Có ông lính mỹ từng tham chiến tại Đàlạt, trong trận Tết Mậu Thân gửi cho mình đường link của nhóm cựu phi công tại Việt Nam. Có một bài của ông mỹ tên Tony Spletstoser, viết về một người lính việt thuộc Lực Lượng Đặc Biệt, tên Nguyễn Văn Cư hay Cứ vì không để dấu.
Ông ta kể một hôm ông Cư và ông ta nhìn mấy tấm không ảnh của rừng núi cao nguyên Việt Nam. Ông Cư đã chỉ cho ông ta biết những nơi ông ta đã từng nhảy xuống đi trinh sát. Đối với ông Tony thì rất là bao la. Ông ta hỏi ông Cư có bao giờ bị lạc trong rừng già này. Ông Cư kêu là “không” vì lực lượng đặc biệt đã huấn luyện rất kỷ về địa thế và di chuyển. Ông có thể thả tôi bất cứ ở đâu, tôi cũng có thể tìm về được. Chỉ có một lần tôi như Daniel Boone của người Mỹ, suýt bị lạc.
Ông Cư kể là cuộc trinh sát lần ấy được xem là một cuộc do thám bình thường, ở hướng tây của Vỹ Tuyến 17, cạnh Lào quốc. Mọi thứ đều bị lộn xộn ngay từ lúc mới thải quân.
Ông Cư kể là năm 1972, đơn vị của ông ta được di chuyển tới một căn cứ mới, xa cách các tỉnh lỵ. Chỗ này trước đây là căn cứ của lữ đoàn di động 101 mỹ, thường được gọi là “LZ Sally”. Cách Huế độ 17 cây số. Họ không được rời căn cứ ngoại trừ đi hành quân.
Toán của ông ta chỉ có 4 người thôi. Sáng hôm ấy, họ được trực thăng vận để trinh sát một khu vực mà họ chưa bao giờ khám xét cả. Chỉ là rừng già và họ được cho 2 ô vuông trên bản đồ để xem xét có quân địch hay không. Mỗi toán có hai người, đi trinh sát 2 khu vực, toán của ông ta có Cường, bạn thân nhất từ thời mới vào lính, cùng được huấn luyện, xem nhau như anh em. Cả hai nghĩ chắc chỉ là một cuộc trinh sát bình thường như mọi khi.
Phi công của trực thăng “Slick” (UH-1H) phát hiện ra một hố Bom-52 trên cái đồi gần địa điểm nơi đi tuần. Phi công rất thích các hố bom này vì dễ đáp. Các hố bom này thường là 30 mét chiều ngang và 10 mét sâu. Bay trên cao chỉ thấy cây cao cả 100
Hình trên InternetThông thường thì các cuộc thải lính biệt kích đi trinh sát bằng trực thăng, có 2 trực thăng có súng hoả tiễn và súng đại liên để phòng bị khi có lộn xộn.
Các cấp chỉ huy không biết là bộ đội khám phá ra phi công thích những hố bom này để làm bãi đáp nên đã phục kích. Họ cho dựng một chòi canh và hoá trang với các cây bị đổ do B-52 công phá và đổ đất sét lên mái như đất phía dưới. Từ trên cao phi công không nhận ra ngay, mọi việc đều bình thường.
Khi trực thăng đáp xuống địa điểm hố bom, ông Cư vừa nhảy xuống đất thì súng từ chòi canh bắn xối xả vào trực thăng, khiến trực thăng phải lên lại, ông ta nhìn lên thì thấy Cương vẫn đứng trên cái cần trực thăng để đáp, máu phun ra từ miệng. Các trực thăng hộ tống với súng đại liên và hoả tiễn bay lại tấn công vào chòi canh. Đó là lần chót ông ta nhìn thấy người bạn đồng đội Cương. Ông ta được đưa về bệnh viện nhưng qua đời. Sau này ông ta không có thời gian đi xuống miền nam để thăm viếng, thắp hương cho người đồng đội.
Ông Cư cho biết hồn ai nấy giữ, ông ta chạy tránh làn đạn còn phi công thì tìm cách bay ra khỏi làn đàn của địch. Ông ta bận đồ Việt Cộng nên có thể bị bắn lầm. Ông biết Việt Cộng sẽ đi lùng kiếm ông ta nên tìm cách rời xa địa điểm thải người. Công tác của ông xem như hết, chỉ còn cách trốn và đến địa điểm để trực thăng bốc đem về hậu cứ.
Các trực thăng đã đánh phá các mục tiêu nên không có ai báo cáo lại cho Việt Cộng là có ông ta đã nhảy ra khỏi trực thăng. Ông ta được huấn luyện sẵn sàng với mọi hoàn cảnh. Ông ta ở lại 2 ngày để xem động tỉnh, xem Việt Cộng có đang tìm kiếm ông ta nhưng chẳng nghe gì cả. Chỉ toàn là sương mù và ẩm ướt.
Khi cảm thấy an toàn, ông ta bắt đầu đi theo dòng suối, vừa đi vừa nghỉ, vừa nghe ngóng. Đường rừng già rất dầy đặc khiến khó di chuyển. Ông ta di chuyển chậm trong vòng 6-7 ngày và mở đài truyền tin để bắt nối với chỉ huy.
Luật của lực lượng đặc biệt là trong trường hợp như vậy thì họ tìm kiếm 24 / 24 trong vòng 1 tuần lễ và sau đó thì 12 tiếng mỗi ngày trong vòng một tháng. Mình có anh hàng xóm đi biệt kích, bị mất tích khiến cả gia đình khóc nhưng mấy tuần lễ sau thì bắt được liên lạc với trực thăng đi lùng kiếm. Sau này đổi qua Biệt cách Nhảy Dù 81.
Sau 9 ngày thì ông ta hết lương thực và nước nên, chôn ba-lô chỉ đem theo súng đạn và máy truyền tin. Đói quá thì ông ta ăn chuối xanh và cây chuối con. Ông ta giữ áo sinh tồn? (Survival vest) . Dưới đây là chú thích của ông Tony về chiếc áo này.
The Vietnamese survival vest was of local fabrication. The Vn's built it into their `Harris Rig' harness. It had the usual pockets for AK/M16 mags, first-aid kits, pencil flares, mirror, wire saw, fishing kit, field dressings, PRC-90 radio, etc. (All of the things that came with the standard aviators survival pack.) As far as I know it wasn't an issue item for US forces, although, some of our men may have copied it.
3L-19, 0-1, "Bird Dog", a single engined Cessna fixed-wing observation aircraft. American Spec. Ops. had the luxury of having Army helicopters available for support and Team `CnC'. The Vietnamese Special Forces had to make do with the VNAF's L-19. Which really worked out quite well, with less expense.
Đến ngày 20 thì ông ta liên lạc được với cấp chỉ huy, trên máy bay Bà Già, L-19. Họ liên lạc được với nhau nhưng không định hướng được rõ vì sương mù. Ông ta báo cho chỉ huy biết là đang ở toạ độ góc của hình vuông. Cậu mình khi xưa đóng quân ở phi trường Quảng Ngải, đi trinh sát bằng máy bay Bà Già. Mình nhớ Tết Mậu Thân, máy bay Bà Già từ phi trường Cam Ly bay lên, vòng khu Số 4 rồi trút xuống bắn đạn khói rồi biến mất. Mấy phút sau thì 2 khu trục Skyraider bay lại và dội bom Napalm. Kinh
Vì sương mù nên không thấy nhau, cấp chỉ huy hỏi mật mả thì ông ta trả lời đúng, cấp chỉ huy trên không, kêu đi lại hòn đá. Sáng sau sẽ ghé lại. Mỗi tối khi đi ngủ, ông ta đều dăng dây xung quanh để ngủ vì sợ địch quân lại gần.
Hôm sau, máy bay bay lại địa điểm hẹn, rồi trực thăng thả dây cáp xuống để ông ta móc vào áo Survival rồi trực thăng bay lên kéo ông ta về căn cứ.
Đây là cái đồ móc mà người mỹ gọi là Carabiner to từ Karabinerhaken của quân đội đức sử dụng để óc cây súng Carbine vào dâyÔng Cư cho biết quá mệt mỏi trong 21 ngày qua nên không thể đu thang được nên họ thả dây cáp xuống để móc vào áo để trực thăng bốc lên. Có một ông Biệt động Quân kể là từng được trực thăng bốc lên trong rừng già, rất nguy hiểm nhất là khi Việt Cộng bắn theo. Kinh
Ông ta phải che mặt để thở vì máy bay bay hơn 100 cây số/ giờ. Trong khi các trực thăng hộ tống quan sát để bảo vệ trực thăng cứu người. Máy bay về hậu cứ, ông ta được đưa vào bệnh viện, cởi áo quần và giày. Da thịt trong giày bị lóc ra. Được tin bạn đồng đội Cương đã hy sinh, sau này có con, ông ta đặt tên là Cương để nhớ đến người đồng đội.
Cưa bom kinhÔng ta hỏi ông Cư là có nhớ đến các cuộc đi tuần trinh sát thành công và mọi người đều trở về an toàn. Ông Cư cười và nói chỉ nhớ những cuộc nhảy toán có bị lộn xộn còn những chuyến kia thì nhiều quá nhớ không hết.
Mình xem các phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam, có nhiều người Mỹ nói lính Việt Nam Cộng Hoà này nọ nhưng khi xem các phim về các toán nhảy đường mòn Hcm thì người Mỹ rất nể sự gan dạ của người Việt. Thậm chí họ phải viết để kể cho đồng đội họ nghe.
Viết dựa theo lời kể của “con Cọp” Tony Spletstoser.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn