểu hay hiểu sai về chiến tranh Việt Nam. Có lẻ cuộc chiến Việt Nam vẫn để lại cho Người Mỹ rất nhiều ngộ nhận về cuộc chiến đẫm máu mà hk đã mất trên 50,000 binh sĩ tại chiến trường Việt Nam. Khác với các cuộc chiến mà Hoa Kỳ đã từng tham dự. Nói chung thì từ đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ không có chiến công nào hiển hách cả. Sang Á Phủ Hãn, Iraq,..ôm đầu máu chạy, tốn không biết bao nhiêu tiền. Được cái là học được kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam nên ít thấy hình ảnh trên đài truyền hình. Nên dư luận Hoa Kỳ không bài chống dù cuộc chiến ở Á Phú Hãn kéo dài hơn 20 năm. Khi rút lui, họ đều mừng rỡ như trút được cái nợ đời.

Cuộc chiến Việt Nam sau 50 năm, vẫn chưa được giải mả, giải độc dư luận Hoa Kỳ. Bao nhiêu tranh cãi vẫn còn ghi dấu trong tâm thức người Mỹ.

Khác với những điều chúng ta biết, gần 2/3 người Mỹ tham chiến tại Việt Nam đều tình nguyện nhập ngủ. Chỉ có 1/3 là bị nhập ngủ. Dạo đó người Mỹ phải đi quân dịch sau khi đủ 18 tuổi. Chỉ có sau này mới bãi bỏ vụ đi quân dịch, chỉ có tình nguyện tham gia quân đội. Khi xưa, mình ở Âu châu cũng có vụ đi quân dịch, nay nghe nói họ bỏ vụ này sau khi Liên Xô tan rã.

Nhiều thanh niên nhập ngũ vì lòng yêu nước, truyền thống quân sự gia đình, hoặc để lựa chọn ngành nghề thay vì chờ đợi lệnh gọi nhập ngũ. Cơ hội kinh tế, đào tạo chuyên môn và thăng tiến trong sự nghiệp cũng là động lực thúc đẩy các tình nguyện viên.

Thực tế này làm phức tạp thêm câu chuyện đơn giản về sự phản đối nghĩa vụ quân sự của toàn dân. Mặc dù chế độ nghĩa vụ quân sự vẫn còn gây tranh cãi và bất bình đẳng, việc công nhận tỷ lệ tình nguyện viên cao mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về việc ai đã chiến đấu và tại sao.

Hình ảnh những người lính trở về bị khạc nhổ và ngược đãi trên toàn dân đã bị phóng đại quá mức. Họ kêu “babies killers” vì những vụ tàn sát như Mỹ Lai đã khiến người Mỹ lên án, và từ đó phong trào chống chiến tranh. Mặc dù một số cựu chiến binh đã phải đối mặt với sự thù địch, đặc biệt là ở một số khu vực đô thị hoặc khuôn viên trường đại học, nhiều cộng đồng đã chào đón những người lính của họ trở về nhà bằng các cuộc diễu hành và sự ủng hộ.

Nghiên cứu của nhà sử học Jerry Lembcke cho thấy những câu chuyện lan rộng về các cựu chiến binh bị khạc nhổ xuất hiện nhiều năm sau khi chiến tranh kết thúc, chứ không phải trong chính cuộc xung đột. Hầu hết những người biểu tình phản chiến đều hướng sự tức giận của họ vào các chính sách của chính phủ và lãnh đạo quân đội, chứ không phải vào từng quân nhân.

Chúng ta thấy dạo này cơ quan ICE, truy lùng các người di dân lậu, khiến người Mỹ chống lại chiến dịch, ra tay chống lại, cản trở các nhân viên công lực làm việc. Biểu tình, chận nhân viên công lực. 

Sự khác biệt về khu vực đóng một vai trò quan trọng trong cách các cựu chiến binh được đón nhận, với nhiều cộng đồng nông thôn và bảo thủ thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với những người đã phục vụ.

Hollywood thường chiếu phim về Việt Nam như cuộc chiến quy ước trong rừng nhưng trên thực tế thì phức tạp hơn. Quân đội Hoa Kỳ phải sử dụng các chiến lược về chiến tranh tâm lý, tuyên truyền, bình định các làng mạc thêm ngoài đụng trận với Việt Cộng. Các đơn vị hoạt động đặc biệt như Mũ xanh đã làm việc rộng rãi với người dân bản địa, huấn luyện lực lượng phòng thủ địa phương và thu thập thông tin tình báo. Chương trình Phượng hoàng đặc biệt nhắm vào cơ sở hạ tầng của Việt Cộng thông qua thu thập thông tin tình báo và các hoạt động có mục tiêu.

Lực lượng ven sông hải quân tuần tra các tuyến đường thủy phức tạp, trong khi các đơn vị kỵ binh không quân tiên phong trong các chiến thuật tấn công bằng trực thăng. Cách tiếp cận đa diện này phản ánh sự thích nghi của quân đội với một cuộc xung đột phi truyền thống, thách thức học thuyết chiến tranh truyền thống của phương Tây.

Quân đội Mỹ thực sự đã giành chiến thắng gần như tất cả các cuộc giao tranh quy ước lớn với quân đội Bắc Việt và du kích Việt Cộng. Hỏa lực, hỗ trợ trên không và huấn luyện vượt trội của quân đội Hoa Kỳ đã mang lại cho họ những lợi thế chiến thuật quyết định trong các cuộc đối đầu trực tiếp.

Kết quả của cuộc chiến không được quyết định bởi những thất bại trên chiến trường mà bởi những thất bại chiến lược và ý chí chính trị suy yếu. Nam Việt Nam cuối cùng đã thất thủ hai năm sau khi quân đội chiến đấu Mỹ rút lui, không phải vì lính Mỹ không thể giành chiến thắng trong các cuộc đấu súng.

Tình cờ mình đọc cuốn sách của ông nào ở ngoài Bắc vê con đường mòn Hochiminh. Thật ra có đến 4-5 con đường mòn hochiminh, tiếp liệu cho cuộc đánh chiếm miền nam. Hóa liên Xô tiếp tế súng đạn cho họ, chở thẳng đến Hải cảng Sihanoukville rồi từ đó chuyển vận về căn cứ sát biên giới. Nghe họ kể là các tướng lãnh cao miên tham nhũng đòi tiền hoặc chia cho họ súng đến 1/3. Để hôm nào mình kể vụ này. Để hiểu lý do Việt Nam Cộng Hoà thất bại.

Sự khác biệt này quan trọng vì nó nhấn mạnh rằng chiến tranh hiện đại không chỉ đơn thuần được chiến thắng bằng sức mạnh quân sự. Các mục tiêu chính trị, sự ủng hộ của dân chúng và sự kiên nhẫn chiến lược thường quyết định kết quả cuối cùng hơn là người chiến thắng trên chiến trường. Như trường hợp Mậu Thân, Việt Nam Cộng Hoà và quân đội Mỹ chiến thắng lớn, cộng quân thất bại nặng nề, người dân miền nam không ai đứng lên tiếp tay họ để dành lấy chính quyền, ngược lại bỏ chạy mệt thở, trốn họ đến nổi họ điên tiết lên pháo kích đoàn dân chạy tỵ nạn. Nhưng về mặt chính trị, họ đã chiến thắng, tạo dựng lên phong trào chống chiến tranh Việt Nam, khắp Hoa Kỳ và Âu châu.

Có 

Cuộc chiến đã lan rộng ra xa khỏi biên giới Việt Nam, bao trùm phần lớn Đông Nam Á. Các chiến dịch ném bom ồ ạt ở Campuchia và Lào - một số được giữ bí mật với công chúng Mỹ trong nhiều năm - đã thả xuống lượng chất nổ nhiều hơn cả lượng chất nổ được sử dụng trong toàn bộ Thế chiến II.

Đường mòn Hồ Chí Minh, tuyến đường tiếp tế của Bắc Việt Nam, chạy qua hai nước láng giềng Lào và Campuchia. Lực lượng Mỹ và đồng minh đã tiến hành nhiều chiến dịch xuyên biên giới nhằm phá vỡ các tuyến tiếp tế và nơi ẩn náu của địch.

Thái Lan là nơi đặt các căn cứ không quân lớn của Mỹ, nơi các cuộc ném bom được thực hiện hàng ngày. Khi máy bay cất cánh từ phi tường Utapao, là gián điệp của Bắc việt đã biết và đánh điện cho Hà Nội. Trong khi đó, các hoạt động hải quân mở rộng khắp Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông, biến đây thành một cuộc xung đột khu vực thực sự, gây bất ổn cho nhiều quốc gia trong nhiều thập kỷ sau đó.

Không chỉ là những người nông dân bình thường với súng trường, nhiều chiến binh Việt Cộng rất kỷ luật và tinh thông chiến thuật. Ban lãnh đạo của họ thường bao gồm những cựu chiến binh giàu kinh nghiệm, những người đã chiến đấu chống lại quân đội Nhật Bản và Pháp trong nhiều thập kỷ. Tướng tá đều được điều từ Bắc việt xuống chiến trường miền nam.

Việt Cộng duy trì các hệ thống đường hầm, bệnh viện dã chiến và mạng lưới tiếp tế phức tạp khiến các nhà hoạch định quân sự Mỹ phải bối rối. Việc thu thập thông tin tình báo của họ cực kỳ hiệu quả, với những người ủng hộ trên khắp xã hội Nam Việt Nam cung cấp thông tin quan trọng. Mình đọc phần họ tiếp tế từ miền Bắc, thêm nằm vùng miền nam hay từ Cao Miên qua rất kinh khủng. Việt Nam Cộng Hoà đứng vững đến 1975 là quá giỏi.

Khả năng trà trộn vào dân thường, tấn công bất ngờ rồi biến mất của họ đại diện cho chiến tranh du kích kinh điển được thực hiện với kỹ năng đặc biệt. Lính Mỹ thường xuyên nhận xét về quyết tâm, sự tháo vát và hiệu quả chiến đấu của đối thủ bất chấp những bất lợi về vật chất.

Quân đội Hoa Kỳ đã rải hơn 20 triệu gallon chất diệt cỏ tương tự như chất độc da cam trên khắp miền Nam Việt Nam - đồng minh của Mỹ - chứ không chỉ riêng lãnh thổ của kẻ thù. Những hóa chất này đã phá hủy thảm thực vật để ngăn chặn sự ẩn náu của lực lượng đối phương và dọn sạch vành đai xung quanh các cơ sở quân sự.

Quân nhân Mỹ thường xuyên hoạt động tại các khu vực mới bị rải chất độc, vô tình phơi nhiễm với chất dioxin nguy hiểm. Người dân Việt Nam tại các khu vực bị rải chất độc đã bị ảnh hưởng sức khỏe ngay lập tức và các dị tật bẩm sinh kéo dài đến tận ngày nay. Mình thấy trên các mạng xã hội, các cựu binh sĩ Mỹ đều nhắc đến vụ này và hậu quả vẫn theo họ đến ngày nay.

Tác động môi trường nghiêm trọng đến mức nhiều khu vực rộng lớn của Việt Nam vẫn bị phá rừng trong nhiều thập kỷ. Chiến dịch hóa chất lan rộng này là một trong những chiến dịch chiến tranh môi trường lớn nhất trong lịch sử, với những hậu quả vượt ra ngoài mục tiêu chiến đấu và ảnh hưởng đến cả bạn và thù.

Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 đã gây ra tổn thất quân sự nặng nề cho cả Việt Cộng và quân đội Bắc Việt. Gần 45.000 chiến sĩ cộng sản đã thiệt mạng, mình lại nghe nói đến 300,000 nên không biết đâu là sự thật, so với khoảng 4.000 quân Mỹ và Nam Việt Nam, trên thực tế đã tiêu diệt Việt Cộng như một lực lượng chiến đấu hiệu quả.


Tuy nhiên, tác động tâm lý lên dư luận Mỹ đã biến thất bại quân sự này thành một chiến thắng chiến lược. Những thước phim truyền hình về cuộc giao tranh ở Sài Gòn và các thành phố khác trái ngược với tuyên bố chính thức rằng cuộc chiến đang diễn ra tốt đẹp.

Bài xã luận nổi tiếng của Walter Cronkite đặt câu hỏi về khả năng chiến thắng của cuộc chiến sau Tết Mậu Thân đã phản ánh bước ngoặt này. Cuộc tấn công cho thấy rằng bất chấp sự tham gia của Mỹ trong nhiều năm, lực lượng địch vẫn có thể tiến hành các cuộc tấn công phối hợp trên toàn quốc, làm suy yếu niềm tin vào chiến thắng cuối cùng. 

Ảnh hưởng của truyền thông lên dư luận về Việt Nam là đáng kể nhưng không mang tính quyết định. Các cuộc thăm dò cho thấy sự ủng hộ của người Mỹ đối với cuộc chiến đã bắt đầu suy giảm trước khi các bài viết chủ yếu mang tính tiêu cực.

Các bài viết ban đầu thực sự có xu hướng ủng hộ các bài viết chính thức của chính phủ. Chỉ sau khi khoảng cách về độ tin cậy giữa các tuyên bố của Lầu Năm Góc và thực tế xuất hiện, việc đưa tin mới trở nên quan trọng hơn.

Những mối liên hệ cá nhân với cuộc chiến - việc các thành viên gia đình đang phục vụ, các báo cáo thương vong ngày càng tăng và các chi phí kinh tế - đã định hình dư luận mạnh mẽ hơn so với việc chỉ đưa tin trên truyền thông. Mối quan hệ giữa truyền thông và dư luận rất phức tạp, với việc các nhà báo thường phản ánh những nghi ngờ hiện hữu thay vì tạo ra chúng, hoạt động như những sứ giả của một cuộc xung đột ngày càng không được lòng dân hơn là những người kiến tạo nên nó.


Phong trào phản chiến bao gồm nhiều nhóm khác nhau với những thái độ khác nhau đối với các quân nhân. Nhiều tổ chức biểu tình nổi tiếng đã tách biệt rõ ràng việc phản đối chính sách của chính phủ với thái độ đối với từng người lính.

Cựu chiến binh Việt Nam phản chiến đã trở thành một trong những tiếng nói phản chiến mạnh mẽ nhất, với hàng nghìn quân nhân trở về tham gia các cuộc biểu tình. Sự hiện diện của họ đã làm phức tạp thêm câu chuyện về người biểu tình so với binh lính.

Nhiều nhà hoạt động đã làm việc trực tiếp với các cựu chiến binh về các vấn đề như điều trị PTSD, phơi nhiễm chất độc da cam và các quyền lợi. Ghi chép lịch sử cho thấy nhiều nhóm phản chiến đã phát hành các tài liệu bày tỏ sự ủng hộ dành cho quân đội trong khi phản đối các chính sách đưa họ vào chiến tranh, thể hiện một lập trường tinh tế hơn là sự thù địch hoàn toàn đối với những người đã phục vụ.

Hoa Kỳ đã ném nhiều bom trong Chiến tranh Việt Nam hơn cả trong Thế chiến II - hơn 7 triệu tấn. Bắc Việt Nam đã phải chịu đựng các chiến dịch ném bom dữ dội hơn bất kỳ quốc gia nào từng trải qua trước đây, nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu.

Chiến dịch Thunderbold Sấm Rền và Chiến dịch Linebacker đã không thể lay chuyển quyết tâm của Bắc Việt Nam hoặc ngăn chặn sự xâm nhập vào miền Nam. Các lực lượng du kích nông thôn đã chứng tỏ khả năng chống chịu đáng kể trước sức mạnh không quân thông thường, phân tán vào rừng rậm và các đường hầm ngầm.

Nền kinh tế nông nghiệp phi tập trung của Bắc Việt Nam và sự hỗ trợ của Liên Xô/Trung Quốc đã giúp họ chống chọi được các chiến dịch ném bom. Các nhà sử học quân sự hiện nay thừa nhận rộng rãi rằng ném bom chiến lược đã mang lại hiệu quả giảm dần trong cuộc xung đột này, khiến lập luận "ném bom nhiều hơn sẽ thắng" trở nên khó hiểu khi xét đến quy mô chưa từng có của các hoạt động không quân được tiến hành.

Xung đột ở Việt Nam có nguồn gốc sâu xa hơn nhiều so với hệ tư tưởng Chiến tranh Lạnh. Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa chống thực dân Việt Nam đã được Hà Nội sử dụng qua tuyên truyền, thúc đẩy nhiều chiến sĩ đấu tranh chống lại sự thống trị của nước ngoài qua nhiều thế hệ, đầu tiên là chống lại sự cai trị của Trung Quốc, sau đó là chủ nghĩa thực dân Pháp, sự chiếm đóng của Nhật Bản, và cuối cùng là sự can thiệp của Mỹ. Mình có xem phim tài liệu giải mả về tổng thống JFK. Ông này chống lại việc Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam. Lý do là khi ông ta làm thượng nghị sĩ được thượng viện Hoa Kỳ gửi đi Việt Nam để xem xét tình hình, có nên giúp Pháp quốc ở chiến trường Đông-Dương. 24 tiếng đồng hồ sau khi ký sắc lệnh rút các cố vấn Mỹ tại Việt Nam về thì ông ta bị ám sát. Cũng như trước đây tổng thống Ngô Đình Diệm, không muốn Hoa Kỳ đưa quân qua Việt Nam nhiều.


Chính quyền miền Nam Việt Nam dưới thời những nhân vật như Ngô Đình Diệm mang tính độc tài hơn là đại diện dân chủ. Nhiều người miền Nam không hoàn toàn ủng hộ phe nào, bị kẹt giữa các quan chức chính phủ tham nhũng và những người cách mạng cộng sản. Họ thành lập thành phần thứ 3 và bị loại khỏi vòng chính trị ngay sau 30/4/75.

Các yếu tố tôn giáo càng làm vấn đề trở nên phức tạp hơn, với căng thẳng Phật giáo-Công giáo và chính trị dân tộc thiểu số ảnh hưởng đến lòng trung thành. Khuôn khổ dân chủ-cộng sản được đơn giản hóa đã không nắm bắt được những động lực địa phương phức tạp này, những yếu tố cuối cùng đã tỏ ra quyết định trong việc quyết định kết quả của cuộc xung đột.

Thuyết domino dự đoán rằng nếu miền Nam Việt Nam rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản, các nước láng giềng chắc chắn sẽ đi theo như những quân cờ domino đổ. Sau khi Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975, Lào và Campuchia đã trở thành cộng sản, dường như đã xác nhận lý thuyết này.

Tuy nhiên, các quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và Philippines đã thành công trong việc chống lại sự tiếp quản của cộng sản. Các quốc gia này đã thực hiện các chiến lược chống cộng sản của riêng mình trong khi phát triển kinh tế, chứng minh rằng điều kiện địa phương quan trọng hơn vị trí gần các quốc gia cộng sản.

Bản thân Việt Nam sau đó đã cải cách nền kinh tế theo định hướng thị trường và hiện vẫn duy trì mối quan hệ tích cực với Hoa Kỳ. Kết quả trái chiều này cho thấy học thuyết domino đã đơn giản hóa quá mức các động lực khu vực phức tạp và đánh giá thấp hoàn cảnh và khả năng tác động riêng biệt của mỗi quốc gia.

Những tội ác như Thảm sát Mỹ Lai, nơi quân đội Mỹ giết hại hàng trăm thường dân Việt Nam, đã xảy ra và đại diện cho những tội ác chiến tranh thực sự. Tuy nhiên, những sự việc như vậy chỉ là ngoại lệ chứ không phải là thông lệ tiêu chuẩn đối với 2,7 triệu người Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam.

Hầu hết các đơn vị Mỹ hoạt động theo các quy tắc giao chiến được thiết kế để giảm thiểu thương vong dân sự, mặc dù những quy tắc này đôi khi khó tuân thủ trong điều kiện chiến tranh du kích. Nhiều cựu chiến binh nhớ lại việc đã tích cực làm việc để bảo vệ thường dân Việt Nam và xây dựng mối quan hệ với cộng đồng địa phương.

Tom Hayden Phản chiến

Sự phức tạp về mặt đạo đức của chiến tranh chống nổi dậy, nơi kẻ thù không mặc quân phục và đôi khi sử dụng thường dân làm lá chắn, đã tạo ra những tình huống khó xử về đạo đức thực sự cho quân đội. Việc nhận ra sắc thái này không phải là lời bào chữa cho những hành động tàn bạo đã được xác minh, mà là bối cảnh để hiểu được các khía cạnh đạo đức của cuộc xung đột.

Chiến tranh Việt Nam không phải là một cuộc xung đột vô nghĩa, mà đã thay đổi căn bản xã hội và thể chế Mỹ. Quân đội chuyển sang lực lượng tình nguyện, chấm dứt chế độ nghĩa vụ quân sự đã tồn tại từ Thế chiến II.

Về mặt chính trị, Đạo luật Quyền hạn Chiến tranh đã hạn chế quyền điều động quân đội của tổng thống mà không có sự chấp thuận của Quốc hội. Truyền thông ngày càng hoài nghi về các tuyên bố của chính phủ, tạo nên mối quan hệ đối đầu với các nguồn tin chính thức, kéo dài đến ngày nay.

Trải nghiệm của các cựu chiến binh Việt Nam đã dẫn đến việc công nhận PTSD là một tình trạng bệnh lý và cải thiện các dịch vụ dành cho cựu chiến binh. Về mặt văn hóa, cuộc chiến đã khơi mào những cuộc tranh luận dai dẳng về lòng yêu nước, bất tuân dân sự và vai trò toàn cầu của Mỹ, những vấn đề vẫn còn ảnh hưởng đến nền chính trị của chúng ta. Những hậu quả lâu dài này khiến Việt Nam trở thành một trong những cuộc xung đột có hậu quả nặng nề nhất của Mỹ, bất chấp kết quả gây tranh cãi của nó. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Hai chai bia đổi lấy nhiều mạng người

TWO BOTTLES OF BEER

   By

      Sgt. Nguynh van Cu'

       as told to Tony Spletstoser

 

 Ông Tony Spletstoser, cựu chiến binh tại Việt Nam viết lại theo lời kể của ông Nguyễn Văn Cư trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Mình chắc tên ông ta là Cư vì trong một bài khác, ông ta nhắc đến tên người chị tên “An”. Gia đình có 4 chị em, chắc bố mẹ đặt tên An Cư Lạc Nghiệp.


Chúng tôi đóng quân ở căn cứ của lực lượng đặc biệt, cạnh núi Khỉ phía trên quân cảng của Đà Nẵng. Bạn tôi và 5 đồng đội mới trở về căn cứ sau một cuộc nhảy toán khá nguy hiểm. Họ được thẩm vấn về cuộc trinh sát ở chỗ Việt Cộng đóng quân. 


Họ thoát chết trở về cho thấy các cuộc huấn luyện kỹ lưỡng đã giúp và minh chứng giữa thành công và thất bại. Sau phần thẩm vấn họ mệt mỗi nên ghé qua căng tin tìm đồ gì ăn và thức uống lạnh. 


Bạn tôi hỏi người lo phần căng tin nấu gì cho cả toán ăn rồi tiện tay mở phía sau quầy xem có gì uống thì thấy hai chai bia. Anh bạn sáng hai con mắt kêu hỏi trung sĩ có hai chai bia. Trung sĩ, anh nuôi kêu không được hai chai này của chỉ huy dành cho khách quý. Anh bạn tôi nói giờ đã 10 giờ đêm và ông ta đã ngủ. Không ai đến viếng cấp trên trước sáng ngày mai. Tôi đưa tiền anh, mai anh đi chợ mua 2 chai khác thế lại.

Trại LLĐB tại Plei Mei , Komtum. Mình thấy danh sách trại LLĐB khá nhiều khắp miền Nam, đông nhất vẫn là ở miền Trung

Ông trung sĩ buồn đời, chắc tối khuya mà phải nấu nướng cho mấy ông thần này, kêu bia này không bán. Anh không được lấy. Cũng có lý nhưng lính mới đi trinh sát 8 ngày, chỉ có cơm khô gạo sấy trong rừng về, suýt chết nên Ông ta có thể du di sớm mai đi mua bù lại. Anh bạn tôi cố giải thích cho anh nuôi ở căng tin là chúng tôi mừng quá, sống sót trở về nên muốn ăn mừng. Tôi đưa anh tiền để mai anh mua bù lại cho vị chỉ huy. Đồng ý. Không đồng ý. Bia này là của cấp trên, không được đụng đến. Thế là có chuyện. Chuyện bé xé ra to.


Anh bạn tôi nói tôi mệt mỏi cãi nhau với anh. Tui lấy hai chai bia này rồi anh muốn làm gì thì làm. Ông thượng sĩ nổi máu khùng lên chửi thề đủ trò rồi bỏ đi. Ông thần nổi điên vì có người cãi lệnh mình nên bò lên phòng của cấp chỉ huy và đánh thức ông này dậy. 


Ông này đang ngủ ngon lành bị đánh thức dậy nên điên tiết lên bận áo quần rồi lận cây súng vào lưng quần rồi đi theo ông thượng sĩ già đến câu lạc bộ. Ông thần đi vào, la lớn kêu mấy anh rời chỗ này ngay. Anh bạn tôi kêu dạ để tụi em ăn tô bún và uống xong rồi đi về. Ông thần hét to kêu phải rời khỏi chỗ này ngay lập tức nếu không tôi bỏ tù. Bỏ tù thì khỏi ra trận.


Đó là điều không nên thốt ra. Thường chúng tôi rất kính trọng cấp chỉ huy và các sĩ quan. Nhưng đồng thời cấp trên cũng thông cảm và hiểu cấp dưới. Phải đi hai chiều mới toại lòng nhau. Mấy người lính bỏ chai bia xuống. Vị sĩ quan quay gót và bỏ về, theo sau ông Trung sĩ. Không khí đang vui bổng chuyển qua nặng nề vì sự hiểu lầm hay sĩ quan phản ứng hơi quá qua các lời tố giác của vị trung sĩ anh nuôi.


Vị sĩ quan này biết mấy người này đã trải qua 8 ngày ở địa ngục khi đi thám sát ở căn cứ đóng quân của Việt Cộng vì ông ta mới thẩm vấn họ hồi chiều khi họ được trực thăng bốc về căn cứ. 

Sau khi ăn xong tô bún và uống hết hai chai bia. Mình đoán là chai bia con cọp chớ bia 33 thì nốc một cái là hết. Mấy người lính trở lại doanh trại. Họ biết là sẽ có chuyện lớn nhưng mặc kệ vì họ quá mệt mỏi sau chuyến đi. Trong khi mấy người kia đi ngủ thì bạn của tôi lấy cây súng AK-47 và lấy thêm 30 viên đạn. Bạn tôi bực tức vì vị cấp trên làm khó dễ chỉ vì 2 chai bia. Dù biết họ đã trải qua 8 ngày ở địa ngục. 


Ông trung sĩ không chú tâm đến công lao của mấy người lính vừa từ căn cứ của Việt Cộng trở về. Thêm Ông sĩ quan thì bực tức nghe lời ông trung sĩ đôn hót lại.


Bạn tôi lấy súng và rời doanh trại và đi lại căng tin trong đêm tối. Thấy vị sĩ quan, thượng sĩ và quân cảnh đứng trước cửa. Vị sĩ quan thấy bạn tôi thì nổi điên lên, bảo anh ta đi về doanh trại vì chúng tôi đang bận, bàn bỏ tù mấy anh về tội gì. Anh bạn tôi chậm rãi, nói không cần và bắt đầu bắn vị sĩ quan rồi đến thượng sĩ và những người khác. Có một người thoát chết khi thấy bắn nên thụp người xuống và trốn đi cửa sau. 


   Bạn tôi trở về doanh trại. Chúng tôi không ai biết chuyện gì xảy ra vì chúng tôi quen tiếng súng trong căn cứ. Lính bắn thử súng đêm ngày. Bạn tôi ghé lại chỗ chúng tôi ngủ và chậm rãi nói. Tụi bây không phải lo nữa, tao đã thanh toán mọi việc. Sau đó trở lại căng tin nơi các xác chết nằm la liệt. Anh bạn chỉa mũi súng AK dưới cằm và bóp cò. Viên đạn bay qua đầu. Một đồng ngủ thức giấc và chứng kiến mọi việc nên chạy lại băng bó cho anh bạn. Anh ta vẫn còn sống, thều thào đừng cứu tao rồi lột băng ra. Họ kiếm được chiếc xe jeep chở anh bạn ra bệnh viện Đà Nẵng nhưng khi đến nơi thì bạn tôi đã tắt thở. 


Bạn tôi đã làm một điều không đúng nhưng đã lãnh trách nhiệm chung cho chúng tôi. Sau đó, các sĩ quan đều được thay thế và các sĩ quan được gửi đi họp về cách cư xử với lính lực lượng đặc biệt vì rất khó thay thế các người lính lực lượng đặc biệt so với hai chai bia quá đắt. 


 Có sự khác biệt giữa binh sĩ mỹ và Việt Nam Cộng Hoà được nuôi ăn. Lính Mỹ có đầu bếp, nhà bếp và có nhà ăn trong khi lính Việt Nam Cộng Hoà thì mỗi tháng cấp trên thâu tiền của binh sĩ và giao cho hai người lo việc đi chợ và nấu ăn cho binh sĩ. Vì trong trại lính không có tủ lạnh nên thường họ phải đi chợ mỗi ngày. Sau đó thì các binh sĩ chia phiên dọn ăn cho mọi người. Chuyện này không có gì phiền toái vì lực lượng đặc biệt ít người. Dân sự không được phép vào căn cứ.  


Còn quân đội thường thì họ có nhà thầu tư nhân nấu ăn và lo vụ phát thức ăn trong căng tin. Thường tiền binh sĩ đóng góp hàng tháng hay bị đi lạc vào túi các sĩ quan có nhiệm vụ lo thức ăn cho binh sĩ và mấy người có nhiệm vụ đi mua thức ăn. Do đó súp và thức ăn có phần ít ỏi hơn. Do đó ông trung sĩ lo vụ căng tin nghĩ mình là cha thiên hạ trong căng tin trở thành một PX nhỏ để buôn bán thêm lính việt ít lương nên đâu có tiền mua sắm như lính Mỹ trong PX. Theo tôi thì ông trung sĩ lo căng tin làm quá với mấy người lính mới sống sót trở về từ mặt trận.


Bạn tôi rất bình tỉnh  như các binh sĩ của Lực Lượng Đặc Biệt vì được huấn luyện không để sự nóng giận làm chủ mình. Tối nay anh ta không tỏ vẻ tức giận hay lớn tiếng. Nhưng có những điểm mà con người không thể bị đẩy vào chân tường. Có điều tôi rất ghét mà không bao giờ nói cho ai, nhiều khi chúng tôi nhận lệnh nhưng biết là sai. Như các đặc vụ vô ích mà cấp trên hay sĩ quan ngồi văn phòng ở căn cứ đột phá tư duy, đưa người vào chỗ chết. Tôi không muốn nói nhiều vì nghĩ chúng tôi đều huynh đệ chi binh cả.


Các sĩ quan đều lên chức qua chiến trận như chúng tôi nhưng khi họ lên cấp chỉ huy thì họ thay đổi và quên sự việc trong rừng. Ngay khi chúng tôi có tài liệu là sĩ quan ở bộ chỉ huy sai, chúng tôi không dám nói vì có thể được đưa đến các mục tiêu rất nguy hiểm và không bao giờ được trực thăng đến bốc về cả.


Khi cuộc chiến gần kết thúc, chúng tôi khám phá ra có nằm vùng trong bộ não chỉ huy. Cho dù chuyện gì xẩy ra chúng tôi vẫn thi hành nhiệm vụ, chống giặc. Tôi không bao giờ quên anh bạn được. Anh ta là một đàn ông tốt, một chiến sĩ giỏi, can trường. Anh ta bị đưa vào chân tường nhiều lần. Vị sĩ quan và anh nuôi đã được huấn luyện và có kinh nghiệm, phải hiểu biết hơn. Mấy người này vừa trở về sau một chuyến đi đầy khó khăn, và họ đã xoay sở rất hay để thoát hiểm. Adenalin khiến họ như đang sử dụng ma tuý. Lẽ ra họ biết rằng là đừng bao giờ làm những điều  như chọc giận mấy người này trong tình trạng đó. Những người đàn ông vừa thoát hiểm trở về như chết đi sống lại. Sự việc đẩy bạn tôi khỏi tầm kiểm soát của mình. Tôi có nghe những bi kịch tương tự trong các đơn vị lực lượng đặc biệt của Mỹ. Đừng bao giờ dây dưa với một người vừa trải qua một ngày vô cùng tệ hại. Chán Mớ Đời 


Đọc câu chuyện này mình mới hiểu khi xưa, mấy người lính đi trận về thành phố hay đập lộn. Có thể một người bạn đồng đội vừa tử trận, họ đang buồn thì thấy mấy người dân sự trong thành phố như học sinh sinh viên, để tóc dài, kêu gọi hòa bình không chiến tranh này nọ. Chán Mớ Đời 

 Ban nhạc Băng Sao băng có bài hát về thành phố rất hay.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen tôi 

Hắc sơn tử

    

     

Từ Quy Nhơn đến Lực Lượng Đặc Biệt

 Mò mò thêm về ông Mỹ Tony này, thì khám phá ra ông ta lấy vợ người Việt. Có hai thằng con trai lai việt. Rồi vợ ông Cư quen với bà ta. Ông Cư và ông Tony từng đánh giặc ở Việt Nam nên đồng cảm và buồn đời, lâu lâu ngồi nói chuyện với ông Cư, kể về thời đánh giặc ở Việt Nam trong lực lượng đặc biệt nên ông này kể lại cho người Mỹ đọc cho quên nổi buồn chiến tranh.


Ông ta cho biết lâu lâu hay gặp bạn cùng quân ngủ, tham chiến tại Việt Nam từ 1969 đến 1973 thì ông bạn gốc việt nói về các cuộc hành quân thám sát của đơn vị lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng Hoà cùng thời gian.

  

 This is Nguyen Cu’ van’s BIO.

 

    "The Life and Times of a Vietnamese Special Forces Trooper"  

                   with his friend, Tony Con Cop       


Ông Cư kể là lớn lên gần Nha Trang. Nhà nghèo nhưng ông ta không biết nghèo vì mọi người ông ta biết đều sống như gia đình ông ta. Ông ta sinh ra tại một làng ở gần Quy Nhơn, và sống tại đó được 12 năm. Gia đình có độ 2.5 mẩu đất để trồng trọt. Nhà được làm bằng gỗ, lợp mái bằng lá dừa. Nói chung gia cảnh có đủ cơm ăn áo mặc.


Năm 1962, tôi thấy lần đầu tiên người Mỹ. Một hôm độ 4:30 hay 5 giờ, chúng tôi nghe  "Whoomp-whoomp-whoomp" trên đầu. Cả làng đều nghe tiếng trực thăng và nhìn lên trời và thấy một chiếc trực thăng Chinook, hơi cũ có hình dáng như trái chuối. Máy bay xuất hiện từ trên núi đáp xuống khu vực làng chúng tôi. Bay xà qua quốc lộ số 1, rồi đậu xuống và tắt máy.


Lính Mỹ Nhảy ra với súng của họ, khởi đầu họ dàn canh gác xung quanh máy bay, sau đó bắt đầu xem xét máy móc. Hình như máy móc lộn xộn với chiếc máy bay. Việc này xẩy ra rất lạ khiến con nít như tụi tôi trong làng, tò mò rủ nhau chạy lại xem chiếc máy bay cận cảnh lần đầu tiên. Con nít trong làng chạy ra xem. Lúc đầu chúng tôi đứng xa xa sau tiến lại gần. Vụ này mình có thấy khi ra sân vận động, cạnh Thao Trường, thấy họ đáp Chinook hay trước Thuỷ Tạ, thấy lạ nên hay đứng xem. Rồi sau này quen nên chả buồn ngó.


Trong làng có độ 150 người sinh sống, độ 25 đến 30 gia đình. Mọi người đều chạy ra xem người Mỹ và chiếc trực thăng. Người Mỹ to cao, tóc vàng, da trắng bệt như người Việt bị bệnh. Chúng tôi chưa bao giờ thấy người tóc vàng, mắt xanh. Có người da đen tóc đen. Chúng tôi đứng xung quanh xem xét, như con Nai ngơ ngác không dám lại gần.


Sau đó mấy người lớn như cha tôi đến gần. Mấy người lính Mỹ đưa cho họ thuốc lá Mỹ. Mấy người lớn chưa bao giờ thấy thuốc lá Mỹ có đầu lọc. Không ai biết nói tiếng anh cả. Cứ như ông nói gà bà nói vịt. Nhưng người lớn hiểu là thuốc lá. Vì họ hút thuốc lá do chính họ trồng ở ruộng mà người ta hay gọi là thuốc Cẩm lệ. Thuốc lá được trồng rồi mấy người như bà Cẩm lệ từ Huế đi xe ra mua, đem về tẩm thuốc rồi bán. Thuốc vấn danh tiếng một thời nên người Đà Lạt hay gọi thuốc Cẩm Lệ. Mình có ông cậu bà con bán thuốc Cẩm Lệ ở chợ Đà Lạt khi xưa, ngay gian hàng guốc. Người dân không biết gì ngoại trừ làng của họ. Chưa bao giờ thấy radio, máy truyền hình trong đời. Chúng tôi đứng xem đến chiều chạng vạng thì mọi người về nhà. Lính Mỹ ở lại đó cả đêm. Đến sáng hôm sau độ 6 giờ sáng có thêm mấy chiếc trực thăng bay đến đậu bên cạnh. Có lẻ họ đem theo đồ phụ tùng. Độ 2 giờ chiều thì mọi người Mỹ và trực thăng cất cánh bay đi luôn. Ngày hôm ấy rất đặc biệt trong thời thơ ấu khiến chúng tôi không bao giờ quên.



Chúng tôi sống tại làng đến năm 1964 hay 1965, khi tôi độ 11 hay 12 tuổi đầu. Trong vùng chúng tôi, quân đội cộng hoà và cộng sản đánh nhau qua lại và cuối cùng quân đội quốc gia bỏ cuộc và Việt Cộng chiếm đóng. Gia đình chúng tôi phải di tản về phiá nam. Bố tôi vào Khánh Hoà mua đất gần Nha Trang, xây căn nhà tạm trú.


Nhà tôi có 4 chị em, một chị lớn, đến tôi và hai người em. Khi Việt Cộng xâm chiếm vùng làng chúng tôi thì gia đình chúng tôi rời bỏ đi vào phía nam. Nhưng bố tôi còn ở lại để lấy thêm đồ mang đi và xếp dấu cất các vật dụng trong nhà rồi sẽ đi sau. Bổng nhiên chị tôi nói chạy về nhà để lấy đồ gì bỏ quên thì bị Việt Cộng bắt, xung vào làm dân quân, đi tải đạn, nhu liệu. Họ bắt chị tôi làm việc như súc vật. Chúng tôi không bao giờ gặp lại chị tôi. Sau này nghe những người già (nghe nói nằm vùng) ở lại kể là chị bị bom thả chết trong rừng. Bố tôi cũng bị kẹt ở lại.


Tôi kể đây vì có rất nhiều người Mỹ không hiểu. Họ xem phim tuyên truyền, thấy phụ nữ và trẻ em làm chông, cắm vào dưới nước để lính Mỹ đi tuần đạp lên. Những người này tham gia kháng chiến này nọ nhưng chỉ là tuyên truyền. Trên thực tế họ bị bắt buộc làm nếu không họ sẽ bị xử tử. Chị tôi chết với Việt Cộng nhưng là người tù của họ, bắt buộc theo họ.


Nơi làng xưa tôi sinh ra và lớn lên, tôi rất yêu mến cuộc sống ngày đó. Tôi đã về thăm Việt Nam hai lần, nơi gia đình tôi sinh sống gần Nha Trang, nhưng tôi cũng có trở lại quê làng tôi khi xưa ở gần Quy Nhơn. Tôi nay đã 45 tuổi đời và có tất cả tại Hoa Kỳ nhưng tôi có thể từ bỏ tất cả để sống lại những ngày xưa thơ ấu trong làng. Khi xưa, chơi với bạn bè, khi đói thì xuống ao bắt cá, bắt còng, hái rau cải trong vườn để nấu . Lúc nào cũng có cơm ăn đến khi Việt Cộng đến là phải bỏ chạy ra sống gần thành phố. Tôi biết tên mọi người trong xóm trong làng, không như ở Hoa Kỳ, tôi không biết tên người hàng xóm vì không gặp nhau hay làm quen. Căn nhà mà bố tôi xây dựng nhờ các người trong làng phụ giúp vẫn còn đứng vững.


Dạo ấy bố tôi muốn làm căn nhà. Ông ta phải chuẩn bị cả 2 năm trời. Ông ta chặt cây rồi kéo xuống dưới đầm. Ngâm với muối biển và nước. Bố tôi lấy đá chận trên các thân cây để khỏi trồi lên mặt nước khá lâu. Sau đó mới đem lên để cho khô trước khi làm nhà. Không bao giờ bị hư mọt.


Sau khi bố tôi mua tất cả các vật liệu cần dùng để xây nhà. Bố mẹ tôi kêu gọi mọi trong làng đến phụ xây nhà. Phụ nữ đến để nấu cơm cho đàn ông ăn. Cứ như picnic ở Hoa Kỳ. Cả con nít cũng tham gia. Trong làng có ông thợ mộc có tay nghề, giúp đỡ, cắt cưa, chỉ các người đàn ông khác phụ làm để đưa đà, dựng cột,.. chúng tôi không bao giờ nói đến tiền bạc, dân trong làng xóm đến phụ giúp nhau. Khi nào nhà nào muốn xây căn nhà thì cả xóm lại đến phụ giúp. Tình người khi xưa rất tốt. Chỉ có Việt Cộng đến là phá vỡ mọi thứ. Mỗi khi Tết đến, bố mẹ tôi đều đem quà đến biếu nhà ông thợ mộc, như để cảm ơn, bỏ công giúp xây dựng căn nhà. Ông ta chỉ lấy một buồng chuối, là những gì đình chúng tôi có. Ông ta cũng có nhiều cây chuối.


Bố tôi trồng mấy cây dừa xung quanh nhà để che nắng. Từ quốc lộ 1, chỉ thấy toàn dừa. Mùa nắng đi đồng về, láy dừa ra chặt, bỏ tí muối vào uống ngon cực. Mùa đông thì cẩn thận vì gió thổi cá lá dừa khô xuống có thể cắt tay cắt chân.


Khi tôi đi học trường tiểu học. Tôi phải đi bộ vì không có xe buýt như ở Hoa Kỳ. Tôi phải băng qua sông, đi vòng núi đến làng bên cạnh, mất 45 phút mới đến trường. Khi nước dâng cao, thì phải cởi trần lội qua sông. Bố mẹ tôi chưa bao giờ được đi học nên tôi cố gắng đi học. Mẹ tôi được bình dân học vụ nên biết đọc chút đỉnh. Cha mẹ tôi hy sinh đời mình để mong đời con cháu khá hơn. Chúng tôi trồng lúa nên nhà luôn luôn có cơm. Dư gạo thì bán để mua áo quần cho mọi người. Bố mẹ tôi mướn con trâu để cày. Có nuôi vài con vịt, và có vườn rau để ăn. Vườn chúng tôi có trồng các loại rau để chữa bệnh như xả, ngải cứu. Chúng tôi không bao giờ có bác sĩ trong làng nên phải tự chửa. Đất trên núi để cho mọi người sử dụng miễn phí. Bố tôi và tôi phát rẩy được 1 mẫu đất. Rồi đốt rẩy. Sau đó trồng mấy cây chuối non, bắp và đậu và sắn. 


Trên đường đi từ Đà Lạt đến Nha Trang mình thấy họ làm rẫy kiểu này. Chúng tôi nuôi heo và vịt. Heo không phải để chúng tôi ăn mà để bán, mua thực phẩm và áo quần.


Từ bé tôi chưa bao giờ ăn thịt bò hay thịt trâu vì mấy con thú này được dùng để cầy cấy. Tôi chưa bao giờ thấy 1 đồng vì nhà nghèo. Chỉ khi vào sống gần thành phố mới thấy tiền bạc. Nói chung chúng tôi nghèo nhưng không bao giờ đói khát.


Khi chúng tôi di tản về Nha Trang thì mọi việc cũng tương tự ngoại trừ chị tôi bị bắt buộc ở lại với Việt Cộng và cha tôi ở lại vùng Việt Cộng chiếm. Mẹ tôi lúc nào cũng đổ lỗi sự việc chị tôi bị bom thả chết vì cha tôi. Mẹ tôi nói chị tôi trở lại căn nhà để phụ cho tôi thì mấy ông kẹ ập vào, gia đình tan nát. Mẹ tôi không sống với cha tôi từ dạo ấy, hai chiến tuyến. Cuộc sống gia đình vẫn vậy, vẫn trồng lúa như ở làng cũ.


Trong làng mới thì tôi cũng phải đi học. Trường trung học khá xa. May có người bạn có chiếc xe đạp nên tôi phải đạp và làm bài tập cho hắn.


Năm 1969, sau Mậu thân tôi đăng lính đi lực lượng đặc biệt. Tôi có thể gia nhập các binh chủng khác như bộ binh, Hải quân, không quân. Tôi chỉ mới 17 tuổi, nếu đợi đến 18 tuổi thì chính phủ gọi nhập ngủ sẽ được bổ đi các binh chủng khác. Tôi muốn gia nhập binh chủng danh tiếng nhất. Lý do là được trả lương nhiều hơn. Gia đình tôi cần thêm tiền, và tôi sẽ không ở nhà để phụ giúp. Thế thôi. Ngoài ra lực lượng đặc biệt huấn luyện dạy tôi nhiều việc như cứu thương,….


Mẹ tôi không muốn tôi đi lính như bao nhiêu người mẹ Việt Nam khác. Không muốn con mình chết.


Khi tôi được gửi đi học khóa đầu tiên của lực lượng đặc biệt, ở Lam Sơn, 30 cây số cách Nha Trang. Chúng tôi học các căn bản, đánh cận chiến, sáp lá cà,.. tương tư như các trại huấn luyện khác nhưng ở đây học tập nhiều hơn. Sau đó về căn cứ Long Thành, phía nam Long Bình để học nhảy dù. Sau đó đến trại Động Ba Thìn gần Cam Ranh. Chúng tôi được huấn luyện sử dụng các loại mìn, chất nổ, lựu đạn, và cấu trúc đặt mìn. Cũng được huấn luyện sử dụng TNT và C-4. Họ dạy chúng tôi về truyền tin và Morse. Có một bệnh xá nhỏ ở đó, để huấn luyện chúng tôi về cứu thương và cách tự cứu chửa khi bị thương. Sau đó được gửi đến trại huấn luyện cạnh Lam Sơn để huấn luyện thêm cho các đơn vị lực lượng đặc biệt. Tôi chăm chú nghe các huấn luyện viên người Việt cũng như người Mỹ. Họ dạy chúng tôi làm sao thoát chết. Cuối cùng thì tôi đã trải qua được các đợt huấn luyện và được tuyển vào LLĐB. Nhất là tuân lệnh như một huấn luyện viên kêu chúng tôi vào một căn phòng bắt cho được 10 con kiến trong vòng 10 phút. Chúng tôi biết là không có kiến trong phòng này nhưng phải vâng lệnh. Sau ông ta đi vào hỏi kiến đâu, bắt hít đất 100 cái.


Lâu lâu họ dừng lại và tát đá đấm chúng tôi. Chúng tôi phải ngồi yên và cười như hoa hàm tiếu. Chúng tôi phải học tự chủ không được tức giận. Vì khi đi nhảy toán thám sát mà nổi giận, có thể bị giết hay nhiệm vụ không được hoàn thành. Trong các khóa huấn luyện cao cấp, môn cận chiến, tôi được phép huấn luyện các bạn đồng ngủ. Lý do khi còn nhỏ tôi có học võ BÌnh Định với ông chú, thầy võ trong làng. Nên khi học võ thuật, cận chiến thì trình độ của tôi cao hơn huấn luyện viên nên ông ta để tôi hướng dẫn các bạn đồng ngủ về cận chiến. 


Lớp của tôi có nhiều người không tốt nghiệp. Vì rớt nhiều các khoá huấn luyện,.. nhưng không sao họ vẫn được phục vụ trong các binh chủng khác. Như địa phương quân. Họ nghĩ là may mắn. Vấn đề là không được huấn luyện nhiều nên họ không để ý, lơ là và bị giết như chơi. Có lần tôi về phép, em tôi hỏi nhớ anh Trai không. Hỏi sao thì được biết anh ta gia nhập nghĩa quân. Một hôm họ gửi 2 toán đi tuần. Rồi trong đêm tối lộn xộn ra sao không nhận ra nhau nên bắn nhau. Sáng ra 14 người chết do phe ta bắn phe ta. Thấy cũng lạ, Việt Cộng thường là bắn AK còn địa phương quân chắc thời đó chỉ có Carbin M1, hay M2. Nghe tiếng súng là phải nhận ra ngay.


Mình đang chuẩn bị đi bộ Via Francigena bên Ý Đại Lợi. Có liên lạc với một anh chàng trẻ hơn mình đã đi hồi đầu năm. Anh ta dễ thương chỉ dẫn tận tình. Buồn đời mình xem profile của anh ta thì thất kinh. Cựu người nhái của hải quân Mỹ. Kinh. Mình làm vườn mà cũng đòi đi bộ mấy trăm cây số.


Kể đến đây mình nhớ vụ ông lính gốc quảng, nói không ai hiểu nên gây hiểu lầm. Tối đó ông ta được lệnh canh gác và mật hiệu hỏi tối đó là “Bạch Đằng”. Người muốn vào đồn phải trả lời là “Quang Trung”. Tối đó ông đồn trưởng vào đồn ngủ. Ở cổng ông thần gốc quảng kêu: “bẹt đèn” thì ông đồn trưởng bật đèn xe Jeep lên, ông kia cứ kêu bẹt đèn mà đồn trưởng cứ bật đèn xe nên móc súng bắn khiến ông ta la hét om xòm. chuyện tếu.


Tôi tốt nghiệp, mãn khoá huấn luyện lực lượng đặc biệt năm 1971 sau 2 năm trời huấn luyện. Được lên lon 3 cánh gà, hình như là thượng sĩ. Sĩ quan của lực lượng đặc biệt đều lên chức qua chiến công. Không có ai sĩ quan được vào thẳng LLĐB. Ngoại trừ có tài gì rất quan trọng.


Khi về phép, tôi chỉ bận đồ dân sự, trong làng chỉ có vài người biết tôi thuộc LLĐB. Có lần sau bao nhiêu lần tham gia các đặc vụ thám sát, tôi được nghỉ phép. Cả nhà vui mừng gặp lại tôi. Sau 1 ngày tôi có cảm giác có gì khác lạ. Mẹ tôi không nói nên tôi hỏi người em trai. Được biết là ấp trưởng và cảnh sát trưởng của làng làm phiền gia đình tôi. Lý do là họ lãnh lương ít nên tham nhũng. Họ muốn mọi người trong làng đóng góp nếu không đóng thì sẽ gặp phiền hà. Tôi nổi điên. Tôi xa nhà để đánh Việt Cộng trong khi ở nhà gia đình tôi bị xách nhiễu bởi đám quan chức địa phương. 


Tôi lấy bộ đồ LLĐB, ra chùi giầy láng cóng rồi lên đồ, sau đó ghé lại ty cảnh sát. Tôi cho họ biết tôi là ai, và em tôi đã kể những gì. Họ biết LLĐB, lạng quạng thì cả toán LLĐB sẽ xử họ. Nhớ sau Mậu thân có nhóm LLĐB ở Đà Lạt, lùng kiếm mấy ông cảnh sát dã chiến. Lý do là có ông thần nào gốc tàu đi LLĐB về, ngồi nói chuyện với ông gác cửa rạp xi-nê Hoà Bình. Rạp này chủ nhân là ông tàu, chủ nhà hàng Chic Shanghai. Có 5 ông thần cảnh sát dã chiến muốn vô không mua vé rồi đánh ông thần LLĐB. Ông này chạy về căn cứ, kéo cả đơn vị đi lùng bắn cảnh sát dã chiến. Nghe nói sau đó tỉnh trưởng phải giải hoà hai bên và từ đó ít thấy cảnh sát dã chiến ở Trại Mát lộn xộn ở Đà Lạt. Từ đó gia đình tôi không bị làm phiền nữa.


Đà Lạt khi xưa có vụ thiên hạ chơi đánh đáo với bạc cắc ở cầu thang chợ. Có ông cảnh sát ghé lại kêu không được chơi vì đỏ đen. Lệnh cấm. Có ông thần 302 tên Lực thì phải. Hôm đó bận đồ dân sự, nói chơi có mấy đồng mà đỏ đen gì. Ông muốn bắt đỏ đen tôi dẫn ông đến sòng bài cả triệu bạc tha hồ bắt. Số ông cảnh sát chết ngày đó. Kêu không đi đâu hết dẹp chỗ này không tôi bắt. Nói qua nói lại sao ông thần Lực rút súng bắn ông cảnh sát chết tươi rồi đi bộ về đường Phạm phú Quốc, tay cầm súng. Cò Giao, cò Mạnh và một số đông cảnh sát bao vây nhà. Bà chủ nhà ra nói là đợi ông xã tui về rồi tính. Chớ mấy ông xông vô, ông kia chơi trái lựu đạn là khổ nữa. Cuối cùng chủ nhà về hỏi bây giờ làm sao. Muốn thì trốn đi, kiếm giấy tờ giả đăng lính rồi khi xong huấn luyện quân trường sẽ kéo về lại 302. Ngồi suy nghĩ sao ông thần Lực kêu thôi để em đi tù. 


Ai biết tin tức ông thần tên Lực thì cho mình biết. Xin cảm ơn trước. Ngoài ra có người nhờ mình kiếm chuẩn uý Phúc của đại đội Trinh Sát 302 khi xưa. Ở tù vì đánh quân cảnh ở trường Võ Bị. Bị lên án 7 năm tù nhưng đến năm 1975 tan hàng nên không biết giờ ở đâu. Ai biết tin thì cho mình xin. Cảm ơn trước. 


Lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng Hoà 


Chúng tôi có hai loại lực lượng đặc biệt. Một; chúng tôi đi hành quân như người Mỹ làm, mà người Mỹ gọi là đi vào “indian country”, để thu lượm tin tức mà cấp trên muốn và kẻ thù không biết chúng tôi đã có mặt tại đây. Nhiều khi chúng tôi làm việc với  LLDDB người Mỹ. Nhiều đặc vụ, họ nhờ chúng tôi tìm kiếm căn cứ của Việt Cộng, hướng nào, cấu trúc cấc nhà cửa, hầm hố, bao nhiêu cửa sổ, cửa ra vào. Chúng tôi ghi nhận hoạt động của Việt Cộng ra sao. Đặc vụ này chỉ do thám, ghi các chi tiết rồi rút lui. Hóa ra có LLĐB do người Mỹ trả tiền và huấn luyện như mấy người Nùng, ở trên đường Thi Sách, nhà Dũng đầu Bò. Nhóm này lãnh lương nhiều hơn LLĐB Việt Nam Cộng Hoà.


Hai; chúng tôi phải tìm ra kho chứa vũ khí và nhiên liệu mà Việt Cộng dấu. Nếu chúng tôi khám phá ra thì cho nổ, phá huỷ. Lâu lâu có bắt được một cán binh Việt Cộng đem về căn cứ để khai thác. Hay nhiều khi chúng tôi được trao một tấm ảnh của sĩ quan Việt Cộng để ám sát hay bắt cóc. Thường cấp chỉ huy gửi nhiều toán đến xem xét khu vực. Chúng tôi không biết các toán khác làm gì. Mình đoán là có nhiều căn cứ LLĐB khắp miền nam nên không gặp nhau. Khi đụng trận là mệt bỏ mạng như chơi như vụ đặc vụ mà ông Cư kể ở Hạ Lào. Treen bản đồ, họ chia ra từng ô vuông, rồi thả từng nhóm vào mấy ô vuông đó, lục soát tìm kiếm rồi rút lui, đến bãi đón, trực thăng đến bốc về.


Buồn đời, mò các trang nhà của cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam thì khám phá các bài viết kể về ông Nguyễn Văn Cư, gốc Bình Đình. Qua cuộc đời của ông ta do người Mỹ kể lại, giúp mình hiểu thêm chút gì về cuộc chiến ở miền nam khi xưa ở ngoài thành phố. Mình ở tỏng thành phố Đà Lạt nên không hiểu gì những gì người dân sống ngoài thành phố.


Khi xưa mình có gặp chị Lệ Lý Hayslip ở San Diego. Chị ta kể đời sống trong làng khi xưa ra sao. Ban ngày thì quốc gia dạy cộng sản khát máu rồi rút ra thành phố còn ban đêm thì mấy ông Việt Cộng ra, bắt học tập chống Mỹ cứu nước. Mình nghe chị ta hát mấy bài hát khi xưa rất vui. Quốc gia dạy hát bài nào, hát ban ngày rồi tối về Việt Cộng bắt hát bài nào. Sáng theo quốc gia chiều theo cộng sản. Chắc lâu ngày hoá điên.


Mình thắc mắc một điều là đọc tài liệu Việt Nam Cộng Hoà thì được biết lực lượng đặc biệt bị giải tán vào năm 1970, và được đưa lại cho binh chủng Biệt Động Quân nên mình thấy lạ là ông Cư kêu là ra trường rồi đi LLĐB đến khi mất nước. Ai biết vụ này thì cho em hay.


Qua hình ảnh của chị ông Cư bị bắt đi tải đạn. Cho thấy người dân bị bắt, ép buộc chống Mỹ cứu nước. Chả phải vì căm thù gì cả. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Hắc sơn tử