Ngày nay, người ta đi sinh con đều ở nhà thương nhưng khi xưa thì ở nhà, rồi kêu cô Mụ đến nhà nhất là ở nhà quê, không đầy đủ tiện nghi như ở thành phố. Hồi nhỏ, mỗi lần bị hắt-xì là phải kêu “lạy Mụ”, để xin lỗi Cô Mụ vì bị phạt. Qua Tây, mình quen mồm, khi bọn tây đầm quen bị hắt-xì, mình cũng kêu “lạy mụ” khiến chúng ngơ ngác như bò đội nón. Sau này, chúng dạy phải kêu: ‘ à vos souhaits”, ở Đức quốc thì họ kêu “Gesundheit”,…
Dạo ở bên tây, mình có nghe đến Cô Mụ Angélique de Coudray. Cô Mụ này được vua Louis 15, chỉ thị đi khắp Pháp quốc để huấn luyện các cô mụ khác. Cô ta (không chồng) đã cách mạng hoá giáo dục về sinh sản, tại Pháp quốc. Trước Cô Mụ này, các vụ đỡ đẻ đều do đàn ông làm.
Vào thế kỷ 18, Pháp quốc có vấn nạn về y tế cộng đồng: trẻ em chết rất nhiều khi sinh ra, nhất là tại miền quê, các tỉnh. Thống kê nhà thờ cho biết trung bình mỗi năm có đến 200,000 trẻ sơ sinh qua đời vì vệ sinh, không rửa tay, sát trùng hoặc không hiểu nhất là các trường hợp đẻ ngược.
Vào năm 1735, bệnh viện lâu đời nhất của Paris, Hôtel Dieu, mở lớp huấn luyện các cô mụ trong vòng 3 tháng nhưng không thành công. Lý do là các cô, các bà không muốn di chuyển và ở xa nhà quá lâu. Do đó, vấn nạn cô mụ, hộ sinh tại các tỉnh nhỏ vẫn tiếp tục thiếu hụt.
Cô Mụ Angélique de CoudrayCô mụ Angélique de Coudray, là cô mụ trưởng tại bệnh viện Hôtel Dieu, nơi có khoảng 1,500 bé sơ sinh ra đời mỗi năm. Cô ta học 3 năm tại École de Chirurgie và tốt nghiệp ngành Cô Mụ. Năm 1751, bà ta xuống vùng Auvergne, nghèo nàn. Cô ta nhận thấy các cô mụ tại đây, theo phương pháp hộ sinh rất nhanh. Nếu không sinh mau thì họ kêu các bà có thai, nhảy tưng tưng hay cho uống rau cỏ làm họ nôn nữa, đi cầu, khiến các các đứa bé sơ sinh chết nhiều hay bị bệnh khi sinh ra đời.
Khi chứng kiến cảnh tượng hộ sinh tại vùng này, Cô ta tìm cách hướng dẫn các cô mụ, cô ta làm các hình nộm phụ nữ mang thai để giải thích thế giới âm hộ, huyền bí với thai nhi rỏ ràng hơn.
Ai sang tây, có ghé lại thành phố Rouen thì viếng viện bảo tàng này. Những hình nộm do bà de Coudray làm để dạy các cô mụ khác.Cô ta còn viết các bài giảng về hộ sinh, sau này được in thành sách mang tên “abrégé de l’art des accouchements », rất gọn, dễ hiểu, được bỏ trong cái tablier , để các cô mụ có thể lấy ra tra khảo khi gặp trường hợp rắc rối. Cô ta biết các cô mụ đều thất học, nên làm cuốn sách bình dân học vụ về hộ sinh, đúng hơn cuốn sổ tay để họ có thể học dễ dàng. Sau khi thụ huấn lớp giảng dạy của cô ta với các hình nộm, các cô mụ có thể theo đó mà hộ sinh tại các vùng quê, hẻo lánh.
Vào thời ấy, ý tưởng làm các hình nộm để giảng dạy là một ý nghĩ khá mới.Một quan chức tại vùng Auvergne, nhờ bà ta làm một hình nộm cho mỗi thành phố đông dân cư của vùng này. Mỗi bác sĩ của mỗi tỉnh phải theo học lớp giảng của cô ta trong vòng 15 ngày, sau đó về lại thành phố của mình để giảng lại cho các cô mụ. Trường giải phẫu kêu cô ta đem các hình nộm đến cho họ xem xét và được cấp chứng chỉ để giúp giảng dạy về hộ sinh.
Bà ta cho biết, sử dụng các hình nộm và cuốn sổ tay của bà thì sau 3 tháng, các phụ nữ có thể biết cách để hộ sinh, nhất là tránh các tai nạn có thể đưa đến nhiễm trùng, gây tai nạn khi hộ sinh. Cô ta được ông vua Louis 15, cử cô ta đi dạy hộ sinh khắp nước Pháp từ 1760 đến 1783. Mỗi thành phố trả tiền cho cô ta trong khi học trò thì học miễn phí. Tính ra bà ta đã huấn luyện trên 10,000 cô mụ hay 2/3 cô mụ của pháp thời đó.
Không phải ai cũng đồng ý với các giảng dạy về hộ sinh của Cô Mụ Angélique de Coudray cả. Các bác sĩ và Ông Mụ (người hộ sinh nam, tây gọi là Accoucheur) cho rằng phương pháp và các dụng cụ giảng dạy của cô ta không đúng,.. cô Mụ Angélique này, đơn độc trong ngành chỉ dành cho đàn ông. Đàn ông sợ mất quyền lợi và sĩ diện nên tiếp tục lên án cô ta rất nhiều.
Các bác sĩ tại Paris cấm không cho các cô mụ được theo học các lớp hộ sinh tại école de chirugie, khiến cô ta và 30 cô mụ khác lên tiếng đòi hỏi, mới phá bỏ được lệnh cấm đàn bà, cô mụ theo học tại đây. Họ không cho cô mụ đỡ đẻ với phương cách “forceps”, dùng cái kẹp để xoay đầu đứa bé nằm lộn ngược. Thường trong trường hợp này, đứa bé chết vì các cô mụ ít học khi xưa không hiểu nên hay làm chết ngạc.
Pháp quốc nhớ ơn Cô Mụ Angélique de Coudray này vì đã giúp giảm thiểu lượng trẻ sơ sinh chết non. Một trong những người tiên phong, cho quyền bình đẳng nam nữ tại Pháp quốc cũng như âu châu dạo ấy.
Khi xưa, ngoài trừ mình ra, được bác sĩ Phán hộ sinh, các em cảu mình đều được sinh tại các nhà hộ sinh với các cô Mụ như Trương thị Lập, dưới phòng mạch bác sĩ Lương và Cô Tuý tại nhà bảo sanh Tôn Thất Chí ở đường Phan Đình Phùng.
Nguyễn Hoàng Sơn