Bí mật trên du thuyền


Đồng chí gái cứ kêu mình đi du thuyền với bạn bè của mụ nên chìu vợ đi nhưng buồn đời, trên tàu không biết làm gì nên mình mò mò tin tức đọc về du thuyền. Mấy người bạn đi du thuyền kêu họ mê lắm vì ăn ngon, khỏi phải vác Vali đi vòng vòng từ khách sạn ra phi trường hay ga xe lửa. Đây chỉ xuống tàu đi một vòng thành phố mấy tiếng đồng hồ, khi đói lại bò lên tàu ăn tiếp. Du lịch kiểu này rất tiện cho người già vì ít lo nghĩ, đi du lịch không phải vác Vali, giao ở dưới bến tàu rồi họ chuyển lên phòng mình. Đây là một cách thức đi du lịch khi về già. Mình thấy nhiều người đi có 1 tuần mà vác theo hai cái Vali to đùng. Hai vợ chồng hai cái Vali nhỏ đêm theo lên máy bay cho tiện đời. Mình 2 bộ đồ, còn thì ấp quần của vợ tỏng Vali của mình. Khi về thì không hiểu sao lại đày thêm, phải gửi hành lý vì mụ vợ mua áo quần nhiều.


Mình thấy đa số người Mỹ rất béo, đi không nổi, họ lên du thuyền cứ ngồi phơi nắng rồi kêu rượu uống. Đi du thuyền vừa rồi, thấy họ bán nguyên gói rượu uống thả đàn trong suốt 1 tuần lễ là $2,000. Đói thì chạy vào ăn tiếp. Thấy thiên hạ, cả gia đình con cháu nhảy vào hồ bơi nên mình hơi sợ mấy cái Jacuzzi vì vệ sinh, họ phải bỏ đồ sát trùng hơi nhiều, các hoá chất này có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình. Nói chung đi du thuyền thì khỏe đời, không phải lo nghĩ về ăn uống, khách sạn. Rất tiện cho những ai không thích phiêu lưu qua các phi trường, hay bến xe đò.

Tàu này có ông thuyền trưởng nổi hứng làm chìm, nghe nói ở tù mục xương 


Mình tìm tài liệu đọc về du thuyền do các cựu nhân viên trên tàu giải thích bề trái của những chuyến du hành trên biển từ các du thuyền sang trọng đến các du thuyền bình dân. Thấy được bề trái của các chuyến du thuyền trên biển khơi.


Trên tàu du thuyền nào đều có nhà xác. Vâng nhà xác để chứa xác chết vì đa số người đi du thuyền đều lớn tuổi. Chuyến đi vừa qua, mình nói chuyện với ông mỹ già, ngồi xe lăn điện bên cạnh phòng. Buồn buồn đi trên tàu nổi hứng lên tim ngừng đập tương tự mình đi máy bay thấy cảnh tiếp viên kêu gọi trên máy phóng thanh có bác sĩ nào trên phi cơ hay không vì có hành khách bị lộn xộn, họ lấy máy nhồi tim nhưng vị hành khách chết bất đắc kỳ tử trên máy bay. Họ cho biết trung bình mỗi tháng có 3 hành khách chết trên du thuyền. Do đó mỗi du thuyền đều có một nhà xác để giữ đến xác chết trong khi mọi người du hành trên biển. kinh


Mình lên tàu nên dạo này thấy quảng cáo du thuyền mệt thở. Nào là đi 4, 5 tháng 7 lục địa nhưng hơi đắt. Biết đâu một ngày nào đó, có người mua cái vườn với giá phải chăng, sẽ làm một chuyến du hành trên biển 5 tháng. Chắc cũng phải điên điên. Tưởng tượng ở trên tàu, trong cái phòng 5 tháng trời đối chọi với đồng chí gái hàng ngày khi mới thức giấc, chắc sẽ không nhìn mặt nhau quá. Chắc sẽ không đi mấy vụ này.


Mình thấy các nhân viên trên tàu rất niềm nở, nói chuyện chào hỏi du khách thì khám phá ra họ được nhiệm vụ ghi xuống những gì du khách làm và nói. Các nhân viên trên tàu đều ghi xuống tất cả những gì họ quan sát trong phòng khi dọn phòng hay gặp mặt ngoài hành lang. Những gì mình nói mà họ nghe đều được gì xuống, bỏ vào trong database của công ty hàng hải. Điển hình là hai cặp đi cùng với vợ chồng mình, họ lên văn phòng du lịch, nói muốn xem lịch trình đi du thuyền qua kênh Panama ở Trung Mỹ vào năm tới thì khi mình mở Internet là hình ảnh các chuyến đi Panama hiện lên mỗi lần. Mình không có mặt hôm đó nhưng vì đi chung với họ nên ăn luôn quảng cáo đi Panama. Bà chị vợ mua vé dùm cho rẻ.


Trên thuyền thường có một hồ bơi và Jacuzzi, là nơi đông người nhất. Trên thực tế thì các nhân viên trên tàu có một hồ bơi khác dành riêng cho họ để họ có thể giải lao trong giờ nghỉ. Nghe nói du khách có thể dùng nếu được mời.

Nhà xác trên tàu để đựng xác hành khách đi Tây phương cực lạc

Vấn đề lo cho sự an toàn của du khách trên tàu rất quan trọng, nên nhân viên phải dùng mật mã để nói với nhau để tránh du khách nghe được như trường hợp khẩn cấp. Mình thấy họ có cho thực tập trên tàu chuyến đi vừa rồi với nhân viên trên tàu, họ dùng mật mã để nói khiến mình tuy tò mò nhưng chả hiểu gì cả. Họ dùng mật mã để du khách không lo lắng như dọn chỗ bị nước đỗ, trường hợp cháy hay khẩn cấp cứu ai bị té hay đột quỵ. Mình có thấy một ông mỹ to đùng đi trên tàu ròi ngã cái đùng. Mình chỉ đồng chí gái thế là bị cự một tăng vì mình đi trước, mụ vợ kêu anh cứ đi trước vợ té chết anh cũng không biết hay ai đã nhảy xuống biển. Cứ tưởng tượng nếu không dùng mật mã để nói về các trường hợp. Các nhân viên kêu có người nhảy xuống biển, hay chết, hỏa hoạn sẽ làm du khách hoảng sợ.

Nhà tù để nhốt các tội phạm

Đi du thuyền mình thấy họ có sòng bài vì đi trên hải phận quốc tế nghĩa là họ không bị ảnh hưởng về luật lệ xứ nào cả về chơi bài. Khi thuyền vào hải phận xứ nào đó thì họ phải theo luật của xứ này nên có thể đổi bài như có thể bỏ thêm mấy bộ bài để chơi Blackjack, là nhà cái ăn 100%. Mình không đánh bài nên không ngại vụ này nhưng kể đây cho bác nào thích đánh bài thì khó mà ăn nhà cái vì họ để chồng nhiều bộ bài.


Có lần có chiếc tàu của Ý Đại Lợi bị đắm vì lỗi của thuyền trưởng nên cũng cẩn thận nên lên tàu, việc đầu tiên mình tìm là cái phao để ở đâu. Lỡ có chuyện gì thì mò vì đèn đuốc không có,… đi Antarctica thì tàu bắt mình phải đeo cái phao chạy ra nơi tụ tập khi có chuyện, sau khi điểm danh thì tàu mới được nhổ neo. Còn tàu lớn thì họ bắt mình xem truyền hình là xong nên cẩn thận. Cứ kiếm áo phao để chỗ nào cho chắc ăn.


Du khách có thể mướn một người hầu giúp mình trên tàu. Ông anh cột chèo mình đi hỏi đi du thuyền ở Panama, hỏi giá Penthouse, họ cho biết 2 tuần lễ giá $47,000. Người Butler đem thức ăn đến phòng, hầu mình, rót rượu, đủ trò,… đặt chỗ nhà hàng, đem cà phê,.. cái này thì mình không dám mơ. Đồng chí gái thì có mình làm ô sin nên cũng không thèm.


Nói đến nhà hàng thì trên tàu có chỗ ăn bao bụng, đủ loại thức ăn như cơm tàu, cơm Ấn Độ, cơm mỹ, cơm Tây Ban Nha,… nhưng có các tiệm ăn thì mình phải đặt chỗ trước để ăn buổi sáng, trưa chiều. Mình thích ăn mấy chỗ này hơn vì chỉ có thực đơn riêng không nhiều hằm bà lằn như ở Buffet. Vấn đề là mụ vợ thích ăn bao bụng. Lý do là mụ ở Mỹ lại loanh quanh với thức ăn Việt Nam nên khi vào tiệm Mỹ thì ngọng vì không quen. Thường mụ gọi những món ăn không hợp khẩu vị của mụ nên thích nhìn để lấy thức ăn. Mình có thời gian sinh sống tại âu châu nên biết các món ăn Tây phương.

 

Du khách mất tích rất nhiều. Theo thống kê thì từ năm 1995 đến 2011, 16 năm thì có 165 người mất tích khi đi du thuyền. Xem như mỗi năm có 10 người hay trung bình mỗi tháng một người. Có người cho hay số này có thể cao hơn. Đây không nói đến các người té xuống biển khi đứng trên bong tàu mà những người xuống tàu rồi không trở lại. Có thể anh trốn luôn hay đi tham quan rồi bị ai đó giết lấy giấy tờ tuỳ thân, tiền bạc,… hay ông chồng  hay bà vợ buồn đời quăng người tình trăm năm xuống biển trong đêm tối.

Thường đi du thuyền thì sóng nhỏ. Nhưng khi gặp bão thì tàu bé tàu lớn gì cũng giúp mình ói cơm đã ăn ra. Mình nhớ đi Antarctica nhớ đời. Không bao giờ đi lại.


Nghe nói có hải tặc lên tàu ăn cướp như năm 2005, có một du thuyền bị hải tặc leo lên, hải đoàn dùng súng nổ to hơn pháo để ấp đảo tinh thần hải tặc. Mấy ông cướp biển hoảng quá nên nhảy xuống biển hết.

Các nhân viên trên tàu không được yêu nhau hay quá thân mật với du khách. Mục đích là để tránh bị du khách lên án những chuyện không hay, có ảnh hưởng đến tai tiếng cuả du thuyền.


Chuyện lạ nhưng trên du thuyền họ có nhà tù để nhốt du khách đánh lộn, hay có khả năng làm hại nguy hiểm tính mạng của các hành khách khác. Nên sẽ ở tù và được người ta đem thức ăn đến và sẽ được giao cho nhà chức trách khi tàu cập bến. Ngoài ra có các nhân viên bảo vệ có súng để bảo vệ hành khách khi có đe doạ cho nổ bom, khủng bố…

Mỗi lần tàu cập bến, ai nấy đều nôn nóng xuống tàu nhưng phải đợi nhà chức trách của bến tàu lên tàu duyệt xét trước khi cho thả neo nên đi chơi nhưng chưa chắc được cập bến như lộ trình vì có bệnh dịch gì xẩy ra như thời covid, có ai dám cho tàu bị dính covid đổ bộ, phải chạy ra khơi rồi họ tiếp tế lương thực. Hình như mình có đọc trong email của công ty hàng hải là có thể tàu sẽ không cập bến như lộ trình để khỏi bị thưa kiện.


Ai buồn đời, vợ chồng cãi nhau rồi nổi điên, một người nhảy xuống biển, dù có tri hô nhưng cứu người lọt xuống biển không phải dễ. Ai đi vượt biển chắc thấy nhiều tàu chạy qua rồi chạy luôn. Thường trong trường hợp đó nhân viên sẽ thả cái gì như cái phao đứng một chỗ để làm dấu nếu không chả biết chỗ nào để mà đi tìm.

Hải tặc

Mua vé nhưng phải cẩn thận vì tàu có thể chặt chém thêm. Đi ăn tiệm nào khá hơn, đặc biệt hơn phải trả thêm $60, hay có món nào trong thực đơn, phải trả thêm. Mình đi ăn tiệm mỗi tối có thực đơn, có món tôm hùm nhưng phải trả thêm $20. Đành phải đợi vài ngày sau thì có món đó không phải trả thêm tiền. Thực đơn xoay quầng.

Các camera an ninh đều được trang bị khắp nơi trên tàu.


Các nhân viên phục vụ trên tàu không được trả lương cao lắm vì trên hải phận quốc tế nên không bị lệ thuộc vào nước nào cả. Mình thấy dân Nam Dương, Phi Luật Tân rất nhiều nên boa cho họ. Lý do là họ không được bảo vệ bởi luật như Hoa Kỳ mỗi tuần 40 tiếng đồng hồ, hơn thì trả phụ trội nên đa số làm việc 100 tiếng mỗi tuần. Chuyến đi vừa rồi, tàu chặt thêm mỗi ngày mỗi người $20 tiền dịch vụ. Chán Mớ Đời 

Lâu lâu có tàu bị truyền nhiễm như vụ covid vừa qua. Du thuyền nào cũng có một phòng y tế cho bác sĩ và nha sĩ để khám cho hành khách, lỡ bị lộn xộn trên tàu. Được cái là bác sĩ hay nha sĩ không bị thưa kiện vì được xem là trên hải phận quốc tế nên không bị liên đới về các luật lệ bản xứ.

Hành khách dấu rượu trong các chai Listerine 

Các cửa trên tàu ngoại trừ các cửa phòng thường không bị khoá trái. Lý do là lỡ có lửa cháy thì hành khách và nhân viên có thể chạy thoát. Mình có thấy mấy cánh cửa chấn lửa, nếu có hỏa hoạn thì mấy chỗ từ cầu thang hay thang máy sẽ bị đóng để phòng lửa lan đến các khu hành khách ở. Từ năm 2005 đến nay, người ta cho biết có đến 75 vụ hỏa hoạn trên du thuyền. Cứ tưởng tượng đang ngủ hay đang lênh đênh trên biển cả thì xẩy ra vụ hoả hoạn. Mình thấy mấy ông thần ngồi trên bong tàu, hút xì gà khiến mình ớn ớn vì chắc trong phòng họ, có thể họ cứ thoải mái hút phì phà rồi uống rượu, ngà ngà làm rớt xì gà xuống thảm, bốc cháy là ngọng.


Các du thuyền hay có trò xả rác rưới xuống biển, gần các Hải phần các nước nhẹ nhàng như Gia-nã-đại, có lần than phiền các tàu du thuyền mỹ xả phân rác ở ngoài vùng biển British Columbia.


Trong tương lai giá vé đi du thuyền sẽ lên giá. Các tàu du thuyền thường được đứng tên các nước nhỏ bé khác, để tránh đóng thuế nhiều ở Hoa Kỳ.


Hành khách ở trong các phòng tương đối như ở khách sạn Đông Kinh nhưng các nhân viên phục vụ trên tàu thì ngủ trong các phòng nhỏ hơn và chồng chất lên nhau với các giường đôi.


Vấn đề là rất khó xin hoàn tiền vé lại nếu gặp trường hợp phải huỷ bỏ chuyến đi ngoại trừ vụ Covid nhưng chắc các công ty nhận tiền của chính phủ.


Mình thấy trên tàu có trung tâm tập thể dục nhưng chỉ loe ngoe vài người tập trong khi đó thì ăn mệt thở, xem như 24/24. Lười thì gọi điện thoại họ đem tới phòng. Mình về lại nhà phải nhịn đói 3 ngày để giảm cân và đường vì ăn croissant mệt thở.


Xuống tàu đi chơi mà nếu về trễ là xem như tàu sẽ rời bến, bỏ mình lại vì không đợi. Nghe nói nếu đi mấy tour của tàu tổ chức thì họ đợi nhưng đắt hơn, còn đi tour riêng ở ngoài thì tàu không đợi. Mấy ngàn du khách phải đợi một hai người về trễ do đó khi xuống tàu thì nên đem theo giấy tờ tuỳ thân. Lỡ bị bỏ lại thì còn có giấy tờ để về nhà hay bay đến bến tàu kế tiếp.


Mình có mấy người quen, thuộc dạng những người bảo vệ môi trường, môi sinh nhưng lại thích đi du thuyền. Du thuyền sử dụng loại Bunker Fuel, thải 5,000 lần lưu huỳnh hơn loại dầu thường và xả Gas carbonique nhiều hơn các tàu thường. Nghe nói có vài tàu được trang bị đầu lọc như tàu mình vừa đi vì ít nghe mùi hơn.


Nghe nói nhà bếp rộng lớn và được tổ chức rất chặt chẻ khiến người ta có thể đo lường mức tiêu thụ tối đa. Tùy theo lượng du khách thuộc quốc tịch nào để họ làm thức ăn. Tàu mình đi vừa rồi có thức ăn Ấn Độ, cũng như cơm tàu nhưng đa số là người Mỹ nên thấy ketchup hamburger và tabasco đầy. Nghe mấy người đi chung nói có lẫu.


Mình rất ngạc nhiên là rượu bia rất đắt, ai mua trọn gói thì trả $200/ ngày chưa kể thuế xem như $2,000/ tuần để uống rượu. Một lon coca cola giá $4, người Mỹ hay ngoại quốc uống mệt nghỉ.


Vì vậy du khách hay tìm cách đem rượu lên tàu bằng cách dấu ngụy trang trong mấy  chai xúc miệng. Mình tưởng khi lên tàu họ dùng máy để xem có chất nổ hay gì không, hoá ra để dò thức ăn và rượu bia mang lên tàu, sẽ bị tịch thâu. Ngoài rượu còn mấy loại xa xỉ như Internet, có tàu chặt $100/ 7 tuần, tàu vừa Đi chặt $230/7 ngày.


Nói chung đi du thuyền cũng có cái hay của nó, mình không thích nhưng đồng chí gái thích đi với bạn bè thì đi theo. Chỉ tội là phải ăn nhiều vì cái tính trùm sò, sợ uổng tiền. Kỳ này mình cũng ít ăn, tự kiềm chế nhưng cũng phải ăn. Có lẻ lần sau mình sẽ xuống tiệm ăn sáng và trưa để khỏi phải nhìn đủ loại thức ăn, chỉ kêu 1, 2 món ăn thôi. Chỉ kẹt mụ vợ.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn