Trận đánh Ben Hét vùng Tam Biên

Đi chơi buồn đời, mình đọc các tài liệu của người Mỹ và Việt Cộng về trận đánh Ben Hét, một căn cứ lực lượng đặc biệt tại vùng Tam Biên, 3 biên giới Việt Miên Lào. Một địa danh mà khi bé mình hay nghe nói đến với những địa danh khác như Dakto,…. Cũng là nơi có trận đánh đầu tiên giữa các chiến xa mỹ và chiến xa Việt Cộng trên chiến trường Việt Nam, đúng hơn là cuộc thử lửa chiến xa mỹ và Liên Xô.
Căn cứ Ben Hét ở ngay vùng Tam Biên

Căn cứ Ben Het của lực lượng đặc biệt mỹ nằm độ 288 dậm đông bắc của Sàigòn và 6 dậm cách 3 biên giới Cao Miên, Việt Nam và Lào, bị cộng quân gồm 3,000 quân bao vây từ ngày 23 tháng 6 năm 1969 và kết thúc vào ngày 2 tháng 7, suốt 9 ngày trời. Quân đội. Việt Cộng sử dụng chiến thuật cổ điển của họ được Liên Xô và Trung Cộng huấn luyện là dập pháo cho mềm rồi tấn công sau đó.


Phòng thủ từ trên đồi cao
Phi cơ tiếp tế, hình như bị bắn hư
Mấy viên đạn đại bác này, ai mà khiêng chắc phải khoẻ mạnh lắm
Hình như đại bác 175 ly được trang bị trên xe tăng để phòng thủ căn cứ
Phi đạo của căn cứ
Ổ đại bác. Hầm trú thấy có vẻ đơn sơ. Đạn đại bác loại to rớt xuống chắc đào sâu độ nữa thước là mệt
Căn cứ, thấy nhà của các gia đình Dân Sự Chiến Đấu
Phi đạo
Căn cứ được đặt trên đồi cao để dễ quan sát và phòng thủ

Thiếu tá Lê Xuân Phong khi xưa, mới ra quân trường có đóng ở vùng này trước khi về Đà Lạt, kể là đi tuần rồi xem người Lào hay Cao Miên có làm rẩy xâm chiếm qua đất Việt Nam Cộng Hoà thì đến đuổi họ trở về bên kia biên giới. Mấy vùng này có rất nhiều người thượng sinh sống nên người Mỹ chiêu mộ họ, cho họ và gia đình ở trong căn cứ, gọi là Dân Sự CHiến Đấu.


Căn cứ gồm có 250 lính mỹ, 450 người thượng mà báo chí hay gọi Dân Sự Chiến Đấu (civilian Irregular Defense Group CIDG). Căn cứ được sự trợ giúp của quân đội Việt Nam Cộng Hoà và các pháo đài B52. Người Mỹ họ mộ lính người thượng để đánh Việt Cộng nhưng mình nghe anh Phong đại đội 302 kể thì trước khi về Đà Lạt, chỉ huy đại đội trinh sát 302, anh ta từng thuộc lực lượng đặc biệt và đóng quân với các người thượng thuộc lực lượng Dân Sự Chiến Đấu. Mấy người này không tin tưởng được vì có nhiều người bỏ trốn vì không biết lý do đánh nhau với Việt Cộng. Dắt vợ con bỏ chạy cho khoẻ đời. Khi xưa, người Pháp lên Đà Lạt, làm đường rầy xe lửa, tới các buôn người thượng bắt họ đi lao công, không được trả lương nên có nhiều bộ lạc bỏ chạy qua Miên hay Lào.

Trong những ngày tháng cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ có trú đóng tại 6 căn cứ ở cao nguyên gần biên giới để quan sát sự di chuyển của quân được Hà Nội gửi vào Nam qua đừng mòn Hcm xuyến Lào và Cao Miên;  Bu Prang, Đức Lập, Đức Cơ, Dak Pek, Dak Seang và Ben Het. Mấy căn cứ này bị Việt Cộng tấn công và bao vây như để làm áp lực với Hoa Kỳ khi thương thuyết tại bàn hoà đàm Paris.


Căn cứ Ben Hét nằm bên cạnh một phi đạo ở vùng cao nguyên trung phần, nằm ở phía tây. Là một căn cứ chiến lược quan trọng vì nằm cách ngã ba biên giới có 7 dặm. Tại nơi đây, họ có thể quan sát sự di chuyển của quân đội Việt Cộng từ bắc qua ngõ Hạ Lào, đi xuống Cam Bốt. Nếu mình không lầm thì các đồi cao đều có các lô cốt có súng đại bác ở trong. Thấy có hình một khẩu đại bác 175 ly to lớn kinh khủng.


Ben Het có một tiểu đội lực lượng đặc biệt, thường được gọi A-Team, đội A-244, do đại uý Louis Kingsley chỉ huy và độ 200 ngừoi thượng của lực lượng Dân Sự Chiến Đấu và gia đình họ. Khi xưa mình thấy các trại gia binh, lính đóng quân lại có vợ con ở đó, không biết có nên hay không. Có người cho biết làm như vậy lính vì vợ con sẽ đánh ác liệt, sống chết để bảo vệ vợ con nhưng mình thì nghĩ khác vì nếu Việt Cộng cứ pháo kích trúng ngay hầm vợ con là lính mất tinh thần để chiến đấu. Ai có thể giải thích cho mình vụ này.


Theo tài liệu của lính mỹ được giải mả thì cuối tháng 2, đầu tháng 3, lính đóng tại đây đã cho đặt mìn chống chiến xa xung quanh trại Ben Hét. Vào ngày mồng 3 tháng 3, Việt Cộng nả 650 quả pháo vào đồn. Mình không biết lính mỹ có bắt một ông thần nào ngồi đếm bao nhiêu quả pháo hay không mà tài liệu kêu 650 quả. Một trung đoàn thuộc sư đoàn 66, với sự trợ giúp của 10 chiến xa Pt-76 tấn công vào phía tây của căn cứ.

Có một đại đội dân sự chiến đấu với chiến xa M-48 Patton. Sự phòng thủ được tổ chức bởi nhóm A-Team, do thiêu uý Michael D . Linnane, 2 lính lực lượng đặc biệt khác và hai đại đội dân sự chiến đấu từ Dal Pek (A-242) và Mang BUSK (A-246). Khởi đầu 2 chiến xa của Việt Cộng cán mìn chống chiến xa và bị loại khỏi cuộc chiến. Sau đó một chiến xa mỹ bị bắn trúng và 2 người trong đội lái xe tử thương. Nhưng căn cứ vẫn cầm cự được và Việt Cộng rút lui khi lính mỹ và Việt Nam Cộng Hoà được điều đến để giải vây (1st Bn. 2nd Mobile Strike Force).


Việt Cộng đâu bỏ cuộc dễ dàng, họ đợi mùa mưa đến, họ lại đem trung đoàn 66 chính quy đến đánh tấn công tiếp và bao vây từ 28 tháng 5 đến 29 tháng 6, xem như một tháng.


Các đường liên lạc với căn cứ bị cắt đứt và Việt Cộng thành lập các cứ điểm để bắn các máy bay muốn đáp xuống phi đạo. Thường thì các máy bay C-7 Caribous thả dù các đồ tiếp tế xuống căn cứ cho nhóm lực lượng đặc biệt. Để phi cơ đáp xuống thì cần phải tiêu diệt các ổ phòng không. Khởi đầu các phản lực cơ A-1 thả bom khiến các ổ phòng không của Việt Cộng im tiếng, rồi một cặp F-4, bảo vệ chiếc Caribou đến dập các ổ phòng không, máy bay thả lựu đạn khói trước khi C-7 đến để hạ cánh và tiếp tế súng đạn và lương thực. Đến cuối tháng 6, thì các máy bay tiếp tế không thể hạ cánh an toàn được vì hoả lực của Việt Cộng nên họ phải thả dù tiếp tế cho các binh lính đóng trong căn cứ. Tính ra có đến 200 tấn được tiếp tế bằng dù từ ngày 10 tháng 6 đến ngày cuộc bao vây chấm dứt.

Hình chụp căn cứ ở trên đồi

Ngày 23 tháng 5, có một cuộc tấn công của Việt Cộng kéo dài đến 3 tiếng đồng hồ khiến một binh sĩ mỹ bị tử thương và 6 người bị thương. Các quan sát viên mỹ cho rằng có từ 1,500 đến 2,000 quân chính quy Việt Cộng bao vây ở vòng đai của căn cứ. Họ đào hầm và địa đạo dưới 3 vòng hàng rào dây kẽm gai của căn cứ. Mùa mưa chắc dễ đào đất và lính trú phòng không nghe tiếng cuốc xẻng. Việt Cộng đến gần bunker của vòng ngoài trú phòng.



Việt Cộng dùng loa kêu gọi các dân sự chiến đấu đầu hàng. Họ nói tiếng việt và tiếng anh rồi tiếp theo là một loạt mưa pháo. Không biết người thượng này có hiểu tiếng Việt hay không. Hoa Kỳ phản pháo bằng mưa bom B52 đến 340 tấn bom xung quanh hàng rào phòng thủ.


Việt Cộng tuyên bố là Ben Hét sẽ là Điện Biên Phủ của Hoa Kỳ như họ đã kêu KHe Sanh năm Mậu Thân nhưng giờ chót Võ Nguyên Giáp cho rút quân vì chết nhiều và bệnh tật.

Muốn thoát vòng vây thì con đường Dakto và Komtum phải được mở lại cho quân xa của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà di chuyển. Căn cứ bắt đầu thiếu hụt đạn dược, và thức ăn nóng nhất là hoả châu. Mình thấy hình ảnh của lính mỹ được tiếp tế thức ăn nóng, bởi các trực thăng ra mặt trận cho họ.


Đây là trận đánh đầu tiên để xem sự Việt Nam hoá chiến tranh có thành công hay thất bại trước khi người Mỹ rút lui khỏi Việt Nam như ông Nixon đã hứa khi ra tranh cử. Quân đội Việt Nam Cộng Hoà giải toả được con đường xung quanh Dakto và tiếp viện thêm 4 tiểu đoàn của quân đoàn 2. Hoa Kỳ tiếp viện 1 đại bác 175 ly kèm theo các pháo 105 ly, cộng thêm một số trực thăng và pháo đài B52 dội bom. Mình không biết ông chú ruột trên đường vào Nam có bị B52 dập tại đây hay không. Người nhà ở quê cho biết là bị B52 dập trên đường vào Nam.

Báo Mỹ tường trình về quân đội Việt Nam Cộng Hoà giải toả đường đến căn cứ BEn Het


Bom dội làm tan nát các đồi xung quanh Ben Het nhưng Việt Cộng với các địa đạo và hầm trú ẩn vẫn tiếp tục tấn công.


Quân đội Việt Nam Cộng Hoà có một convoi thành công chạy đến căn cứ từ Dakto nhưng bị bắn liên tục suốt chặn đường mở đường máu để tiếp tế cho căn cứ. Lính mỹ tìm cách gỡ mìn ngoài vòng đai bị tấn công nên bị thương khá nhiều. Một đoàn quân xa của Việt Nam Cộng Hoà khác muốn tiếp viện nhưng bị bắn rát. Việt Cộng gia tăng pháo kích gần 450 quả vào căn cứ khiến 9 quân nhân mỹ bị thương.


https://youtu.be/w-eYoL6IZXg


Hoa Kỳ trả đũa bằng thả xuống thêm 1,800 tấn bom. Các đoàn quân xa tiếp viện của Việt Nam Cộng Hoà vẫn tiếp tục  di chuyển trên đường 579 và 512 để giúp quân đội Việt Nam Cộng Hoà tảo thanh các vùng xung quanh căn cứ Ben Hét. Nói cho ngay Việt Cộng không bị đánh bại tại Ben Hét nhưng không hiểu vì lý do gì mà họ rút lui trốn vào rừng ở Cao Miên. Vì 2 tháng sau cũng trung đoàn 66 này lại bao vây các căn cứ Bu Prong (A-236) và Đức Lập (A-239) vào tháng 8. Ngày 2 tháng 7 , cuộc bao vây căn cứ Ben Hét được xem như kết thúc. Các kỹ sư xây dựng lại các lô cốt và vòng đai phòng thủ. Có một lính lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ bị tử thương, 16 bị thương, 1 lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng Hoà bị tử thương và 7 người khác bị thương, 15 lính Việt Nam Cộng Hoà tử trận và 70 bị thương, 52 dân sự chiến đấu bị tử thương và 141 bị thương. Có 23 dân thường bị giết và 11 bị thương.


Người Mỹ kết luận cho rằng căn cứ Ben Hét không có  khả năng chận đứng sự xâm nhập của quân đội Hà Nội qua ngõ đường mòn Hồ chí mINh để xâm nhập vào Cam Bốt. Việt Cộng pháo kích vào căn cứ khiến các dân. sự chiến đấu không làm gì được để chặn đứng  các hoạt động của Việt Cộng di chuyển từ Lào qua Cam Bốt. Các lính phòng thủ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Việt Cộng nhất là khi họ đem chiến xa đến vòng đai. Ngoài ra, qua cuộc phá vòng vây , cho thấy quân đội Việt Nam Cộng Hoà còn xa mới đạt đến trình độ tự lực tự cường để chống trả quân đội Hà Nội sau khi Hoa Kỳ rút quân. 

Họ cho biết ngày đầu tiên của cuộc tấn công Việt Cộng đã để lại 183 xác chết ngày đầu tiên của cuộc tấn công.


Việt Nam Cộng Hoà có đem 1,500 quân đến vùng này để đánh Việt Cộng nhưng họ biến mất, chạy qua Cao Miên. Tại sao Việt Cộng rút về Cam bốt mà không đánh cho mỹ cút ngụy nhào. Cho đến ngày nay không ai hiểu rõ, có thể sự tổn thất của họ quá dưới mưa bom của B52. Việt Cộng đã tổn thất trên 1,800 lính chính quy của họ nên chắc không muốn tiếp tục để dạy cho mỹ và Việt Nam Cộng Hoà một bài học nữa.


Thiếu tá Lê Xuân Phong, đại đội trưởng đại đội 302 Trinh Sát Đà Lạt, được Hoa Kỳ trao huy chương ngôi sao bạc Hoa Kỳ (American Silver Star) vì đã giải cứu được một cố vấn mỹ và các sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà. Ông ta dẫn toán trinh sát gồm 6 người, đột kích vào một trại đóng quân của Lực Lượng đặc Biệt tại Bến Hết, bị Việt Cộng tràn ngập để giải cứu các người này. Từ đó được thăng cấp đại uý và chỉ huy đại đội trinh sát 302. http://www.614arty.org/pages/phantom2.html#jlbenhet


Năm 1970 khi Việt Nam Cộng Hoà tung quân qua Cam Bốt, đánh Việt Cộng chạy có cờ về phía Hạ LÀo nhưng Việt Nam Cộng Hoà thất bại khi đánh tiếp sang Hạ Lào năm 1971 mùa hè đỏ lửa. (VNCH đánh qua Hạ Lào năm 71 chứ không phải 72, do đó cuộc hành quân mang tên Lam Sơn 719 (năm 71, đường số 9). 


Đọc tài liệu thì thấy buồn vì người Việt mình chết mệt thở dù đại diện cho hai chiến tuyến. Theo mình hiểu thì cuộc tấn công vào Cam Bốt đã khiến quân đội của Việt Cộng chới với nhưng khi thừa thắng xông lên đánh vào Hạ Lào thì mấy ông tướng của LAm Sơn 719 không giỏi như ông Đổ Cao Trí nên thua nặng. Nếu Việt Nam Cộng Hoà thắng LAm Sơn 719 thì có lẻ cuộc chiến còn kéo dài và Sàigòn không đổi chủ nhanh chóng. Khi chận được đường tiếp liệu của. Việt Cộng từ Bắc Việt vào nam qua ngã Lào và Cam Bốt, thì chiến tranh sẽ xa dần các tỉnh lỵ miền nam. Không có quân đội chính quy Hà Nội trợ giúp thì địa phương quân tại các tỉnh sẽ từ từ đánh dẹp hết các nhóm Việt Cộng nằm vùng. Đọc để hiểu thêm về cuộc chiến nhưng cũng Chán Mớ Đời 


Mới tìm thấy một bài viết kể về trận giải toả bởi một người lính Việt Nam Cộng Hoà 


https://www.thunhan.org/images/file/qtrN0DI_1wgQAK9V/nho-ve-ben-het-ton-nu-mai-tam.pdf


Tôi có tham chiến trận cuối cùng căn cứ Benhet thất thủ cùng tiểu đoàn 95 BĐQ biên phòng.Khoảng giửa tháng 10-1972.

Sau độ nửa tháng được tiếp tế bằng hàng chục chuyến Chinook CH47 mỗi ngày..

Ngưng tiếp tế là bắc quân pháo nhịp độ từ mưa rơi lác đác,mưa rơi rải rác đến mưa rơi tầm tả..

Pháo binh chỉ một trung đội 2,pđA,tđ63pb trấn nhậm.

Đến mưa rơi tầm tả thì hai khẩu 105 bị trúng pháo,tê liệt.

Về chiểu tầm 4-5pm thì bắc quân đã chiếm được đồi tây,men theo đường mòn qua lại giữa đồi tây và đồi chính..xâm nhập lô cốt chốt chặn..

Men theo giao thông hào tiến vào đồi chính(bchtđ).

Bọn này theo chân đoàn quân over run ngược giao thông hào nên tao ngộ chiến với bq ngay trong gth..

Ngược dòng như ong vở tổ..băng rào xuôi nam về hướng phi trường..

Sau tập họp được tàn quân ngược về hướng ngã ba tam biên(Ngọc hồi)nay là cửa khẩu bờ Y.

Trãi hai ngày hai đêm lòn lách may được trực thăng bốc về phi trường Kontum..

Một số chiến hữu lai rai hàng tuần đến nửa tháng mới lần mò băng rừng về đến  Trung Nghĩa vượt sông Poko được ae ĐPQ tiếp đón..

Một thời binh lửa,may mắn ơn trên phù hộ,ngoài vài lần bị thương nhẹ..

Đến tàn cuộc chiến thân thể vẫn nguyên vẹn..

Hai ngày hai đêm rất gay cấn,căng thẳng lẫn sợ hãi suốt cho đến lúc được xạ thủ đại liên trực thăng kéo lên sàn với hai tiếng nhớ suốt đời Go! Go!

Nghiêm cẩn trước anh linh các chiến hữu đã anh dũng đền nợ nước ở Benhet nói riêng..


Nguyễn Hoàng Sơn