Người chồng không thể đợi

Có anh bạn kêu đi HUế vào cuối tháng này nhưng bà vợ không đi theo. Hỏi lý do thì được biết chị vợ không thích đi chơi, chỉ đi làm rồi về nhà chăm sóc mấy cây hoa trong vườn, hay nấu ăn cho con gái ở xa, cuối tuần về bới đem theo, ngại gặp người lạ, không thích xã giao vớ vẩn.

Anh ta đi Huế thăm gia đình rồi vác theo chiếc kayak để chèo trên sông Hương. Anh ta kể cứ cho xe chở lên đầu sông Hương đâu Lương Miêu rồi tà tà chèo về Huế trên sông Hương, qua chùa Thiên Mụ,… anh ta rủ mình đi theo nhưng để hẹn khi khác. Chắc phải đi theo anh ta tập chèo thuyền, biết đâu có ngày về quê ngoại, chèo thuyền ở phá Tam Giang. Anh ta về hưu sớm, rảnh đi leo núi, chèo thuyền, buồn đời thì ghé vườn phụ giúp mình một hai buổi mỗi tuần.

Samarkhand 


Ngôi mộ của thân nhân các vua chúa xưa


Vợ không muốn đi chơi nên anh ta phải đi một mình, không lẻ Ở nhà, cãi lộn với vợ suốt ngày. Cuộc đời lạ lắm, mình có ông bạn mỹ tiền bạc rủng rỉnh không vợ không con nhưng không thích đi du lịch. Ông ta chỉ thích nhảy đầm, tối nào cũng đi nhảy đầm kiểu cao bồi mỹ, Line dance tán dóc với mấy bà goá chồng hay ly dị chồng. Lâu lâu cần xã xú bắp thì kêu một em về nhà, trả tiền xong om. Ông ta nói đàn bà cứ trả tiền là xong, đường ai nấy đi. Tao lấy vợ một lần rồi tởn tới già. Ông ta toại nguyện, năm vừa qua, đang nhảy đầm lăn đùng ra giữa sàn nhảy rồi hai tuần sau qua đời, để lại 12 căn nhà cho cô cháu dâu, lấy thằng cháu, tự tử chết.


Một bà bạn già quen, có đâu 30 căn nhà cho thuê, cũng không thích đi du lịch, ở nhà lòng vòng, làm thơ. Rồi qua đời, con cháu chả về tham dự, chỉ chia gia tài xong là dọt. Ông Rich Dad của mình thì khác, đi chơi với vợ, du lịch. Nhiều khi bận thì bà vợ đi chơi du thuyền với mấy người em. Chị em lấy chồng thì tứ tán khắp nơi, nay về già, bà ta khá nên mời em út đi chơi, tìm lại kỷ niệm năm xưa.


Mình chán vẽ nhà, xây nhà từ 2008 đến giờ, chả biết làm gì nên chỉ biết tập võ, đi vòng vòng xem nhà ai muốn bán. Rồi bổng nhiên có tên mỹ quen, rủ đi leo núi nên từ đó mình bị dính cái bệnh ghiền leo núi mà mụ vợ thì không chịu đi vì bận làm việc. Mỗi năm chỉ đi chơi được hai lần, mỗi lần tối đa 2 tuần lễ. Mình càng ngày càng trọng tuổi, sức khoẻ kém dần nên kêu người chồng không thể đợi vợ về hưu mới đi chơi. Mụ mà về hưu thì mình lên 7 bó, sức đâu mà đi chơi. Mình ghi danh leo núi ở Machu Picchu, Kilimanjaro,… cuối cùng mụ vợ kêu hoá ra cô nàng ngu. Đi làm bị xì trét để hắn đi chơi. Rứa là cô nàng nghỉ hưu luôn để đi chơi với ông Dôn.



Từ năm ngoái đến nay, hai vợ chồng giang hồ kỳ bạt từ Nam sang đông đủ trò. Đi Antartica , Chí Lợi, Á Căn Đình, Việt Nam, Thái Lan rồi chạy qua Ai Cập, Jordanie, Dubai, Abu Dhabi, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nước thì đi Seattle, Oregon, Yellowstone, Grand Teton, Yosemite, Sequoia, Boston rồi New Jersey, New York rồi chèo thuyền đến Bermuda. Nay đang lêu bêu ở vùng Trung Á, tại những nơi mà đánh vần không được, nhưng thức ăn hợp khẩu vị. Có lẻ kiếp trước mình là dân hồi giáo nên thích các xứ hồi giáo. Rồi bay qua Georgia để xem quê hương của Stalin, để xem phong thuỷ xứ này sao sinh toàn là các hung thần của nhân loại.


Từ đây cuối năm thì chưa biết đi đâu. Để xem mụ vợ có leo nổi đỉnh núi Annapurna thì mình sẽ đi với mụ còn không kêu mụ ở nhà. Sang năm mình tính đi Úc Đại Lợi để leo ngọn núi cao nhất Úc Đại lỢi, thấp so với các núi trên thế giới nhưng để viếng thăm người dì bà con, định cư bên đó. Có duyên thì gặp lại vài người bạn học cũ tại Đà Lạt khi xưa. Cuộc đời, phải có duyên mới gặp nhau. Có cặp vợ chồng nghe nói khi xưa học Đà Lạt, ở Úc, hay đọc bài mình viết về Đà Lạt, tuần rồi họ ghé Cali chơi, nhắn tin cho mình hẹn gặp ăn cơm. Ai mời ăn cơm là mình không bao giờ từ chối. Đó có duyên thì gặp còn không thì sẽ có trục trặc khi hẹn nhau. Năm nay mình có gặp lại anh bạn hàng xóm mất liên lạc từ 50 năm nay.


Mình có tên bạn khá thân khi xưa, hay đi tập bóng bàn ở Adran mỗi chiều, nay hắn ở Bolsa nhưng mỗi lần mình gọi hỏi thăm, hẹn đi uống cà phê rồi cuối cùng hắn đều gọi lại kêu bận gì đó. Năm nay sẽ cố gắng bay về Đà Lạt, ăn tết với bà cụ vì 50 năm chưa bao giờ ăn tết với bà cụ. Chắc không đi đâu, về quê rồi vào Đà Lạt. mỗi ngày dẫn bà cụ đi bộ xung quanh hồ Xuân Hương.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 





Viếng thăm Trung Á, đế chế Temur


Hồi nhỏ học sử địa với mấy ông Tây, treo cái bản đồ to tổ chảng nói về Asiemineure, Asie Centrale đủ trò. Mình chưa tìm ra trên bản đồ Việt Nam, thị xã Đà Lạt mà ông Tây cứ giảng ở xứ nào về thời đồ đồng, đồ đá, đồ đểu nên đã ngu lại còn ngu lâu, ngu bền vững, ngu có chất lượng. Ông tây lại nói đại đế Alexander đi chinh phạt Con đường tơ lụa chi đó, khiến mình bị nhức đầu. 


Sau khi đế quốc Liên Xô xụp đổ thì bổng nhiên thế giới có thêm hơn 100 nước mới toanh ra đời, kêu gọi dành độc lập ở mấy cái vùng mà khi xưa ông tây giảng khiến mình chả hiểu gì cả. Nhiều nước đánh vần không được nên chịu. Năm ngoái mình đi Thổ Nhĩ Kỳ nên xem bản đồ thì mới nhớ những gì ông ta dạy khi xưa nên quyết chí viếng thăm mấy xứ này.


Năm nay hai vợ chồng đi Uzbekistan, một trong những nước nằm trên đường tơ lụa khi xưa, giao thương từ Âu châu sang Trung Quốc. Rồi đến quân Mông Cổ xâm chiếm rồi Ả Rập, đến mấy ông theo Lenin đến 1991. Thật ra Sa Hoàng đã chinh phục xứ này ở thế kỷ 19, đến khi ông Lênin cướp chính quyền với đảng cộng sản chỉ tiếp tục cai trị vùng này. Lại nhớ ông tây kêu quân đội Mông Cổ, đoàn quân độc nhất đã chinh phục được Nga, ngoài ra Nã Phá Luân là đồ bỏ vì khi xưa, mấy ông tây dạy về Nã Phá Luân ở điện Cẩm Linh trong lửa đỏ.

Tượng đài thời Liên Xô. Loại này mình thấy khá nhiều khi viếng các nước Đông Âu cũ.
Đánh dấu ngày động đất 26 tháng 4 năm 1966
Tượng đại nhìn tổng thể, có mấy cái đèn hơi vô duyên
 Thư viện cũ, nay chỉ tham quan và bán đồ lưu niệm. Khi đã viếng Abu Dhabi thì không còn muốn viếng những nơi khác. Mỗi thư viện hay trường học hồi giáo này được trùng tu lại vì dưới thời cộng sản thì họ không cho sử dụng, làm nhà kho hợp tác xã. Nay họ gắn gạch men, tô màu phía ngoài để du khách tham quan, kiếm tiền nhưng cũng cho thấy gia tài văn hoá của họ từ lâu đời.

Tại đây người ta hay nói về thời Liên Xô như một thời vàng son. Sau khi tuyên bố độc lập thì xứ này cũng lộn xộn khắc phục để vươn lên. Nói chuyện với người lớn tuổi sinh ra thời Liên Xô thì ai nấy đều tiếc nuối thời vàng son. Thời làm theo năng suất hưởng theo nhu cầu. Nay phải cực lực phấn đấu, làm ngày chưa đủ tranh thủ làm đêm để có miếng ăn. 


Đây là lần đầu tiên mình viếng thăm một xứ thuộc Liên Xô cũ. Nhà cửa xây dựng theo xã hội chủ nghĩa khá nhiều. Nay có nhiều nhà cao tầng đang được xây cất do ngoại quốc như tnk đầu tư. Có mấy nơi các tượng đài LÊNIN được thay thế bởi trái cầu. Có nhiều đại lộ lớn chắc để duyệt binh khi xưa. Được cái là hai bên đường có trồng cây rất nhiều nên nhân dân có ra xem các anh hùng duyệt binh thì cũng đỡ bị ăn nắng.


Nói chung thì giới sinh ra trước thế kỷ 20 thì đa số nói tiếng Nga, còn giới trẻ ngày này thì nói tiếng anh nhiều hơn. Dân họ nói tiếng Uzbek nhưng có nhiều chủng tộc nên ở nhà chắc họ dùng thổ ngữ của họ. Hướng dẫn viên của mình ở Samarkhand kêu là người gốc Tajikistan nhưng vẫn tự xem là người UZbek. Nghe nói có đến hơn 162 chủng tộc sinh sống tại xứ này.


Máy bay quá cảnh tại Istanbul, 2 vợ chồng đến phi trường này lần thứ 3 trong vòng 1 năm qua. Hai vợ chồng phải đợi chuyến bay đến Tashkent mất 8 tiếng đồng hồ. Hai vợ chồng ăn ở phòng đợi của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ. Phải công nhận chỗ này họ cho ăn ngon mê luôn. Mình mê thức ăn Thổ Nhĩ Kỳ. Được cái là phi trường này đẹp, nhất là nơi phòng đợi họ cho ăn mệt thở. Mình thích đồ ăn Thổ Nhĩ Kỳ, được ăn món bánh bagel thổ lần đầu tiên với bơ thay vì cream cheese như người do Thái. Trong vùng này mình thích trở lại Thổ Nhĩ Kỳ chơi. Mướn căn phòng độ vài tuần rồi ngày ngày đi ăn thức ăn dành cho dân địa phương. 


Đến phi trường Tashkent thấy dấu hiệu tàn dư của chế độ cũ. Phi cơ cũ hết bay nằm rải rác. Trên 60 tuổi thì không phải xin visa nếu ở có 30 ngày. Phi trường cũng không đặc sắc lắm, mới trùng tu, có lẻ không có tiền vì du khách đến từ Nga nhiều hơn là âu châu. Nay thì chỉ có du khách Nga vì khó đi chỗ khác trong thời chiến với Ukraine. Gặp toàn là du khách Nga và ấn Độ.


Ra khỏi Hải quan thì gặp cô hướng dẫn viên, lên xe chở đi ăn sáng vì đến 8:00 sáng. Họ chở đến một tiệm ăn nổi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Mình vừa ăn suốt 8 tiếng đồng hồ ở phi trường Thổ Nhĩ Kỳ. Chán Mớ Đời. Họ cho biết là từ vài năm đổ lại, người Thổ Nhĩ Kỳ sang đây mở cửa tiệm ăn rất đắt khách. Thấy người Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư xây nhà cao tầng. Hướng dẫn viên tự hỏi ai có tiền để mua vì đắt. GDP của họ thấp hơn Việt Nam gấp đôi nhưng không thấy dân họ đi lao động quốc tế.


Tashkent bị động đất vào thời Liên Xô nên bao nhiêu nhà cổ xưa bị hủy hoại khá nhiều. Sau ngày độc lập thì họ có cho tu bổ lại nay thu tiền du khách. Nói chung họ không kéo réo du khách để bán đồ như ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hướng dẫn viên dẫn đi viếng các di tích hồi giáo  được trùng tu nhưng một khi đã viếng thăm nhà thờ ở Abu Dhabi thì hết muốn xem. Đi xem vì khi xưa, học lịch sử kiến trúc, ông tây có cho xem và giảng về kiến trúc của hồi giáo, văn mình hồi giáo rất cao một thời. Nhờ những khoa học gia hồi giáo đã phát sinh ra toán học, thiên văn để sau này người âu châu mới sử dụng để phát triển nhanh chóng. Người Mỹ thường nghĩ đến người hồi giáo là những tên khủng bố đặt bom. Ít ai nghĩ họ có một nền văn mình tuyệt đỉnh khi xưa, trong khi âu châu còn chìm trong thời trung cổ ngu muội.


Hai vợ chồng bị trái múi giờ nên hơi đờ, mắt nhắm mắt mở. Có đến xem biệt thự của Romanov sa hoàng. Ông này bị Alexander Romanov đuổi cổ khỏi cung điện nga nên chạy qua đây để giữ mạng sống trong cuộc tranh dành quyền lực ai lên làm sa hoàng. Viếng thăm nhà thiên văn được xây dựng ở thế kỷ 14, may được các kỹ sư người nga, buồn đời tìm ra, họ phải tự học Farsi để mò lần ra những khu di tích lịch sử của nền văn mình khu vực này Trung Á này. Tương tự người Pháp, khi xâm chiến Đông-Dương cũng cho người của họ đi thám hiểm khám phá ra nền văn mình của 3 xứ này mà người của 3 xứ này chả biết gì cả về nền văn mình của họ.


Nói chung thì cây cối, công viên rất nhiều. Họ không chặt cây xây nhà như điên như tại Việt Nam. Công viên cây cối rất nhiều. Cảm thấy nhẹ nhàng, dễ thở. Phụ nữ thì lai đủ loại nên có người đẹp có người cực xấu. Người cao lêu nghêu, người thấp như á châu. Đi tới đây mới hiểu vì sao một cô gái Á Phủ hãn trong trại tỵ nạn được National Geography bầu có cặp mắt đẹp. Đi chơi về mình sẽ kể rõ hơn về nền văn mình hồi giáo mà mình rất thán phục.


Về khách sạn lấy phòng tắm rửa xong ngủ một giấc rồi đi ăn. Họ chở đến một tiệm ăn của dân địa phương trang hoàng theo Mỹ thuật của hồi giáo khá bắt mắt. Đồ ăn rất ngon nhất là món bánh mì mặt trời. Rau cải rất tươi nhất là trái cây. Dưa hấu tươi ngon. Ăn xong về ngủ. Nữa đêm thức giấc. Rau cải ở đâu, tươi không thể tả, chắc mới hái trong ngày. Ngày nào cũng ăn như điên.

Tiệm ăn tối qua, không có du khách, toàn là dân địa phương, ăn xong họ nhảy múa gì, thấy toàn là phụ nữ múa. Nội thất theo lối cổ xưa, chỉ mới được 12 năm. Kiến trúc nội thất được lấy lại các mẫu cổ xưa của văn hoá họ thay vì vay mượn từ các ông Bolchevits
Bánh mì của họ với dấu hiệu mặt trời, chua chua như sourdough và mè đen. Các nhà dinh dưỡng khuyên ăn bánh mì nên ăn loại này giúp thực tràng Họ chấm mấy cái lỗ theo hinh vẽ. Loại bánh mì này dầy, ăn hơi cứng tốt, hơn là loại bánh mì ở bôn sa, bỏ bột nổi phình ra, ruột mềm xèo, rỗng. Không tốt cho sức khoẻ.
Đồng chí gái trước tiệm ăn, các loại gạch men trang trí khá đẹp.

Sáng nay, xe đến đón, khách sạn làm sẵn đồ ăn sáng cho mình trong cái giỏ để đem lên xe lửa ngồi ăn nhưng hai vợ chồng dậy sớm nên vào tiệm ăn điểm tâm. Rất ngon. Sau đó mình tặng ông tài xế hai giỏ thức ăn. Ra ga xe lửa để đi tàu cao tốc do Tây Ban Nha xây dựng. Chạy đúng giờ. Có một hệ thống thường xe lửa chạy chậm hơn do đại Hàn thực hiện. Theo mấy tấm ảnh cũ vẽ trên tường khi xưa thì thấy có nhiều hình ảnh của các sứ thần đại hàn, mình đoán là MÃn Châu nhưng hướng dẫn viên kêu là đại hàn.


Nghe kể từ khi dành được độc lập, có ông tổng thống đầu tiên tại vị được 27 năm. Ông ta qua Tây Ban Nha chơi thấy xe lửa Talgo ngon lành nên ký kết thực hiện khá nhanh so với Cát Linh nhờ người Tàu làm. Ông tổng thống thứ 2 đang làm lại hiến pháp để làm tổng thống đến khi chết. Thấy họ xây dựng các tượng cha già dân tộc ngoài phố.


Sau khi dành độc lập thì chỉ có Nam Hàn bò lại đầu tư. Hoa Kỳ mở cơ sở chế tạo xe hơi Chevrolet nên ra đường chỉ thấy toàn là xe Chevrolet và coca, pepsi. Có một số xe đại Hàn. Lèo tèo vài tiệm ăn Hàn Nhật và tàu. Chưa thấy tiệm nail của người Việt. Có đi đây mình mới hiểu ý tưởng của Trung Cộng làm lại con đường Tơ Lụa vì sẽ tạo công ăn việc, sự phồn thịnh cho vùng này. Nếu Trung Cộng không chơi cha làm bẩy nợ thì chắc chắn tương lai vùng này sẽ giàu có vì có nhiều núi mõ khoáng sản. Các nước trong vùng không có biển kiểu xứ Lào nên đường xe lửa cao tốc là ý tưởng tốt. Xem bản đồ đường Tơ Lụa khi xưa thì thất kinh. Đi đây mới hiểu mấy ông Mỹ bò đến mấy xứ này, đầu tư công thêm có chút tư duy sau này về chính trị, buôn bán cho vùng này.


Họ mới dành độc lập từ năm 1991, xem như 32 năm, đã có đường xe lửa cao tốc, hãng chế tạo xe hơi, mình có xem mấy con sông thì chưa thấy ô nhiễm. Dân họ có nhiều chủng tộc; da trắng da vàng, lai đủ thứ giống cũng có. Trước 1991 có đến 15% người nga sinh sống tại đây sau đó họ về nga lại. Dân đủ nơi đến từ bao nhiêu năm. Ra đường thấy giống da vàng có , lại da vàng cũng có, nói chung thì dân cũng hiền hòa. Luật pháp ở đây nghiêm ngặt, ăn cắp xe hơi là đi tù 15 năm tối thiểu nên họ nói không sợ mất xe. Nói chung cũng ít du  khách vì có lẻ cuối hè, thêm chiến tranh cũng không xa biên giới lắm. Du khách Nga cũng giảm bớt.


Có ra công trường kỷ niệm ngày động đất ở Tashkent được xây dựng thời Liên Xô. Cô hướng dẫn viên chỉ có 6 tuổi lúc xẩy ra ngày độc lập nhưng khi nói chuyện, cô ta có vẻ khen bài bản về nhân dân khắp nơi của Liên Xô, gửi vật liệu đến xứ này để xây dựng lại. Nhân dân liên xô dạo ấy với khẩu hiệu lá lành đùm lá rách, chi viện cho nhân dân xứ này đủ thứ như đem con nít về nuôi, vật liệu để xây dựng lại thành phố.


Mình ở phía Tây nên theo Tây còn người sinh ra dưới đế chế Liên Xô thì họ chỉ nói lên những việc xẩy ra thời đó tại xứ sở họ. Cho thấy tuyên truyền có những tai hại, tạo dựng một hình ảnh một chiều về một chế độ. Có đi mới hiểu được cảm nghĩ của người sinh ra tại liên Xô. Bớt độc đoán. Nói chung thì người Nga khai phá lại văn hoá của xứ này khá nhiều vì bị chôn vùi từ lâu, khi con đường Tơ Lụa không được sử dụng nữa khi người âu châu dùng tàu để di chuyển thay vì các con lạc đà trong sa mạc. Lúc đầu họ đi sang Ấn Độ rồi tình cờ ông Kha Luân Bố, say rượu hay sao lại đón buồm đi về hướng tây, thấy Mỹ Châu nên họ không muốn đi đường chậm rì với mấy con lạc đà dỡ hơi. Thuyền bè thì chở đồ nhiều hơn mấy con lạc đà. Thế là vùng Trung Á này ngọng đến thế kỷ 20, khi liên xô xụp đổ nên thiên hạ mới bò lại kiếm ăn.


Có đến một khu phố cổ của thành phố, thấy họ gắn ống ga và ống nước khơi khơi trên tường hay bắt ngang đường đi một cách vô tư thay vì chôn dưới đất. Động đất một cú nữa là nổ cháy nhà mệt thở.

Tashkent không có gì đặc sắc để ngưng lại nhiều ngày. Có hai thành phố nằm trên đường Tơ Lụa là Samarkhand và Bukhara, có nhiều di tích lịch sử để viếng thăm. Do đó hai vợ chồng ở lại một ngày một đêm rồi lấy xe lửa cao tốc đến Samarkhand, cách 2.5 tiếng tàu lửa còn lái xe thì mất 5 tiếng.


Giới già thì nói tiếng Nga còn giới trẻ sau 1991 thì đa số nói tiếng anh, mình thấy toàn là các tiệm bán đồ xịn của Tây âu và mỹ như Polo, Gucci, nhất là Pepsi, Hot Dog và burgers mọc đầy khắp thành phố.


Trên đường đi thì thấy hai bên đường nhà cửa và ruộng trồng bắp, chắc mùa, cũng lụp xụp nghèo nàn. Đa số sống cạnh các con sông vì vùng đất sa mạc, không có núi cao lắm.


Đồng chí gái trước xe lửa cao tốc do Tây Ban Nha thực hiện

Thấy dân họ cũng xeo-phì mệt thở trong khi đợi xe lửa. Lần đầu tiên đi xe lửa cao tốc xứ này nên du khách xeo phì nhiều. Nhìn các bà đội khăn đầu xeo phì khiến mình buồn cười vì hơi xa những lời kính thánh Coran. Xe lửa cao tốc thì mình thích nhất ở Nhật Bản, bên âu châu thì không bằng.


Xem như mình đã đến được vùng Trung Á mà mấy ông tây dạy khi xưa, chả hiểu đâu là đâu. Dạo ấy Sàigòn còn chưa biết là ở đâu. Nay thì định vị được xứ này. Dân chúng hiền hoà, thức ăn và tươi nhất là rau cải và trái cây. Ăn ở đây thấy khác xa mùi vị ở Cali. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Cuộc chiến bí mật tại Bắc Việt

 

Lâu rồi mình có mua một cuốn sách về cuộc chiến bí mật tại Việt Nam do CIA và nha kỹ thuật Việt Nam thực hiện trong bóng tối. Tác giả là một cựu nhân viên tình báo Mỹ, chuyên lấy khẩu cung, làm việc tại Việt Nam, Lào, Thái Lan,.. tên Sedgwick Tourison do Naval institute special warfare series xuất bản. Ông này nói thông Thạo tiếng Việt không cần thông dịch viên. Giải ngủ ông ta làm thông dịch viên việt ngữ ở toà. Lấy vợ gốc á châu tên Peng.


Mình có đọc 4 cuốn sách của ông Trần Quốc Hùng, cựu điệp viên Việt Nam Cộng Hoà được huấn luyện rồi đưa ra Bắc, bị bắt, đi tù. Theo ông kể trong Thép Đen với bí danh Đặng Chí Bình, khi ông ta đổ bộ lên bờ, chôn cất các thứ rồi lần mò về đến Hà Nội, tiếp xúc với một phụ nữ trong công viên tại Hà Nội trước khi vào gặp ông cha trong nhà thờ để đưa thư của linh mục Hoàng Quỳnh. Sau đó thì phát hiện bị công an theo dõi. Sau này ông ta khám phá ông cha trong nhà thờ đợi xưng tội, nhận lá thư của ông là người của Hà Nội. Ngày nay, thấy hình bóng các công an nhận tốt nghiệp đi làm sư trù trì quốc doanh khắp Việt Nam, nghe nói còn sang Hoa Kỳ và âu châu.


Trong cuốn sách của ông Tourison, ông Hùng kể là khi ông ta đổ bộ xuống miền Bắc và lần mò về Hà Nội thì có cảm tưởng bị theo dõi ngay từ đầu. Có lẻ Hà Nội biết trước nhưng để xem ông ta liên lạc với ai trước khi bắt. Mình đọc hai cuốn đầu, còn 2 cuốn sau thì đâu 20 năm mới đọc sau khi ông Hùng viết tiếp. Mình đoán một số chi tiết, có thể được lấy từ cuốn sách của ông Tourison, vì ông này liên lạc và phỏng vấn các cựu biệt kích, nhảy Bắc, bị cầm tù sau được thả và kể lại đầy đủ chi tiết.

Toán Eros sau khi tốt nghiệp bằng dù tại Củ Chi. Tháng 2 năm 1962. Từ trái đứng Hà Trọng Thương, (chết trong tù), Hà Công Quân, truyền tin, Phạm Quang Tiêu, hàng dưới từ trái Phạm Công Thương, Thái và Phạm Công Dũng. Hình ảnh cung cấp do Phạm Công Thương và Phạm Công Hà, chắc anh em


Cuốn sách nói về các vụ nhảy toán xâm nhập của biệt kích và điệp viên Việt Nam Cộng Hoà ngoài Bắc. Những Kinh Kha của Việt Nam Cộng Hoà ra đi không biết có ngày về. Khởi đầu thành công vì có người đi đến 11 lần mới bị bắt nhưng sau khi điệp viên nhị trùng Ares, Phạm Chuyên mà mình có kể được thả ra Bắc thì các toán biệt kích nhảy ra Bắc bị thâu tóm hết. Hà Nội không tin các điệp viên của họ sau khi thắng cuộc như Phạm Chuyên được thăng chức tặng căn nhà cũng như ông Ẩn cũng lên tướng, cấp nhà ở nhưng rồi để vào viện bảo tàng lịch sử chiến tranh Việt Nam. 


Khi bị bắt các biệt kích được lệnh đánh điện cho Sàigòn biết nhưng lâu lâu có bỏ tín hiệu cho biết đã bị đối phương khống chế nhưng không hiểu lý do nào CIA vẫn tiếp tục thả các toán biệt kích ra Bắc. Có thể muốn kéo dài sự sống của các biệt kích ở tù. Có thể người Mỹ có ý đồ chính trị của họ, phái Lôi Hổ đi phá hoại rẻ hơn là đem máy bay ném ở Bắc Việt. người Mỹ đánh giặc như đánh nhẹ nhàn, không phủ đầu. Hà Nội có thể xử tử các người này nếu tin rằng không còn ai được phái đi miền Bắc. Họ có nhắc đến ông Kỳ bay chuyến đầu tiên thả toán biệt kích ngoài Bắc. 

Toán Swan ở Sàigòn tại căn nhà bí mật năm 1962. Từ trái Nông Công Định, bị xử tử, Lý A NHi tử trận, Đàm Văn NGô, Đàm VĂn Tôn, Nông Văn HInh
Bản đồ chỉ địa điểm xâm nhập các toán biệt kích Lôi Hổ Việt Nam trên 500 người. Số bị chết số sống sót trở về sau 75 độ 300 người. Rảnh mình sẽ kể từng toán một bị bắt ra sao..


Khởi đầu tác giả kể về các cuộc nhảy toán được quân đội đồng mình hay đúng hơn OSS, tiền thân của CIA sử dụng trong thế chiến thứ hai. Khi quân đội Đức quốc xã chiếm đóng hết Âu châu và tìm cách tiêu diệt hòn đảo Anh quốc nhỏ bé. 


Đức quốc xã cho điệp viên biệt kích của họ xâm nhập vào Anh quốc để phá hoại hay tìm tin tức, đa số đều bị bắt. Có một trường hợp một điệp viên của Đức quốc xã khám phá ra các chiến xa máy bay đậu ở phi trường đều làm bằng gỗ để khiến phi cơ Đức quốc xã chụp hình lầm tưởng nơi đổ bộ Normandie của quân đội đồng minh được nhà văn Ken Follet kể trong một tiểu thuyết của ông ta và được quay thành phim. 


Khi Đức quốc xã chiếm đóng Pháp quốc, có một vị đại tá pháp tên Charles de Gaulle không biết làm gì ở Anh quốc. Đang ngồi buồn gải háng thì quân đội đồng mình bảo ông ta thành lập một chính phủ lưu vong gọi là France Libre. Mỗi ngày làm đài radio, phát thanh về nước pháp để dân chúng tin tưởng tổ chức kháng chiến. Từ đó OSS thả dù các điệp viên xuống các vùng ở Âu châu để giúp đỡ tổ chức kháng chiến chống sự xâm lăng Đức quốc xã. 

Toán Bell từ trái Đèo Văn Hôm, Lý Văn Chổi, Lô Văn Pieng, Lữ Thế Toàn, Cấm Văn Cai, Lô Văn Pieng do cựu cảm tử quân 
.


Toán Atlas từ trái NGuyễn Hữu Hồng, Từ Đức Khải (tử trận) Nguyễn hỮu Quang, Trần vIệt Nghĩa


Dạo mình ở pháp thì cứ nghe trên truyền hình phỏng vấn các cựu người kháng Chiến cũ. Mình hay hỏi mấy thằng bạn Tây là mày làm gì trong chiến tranh như mấy ông Tây kháng chiến cũ hay kêu ´que faisais-tu pendant la guerre ? ´ trong khi tao cực khổ kháng chiến. Có lần xem ông nghệ sĩ Coluche, hỏi mấy ông kháng chiến cũ muốn huy chương kháng chiến, ông ta thảy cho mấy ông này huy chương mua ở chợ trời khiến họ ngọng luôn. Kháng chiến Tây như dân cm30 của Sàigòn, sau 30/4/75 mọc ra như nấm xem tường ai cũng chống Mỹ ngụy. Có bạn bè họ hàng gì có tham gia hay giúp đỡ ai trong thời gian bị Đức quốc xã chiếm đóng là được ghi nhận có công với kháng chiến, tặng huy chương anh hùng kháng chiến. 


Có vụ một người cầm đầu kháng chiến ở pháp dạo Âu châu bị chiếm đóng tên Jean Moulin, bị phản nên bị bắt, cứ khiến báo chí truyền thông nói hoài nhất là khi họ bắt được Klaus Barbie, tên đồ tể của thành phố Lyon, đem ra tòa xử tội. Chắc nay hết rồi. Có người kêu chính Francois Mitterrand là tên tội đồ. Hình như Jean Gabin có đóng trong một phim nói về nhân vật này. Có ông luật sự gốc Việt khá nổi tiếng chuyên cãi dùm cho mấy người như Klaus Barbie, đưa ra nhiều thuyết khá vui.


Các toán biệt kích được nhảy xuống vùng bị tạm chiếm ở âu châu, bị bắt khá nhiều như trường hợp 14 người hòa Lan. Vấn đề là các người này chết trong khi mấy trăm biệt kích người Việt được người Mỹ huấn luyện rồi nhảy toán hay đổ bộ ra Bắc bị tóm hết vào những năm cuối cùng của chương trình 34 Alpha. Cái khó của cia hay bộ quốc phòng của Hoa Kỳ là mấy trăm người lính biệt kích bị Hà Nội bắt nhốt, bỏ tù có người bị trên 30 năm, được thả. Nếu họ chết thì khỏe cho người Mỹ nay như hồn ma hiện về khiến Hoa Kỳ chới với. Nếu mình không lầm thì họ được bồi thưởng. Các hồ sơ của mấy toán sinh Bắc nhảy Bắc, đa số là người gốc miền Bắc vào Nam rồi được huấn luyện, cho về địa phương làng của mình để móc nối, tạo dựng một mạng lưới chống đối Việt Cộng như Việt Cộng đã làm tại miền nam. 


Một trong những gì họ bị ngọng là các từ miền bắc dùng sau mấy năm đất nước chia đôi. Như mình khi đọc báo Hà Nội ngày nay.


Như trường hợp ông Trần Quốc Hùng, bí danh Đặng chí Bình, bị tù 18 năm rồi được thả về nam rồi vượt biển sang Hoa Kỳ. Người Mỹ phỏng vấn ông ta tại trại tỵ nạn chới với. Nghe nói ông ta được đền bù lương bổng trong suốt thời gian bị tù nên mua một chung cư cho thuê tại Dorchester, MA. Hình như ông ta mới qua đời. Mình định sang BOston để xin gặp ông ta cuối tháng qua khi đi ăn cưới. Ông ta là bệnh nhân của người bạn mình.


Ông Tourison phỏng vấn các điệp viên và biệt kích được thả và sang Hoa Kỳ để viết lại tài liệu về cuộc chiến bí mật của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Để kiểm chứng các tài liệu bí mật được giải mã sau 30 năm. Ông ta kể một cựu biệt kích nói người Mỹ sang Việt Nam, nói chúng tôi giúp đẩy lui làn sóng đỏ, phải xây dựng một quốc gia dân chủ tự do, chúng tôi yêu quê hương nên học tập để được nhảy Bắc hy vọng giúp làm xụp đỗ chế độ cộng sản. Đúng là các ông trả tiền nhưng chúng tôi vì tinh thần yêu nước, yêu tự do mới dám ra đi. Các ông phủi tay khi bắt tay được với Trung Cộng, buôn bán bỏ mặt chúng tôi trong tù khi ký kết với Hà Nội vấn đề tù binh Mỹ còn tù binh người Việt chúng tôi thì bỏ mặt. Các ông ký kết với Hà Nội bắt ông Thiệu ký như bán đứng đồng minh. 


May là điệp viên X92 đã báo cáo lại nên ông Thiệu hăm dọa không ký nhưng cuối cùng ký hiệp Định Paris như ký sự bức tử của Việt Nam Cộng Hoà sau đó 3 năm. Không viện trợ xăng súng đạn thì lấy gì mà đánh với Việt Cộng. 


Đồng ý trong xã hội miền nam lúc bấy giờ có tham nhũng vì tiền mấy ông viện trợ khiến nhiều người nắm quyền tham đưa đến nhiều người chán nản nhưng không thể nào nói chúng tôi không chiến đấu vì nhảy Bắc là xem như ít có ngày về, dữ nhiều hơn lành. 


Trong Thép Đen, ông Đặng chí bình có nhắc đến một điệp viên bị tù như ông kể có lần nằm ngủ ngoài sân thì nghe ông Ngô đình Nhu và ông Trần Kim Tuyến nói về một người được cài trong bộ chính trị. Ông ta không biết là họ cố ý để ông ta nghe vì nếu bị bắt thì khai, gây nghi ngờ trong tập đoàn trung ương hay là sự thật. Miền Nam thua cuộc nên không bao giờ biết được. 



Có một ông, để mình viết xong rồi sẽ dò lại tên của nhân vật rồi cập Nhật hóa sau vì họ đã hy sinh tuổi thanh niên họ, ở tù lâu hơn ông cụ mình nên rất xứng đáng được nhắc đến sự hy sinh của họ như lời cảm ơn đến gia đình họ. Ông ta lo về truyền tin. Khi bị bắt ông ta khai là để liên lạc với đại tướng võ nguyên giáp và một số đông cán bộ khác của Hà Nội. Xem là nhóm xét lại (revisionist) vì dạo ấy ông Giáp đi Liên Xô thường xuyên nên sau đó các cán bộ được ông ta khai, bị thất sủng và ông Giáp được gửi sang Bắc Kinh. Có lẻ vì vậy và con đường chính trị của ông Giáp đuối luôn từ đó. 


Khi người Pháp rời khỏi miền Bắc sau hiệp định Geneva thì họ có để lại một hệ thống gián điệp của họ, được huấn luyện làm việc từ lâu, ít nhất từ khi họ trở lại Đông Dương để giải giới quân độ Phù Tang. rồi không biết lý do nào ông Ngô Đình Nhu và bác sĩ Trần Kim Tuyến có được danh sách này. Họ cử các điệp viên ra Bắc để móc nối. Nghe kể là họ chôn vàng và tiền bạc lên trên $750,000 đô năm 1954.  


OSS của Hoa Kỳ năm 1943, có cho người liên lạc với người Việt để giúp họ đánh thắng Nhật Bản. Họ có liên lạc với mấy nhóm người Việt chồng Tây trong đó có một tấm ảnh của ông hồ gặp đại diện oss ở biên giới hoa việt. 


người Mỹ không tin nhóm của Đảng Đại Việt, lý do họ thân Nhật Bản   Người Nhật hứa với họ là sau khi chiến tranh kết thúc, họ sẽ để Việt Nam độc lập. Việt Nam quốc dân Đảng thì thuộc thành phần chủ nghĩa quốc gia, chống pháp vừa chống Nhật. Chủ trường của họ dựa theo đảng quốc dân của Nhóm Tưởng Giới Thạch.  Người pháp muốn trừ khử Việt Nam quốc dân đảng tương tự nhóm cộng sản của ông hồ cũng muốn tiêu diệt Việt Nam quốc Dân đảng. Chỉ còn nhóm của ông hồ là người Mỹ tin tưởng do đó mới cung cấp súng đạn cho nhóm ông hồ. Từ từ nhóm ông hồ thủ tiêu các nhóm nồng cốt của đại Việt và Việt Nam quốc dân đảng và năm 1945 cướp chính quyền chớ không ai bầu cả. Đọc hồi ký của ông Văn Cao, ông ta kể lại khi xưa là đại úy đặc công được lệnh thủ tiêu các nhóm không cùng ý tưởng với ông hồ. Ông ta có kể vào một chỗ hút thuốc phiện để giết ông nào quên tên của nhóm Đại Việt. 


Những người do pháp huấn luyện về tình báo thời đó có Phạm Xuân Ẩn , Phạm Chuyên (Ares),… mấy người này sau này được Mỹ huấn luyện. Có người được gửi đi Hoa Kỳ học cho nên khi họ nói ông Ẩn có sang Hoa Kỳ học đại học hay chỉ để học về tình báo. Mình đọc đâu đó Hà Nội bỏ tiền cho ông ta đi học ở Hoa Kỳ. Ông Lý Văn Bưởi có kể ông ta có trong danh sách được đi mỹ học nhưng không hiểu lý do nào, không được đi. Có thể ông Ẩn được mỹ cho Hoa Kỳ học chương trình mật vụ không phải báo chí như đồn đải.


Nhân vật Ares được kể là một nhân vật tình báo của Hà Nội, kêu bất mãn chạy vào nam. Thường là được đưa về miền trung để đàn em ông Ngô đình Cẩn hỏi cung. Nếu thấy tốt thì họ huấn luyện cho trở lại miền Bắc còn ai mà họ nghi ngờ thì gửi vào Sàigòn để điều tra thêm. Do đó họ nghĩ là người ta biết Ares Phạm Chuyên là người của Hà Nội đưa vào nên tương kế tựu kế họ huấn luyện ông này rồi gửi ra Bắc lại. Nếu có tin tức gì hay thì tốt không thì cũng chẳng sao. Ông này vẫn được người Mỹ dùng trong vòng 10 năm trước khi bỏ luôn. 


Lý do là các biệt kích hay điệp viên miền nam bị bắt, không ai bị trả khảo về Phạm Chuyên cả. Nhưng có lẻ một số toán biệt kích bị tóm cổ là để tiếp tế cho Ares. Nếu mình không lầm thì trong Thép Đen, tác giả có nhắc đến Ngô Thế Linh, hay tên gì khác làm đại uý, người chuẩn bị cho các cuộc nhảy toán là người của Hà Nội. Cho nên nhảy toán xuống là thấy công an đợi chờ từ lâu, tóm hết. Có một ông biệt kích trước khi chết có kể lại cho đồng đội bị bắt là chính ông nào thêm Thuy, không có bỏ dấu vì viết tiếng anh. Sau này ông này kêu Sàigòn chở vợ con ông ta ra Bắc vì đã yên bề sống mạnh ở miền bắc.


Tình báo miền nam có ba phe do ông Nhu và ông Tuyến kiểm soát một do ông Lê Quang Tung nắm đầu và lãnh chúa miền trung Ngô đình Cẩn. Sau 1963 mình nghe họ nói xấu về ông Cẩn nên đem ra bắn nhưng theo ông Tourison thì ông này rất thông minh. Ông này kiểm soát miền trung. Không có vụ xuống đường biểu tình. 


Được biết là tình báo mật vụ dưới thời ông Diệm rất giỏi họ bắt và tiêu diệt mạng lưới nằm vùng của Hà Nội rất nhiều còn lực lượng võ trang của Việt Cộng ở miền nam chỉ còn lại độ 3,000 người. Có lẻ nhờ chương trình ấp chiến lược. 


Tình báo Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà không có gián điệp của họ đào tạo tại miền Bắc nên họ phải dựa vào người theo đạo thiên chúa giáo vì nhất chúa nhì cha thứ ba Ngô tổng thống. Vấn đề là nhà thờ Việt Nam có ba ông giám mục; Pháp Diệm, Bùi Chu, và Sàigòn. Ba ông này thì một mình một cõi nên cũng khó mà chiêu dụ. Mình thấy mấy linh mục ở nam Cali cũng không hợp tác với nhau dù ai cũng phụng sự chúa cả.

 

Có một biệt kích bị bắt kể là họ hỏi ông ta liên lạc với tên Chương để làm gì. Ông ta kêu không biết ai tên Chương cả. Cho thấy Hà Nội biết rõ công tác của toán. 1 người tù ngoài Bắc kể là ông ta khi xưa trước 1954 là một chủng viện thừa sai. Sau này ông ta bị bắt vì muốn vượt tuyến. Hà Nội bắt ông ta theo dõi các người trong nhà thờ. Cứ hai tuần lại gặp để báo cáo ai nói gì, cha giảng gì, nhưng rồi cuối cùng sau 2 năm họ cho đi tù. Ông tu xuất kêu tôi làm việc cho họ suốt hai năm để rồi vẫn bị tù. Tôi phản bội chúa, cha , con chiên. 


Vấn đề kỹ thuật là bản đồ. Người Pháp họ vẽ bản đồ Việt Nam dựa theo trung tâm là Paris còn người Mỹ sử dụng bản đồ vẽ theo trung tâm luân đôn nên nhiều khi các toán nhảy dù xuống cách xa mục tiêu cả mấy cây số. Nhưng đa số các tóm nhảy xuống là bị tóm ngay vì công an đang núp xung quanh địa điểm được thả.


Hiệp định Geneva ký kết với điều kiện là sau hai năm sẽ có tổng tuyển cử hai miền. Vấn đề là thủ tướng Mendes France của pháp gấp thời gian nên ký kết là hai miền được chia ở vỹ tuyên 17, đáng lẻ ông ta nên đòi ký ở vĩ tuyến 16 vì từ vỹ tuyến 16 đến 17 có sự khác biệt hai triệu người. Do đó năm 1956, chính phủ Ngô. Đình Diệm không muốn có cuộc tự sát chính trị vì miền Bắc sẽ thắng chắc chắn. 


Một trong những nguyên nhân chính mà ông Diệm không muốn người Mỹ tham gia cuộc chiến vì nếu người Mỹ cho lính đổ bộ vào Việt Nam, Trung Cộng sẽ xem đó là mối đe dọa an ninh của họ sẽ cho quân vào miền Bắc với chiêu bài chống đế quốc xâm lược Mỹ như đã làm tại Triều Tiên. Lính tàu mà vào thì khó đuổi ra. Khi xưa ông hồ phải đi quyên vàng của nhân dân để đưa cho tướng lữ Hán mới chịu rút quân tàu phù về tàu. Tương tự ngày nay khi quân đội NATO huấn luyện quân đội Ukraine ngay sát bên biên giới của Nga khiến họ lo ngại nên đem quân đánh Ukraine. Từ Ukraine họ có thể bắn hỏa tiễn Đến Mạc Tư Khoa như chúng ta thấy ngày nay. 

Tác giả cho biết lầm lỗi lớn nhất của Hoa Kỳ là lật đỗ ông Diệm vì bao nhiêu cơ sở chống cộng sản một chốc một chiều bay hết sau cái chết của ba cái chết của anh em họ Ngô. Ngày nay chúng ta hiểu rõ các đấu tranh xuống đường chống chính phủ Ngô Đình diệm đều bị Hà Nội giựt dây. Cảnh sát chỉ lo đàn áp biểu tình không có thì giờ để lo phản gián lục soát cán bộ nằm vùng. Ông Lê Quang Tung, với em trai bị giết ông Cẩn cũng vậy như trao cho Hà Nội một món quà khiến họ gia tăng đánh phá miền nam rồi đổ quân vào miền nam qua con đường 559, lấy tên ngày 19 tháng 5 năm 1959 mà sau này họ gọi là đường mòn Hochiminh. Hình như 19 tháng 5 là sinh nhật chính thức của ông hồ. 


Sau khi ông  Kennedy bị ám sát thì cuộc chiến bí mật được bộ trưởng  quốc phòng MacNamara chuyển qua bộ quốc phòng. Không để CIA nắm quyền nữa. Ông này lại thích các con số. Cho rằng gia tăng các cuộc xâm nhập vào miền Bắc thì có mất tổn thất đó nhưng sẽ có những lỗ hổng và như thế sẽ thành công. Thế là thành lập chương trình 34 do quân đội Mỹ lãnh trách nhiệm. Gia tăng tuyển mộ và đóng căn cứ ở Long Thành khiến một biệt kích kêu là khi ông ta đến căn cứ thì thất vọng vì quân đội Mỹ tuyển mộ người Việt nhưng không bảo mật danh tính của họ. Trước đây khi huấn luyện CIA còn chia từng toán riêng để không biết nhau dấu kín trong căn nhà ít ai để ý đến nay thì lộ mặt ra hết. Việt Cộng chỉ cần cho người đứng gần đó chụp hình là biết ai là biệt kích. Ông Colby CIA tại Sàigòn kêu không khả thí nhưng bộ trưởng MacNamara không trả lời và quân đội Mỹ phải theo lệnh ông ta. 


Ông Đặng chí Bình có kể là người huấn luyện ông ta tên ông Phan hay là Francois là người của Hà Nội. Khi bị bắt họ đưa hình chụp hai người thì ông ta ngọng hết chối cãi. 


Sau khi ông Diệm bị giết thì có một số biệt kích cho rằng ông Diệm bị giết mà người Mỹ không làm gì cả để cứu thì họ những tên lính quèn chắc không ai để ý đến. Một số đào ngủ sau đó. 


Đánh điện mật các biệt kích hay điệp viên sử dụng loại để đệ thất hạm đội nhận được xem như ở Phi Luật Tân Đài Loan nhận thì Hà Nội chắc chắn là biết của kẻ thù. Trong khi đó họ chưa phá được mật mã của Hà Nội để có thể dò là tin tức. Một trong những yếu tố quan trọng của đệ nhị thế chiến là quân đội đồng minh đã giải mã được mật mã của quân đội Đức quốc xã. Trên Netflix có chiếu một phim về một giáo sư Anh quốc đã tìm ra vụ này khi làm việc với cơ quan phản gián Anh quốc. 


Việt Nam Cộng Hoà và người Mỹ gửi các toán cảm tử ra bắc trong mục đích phá hoại để ngăn cản sự đột nhập của bộ đội, phá hoại tại miền nam nhưng thất bại vì hậu cần không có. Họ dựa vào các giáo dân nhưng có đến 1 triệu người vào nam, thêm bị kiểm soát chặc chẽ như trường hợp ông tu xuất bị tù, dù làm điềm chỉ viên cho công an Hà Nội nhưng vẫn bị tù khi không còn sử dụng. Xem như chiến dịch bí mật thất bại hoàn toàn. Bộ quốc phòng vẫn tiếp tục thi hành. Ngày nay chúng ta thấy các sư đều được huấn luyện bởi công an. Sư nào mà không vào đảng là cho đi tù.


Ngay chính người Mỹ tham gia cuộc chiến cũng đặc câu hỏi, biết các toán bị bắt ngay khi xuống đất nhưng tại sao người Mỹ vẫn tiếp tục gửi các toán này liên tục suốt một thời gian đến khi Nixon, rút quân kêu trong danh dự. Không tìm kiếm xem ai là người nằm vùng của hơn trong tổ chức.


Có thể cấp cao hơn họ dùng các toán như vậy để thương lượng với Hà Nội ở Paris, cũng có thể để xét nghiệm các hệ thống truyền tin của Hoa Kỳ. Mạng người Việt quá rẻ, họ không về càng tốt, không có ai biết được. Không ngờ mấy chục năm sau, họ sống sót trở về, buộc Hoa Kỳ phải trả món nợ xương máu .giúp họ và gia đình định cư tại Hoa Kỳ. Cuộc chiến chỉ dùng để thương lượng, buôn bán là chính. Anh chết khi ra trận, họ sẽ xưng tụng anh là anh hùng nhưng tiền bạc thì họ bỏ vào túi.


Hôm nào mình kể tiếp sự tai hại khi giết chết ông Diệm. Đó lầm lỡ lớn nhất của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam.


(Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn