Những con đường Trường Sơn #2
Khi Mỹ bảo kê cho Lon Nol truất phế ông Sihanouk, thì Hải cảng Sihanoukville không còn được sử dụng để nhập vũ khí tiếp tế cho Việt Cộng nên Hà Nội phải tìm đường khác. Họ phải sử dụng con đường 559, nghe nói được thành lập tháng 5 năm 1959. Cho thấy Việt Cộng đã tính xa việc đánh phá Việt Nam Cộng Hoà bằng vũ lực từ lâu. Họ phải tạo ra một vùng đất ngoài vòng kiểm soát của chính phủ Lonnol.
Do đó họ Việt Cộng phải liên minh và phối hợp với nhóm Khờ me đỏ, chống đối chính quyền Lonnol, để tiến hành các chiến dịch đánh phá các tỉnh miền đông Việt Nam Cộng Hoà, qua các vùng như SIÊM Reap, STUNG TRENG. Từ đó vũ khí từ con đường 559 từ Hạ Lào đưa vũ khí vào đất Campuchia và các vùng biên giới. Họ thành lập đoàn 770 chuyên chuyên hàng từ miền đông Bắc Cao miên về Việt Nam Cộng Hoà. Nghe nói có đến 3,377 người, được chia thành 5 cánh chuyên chở bằng xe vận tải lớn.
Năm 1970, khi Lonnol lên nắm chính quyền thì người Mỹ cho phép Việt Nam Cộng Hoà đánh vào các sào huyệt của Việt Cộng tại biên giới. Dạo ấy có nạn cáp duồn sát hại người cao miên gốc việt. Nên quân đội Việt Nam Cộng Hoà tiến qua biên giới nhân danh bảo vệ người Việt đánh Việt Cộng tơi bơi hoa lá. Ông tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy, ông ta cho truy kích Việt Cộng chạy về phía sức, Hạ Lào nhưng Hoa Kỳ không chịu, cuối cùng trực thăng của ông ta nổ trên trời.
Việt Cộng đem quân và vũ khí từ Hạ Lào xuống do đoàn 340 phụ trách. Đoàn 340 này được xem là lớn nhất trong các đoàn tiếp liệu, có đến 4,189 người, gồm 4 cánh quân nhu, 3 tiểu đoàn vận tải, 5 liên trạm nối liền từ Stung TRENG xuống Khatie. Hồi đi cao miên, mình không biết vụ này, nếu không chắc cũng bò đến mấy vùng này để xem. Họ thành lập 4 bệnh viện và một đoàn công binh để xây cầu, làm đường… năm 1970-1972, trên tuyến đường này Việt Cộng chuyên chở đến 26,147 tấn vũ khí các loại, song song họ đưa hàng nghìn cán bộ và bộ đội vào miền nam. Trong đó có ông chú ruột mình, bị B52 dập chết trên đường Trường Sơn.
Ngoài ra họ có thành lập một con đường Trường Sơn đặc biệt về hàng không, mang tên Đoàn 919. Đoàn này được thành lập vào tháng 2 năm 1960, nhằm rút ngắn đường tiếp tế vào miền Nam. Họ sử dụng phi trường Cát Bi ở Hải Phòng. Tàu bè Liên Xô chuyên chở vũ khí cập bến và đưa thẳng lên máy bay. Lúc đầu họ thả dù xuống các vùng như Mường Phìn, Mường Phalan... nhiều khi phải bay thấp để thả luôn các thùng vũ khí xuống vùng này. Sau này họ cùng Pathet Là chiếm đóng các vùng này nên sử dụng phi trường Chepone, Hạ Lào mà khi xưa mình hay nghe đài truyền thanh nói đến. Việt Nam Cộng Hoà gọi là Hạ Lào, còn Việt Cộng gọi là Nam Lào. Họ đưa quân và vũ khí xuống mấy phi trường này. Từ đây bộ đội tiến vào Nam còn hàng hoá thì được Đoàn 559 chuyển vào Nam qua các trạm Tăng Noong thuộc Quảng Nam, Đắc LAn thuộc Kon-Tum….
Theo tài liệu Việt Cộng thì “Trong ba năm từ 1960-1962, trên chiến trường Lào, các máy bay của đoàn 919 phối hợp với phi công Liên Xô đã thực hiện 3.821 chuyến bay, vận chuyển 9.419 lượt bộ đội và 743 tấn hàng hóa, thả 3.227 dù hàng và kiện hàng xuống 20 địa điểm khác nhau trên đất Lào.” Nhưng chỉ tồn tại được đến năm 1963. Lý do là từ năm 1965 không quân Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc nên không thể sử dụng máy bay chở hàng vào Quảng Bình hoặc vượt lên tâyTrường Sơn được nữa. Chỉ từ đầu năm 1973, sau khi ký kết Hiệp định Paris về VN, nhiều vùng chiếm đóng đã hình thành ở miền Nam, hình thức vận chuyển hàng không quân sự mới lại được sử dụng rộng rãi. Cho thấy sau hiệp định Paris thì Việt Nam Cộng Hoà bị Hoa Kỳ cúp viện trợ trong khi Liên Xô gia tăng viện trợ cho Việt Cộng. Tính từ 1960 cho đến kết thúc chiến tranh tháng 4-1975, đoàn 919 đã vận chuyển vào miền Nam và xuống Nam Lào 60.000 lượt bộ đội, không biết mỗi lượt như vậy là bao nhiêu bộ đội, không nghe họ nói. 31.000 tấn vũ khí đạn dược, khí tài, lương thực, thuốc men và hàng hóa quân sự...
Trích tài liệu của Hà Nội
“Vận tải hàng không dân sự là hình thức vận chuyển công khai nhưng lại tuyệt mật. Đó chính là tuyến vận tải hàng không dân dụng bình thường của Vương quốc Campuchia (Air Cambodia) bay từ Phnom Penh đi Hà Nội, hoặc từ Phnom Penh đi Quảng Châu, Hong Kong rồi theo đường sắt hoặc đường hàng không về Hà Nội. Sở dĩ công khai vì nó sử dụng một loại đường bay thương mại bình thường như mọi đường bay khác.
Nhưng cũng là tuyệt mật vì nó gài vào trong đường bay bình thường những "hành khách" không bình thường. Máy bay của Air Cambodia được quyền bay ngang lãnh thổ miền Nam VN, cũng như máy bay của Nam VN được phép bay từ Sài Gòn qua không phận Campuchia để đi Bangkok, Tây Âu. Con đường này rất an toàn, vì nó là sự mạo hiểm được bọc lót dưới một hình thức công khai hợp pháp.
Tất nhiên đó là sự mạo hiểm được tổ chức rất chu đáo: từ căn cước giả, tên giả, đến lai lịch giả đều có một bộ phận chuyên trách thu xếp, sử dụng đến những phương tiện hiện đại bậc nhất lúc đó. Khi đã có đủ giấy tờ hợp pháp, lại phải bọc lót suốt từ khâu soát vé đến khâu kiểm tra hành lý. Tại đây đều có người của "Ban cán sự K". Loại nhân viên này thường không phải là cán bộ cách mạng mà là những nhân viên có lý lịch rõ ràng, không có chút gì khả nghi. Thường đó là người Hoa, người Ấn, người Lào, người Khơme... có cảm tình với cách mạng VN. Đã có hàng ngàn cán bộ cao cấp đi ra đi vào miền Nam bằng con đường này, tức là bay qua không phận của miền Nam VN, mà chưa xảy ra một vụ nào rắc rối.
Con đường này cũng đã đảm nhiệm vận chuyển những tài liệu, khí tài quan trọng như máy móc, điện đài, hàng triệu đôla để chi viện cho miền Nam. Những gia đình và con em cán bộ miền Nam cũng đi ra Bắc bằng con đường này. Đặc biệt là việc di chuyển hàng ngàn học sinh Trường Nguyễn Văn Trỗi ra Bắc theo tuyến hàng không này. Những bệnh binh, thương binh, những người ốm nặng... thường cũng được đưa theo con đường này để kịp thời ra Bắc chạy chữa, an dưỡng...
Một trong những nhân viên lữ hành (người làm khâu quan trọng và nguy hiểm nhất như kiểm tra vé, căn cước, visa, nhận diện, cân hành lý...) ở sân bay Pochentong là ông Check Nguyễn Cang, một người Ấn Độ lai VN. Ông có cha là một thương gia lớn người Ấn Độ tại Sài Gòn từ lâu đời, lấy vợ VN và có nhiều con. Ông Cang đã bí mật hoạt động cho Việt Minh từ thời kháng chiến chống Pháp, dưới cái vỏ là một viên chức làm cho Air France ở Sài Gòn. Sau Hiệp định Genève, đến năm 1955, ông sang Phnom Penh làm cho Air Cambodia với cái tên hoàn toàn Ấn Độ là Check Kesath. Với một lý lịch như thế ông không bị ai để ý. Nhưng ông là một trong những đầu mối chính lo các giấy tờ, đồng thời cũng là nhân viên cửa ga.
Ông hoạt động ở đó suốt những năm chiến tranh, cho đến tháng 3-1975 không may ông bị chính quyền Pol Pot phát hiện và thủ tiêu. Em ruột của ông Nguyễn Cang là Kamal Nguyễn, bác sĩ tại bệnh viện thành phố Lille (Pháp), cũng là chủ tịch Hội Việt kiều tại đây, kể lại: "Anh tôi đã hoạt động cho Việt Minh ngay từ những năm 1950, chuyên lo việc đưa người của mặt trận lọt qua hệ thống kiểm soát của sân bay để bay về Hà Nội và từ Hà Nội bay sang Phnom Penh, rồi từ đó bí mật đi vào vùng giải phóng". Hết trích.
Mình đang tìm kiếm xem số lượng khí tài của Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hoà để so sánh với Liên Xô viện trợ cho Hà Nội từ sau hiệp định Paris. Hoa Kỳ tuân theo những gì đã ký trong khi Hà Nội và Trung Cộng thì không.
Dưới đây là thống kê ước tính vũ khí viện trợ của Hoa Kỳ, Liên Xô, và Trung Quốc cho các bên tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam, chỉ tính vũ khí và khí tài quân sự chính yếu (không bao gồm lương thực, nhiên liệu hay hạ tầng kinh tế).
1. Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)
Súng bộ binh
Hơn 2 triệu khẩu, gồm:
- M1 Garand, M1 Carbine
- M16A1 (khoảng 1 triệu khẩu)
- Thompson, M3 Grease Gun
- Súng ngắn M1911A1
Pháo binh:
- Khoảng 12.000 khẩu pháo (gồm pháo 105mm, 155mm, 175mm, súng cối 60–120mm)
Xe tăng – thiết giáp:
- ~2.000 xe, gồm:
- Xe tăng M41 Walker Bulldog
- Xe thiết giáp chở quân M113
- Xe tăng hạng trung M48 Patton
Máy bay:
- ~1.000–1.300 chiếc, bao gồm:
- F-5 Freedom Fighter (~200 chiếc)
- A-1 Skyraider, A-37 Dragonfly
- Trực thăng UH-1 Huey (hơn 600 chiếc), CH-47 Chinook
- C-47, C-130 vận tải
Hải quân:
- Khoảng 1.500 tàu và xuồng chiến đấu, gồm:
- Tuần dương hạm, tàu phóng lôi, tàu tuần tiễu
- Tàu đổ bộ, tàu chỉ huy, tàu vận tải
2. Liên Xô viện trợ cho miền Bắc Việt Nam
Súng bộ binh: Xã c
- Khoảng ~500.000 khẩu, gồm:
- AK-47 (Type 1–2–3)
- SKS, Mosin-Nagant
- Súng ngắn Tokarev TT-33
Pháo binh:
- Hơn 6.000 khẩu, gồm:
- Pháo D-30 122mm, M-30 122mm
- Cối 82mm, 120mm
- Pháo cao xạ 37mm, 57mm, 85mm
Tên lửa & phòng không:
- ~7.000 quả tên lửa SA-2 Guideline
- Tổ hợp radar điều khiển bắn P-12, P-18
- Hàng trăm bệ phóng và thiết bị điều khiển
Máy bay chiến đấu:
- ~200–250 chiếc, gồm:
- MiG-17 (~100 chiếc)
- MiG-21 (~80–100 chiếc)
- Huấn luyện phản lực L-29
Xe tăng – thiết giáp:
- ~ 600–700 chiếc, gồm:
- T-34/85
- T-54, T-55
- BTR-40, BTR-60 (thiết giáp)
3. Trung Quốc viện trợ cho miền Bắc Việt Nam
Súng bộ binh:
- Khoảng ~1 triệu khẩu, gồm:
- Type 56 (bản sao AK-47)
- SKS, súng ngắn Type 54
Pháo binh – súng cối:
- ~5.000 khẩu, gồm:
- Pháo 75mm, 85mm, 122mm
- Cối 82mm, 120mm
- Pháo cao xạ 37mm, 57mm
Xe tăng – thiết giáp:
- Khoảng 300–400 xe, chủ yếu:
- Type 59 (sao chép T-54)
- Xe thiết giáp Type 64
- Gửi hơn 320.000 quân công binh, phòng không, hậu cần (không trực tiếp chiến đấu)
- Hàng chục ngàn tấn đạn, phụ tùng, công cụ kỹ thuật
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Hắc sơn tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét