Xóm Bà Thái Đàlạt xưa

 Bài này chưa đăng trên Facebook, đã có người nhiều đọc, chắc mấy ông thần khi xưa, đã từng đến đây.

Có ông thần nào đọc bài mình rồi nhờ mình nói chút gì về ga-ra Martinet , rồi một tên khác lại kêu Xóm BÀ Thái. Lạ thật! Mình xa Đàlạt trên 47 năm mà thiên hạ cứ xem như mình đang ở Đàlạt, hỏi đủ trò về Đàlạt xưa. Không hiểu mấy người rành ở Đàlạt đâu mất tiêu.

Mình thấy tấm ảnh này nhưng không biết chỗ nào ở Đà Lạt, nay có người mách là Xóm Bà Thái dang tiếng một thời ở Đà Lạt.

Mình có viết về các ga-ra, sửa xe hơi tại Đàlạt khi xưa rồi. Đa số xung quanh khu Abattoir, lò sát sinh của Đàlạt. Mình đoán là người Pháp làm lò sát sinh gần suối Cam Ly để khi làm thịt bò, heo, máu, xương gì thì quăn xuống suối Cam Ly như ở Paris khi xưa, nơi đảo La Cité. Ai tò mò thì kiếm bờ-lốc của mình.

Đây là hình chụp ngay ngã 3 đường Trần Hưng Đạo và đường về Trại Hầm, nơi được xem là đường vào Đàlạt trước khi họ thành lập đường Nguyễn Tri Phương, qua ngõ đèo Prenn. Cái cơ sở to đùng là ga ra Martinet thời tây, hình như của công ty Citroen. Dạo ấy tây gọi Société Anonyme des Garages d’ Annam, tiền thân của Ga-ra Mạc ti nét, sau này là ty Dụng Cụ của Đàlạt, trực thuộc ty công chánh Đàlạt, Tuyên Đức.

Ga-ra Martinet của Tây thành lập, sau thời Việt Nam Cộng Hoà, đổi thành Ty Dụng Cụ, xem như kho chứa vật liệu của Ty Công Chánh và sửa chửa xe cộ cho ty Công Chánh Đàlạt. Mình nhớ chiếc công xa Chevrolet của ty Công Quản Nước, cấp cho ông cụ mình được sửa chửa tại đây và sơn lại màu xanh da trời. Nói chung thì khi tây về nước thì họ bán lại cho người Việt hay chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, có thể giá hời nhưng ít ra chủ nhân người Pháp vẫn có số tiền để về tây, để khởi nghiệp lại.

Còn ngoài bắc thì xem như mất trắng vì Việt Cộng không đèn bù, cướp thẳng tay. Do đó Hà Nội và Paris không có liên hệ ngoại giao, Pháp quốc chỉ chấp nhận Việt Nam Cộng Hoà, và có toà đại sứ tại Sàigòn. Hà Nội có một văn phòng ngoại giao tại Paris. Sau 75, thì Hà Nội chiếm toà đại sứ của Việt Nam Cộng Hoà.

Luôn tiện đây mình xin nhắc đến những tác giả của các tấm ảnh được mình chọn để đăng. Mình được 1 người cho từ khoá trên “Vân khố” (cloud Library, mình dịch vân khố hay thư viện mây) đâu 700 tấm ảnh về Đàlạt. Trên Gú Gồ nên buồn buồn lấy xuống xem. Nói chung thì không biết tác giả là ai. Đa số là hình đen trắng. Hình ảnh màu trước 1975 thường là do người ngoại quốc chụp, vì họ có phương tiện rữa thời đó. Chụp hình ảnh màu, hình như ở Đàlạt chưa có tiệm nào biết rữa. Hình của ai có tên, mình biết sẽ đề tên hay để Internet. Chẳng may mình có tải lên đây ảnh của ai thì cứ cho mình biết để mình đề tên của tác giả. Không có tấm ảnh nào do mình chụp cả, khi xưa không có máy ảnh, xa Đàlạt trên 47 năm.

Mình viết cho vui để khỏi phải nhớ nữa, không có quảng cáo kiếm tiền. Tình cờ thấy ảnh nào, nhớ cái gì thì ghi lại thế thôi.

Mình thấy có nhiều tấm ảnh trên mạng, được nhiều người chôm về rồi ghi tên của họ như là chính tay họ chụp. Không hiểu lý do họ lấy của ai đó rồi bỏ tên của họ hay nhóm của họ. Hôm trước, có anh nào ở vùng Đông Bắc, con trưởng của ông Châu, quen với bố mẹ mình, tiệm chụp hình HỒng CHâu ở cầu thang chợ mỚi, có nói là thiên hạ lấy hình của bố anh ta sử dụng. Mình biết tác giả là ai thì mình ghi tên tác giả như để cảm ơn. Ai muốn chia sẻ bài của mình thì cứ tự nhiên. Mình không để ý tới tác quyền vớ vẩn vì chỉ viết cho vui. Ai thích thì đọc, không thì bỏ qua.

Hình này thấy rõ hơn, là Ga-ra MArtinet, bên cạnh trường học quốc tế đầu tiên được thành lập tại Đàlạt do ông mục sư Tin Lành thành lập. Mình có kể rồi. Hình này chắc lâu lắm vì mới có hai lớp học. Sau này có nhiều hơn. Ai tò mò thì đọc bài mình viết về ngôi trường này. Thấy con đường chạy xuống TRại Hầm, chỗ xóm Bà Thái, thiên đàng ái ân của đàn ông Đàlạt khi xưa.

Có ga-ra STT của gia đình Phượng, học chung với mình khi xưa và em gái Lệ Thu ở Paris, Ga-ra Trung Tín ngay góc Hải Thượng và Duy Tân. Nay ông Nguyễn Tính ở San Jose, có hai người con trai, nối nghiệp cha, mở ga-ra sửa xe ở Quận Cam, mình có gặp lại vài lần. Đường Hai Bà Trưng có 2 ga-ra cạnh phía sau trường Việt Anh. Không nhớ tên gì.

Xem không ảnh này thì thấy có ga-ra ngay đầu đường Hai Bà Trưng, nằm chơi vơi giữa mấy vườn xú, không nhớ tên gì. Khi xưa đi học, đi ngang đây mỗi ngày, mình gọi khúc đường từ dốc Cẩm Đô đến Hải Thượng là con đường “ngày xưa Fan Thị”. Hình màu do ông mỹ tên Jim Schicht chụp, bên tay trái thấy có dán nhãn hiệu to đùng của ai đó, không thấy rõ tên. Cứ đề tên tác giả, khỏi cần chú thích là mình tìm được.

Ông thần khác lại kêu ty Dụng Cụ gần Xóm Bà Thái, nơi các đàn ông con trai Đàlạt khi xưa đến đó để tìm động hoa đào hay xả xú-bắp cho nó thanh lịch hay bị cướp mất đời trai. Theo lời kể của một trong 3 nhân vật ở Đàlạt, đã quen biết Bà Thái từ thời bà ta còn hành nghề tại Sàigòn. Bà ta di cư vào Sàigòn rồi vì thời thế làm Ca-ve tại các vũ trường, lâu lâu có nhảy dù với khách, bị bắt tại Quận 2. Sau khi ra tù, bỏ lên Bảo Lộc hành nghề, rồi lên Đàlạt, làm bà chúa một vương cung vùng trời ân ái. Con trai thời đó chế lại bài hát “Summertime” như sau: “ Xóm BÀ Thái, khi vào đây mất 2 bò,…” (hai bò là tiếng lóng thời Việt Nam Cộng Hoà, nói 200 đồng thời đó.) 

Mình nghe kể lại, bà ta cao 1.58 mét, rất đẹp và dáng thanh tú. Bà ta làm ca-ve ở vũ trường Sàigòn. Khi xưa, đi vũ trường, đa số đàn ông đi một mình nên có mấy cô được gọi là Gái Nhảy, tây gọi là “danseuse”. Mấy ông vào vũ trường thì mua mấy cái ticket rồi khi nào muốn nhảy thì đưa cái vé nhảy cho cô nào mình chọn, mời để nhảy, hết vé nhảy thì đi mua thêm, không tiền thì về. Cô nào nhảy hay thì được mời nhiều, có nhiều vé, được thưởng nhiều. Xong om

Mình nhớ dạo ở Paris, lâu lâu có gặp nhà văn Hồ Trường An, từ Troyes lên chơi với ông bồ Tây. Có bà Châu, người Nam, hay viết bài đăng báo. Bà ta cứ muốn giới thiệu vợ cho ông Hồ Trường An, mà ông bồ lại ngồi cạnh, không hiểu tiếng Việt. Bà Châu kể khi xưa, bà làm quản lý các gái nhảy ở vũ trường Sàigòn, không nhớ vũ trường nào. Bà có giải thích mình như vậy mà hỏi tây già thì họ cũng nói về vụ này. 

Trong cuốn phim “La Valse dans l’ ombre “ có nói đến mấy cô gái nhảy mà cô vợ của RObert Taylor, trong thời chiến, không có tiền, cô ta phải đi làm gái nhảy nuôi thân khi nghe tin chồng tử trận. Trong vũ trường, có thấy cảnh mấy ông mua vé nhảy. Nếu mình không lầm thì mấy cô gái nhảy, tiếng lóng tây gọi là “cave“, sinh hoạt trong các hầm chứa rượu, thường ở hầm dưới đất nên người Việt gọi là Ca-ve. Các người làm nghề khuân vác, họ kêu là coolie, người Việt mình gọi cu-li.

Bà Thái, không biết tên thật, di cư vào Nam rồi làm gái nhảy tại vũ trường rồi lâu lâu nhảy dù với khách. Theo một đại gia khi xưa kể, bà ta rất chìu khách, vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi. Sau bà ta đắt khách quá nên phải kiếm thêm đàn em để cung cấp cho khách quen. Bà ta chỉ đi với khách rất thân tình còn thì để đàn em chăm sóc các đại gia thời đó. Sau đó bà ta bị bắt tại quận 2. Ra tù, bà ta dọn lên Đàlạt, với vài đàn em.

Cô gái nhảy tên Cẩm Nhung bị tạt át xít vì đi chơi với đại gia.

Mình đoán làm ăn ở Sàigòn, chắc bị ma cô hăm doạ ra sao đó hay bị bà lớn nào doạ giết, tạt át-xít như vũ nữ Cẩm Nhung nên mới dọn lên Bảo Lộc rồi từ từ chuyển về Đàlạt. Chắc cũng có mấy đại gia hay ông lớn vùng nào bảo trợ.

Viết tới đây, mình nhớ có lần đi xem đại nhạc hội ở rạp Ngọc Hiệp với bố mẹ mình. Đến khi có vũ nữ sexy Thu Thuỷ thì phải, ra sân khấu múa, theo điệu nhạc mambo rồi từ từ cởi áo thì tự động mấy ông đứng lên. Mấy ông ngồi ghế phía đứng lên thì mấy ông phía sau cũng phải đứng lên khiến mình chả coi được gì cả, dù có đứng dậy. Ra về mẹ mình nguýt ông cụ quá cở thợ mộc. Hình như dạo ấy, đại nhạc hội hay cải lương phải có vụ múa thoát y này mới câu khách được. Chán Mớ Đời 

Thiên hạ kêu đây là Đại Ca Thay. Mình thì mường tượng về ông Hùng Cường, đóng vai Điệu Ru Nước Mắt. ông Trần Quang đóng vai Trần Đại thì tốt hơn nhưng Hùng Cường thì ăn khách cải lương nhiều hơn.

Lên Đàlạt, bà ta cho đàn em làm ca-ve tại các vũ trường, trong số đó có một cô tên Hải, làm ca-ve ở khách sạn Du Parc, sau này lấy Xí Rổ, du đảng khét tiếng một thời, bảo kê mấy cô này ở các vũ trường. Ai mà sàm sở hay chơi chạy thì Xí Rổ xin tí huyết. Có lần Xí Rổ chém Đại Ca Thay trước vũ trường La Tulipe Rouge. Đại Ca Thay về Sàigòn, chở đàn em đầy máy bay lên Đàlạt, lùng Xí Rổ mấy ngày. Sau hai tên du đảng nổi tiếng tại Đàlạt thời đó Lai và Thái, nhà trong hẻm, dốc Nữ Công Gia Chánh, có bà mẹ bán cơm ngoài chợ,  dứng ra điều đình với Đại Ca Thay trên Sân Cù, cho Xí Rổ xin lỗi vì đã vuốt râu hùm, chưa biết mặt trời cách mạng. Xí Rổ chết sau 75, không nhớ nguyên nhân gì. Hình như sau này, Thái đi tuần cảnh, hay đứng gác trước rạp Ngọc Hiệp.

Xóm mình cũng có một ông thần nay đã qua đời. Ông thần này vào tiệm hớt tóc trước rạp Ngọc Hiệp, đâm ai một một nhát, chết luôn, bị đầy đi Côn Đảo. Sau này, mãn tù về Đàlạt, mình có thấy mặt một hai lần trong sân nhưng không dám nói chuyện.

Mình nghe kể Xí Rổ rất giỏi võ vì chém được Đại Ca Thay không phải dễ, nhất là Đại Ca Thay, trùm du đảng Sàigòn, có đàn em đi bên cạnh. Dạo đó chưa có đại đội Trinh Sát 302 nên Đại Ca Thay đem mấy chục tay chém mướn, và súng đạn từ Sàigòn lên Đàlạt mới làm Xí Rổ hoảng, ra xin lỗi.

Nhà Xí Rổ ở đường Tăng Bạt Hổ, cạnh nhà của Đào VĂn Quý bạn học với mình, bên cạnh Vọng Nguyệt Lầu. Giữa nhà Quý và Vọng NGuyệt Lầu, có một cầu thang đi xuống một cái động của mấy chị em ta, chắc được Xí Rổ bảo kê. Tên Quý kể; thấy mấy tên bạn học chung khi xưa, hay bò lại đây, tìm động hoa vàng. Cuối tuần, sinh viên Võ Bị và CHiến Tranh CHính Trị đi phép, ghé đây làm một tăng, sau đó lên lầu ăn hủ tiếu Nam Vang. Tiệm này, có lần suýt bị nằm vùng đặt chất nổ. Con gái của tiệm này và lữ quán Sàigòn kể; sau 75 có ông nằm vùng nói bà mẹ là ông ta đem gà-men đến tiệm, có chất nổ trong vì sinh viên Võ BỊ ăn đông lắm nhưng nghĩ sao, ông ta không bỏ lại gà men lại. Có lẻ thấy đám con nít chơi trước tiệm.

Nhà bên tay phải 1 tầng là nhà của Quý, bạn học của mình, chỗ cột điện và Vọng nguyệt Lầu, có một cầu thang nhỏ đi xuống động mấy chị em ta. Nhà Xí rổ thì cách nhà Quý đâu 2 căn. Tết hay mở sòng bài Tài Xỉu ở đây, trước sân. Có năm mình thấy ông kia thắng nhưng Xí Rổ, rút con dao ra, để nơi bàn, ông kia bỏ đi. Quý kể cho mình là Xí Rổ có mánh là dán miếng mút ở dưới đáy của cái tô hay chén để chận hột xí ngầu nên khi lắc có một hột xí ngầu không bị lắc. Quý có người anh tên Việt, tập Nhu đạo với mình.

Vọng nguyệt lầu, ở trên bán chè, mình hay đến ăn với đám bạn ở đây, có cái cửa nhỏ đi lên lầu, bên tay phải. Còn ở dưới là tiệm hủ tiếu Nam Vang, mình chưa bao giờ ăn ở đây. Bên tay trái, sau cái bảng  hướng dẫn đường, có một khúc tiệm bi-da Hồng Ngọc.

Mình có nghe nói đến một động chị em ta ở trên đường Trương Vĩnh Ký, chỗ khách sạn Thuỷ Tiên đi vào. Có một anh chàng kia mình biết, khi xưa đi hướng đạo LÂm Viên, sau đi nhảy dù rồi đào ngủ, vào đó bảo kê một cô nào đó, sau này có con. Nay chết rồi, mình về Đàlạt không gặp lại. Ai đã từng thăm viếng chỗ này thì kể cho thiên hạ nghe. Có khách quen ở động này, cho biết tên là động Anh Đào.

Dạo mình đi thi Tú tài, có màn khám sức khoẻ để nộp đơn thì Tú tài. Hoá ra là cách để họ thanh lọc các tên nằm vùng, thường bị sốt rét. Không thấy khám sức khoẻ cho nữ sinh, chỉ có con trai. Có chuyện vui, khi đi khám sức khoẻ trên nhà thương, có tên đứng trước mình. Bà y tá, lấy cái kéo đỡ con chim của hắn để coi có bị bệnh gì không, bổng nhiên, bà ta lấy cái kéo khỏ nơi cái buồi của hắn, kêu nứng nè. Hắn nhăn nhó, khiến mình và mấy đứa đi sau, đến trước bà y tá, không dám chào cờ. Nhiều tên bị y tá nhà thương xúi cắt Bì da Đầu nên vào lớp thấy mấy tên cà nhắc, rên hừ hư, lại có tên khoe là mới đi kinh lý xóm Bà Thái.

Mấy tên khác trong lớp như mình cảm phục chúng lắm. Chúng kể đi xóm Bà Thái hàng tuần, kể gặp em này làm ra sao, em kia chơi thế nào. Không biết chúng nói thiệt hay nổ nhưng cũng vui. Tên nào tên nấy đều gáy lắm nhưng khi gặp gái thì ngọng. Cũng có tên lâu lâu, thấy ôm con, Bồ đi học trùm poncho che cái bụng. Kinh lắm. Nói như bố vợ của Easy rider: ‘Nó đi tu, anh đi tù”. Có tên mình gặp lại ở Hoa Kỳ, than là không lấy được người mình yêu, phải lấy người mình làm cho có bầu, đành phải hát: “đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng có thai, yêu ai cũng có bầu,…”

Trong cuốn Go Native, ông Cornett, cựu cố vấn tình báo cho đại đội trinh sát 302, có kể mỗi lần đi hành quân về là bò ra Xóm bà Thái. Bà Thái không lấy tiền, ngược lại ông đem rượu,…mua trong PX đem tặng bà ta. Ông ta kể bà Thái nuôi cả trăm cô gái ăn sương nên mình tò mò vì khi xưa, còn bé chưa bao giờ có cơ hội bò lại đây. Nuôi một đám lâu la cả 100 người thì khá phức tạp, không phải dễ. Ai đã từng vào sinh ra tử ở động bà Thái thì cho em xin thêm chi tiết. Cảm ơn trước.


Mai mốt hành quân mình còn sống..
Về ghé SM phá phách chơi   
Chia sẻ niềm vui cùng gÁi điếm..
Đốt tiền mua vội một cuộc vui" người lính Nguyễn Bắc Sơn

Xóm bà Thái cũng là nơi tụ tập của lính 302 khi đi trận về. Chắc thế nào cũng có vài chị em ta hy sinh cho cách mạng, vào đây phục vụ, làm hộ lý, kiếm tin tức cho cách mạng. Ông thiếu tá Phong kể hay đi cắt tóc ở trước rạp Ngọc Hiệp, tên hớt tóc cứ hỏi tình hình đánh trận ra sau, ai ngờ sau 75 mới khám phá tên nằm vùng hạng gộc của Đàlạt.

Cuộc đời bà THÁI cũng tương tự Madame Claude, Tú bà nổi tiếng ở Paris, phục vụ các đại gia tây và quốc tế, trong đó có tổng thống Kennedy khi ông ta ghé Paris, trước khi tuyên bố “Ich  Bin Ein Berliner” tước bức tường Bá Linh. Bồ bịch với một tên con nhà giàu, hút sì-ke ma tuý, bán ma tuý cho thanh niên Đàlạt trong chương trình hủ hoá , đầu độc thanh niên miền nam của Hà Nội.

Ngoài chợ, khu Hoà Bình, thấy treo mấy biểu ngữ kêu gọi bài trừ ma tuý. Mình có mấy tên học chung, con nhà giàu khi xưa có hút sì ke, có gặp lại 3 tên ở Cali. Có một tên chết vì sì ke. Tên Bồ bà Thái chơi sì ke nên bà ta cũng dính, rồi xóm bà Thái bắt đầu bán sì ke ma tuý cho giới trẻ Đàlạt. Ông Cornett có kể, 302 về, chơi thuốc phiện, lêu bêu đâu đâu ở xóm Bà Thái,…

Sau 75, bà ta bị đưa đi cải tạo “phục hồi nhân phẩm”, có gặp lại trong tù một đại gia Đàlạt khi xưa, 1 trong 3 người Đàlạt quen bà ta thời còn phục vụ tại Sàigòn. Sau này, ra trại bà ta đổi tính, thiền tu lắm rồi qua đời. Có nhiều cô gái giang hồ xưa tiễn đưa người chủ cũ ở chốn Lầu Xanh. Vợ của Xí Rổ, vì nghèo khổ thời bao cấp cũng từ trần năm sau, để lại một người con mới sinh được một năm.

Ngày nay dân số Đàlạt lên rất nhiều nhất là du khách thăm viếng rất đông nên chắc các xóm Bà Thái  đương đại chắc mọc đầy Đàlạt, nhằm cung ứng cho du khách và thị dân. Nhớ tới đây.

Ghi lai vai hang -dã Chứng Kien :
Bà Tá rát vui và chiu chuộng tói bén Cho Khánh xộp... quen thân và phục vụ giỏi chúc ...
Hoạt động khá nhộn nhịp và biết cư xử xã giao .. tin rat đắc biet như sau ,những CS già ai cũng biết*** có Vị CS Truong Ty Moi dpi len -DL tên V.. Moi nhậm chuc. Đuoc đàn em đưa tham quan " lầu xanh nay" vui vẽ** Khi ra về hôm sau thấy mtrong túi bao thư có 20.000 đong.? Ông ta bèn bão đàn em mang trả lai.. chuyện thật hi hữu.!
.. Có người linh nguyễn Bác Sỏn làm thơ  ".. mai mót hánh quân mình còn sống..
Về ghé SM phá phách choi. Chia 
 Xẽ niềm vui cùng gÁi điếm..
Đốt tiền mua vội một cuộc vụi"
Noi đây cũng là chỗ xã hoi thòi  chiến và khách mua vui cũng đã có đám đàn em thay đổi từ nội khác về.
Sau cũng bà ta lấy thanh niên an chơi hút nghìn tên Gi... để cũng sinh hoạt lén. Cần sa.
75 khép cửa và đi tù giam Bao Loc.
Bà chết sau đó vài nạm
Đám mA qua phố người ta thấy một số đồng gái xưa đưa tiễn.
Chú

Nguyễn Hoàng Sơn