Chợ Cũ Đàlạt

 Hôm nay, mình nhận được một số tấm ảnh của anh TĐP, liệt kê các hình ảnh, đa số mình đã có, những vẫn lưu trữ vì có thể hình rõ hơn, theo thời gian thứ tự. Trước đây, mình chỉ thấy mấy tấm ảnh này nhưng không biết tấm nào được chụp trước theo mốc thời gian. Nay anh P, lớn tuổi hơn mình, học Chính Trị Kinh Doanh Đàlạt, đã giải mả được nên tải lên đây cho ai còn nhớ Đàlạt xưa.

Hình này chụp tại địa điểm Kem Việt Hưng, lúc chưa được xây cất, nằm giữa đường Thành Thái và Lê Đại Hành. Lúc CHợ Cũ (Chợ Cây) mới được xây cất. Thấy có xe kéo trên đường Lê Đại Hành, chắc phải vào những năm 40.

Tấm ảnh trên chụp lại bài báo đề năm 1957, nói về chợ Đàlạt do anh Đức ở Đàlạt gửi. Chi tiết sai vì họ cho rằng Chợ Cây bị cháy. Thật ra không phải. Chợ bị cháy là chợ mới dựng tại khu Hoà Bình sau nạn lụt 1932. Mình giải thích phần dưới với hình ảnh.

Dạo ấy, chợ sinh hoạt tại khu Hoà BÌnh ngày nay. Người Đàlạt gọi là Chợ Cây (Chợ Gỗ) vì được làm bằng cấu trúc gỗ. Mẹ mình bán hàng trong chợ này, đến thời Ngô tổng thống thì ông thị trưởng Trần Văn Phước, đứng ra mượn tiền, để xây dựng “Chợ Mới”, địa điểm ở vườn rau dưới thung lũng, nay là Chợ Đàlạt. Sau đó, người Đàlạt hay gọi Chợ Cũ khi nhắc đến Khu Hoà Bình.

Theo tài liệu tây mình đọc được thì khi thiết kế Đàlạt, người Pháp dành các khu vực trên đồi như dọc đại lộ Trần Hưng Đạo, Yersin và Hùng Vương,… cho người Pháp ở. Khu dân cư người Việt và người thượng thì ở vùng bằng như khu Ấp Ánh Sáng, Phan Đình Phùng.

Bản đồ này cho thấy Hồ Lớn (Grand Lac) dành cho người Pháp sinh hoạt.

Họ chia cái hồ làm hai: một hồ lớn (Grand Lac) dành cho người ngoại quốc sử dụng, sinh hoạt khi họ lên Đàlạt nghỉ dưỡng và một hồ nhỏ (Petit Lac) thuộc khu người Việt ở. Hình trên cho thấy cái đập được xây ngay bên cạnh Thuỷ Tạ sau này. Trên đập nước, có con đường chạy từ ngã 5 khách sạn Palace qua đường Đinh Tiên Hoàng. Gọi là Hồ Lớn (Grand Lac) dành cho người ngoại quốc sử dụng, còn hồ nhỏ (Petit Lac) nằm ở khu vực người Việt sinh sống Tấm ảnh trên chỉ con đường (đập) chạy từ ngã 5 khách sạn Palace qua đến đường Đinh Tiên Hoàng, ngăn hai hồ (grand Lac và Petit Lac) bên trái có con đường, xe bò đi, sau này là đường Trần Quốc Toản sau này. Phía xa bên trái trên đồi là dinh tỉnh trưởng.

Đây là khu người Việt sinh sống trước bão lụt năm 1932. Khu sinh hoạt thương mại của người Việt và người Thượng. Ai tò mò thì đọc bài mình kể về Ấp Ánh Sáng. Thấy cái xe bò, để người Việt đổ rác. Theo tài liệu tây thì khi người Pháp thì có xe rác đi lượm rác mỗi tuần, còn khu người Việt thì có cái thùng rác to, để bò kéo

Một góc nhìn khác của khu vực người Việt sinh sống trước vụ bão lụt 1932. Chúng ta thấy mấy chiếc cầu, bắc ngang con suối Cam Ly. Khu dân cư sau này bị dẹp bỏ và dời lên cao. Chỗ này dân Ấp Ánh Sáng dùng để trồng rau trước 75. Hôm nào rảnh mình sẽ tải mấy tấm ảnh khu vực này.

Tấm ảnh trên cho thấy bão lụt làm vỡ chiếc cầu, chỗ xả nước gần khúc đường lên đường Đinh Tiên Hoàng và đường Võ Tánh, Phan Bội Châu lên Dinh Tỉnh Trưởng.

Năm 1932, có một vụ bão lụt rất to, khiến cái đập của hồ Lớn (Grand Lac) bị vỡ, cuốn trôi khá nhiều nhà của người Việt sinh sống cạnh Petit Lac (Hồ NHỏ), làm 15 người Việt thiệt mạng nên người Pháp mới dời khu chợ lên KHu Hoà BÌnh ngày nay.

Lúc đầu, chợ chỉ họp như các chợ nhỏ.xem hình dưới. Mình bỏ tấm bản đồ khu Hoà BÌnh và cách chợ nhỏ. Phần màu xanh là khu Hoà Bình (Chợ Cây) sau này, trước đó chợ có một miếng đất hình tam giác. Chúng ta thấy phần màu đỏ hồng là khu phố đã được xây như dãy phố tiệm vàng Bùi Thị Hiếu, Dãy phố của ông Đội CÓ, dãy Photo Hồng Châu, và khu Vĩnh Chấn, Vĩnh Hoà, CHic Shanghai. Khu vực màu vàng sắp được ông Võ Đình Dung xây cất. Theo mình hiểu thì ông Võ Đình Dung có chân trong hội đồng thị xã Đàlạt xưa nên hiểu biết các khu vực trong kế hoạch, nên bỏ tiền mua rẻ các vùng đất dành cho người Việt.

Tấm ảnh này có lẻ tấm cũ nhất của khu Hoà Bình mà mình có. Trong hình thấy chợ có mái tôn che, sau này bị cháy. Bên kia đường là dãy phố Bùi Thị Hiếu, lúc chưa được xây cất bằng gạch xi măng, nhà bằng gỗ. Hình này chụp buổi sáng vì thấy họ dăng mấy tấm tăng che nắng. Khu Hoà BÌnh theo trục Năm Bắc.


Hình này, chụp cái chợ lộ thiên như các chợ nhỏ Đàlạt khi xưa. Thấy dãy phố Bùi Thị Hiếu đã được xây cất, còn dãy nhà hàng Mekong còn làm bằng gỗ như trong tấm ảnh bản vẽ thiết kế trên màu vàng. Sẽ được ông Võ Đình Dung xây sau này. Phía sau thấy có dãy nhà của ông Đội Có đã được xây cùng lúc với dãy Bùi Thị Hiếu.
Hình này chụp từ góc Cà Phê Tùng ra khu chợ bị cháy sau này. Ta thấy khu chợ được xây bằng tôn và gỗ, sau này bị cháy. Mới được người Pháp cho xây lại, được gọi là Chợ Cây vì xây bằng cấu trúc ván ép, sữa thì gọi là Chợ Cũ khi Chợ mới được xây cất.


Đây chụp thấy góc Tăng BẠt Hổ, nơi có con chó và nhà hàng Mekong sau này. Bố Mẹ mình làm đám cưới tại nhà hàng này năm 1955.
Cũng cùng góc chợ, cận cảnh nhìn qua thấy tiệm Bùi Thị Hiếu đã được xây, còn nhà hàng Mekong thì còn làm bằng gỗ. Nếu chiếu theo ghi chú của tấm ảnh năm 1930 thì chợ ở đây đã được hình thành trước vụ bão lụt năm 1932. Khác với những gì mình đã đọc. Ai biết thì cho em xin tài liệu.

Một hình ảnh trước khi Chợ này bị cháy. Chụp từ dãy phố của ông Đội Có, người có trách nhiệm xây cái hồ Đội Có để dự trữ nước cạnh nhà máy nước Đàlạt khi xưa. Ta thấy dãy phố Bùi THị Hiếu đã được xây cất bằng gạch, còn dãy phố nhà hàng Mekong , Việt Hoa, Saigonnais thì chưa, vẫn làm bằng gỗ. Đường Tăng Bạt Hổ đã được thành lập.

Hình này chụp từ lang cang của dãy phố ông Đội Có, cho thấy có một dãy nhà 2 tầng phía bên kia chợ, hướng Đông, sau này được phá bỏ để làm chợ Cây to ra, và thế vào đó các kiosque nhỏ.

Hình trên cho thấy Chợ đang xây, có 3 cửa sổ lớn để thông hơi, một cái tầng để còi hụ, tương tự như cái gác chuông nhà thờ, thường được thấy ở âu châu, nơi chợ họp mặt. Chợ được kiến trúc sư người Pháp tên Pigneau thiết kế.

Trước chợ, có tấm bảng tròn khắc cụm từ bằng chữ la-tinh DALAT (Dat Aliis Laetetiam Aliis Temperiem)


Chợ Cây là nói đến cấu trúc làm bằng gỗ cây trong chợ, khác với sự giải thích của các học giả Đàlạt, cho rằng cái chợ nhỏ làm bằng cây đã bị cháy. Đọc tài liệu tây về chợ nên mình luận ra và hỏi bà cụ. Trong  hình thấy các đà hình vòm cung bằng gỗ ép. Kỹ thuật rất mới cho thời đó nhất là ở Việt Nam. Theo trí nhớ của mình thì chắc sau này, họ phá bỏ cấu trúc cây này vì mình nhớ rạp xi-nê Hoà Bình không có trần nhà hình vòm cung. Mình cũng có một tấm ảnh của kiến trúc sư về cấu trúc rạp Hoà Bình sau này nhưng không được xây.
Chợ hàng trái cây, gần nơi mẹ mình bán, bên tay phải.

Trong khi xây cất Chợ Cây thì chợ Đàlạt, được đưa ra đường Phan Bội Châu, sau khi bị cháy. Có nguy ở cho rằng Chợ Cũ (Chợ Cây) bị cháy nên mới xây chợ Mới. Mình còn nhớ mẹ mình vẫn buôn bán ở Chợ Cũ khi CHợ Mới đang được xây cất từ năm 1958, hoàn thành năm 1961

Hình trên là khu chợ trên đường Phan Bội Châu, được sử dụng tạm trong thời gian xây cất CHợ Cây. Đừng phan Bội Châu dạo ấy chỉ có một chiều, sau này, họ nới thêm ra thành hai chiều nên phía bên phải bị dẹp luôn.

Bên tay phải có một tiệm cà phê, quên tên. Năm ngoái mình có gặp cô con gái của tiệm này, nay là giáo sư đại học Pomona ở Cali, và chế tạo cà phê hữu cơ của gia đình Đàlạt khi xưa để bán. Cô ta có tặng mình cà phê này mà không uống. Quên tên.

Đây là khúc chợ dã chiến ở Phan Bội Châu, được dựng tạm trong khi chờ đợi Chợ Cây được xây cất. Đường Phan Bội CHâu dạo ấy chỉ có một chiều, sau này thì họ dẹp luôn chợ bên tay phải và nới rộng thành đường hai chiều.
Các dãy kiosque, thay thế một dãy phố xưa. Có thể bị cháy khi chợ đầu tiên bị cháy. Xem hình trên tước khi chợ được xây cất.
Vào những năm 40, họ có làm mấy kiosque bên hông chợ, để bán quà lưu niệm cho du khách,… xa xa trên đồi, có dinh của tỉnh trưởng Đàlạt.
Đây là quang cảnh chụp Chợ Cây trước mặt tiền. Bên phải, họ đã phá bỏ mấy cái kiosque và xây một dãy phố bằng đá ong và vòm cung rất tây vào những năm 1950. Đến khi ông Ngô Viết Thụ, thiết kế đô thị lại thì cho phá bỏ dãy phố này. Theo mình thì uổng vì có dãy phố này sẽ giúp khu phố tấp nập hơn, chắn gió cho khu phố này. 

Theo mình hiểu là để người Đàlạt dạo phố có thể thấy các vườn hoa giữa cầu Chợ từ Khu Hoà Bình đi vào và cầu thang từ chợ Mới đi lên đường Lê Đại Hành. Không may, là sau 1963, nhà thầu NGuyễn Linh CHiểu, người thầu xây chợ Đàlạt, mua hai miếng đất công này và xây khách sạn Mộng Đẹp và nhà hàng La Tulipe Rouge. Thời Ngô tổng thống, không có vụ ăn gian, tham nhũng nên không  làm bậy đến thời đệ nhị cộng hoà, là tham nhũng, thậm chí ông CHiểu xây thêm một tầng không giấy phép, vẫn được bỏ qua. Chán Mớ Đời 

Mình nhận được 2 tấm ảnh của Cà Phê Tùng nên bỏ lên đây. Khi xưa, không uống cà phê nên chưa bao giờ vào đây. Nghe nói con của ông Cà Phê Tùng học chung khoá với mình ở Yersin. Mình chỉ quen tên Phước, nhà in Lâm Viên, bên cạnh. Thấy lạ vì trước tiệm cà Phê Tùng có nhiều thay đổi theo thời gian.
Hình này thấy cà phê Tùng, bên cạnh tiệm phở Bắc Hương. Nguyễn Đăng Sơn, học chung với mình, sau nhảy lớp, đi du học trước mình một năm, học ở Troyes. Nay vẫn sinh sống tại Pháp. Cuối đường là đường Hàm Nghi, bến xe đò. Mình nghe con gái giò chả Mỹ Hương, cho biết là sau khi tiệm phở Tùng bị cháy, bố mẹ cô ta xây 3 căn cạnh tiệm Bắc Hương, cũng là của gia đình. Họ tính xây khách sạn. Dạo ấy, hiệp định Paris xong thì thiên hạ hồ hởi vì hoà bình nên xây cất đủ trò. Ông Võ Quang Tiềm cũng đang xây khách sạn dưới CHợ Mới. Xây xong thì Việt Cộng vào, mất hết. Mình có anh bạn kể, bố anh ta mua mấy chục mẫu đất ở trong Cam Ly. Việt Cộng về không dám nhận là chủ nhân. Chán Mớ Đời 
Hình này chụp sau 75, nhà sách Liên Thanh vẫn còn. Hình như con gái của tiệm này có học chung với mình ở Yersin. (Còn tiếp)

Café Lê Ky,và Trà Thiên Huu nôi tiêng o Dalat,Café Tung con trai tên là Thông,Son tiêm com My Huong,con ông Minh làm o Dài phat thanh Dalat,hoc Adran,Quang vàTuê là 2 anh lon cua Son cung hoc Adran,con gio cha Bac huong làDalat bên canh,nhà anh Ky,va anh em sinh dôi Sâu+Sang,khg liên quan gi dên gd tiêm com My Huong,Quang My Huong là chông cua Vo thi nhu Y(couvent des corbeaux,xin loi  des oiseaux,hi hi....tuc Notre Dame du Langbiang,Duc Bà Lâm viên) con gai ông Vo van Viên duong Duy Tân,Dalat co 2 tiêm gio cha là Bac huong và An Lôc(duong PDP) “còm của Nguyễn Anh Dũng”

Lâu lâu bà con gửi hình cho mình nên phải tải lên đây, và chú thích. Mình thấy có nhiều người chú thích về chợ mới Đàlạt,… không đúng vì chợ Mới Đàlạt, mình có kể rồi. Ai tò mò thì tìm trên bờ lốc của mình.

Nguyễn Hoàng Sơn