Viếng thăm Trung Á, đế chế Temur


Hồi nhỏ học sử địa với mấy ông Tây, treo cái bản đồ to tổ chảng nói về Asiemineure, Asie Centrale đủ trò. Mình chưa tìm ra trên bản đồ Việt Nam, thị xã Đà Lạt mà ông Tây cứ giảng ở xứ nào về thời đồ đồng, đồ đá, đồ đểu nên đã ngu lại còn ngu lâu, ngu bền vững, ngu có chất lượng. Ông tây lại nói đại đế Alexander đi chinh phạt Con đường tơ lụa chi đó, khiến mình bị nhức đầu. 


Sau khi đế quốc Liên Xô xụp đổ thì bổng nhiên thế giới có thêm hơn 100 nước mới toanh ra đời, kêu gọi dành độc lập ở mấy cái vùng mà khi xưa ông tây giảng khiến mình chả hiểu gì cả. Nhiều nước đánh vần không được nên chịu. Năm ngoái mình đi Thổ Nhĩ Kỳ nên xem bản đồ thì mới nhớ những gì ông ta dạy khi xưa nên quyết chí viếng thăm mấy xứ này.


Năm nay hai vợ chồng đi Uzbekistan, một trong những nước nằm trên đường tơ lụa khi xưa, giao thương từ Âu châu sang Trung Quốc. Rồi đến quân Mông Cổ xâm chiếm rồi Ả Rập, đến mấy ông theo Lenin đến 1991. Thật ra Sa Hoàng đã chinh phục xứ này ở thế kỷ 19, đến khi ông Lênin cướp chính quyền với đảng cộng sản chỉ tiếp tục cai trị vùng này. Lại nhớ ông tây kêu quân đội Mông Cổ, đoàn quân độc nhất đã chinh phục được Nga, ngoài ra Nã Phá Luân là đồ bỏ vì khi xưa, mấy ông tây dạy về Nã Phá Luân ở điện Cẩm Linh trong lửa đỏ.

Tượng đài thời Liên Xô. Loại này mình thấy khá nhiều khi viếng các nước Đông Âu cũ.
Đánh dấu ngày động đất 26 tháng 4 năm 1966
Tượng đại nhìn tổng thể, có mấy cái đèn hơi vô duyên
 Thư viện cũ, nay chỉ tham quan và bán đồ lưu niệm. Khi đã viếng Abu Dhabi thì không còn muốn viếng những nơi khác. Mỗi thư viện hay trường học hồi giáo này được trùng tu lại vì dưới thời cộng sản thì họ không cho sử dụng, làm nhà kho hợp tác xã. Nay họ gắn gạch men, tô màu phía ngoài để du khách tham quan, kiếm tiền nhưng cũng cho thấy gia tài văn hoá của họ từ lâu đời.

Tại đây người ta hay nói về thời Liên Xô như một thời vàng son. Sau khi tuyên bố độc lập thì xứ này cũng lộn xộn khắc phục để vươn lên. Nói chuyện với người lớn tuổi sinh ra thời Liên Xô thì ai nấy đều tiếc nuối thời vàng son. Thời làm theo năng suất hưởng theo nhu cầu. Nay phải cực lực phấn đấu, làm ngày chưa đủ tranh thủ làm đêm để có miếng ăn. 


Đây là lần đầu tiên mình viếng thăm một xứ thuộc Liên Xô cũ. Nhà cửa xây dựng theo xã hội chủ nghĩa khá nhiều. Nay có nhiều nhà cao tầng đang được xây cất do ngoại quốc như tnk đầu tư. Có mấy nơi các tượng đài LÊNIN được thay thế bởi trái cầu. Có nhiều đại lộ lớn chắc để duyệt binh khi xưa. Được cái là hai bên đường có trồng cây rất nhiều nên nhân dân có ra xem các anh hùng duyệt binh thì cũng đỡ bị ăn nắng.


Nói chung thì giới sinh ra trước thế kỷ 20 thì đa số nói tiếng Nga, còn giới trẻ ngày này thì nói tiếng anh nhiều hơn. Dân họ nói tiếng Uzbek nhưng có nhiều chủng tộc nên ở nhà chắc họ dùng thổ ngữ của họ. Hướng dẫn viên của mình ở Samarkhand kêu là người gốc Tajikistan nhưng vẫn tự xem là người UZbek. Nghe nói có đến hơn 162 chủng tộc sinh sống tại xứ này.


Máy bay quá cảnh tại Istanbul, 2 vợ chồng đến phi trường này lần thứ 3 trong vòng 1 năm qua. Hai vợ chồng phải đợi chuyến bay đến Tashkent mất 8 tiếng đồng hồ. Hai vợ chồng ăn ở phòng đợi của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ. Phải công nhận chỗ này họ cho ăn ngon mê luôn. Mình mê thức ăn Thổ Nhĩ Kỳ. Được cái là phi trường này đẹp, nhất là nơi phòng đợi họ cho ăn mệt thở. Mình thích đồ ăn Thổ Nhĩ Kỳ, được ăn món bánh bagel thổ lần đầu tiên với bơ thay vì cream cheese như người do Thái. Trong vùng này mình thích trở lại Thổ Nhĩ Kỳ chơi. Mướn căn phòng độ vài tuần rồi ngày ngày đi ăn thức ăn dành cho dân địa phương. 


Đến phi trường Tashkent thấy dấu hiệu tàn dư của chế độ cũ. Phi cơ cũ hết bay nằm rải rác. Trên 60 tuổi thì không phải xin visa nếu ở có 30 ngày. Phi trường cũng không đặc sắc lắm, mới trùng tu, có lẻ không có tiền vì du khách đến từ Nga nhiều hơn là âu châu. Nay thì chỉ có du khách Nga vì khó đi chỗ khác trong thời chiến với Ukraine. Gặp toàn là du khách Nga và ấn Độ.


Ra khỏi Hải quan thì gặp cô hướng dẫn viên, lên xe chở đi ăn sáng vì đến 8:00 sáng. Họ chở đến một tiệm ăn nổi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Mình vừa ăn suốt 8 tiếng đồng hồ ở phi trường Thổ Nhĩ Kỳ. Chán Mớ Đời. Họ cho biết là từ vài năm đổ lại, người Thổ Nhĩ Kỳ sang đây mở cửa tiệm ăn rất đắt khách. Thấy người Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư xây nhà cao tầng. Hướng dẫn viên tự hỏi ai có tiền để mua vì đắt. GDP của họ thấp hơn Việt Nam gấp đôi nhưng không thấy dân họ đi lao động quốc tế.


Tashkent bị động đất vào thời Liên Xô nên bao nhiêu nhà cổ xưa bị hủy hoại khá nhiều. Sau ngày độc lập thì họ có cho tu bổ lại nay thu tiền du khách. Nói chung họ không kéo réo du khách để bán đồ như ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hướng dẫn viên dẫn đi viếng các di tích hồi giáo  được trùng tu nhưng một khi đã viếng thăm nhà thờ ở Abu Dhabi thì hết muốn xem. Đi xem vì khi xưa, học lịch sử kiến trúc, ông tây có cho xem và giảng về kiến trúc của hồi giáo, văn mình hồi giáo rất cao một thời. Nhờ những khoa học gia hồi giáo đã phát sinh ra toán học, thiên văn để sau này người âu châu mới sử dụng để phát triển nhanh chóng. Người Mỹ thường nghĩ đến người hồi giáo là những tên khủng bố đặt bom. Ít ai nghĩ họ có một nền văn mình tuyệt đỉnh khi xưa, trong khi âu châu còn chìm trong thời trung cổ ngu muội.


Hai vợ chồng bị trái múi giờ nên hơi đờ, mắt nhắm mắt mở. Có đến xem biệt thự của Romanov sa hoàng. Ông này bị Alexander Romanov đuổi cổ khỏi cung điện nga nên chạy qua đây để giữ mạng sống trong cuộc tranh dành quyền lực ai lên làm sa hoàng. Viếng thăm nhà thiên văn được xây dựng ở thế kỷ 14, may được các kỹ sư người nga, buồn đời tìm ra, họ phải tự học Farsi để mò lần ra những khu di tích lịch sử của nền văn mình khu vực này Trung Á này. Tương tự người Pháp, khi xâm chiến Đông-Dương cũng cho người của họ đi thám hiểm khám phá ra nền văn mình của 3 xứ này mà người của 3 xứ này chả biết gì cả về nền văn mình của họ.


Nói chung thì cây cối, công viên rất nhiều. Họ không chặt cây xây nhà như điên như tại Việt Nam. Công viên cây cối rất nhiều. Cảm thấy nhẹ nhàng, dễ thở. Phụ nữ thì lai đủ loại nên có người đẹp có người cực xấu. Người cao lêu nghêu, người thấp như á châu. Đi tới đây mới hiểu vì sao một cô gái Á Phủ hãn trong trại tỵ nạn được National Geography bầu có cặp mắt đẹp. Đi chơi về mình sẽ kể rõ hơn về nền văn mình hồi giáo mà mình rất thán phục.


Về khách sạn lấy phòng tắm rửa xong ngủ một giấc rồi đi ăn. Họ chở đến một tiệm ăn của dân địa phương trang hoàng theo Mỹ thuật của hồi giáo khá bắt mắt. Đồ ăn rất ngon nhất là món bánh mì mặt trời. Rau cải rất tươi nhất là trái cây. Dưa hấu tươi ngon. Ăn xong về ngủ. Nữa đêm thức giấc. Rau cải ở đâu, tươi không thể tả, chắc mới hái trong ngày. Ngày nào cũng ăn như điên.

Tiệm ăn tối qua, không có du khách, toàn là dân địa phương, ăn xong họ nhảy múa gì, thấy toàn là phụ nữ múa. Nội thất theo lối cổ xưa, chỉ mới được 12 năm. Kiến trúc nội thất được lấy lại các mẫu cổ xưa của văn hoá họ thay vì vay mượn từ các ông Bolchevits
Bánh mì của họ với dấu hiệu mặt trời, chua chua như sourdough và mè đen. Các nhà dinh dưỡng khuyên ăn bánh mì nên ăn loại này giúp thực tràng Họ chấm mấy cái lỗ theo hinh vẽ. Loại bánh mì này dầy, ăn hơi cứng tốt, hơn là loại bánh mì ở bôn sa, bỏ bột nổi phình ra, ruột mềm xèo, rỗng. Không tốt cho sức khoẻ.
Đồng chí gái trước tiệm ăn, các loại gạch men trang trí khá đẹp.

Sáng nay, xe đến đón, khách sạn làm sẵn đồ ăn sáng cho mình trong cái giỏ để đem lên xe lửa ngồi ăn nhưng hai vợ chồng dậy sớm nên vào tiệm ăn điểm tâm. Rất ngon. Sau đó mình tặng ông tài xế hai giỏ thức ăn. Ra ga xe lửa để đi tàu cao tốc do Tây Ban Nha xây dựng. Chạy đúng giờ. Có một hệ thống thường xe lửa chạy chậm hơn do đại Hàn thực hiện. Theo mấy tấm ảnh cũ vẽ trên tường khi xưa thì thấy có nhiều hình ảnh của các sứ thần đại hàn, mình đoán là MÃn Châu nhưng hướng dẫn viên kêu là đại hàn.


Nghe kể từ khi dành được độc lập, có ông tổng thống đầu tiên tại vị được 27 năm. Ông ta qua Tây Ban Nha chơi thấy xe lửa Talgo ngon lành nên ký kết thực hiện khá nhanh so với Cát Linh nhờ người Tàu làm. Ông tổng thống thứ 2 đang làm lại hiến pháp để làm tổng thống đến khi chết. Thấy họ xây dựng các tượng cha già dân tộc ngoài phố.


Sau khi dành độc lập thì chỉ có Nam Hàn bò lại đầu tư. Hoa Kỳ mở cơ sở chế tạo xe hơi Chevrolet nên ra đường chỉ thấy toàn là xe Chevrolet và coca, pepsi. Có một số xe đại Hàn. Lèo tèo vài tiệm ăn Hàn Nhật và tàu. Chưa thấy tiệm nail của người Việt. Có đi đây mình mới hiểu ý tưởng của Trung Cộng làm lại con đường Tơ Lụa vì sẽ tạo công ăn việc, sự phồn thịnh cho vùng này. Nếu Trung Cộng không chơi cha làm bẩy nợ thì chắc chắn tương lai vùng này sẽ giàu có vì có nhiều núi mõ khoáng sản. Các nước trong vùng không có biển kiểu xứ Lào nên đường xe lửa cao tốc là ý tưởng tốt. Xem bản đồ đường Tơ Lụa khi xưa thì thất kinh. Đi đây mới hiểu mấy ông Mỹ bò đến mấy xứ này, đầu tư công thêm có chút tư duy sau này về chính trị, buôn bán cho vùng này.


Họ mới dành độc lập từ năm 1991, xem như 32 năm, đã có đường xe lửa cao tốc, hãng chế tạo xe hơi, mình có xem mấy con sông thì chưa thấy ô nhiễm. Dân họ có nhiều chủng tộc; da trắng da vàng, lai đủ thứ giống cũng có. Trước 1991 có đến 15% người nga sinh sống tại đây sau đó họ về nga lại. Dân đủ nơi đến từ bao nhiêu năm. Ra đường thấy giống da vàng có , lại da vàng cũng có, nói chung thì dân cũng hiền hòa. Luật pháp ở đây nghiêm ngặt, ăn cắp xe hơi là đi tù 15 năm tối thiểu nên họ nói không sợ mất xe. Nói chung cũng ít du  khách vì có lẻ cuối hè, thêm chiến tranh cũng không xa biên giới lắm. Du khách Nga cũng giảm bớt.


Có ra công trường kỷ niệm ngày động đất ở Tashkent được xây dựng thời Liên Xô. Cô hướng dẫn viên chỉ có 6 tuổi lúc xẩy ra ngày độc lập nhưng khi nói chuyện, cô ta có vẻ khen bài bản về nhân dân khắp nơi của Liên Xô, gửi vật liệu đến xứ này để xây dựng lại. Nhân dân liên xô dạo ấy với khẩu hiệu lá lành đùm lá rách, chi viện cho nhân dân xứ này đủ thứ như đem con nít về nuôi, vật liệu để xây dựng lại thành phố.


Mình ở phía Tây nên theo Tây còn người sinh ra dưới đế chế Liên Xô thì họ chỉ nói lên những việc xẩy ra thời đó tại xứ sở họ. Cho thấy tuyên truyền có những tai hại, tạo dựng một hình ảnh một chiều về một chế độ. Có đi mới hiểu được cảm nghĩ của người sinh ra tại liên Xô. Bớt độc đoán. Nói chung thì người Nga khai phá lại văn hoá của xứ này khá nhiều vì bị chôn vùi từ lâu, khi con đường Tơ Lụa không được sử dụng nữa khi người âu châu dùng tàu để di chuyển thay vì các con lạc đà trong sa mạc. Lúc đầu họ đi sang Ấn Độ rồi tình cờ ông Kha Luân Bố, say rượu hay sao lại đón buồm đi về hướng tây, thấy Mỹ Châu nên họ không muốn đi đường chậm rì với mấy con lạc đà dỡ hơi. Thuyền bè thì chở đồ nhiều hơn mấy con lạc đà. Thế là vùng Trung Á này ngọng đến thế kỷ 20, khi liên xô xụp đổ nên thiên hạ mới bò lại kiếm ăn.


Có đến một khu phố cổ của thành phố, thấy họ gắn ống ga và ống nước khơi khơi trên tường hay bắt ngang đường đi một cách vô tư thay vì chôn dưới đất. Động đất một cú nữa là nổ cháy nhà mệt thở.

Tashkent không có gì đặc sắc để ngưng lại nhiều ngày. Có hai thành phố nằm trên đường Tơ Lụa là Samarkhand và Bukhara, có nhiều di tích lịch sử để viếng thăm. Do đó hai vợ chồng ở lại một ngày một đêm rồi lấy xe lửa cao tốc đến Samarkhand, cách 2.5 tiếng tàu lửa còn lái xe thì mất 5 tiếng.


Giới già thì nói tiếng Nga còn giới trẻ sau 1991 thì đa số nói tiếng anh, mình thấy toàn là các tiệm bán đồ xịn của Tây âu và mỹ như Polo, Gucci, nhất là Pepsi, Hot Dog và burgers mọc đầy khắp thành phố.


Trên đường đi thì thấy hai bên đường nhà cửa và ruộng trồng bắp, chắc mùa, cũng lụp xụp nghèo nàn. Đa số sống cạnh các con sông vì vùng đất sa mạc, không có núi cao lắm.


Đồng chí gái trước xe lửa cao tốc do Tây Ban Nha thực hiện

Thấy dân họ cũng xeo-phì mệt thở trong khi đợi xe lửa. Lần đầu tiên đi xe lửa cao tốc xứ này nên du khách xeo phì nhiều. Nhìn các bà đội khăn đầu xeo phì khiến mình buồn cười vì hơi xa những lời kính thánh Coran. Xe lửa cao tốc thì mình thích nhất ở Nhật Bản, bên âu châu thì không bằng.


Xem như mình đã đến được vùng Trung Á mà mấy ông tây dạy khi xưa, chả hiểu đâu là đâu. Dạo ấy Sàigòn còn chưa biết là ở đâu. Nay thì định vị được xứ này. Dân chúng hiền hoà, thức ăn và tươi nhất là rau cải và trái cây. Ăn ở đây thấy khác xa mùi vị ở Cali. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn