Chợ trời sách cũ tại Paris

 Hôm trước đọc báo chí Tây thì được biết chính phủ pháp ra thông cáo sẽ tháo gỡ mấy thùng sách cũ trên bờ sông Seine vì lý do an ninh cho cuộc lễ khai mạc thế vận hội sang năm trên sông Seine. Kỳ này họ sẽ không tổ chức trong vận động trường mà thực hiện trên sông Seine. Ai cũng được tham dự. Một cách kêu gọi du lịch Paris.

Mấy ông bà bán sách cũ chợ trời từ mấy trăm nay chới với, lên tiếng sẽ chống đến giọt máu cuối cùng. Tin tức này khiến mình nhớ về thời sinh viên ở Paris như Josephine Baker từng rêu rao: j’ai deux amours, mon pays et Paris. Về già con người có khuynh nhìn lại chặng đường đi qua, nghe nhạc Tây, nhạc ý, nhạc Tây Ban Nha còn nhạc việt thì không hiểu lý do nào mình ít nghe. Có lẻ thời sinh viên mình chỉ nghe nhạc pháp, Ý Đại Lợi và Tây Ban Nha.


Vào mùa hè hay khi rảnh, mình hay lang thang vẽ dọc sông Seine, thường thấy mấy dãy thùng sắt Sơn màu xanh lá cây, xem như chợ trời bán sách cũ, tranh vớ vẩn cho du khách và bưu thiếp cho du khách. Dạo ấy không có tiền để mua sách cũ, cần sách thì vào thư viện mượn hay bò vào FNAC đọc ké sách mới.


Nghe nói các chỗ bán sách này có từ đời xưa, thời họ làm mấy chợ trời bán dọc sông Seine, dần dần thì chỉ còn các chỗ bán sách vì nhờ mấy cái thùng nhỏ, dễ dọn. Nghe người Pháp kể có thời mấy người bán sách cũ bên dòng sông, được gọi là ăn cướp vì họ bán các sách báo của mấy nhóm đạo Tin Lành, trong thời gian có cuộc chiến tôn giáo, người Pháp đa số là theo công giáo. Sau này nhóm người theo Tin Lành, được gọi là Huguenots hay Calvinists, chạy qua Thuỵ Sĩ lánh nạn nên mình đoán bác sĩ Yersin gốc Tây, bố mẹ chạy qua Thuỵ Sĩ vì vậy sau này, ông ta đầu quân làm việc cho công ty hàng hải pháp, đi thám hiểm Đông Dương để xem có gì để khai thác ở thuộc địa và ông ta khám phá ra Đà Lạt.

Mấy hộp sắt được đặt trên bờ thành trước sông Seine, chỉ bán tranh vớ vẩn cho du khách chớ sách cũ thì du khách ít ai mua. Sách cũ thường dân parisien vào các tiệm sách bán sách cũ để mua. Có đâu thời xưa độ 10 tiệm như vậy. Vào đó hỏi sách đời nào đều có nhưng đắt.

Người Pháp gọi mấy người bán này là “bouquinistes”, đến từ từ “bouquin” (tiếng lóng). Có người giải thích là từ tiếng Hoà Lan “boeckin” (nghĩa là sách nhỏ), có thể họ bán các cuốn sách nhỏ đưa Tin Lành nên người Pháp gọi bouquinistes . Khi xưa, các người bán sách này dùng xe bò ếch để đẩy xe đến bờ sông để bán. Tiếng Đức thì buch là sách. Đạo Tin Lành khởi nguồn từ Đức quốc, được đưa sang Pháp nên họ đem sách báo từ Đức sang pháp nên có lẻ từ đó họ đọc trại ra sách báo là bouquin.

Toàn là bán đồ cho du khách, không thấy sách báo như khởi đầu. Mấy người bán tại đây, bắt buộc phải mở cửa 4 ngày một tuần. Lạng quẳng bị rút giấy phép trong khi mấy người ghi danh để được bán tại đây phải đợi 8 năm. Hình như tổng số mấy xập này có đâu trên 270 cái, dọc bờ sông Seine. Nay họ vác đến BAstille sẽ biến thành chợ trời, đâu có ai mua đồ đâu. Ít du khách. Đi dọc bờ sông Seine, thấy hữu tình, ghé mua một bức tranh để kỷ niệm, còn đến Bastille chỉ nghe chuyện cách mạng. 

Được biết là năm 1762, từ “bouquiniste” được Academie francaise cho vào viện hàm lâm pháp. Thời gian cách mạng thì các tiệm sách ít in sách nhưng in báo nhiều nói về các thời sự chống chế độ quân chủ. Sau cách mạng thì giới nhà thờ và quý tộc yêu thích các nhóm bán sách cũ này vì họ bán sách tịch thu của giới cầm quyền. Khi xưa, sách in rất ít và đắt tiền, chỉ có giới quý tộc có tiền để mua. Nghe kể mấy ông nhà văn như Hemingway hay đến bò lại đây kiếm sách. Đó là thời xưa, nay thì bán hàng theo thị Hiếu du khách. Khách hàng đa số là du khách.

Ông bán sách này đề “lire rend moins con », đọc sách khiến bớt ngu. Mua sách mình thì thấy càng đọc càng ngu. Chán Mớ Đời 


Sau cuộc cách mạng long trời 1789, thì các chợ sách cũ này mọc lên rất nhiều nơi nhờ họ tịch thu sách báo của đám quý tộc, bị đem lên máy chém, giúp người bình thường có thể mua sách để đọc, từ từ xoá nạn mù chữ một tí. Đến năm 1781, các tay bán sách này được phép để các sách lại tại bờ sông trong các thùng bằng sắt. Ngày nay, muốn bán sách cũ ở đây thì phải nộp đơn và phải đợi ít nhất 8 năm mới được phép. Lý do là họ chỉ cho phép có 250 quán bán sách tại mấy địa điểm mà UNESCO, cho rằng là di tích lịch sử văn hoá mấy khu phố gần nhà thờ Đức Bà. Mình nhớ khu Saint Michel có mấy nơi. Mình ít thấy bán sách lắm, đa số là bưu thiếp và mấy đồ lặt vặt cho du khách. Còn sách cũ thì thường người ta vào các tiệm bán sách cũ khá lâu ngày ở Paris.

Mùa thu hay mùa đông đi qua mấy khu vực này khá đẹp, có chút gì theo mộng của một thời. Bờ thành để ngăn bộ hành ngã xuống sông, được xây bằng giờ tường đá, các thùng sách màu. Xanh được đặt trên các bờ thành này, tối, chỉ cần hạ cửa xuống, lấy cái cây sắt xỏ qua mấy cái móc rồi khoá để thiên hạ không ăn cắp. Hôm trước ông KHiêm Đỗ, tải tấm ảnh các tiệm sách để ngoài trời không sợ ăn cắp vì người biết đọc không ăn cắp. Đây xứ Tây thì khác. Việt Nam thì lấy đem bán lạc xoong mua bằng tiến sĩ. Chán Mớ Đời  
Chợ sách truyền thống ở Baghdad đường al Mutannabi mới được phục hồi năm nay. Tại đây về đêm các cửa hàng không mang sách vào bên trong cất vì có câu  ngạn ngữ:

 "Người đọc sách không ăn cắp và kẻ ăn cắp thì không đọc sách"

Người Iraq rất thích đọc: 

"Cairo (Ai Cập) viết- Beirut (Lebanon) xuất bản-Baghdad (Iraq) đọc"!

Chính phủ pháp muốn dẹp bỏ mấy quán bán sách này đến khu Bastille khiến mấy bouquinistes chửi thề merde tùm lùm vì không có du khách bò đến đó. Họ muốn giải toả để 36,000 lực lượng an ninh có thể được đưa ra các vùng này để bảo vệ 600,000 khán giả của thế vận hội Paris năm 2024. Nghe nói một phòng Airbnb sẽ phải trả $1,000/ đêm tỏng thời gái thế vận hội sang năm. Thôi chắc phải trở lại pháp năm 2025.


Các người hành nghề bán sách cũ này được tồn tại dù trong quá khứ đã bị chính quyền tìm cách giải toả nhiều lần như dưới thời Napoleon đệ tam, ông bá tước Hausmann, người được đề cử tái phát triển Paris sau cuộc cách mạng, nhưng cuối cùng họ được phép đóng các thùng sắt và giữ sách bán của họ qua đêm, không phải đẩy xe bò ếch như xưa.


Mùa COVID nhóm bán sách cũ này bị te tua khá nhiều nay lại kêu phải dọn. Được cái là họ không phải trả tiền thuê chỗ. Mỗi người chỉ được phép có 4 thùng sắt, có mấy cây sắt chắn ngang với khoá.

Ngày nay có độ 270 quán như vậy dọc sông Seine nhưng địa điểm tốt nhất là gần nhà thờ Đức Bà, quai Voltaire,…


Thời sinh viên, ăn cơm trưa xong thì đám Tây đầm ghé tiệm bistrot Balto uống cà phê. Mình không có tiền nên vác giá vẽ ra bờ sông ngồi vẽ thì cũng hay vẽ mấy quán bán sách này.


Nay nghe tin họ sắp bị giải toả khiến mình buồn cũng như một hình ảnh nào đó trong cuộc đời bị xoá đi như khi về Đà Lạt, mình thấy biến mất. Có cái gì mất trong tâm khảm, để lại một vết thương, vết xẹo trong mùa xuân ký ức.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn