Con gái không nghe lời cha đến khi

 Con gái không nghe lời cha đến khi


Tuần này, con gái mình gửi cho một bài báo nhan đề “tôi không bao giờ nghe lời bố tôi cho đến khi”, rồi kêu sao giống bố, nhắc nhở con từ bé đến giờ. Bài báo do một cô người Mỹ kể lại không nghe lời bố đến khi thấy bố và kế mẫu về hưu sớm rồi đi chơi đây đó trong khi cô ta vật vưỡn đi làm trả thuế, trả nợ các đồ mua sắm từ lâu, nay chả còn giá trị. Mình xin tóm lược như sau:


Khi lớn lên, bố tôi tìm cách thuyết phục tôi rằng tiền, khi tiết kiệm được, tượng trưng cho cơ hội cho bản thân tương lai của tôi. Mỗi khi thiên hạ cho tôi tiền mừng sinh Nhật, tôi giơ số tiền lên ánh sáng của bàn học để cố hình dung tương lai của mình, tận hưởng số tiền này như bố tôi khuyên, nhưng tất cả những gì tôi có thể thấy lúc ấy là mua Slurpees tại tiệm 7/11, nạp tiền điện thoại di động trả trước và áo T-shirt của các ban nhạc mà tôi yêu thích. Để khẳng định với bạn bè tôi là kẻ có đẳng cấp.

Khi tôi lên trung học, đi làm hè lần đầu tiên, bố tôi đã copy một bài báo về sức mạnh của lãi kép và bỏ vào ba-lô của tôi kèm theo một lời nhắn: "Hãy bắt đầu đầu tư sớm, Lizzie." Tiền của tôi đã cất cánh bay theo cánh chim biển khỏi trương mục của tôi ngay mùa hè năm đó, và không phải vì nó được chuyển vào quỹ hưu trí để đầu tư như lời bố tôi khuyên. Mà vào những gì tôi ưa thích, chạy theo thời trang với bạn bè.


Ngay cả sau khi tốt nghiệp đại học và có được "công ăn việc làm", tôi vẫn không bắt đầu tiết kiệm. Tôi đã đóng góp vào quỹ 401(k) của mình trong một thời gian, chỉ để tiêu hết khi tôi nghỉ việc và dùng số tiền đó để đi du lịch vòng quanh nước Mỹ cho đến khi cạn thì đi tìm việc làm lại. Tôi không bao giờ hiểu được mục đích tiết kiệm để dành tiền của mình nằm trong túi người khác trong nhiều thập kỷ cho đến khi, hy vọng là, một ngày nào đó tôi có thể chi tiêu nó, trong khi có rất nhiều thứ mà tôi có thể chi tiêu vào lúc này. Như bài hát It’s now or never mà Elvis Presley từng hát khi xưa.


Mình nhớ khi xưa ở Đà Lạt, đi qua tiệm chụp hình Đại Việt ở đường MInh Mạng. Mình với tên bạn học đi xe đò Chi Lăng nên hay tò mò đứng lại xem cái máy hình hiệu canon. Máy hình này nhỏ xíu còn máy lớn được trưng bày trong tiệm vì sợ thiên hạ đập cửa kính. Mình và tên bạn, Trần Trọng Ân cứ mơ được sở hữu cái máy chụp hình này. Mình để dành tiền suốt 2 năm, tiền lì xì của 2 cái Tết thêm tiền mẹ cho khi do hàng ngoài chợ vào cuối tuần để mua. Ngày đem tiệm bỏ heo ống ra tiệm Đại Việt, móc từng tờ trao cho họ, đem cái máy hình về chụp lơi khơi nhưng không có phim. Phải để dành thêm tiền để mua cuộn phim FUji. Chụp được một cuộn đem đi rửa thì có một vài cái được còn toàn là thiếu đầu thiếu đuôi này nọ. Tự nói để dành thêm tiền mua lần tới. Đùng một cái thằng hàng xóm sang nhà chơi, mình khoe xong thì vài hôm sau, thấy mất cái máy hình. Em mình nói hắn sang chơi, có rờ rờ cái máy rồi để lại. Tên hàng xóm nay đã chết nên không dám kêu tên nó ra để chửi. Cuộc đời phó nhòm cũng chấm dứt từ đó. Nay có vợ, vợ hay chửi mình không biết chụp hình.

Cái này thì mình chứng kiến được sự khác biệt đời sống Âu châu và Hoa Kỳ. Khi mình ở Âu châu, muốn mua cái máy truyền hình hay máy chụp hình, mình phải để dành tiền rất lâu, nhịn ăn nhịn mặc mới mua được. Trong khi sang Hoa Kỳ, muốn mua thứ gì, họ chỉ cần đưa thẻ tín dụng ra, quẹt cái rẹt là khiêng về xài, tháng tới bắt đầu trả hàng tháng với tiền lời lên đến 20%. Nợ kéo theo nợ nhưng người Mỹ vẫn hăng say mua sắm. Đời sống Hoa Kỳ chuyên về tiêu thụ nên khi về hưu thì đa số ít có tiền hưu nên Chán Mớ Đời. Còn bên Âu châu thì khi về hưu người ta đi chơi đây đó hay khi còn đi làm, họ nghỉ hè đến 6 tuần lễ. Còn người Mỹ thì bị áp lực nợ nần nên làm việc mệt thở, cứ lo ngay ngáy bị sa thải. Thật sự bên Âu châu cũng có vụ mượn tiền, thẻ tín dụng những dạo ấy thẻ tín dụng mà mình dùng của ngân hàng BNP, là phải có tiền trong trương mục của mình. Thực sự lúc đó mới bắt đầu sử dụng, nay thì cũng như Hoa Kỳ. Mình vốn dòng keo kiệt nên cũng không tiêu xài. Nhớ sang Hoa Kỳ, năm đầu tiên mình để dành được $15,000 khiến mấy người bạn thất kinh. Hỏi mình mua áo quần ra sao. Nói ở chợ trời , 1 áo sơ-mi giá $1/ cái. Có lẻ vì vậy mình kiếm vợ khó. Áo quần lụa thụt khi lấy vợ thì mới được bận quần áo mới.

Dạo này thấy toà án tối cao pháp viện bác vụ chính phủ Biden cho sinh viên xù nợ mượn đại học. Khi con mình mượn tiền đi học đại học, phải giải thích là sau này chúng có bổn phận trả nợ. Đại học bán giấc mơ nhưng trao ác mộng. Học 4 năm ra trường, không có việc làm nhất la chọc những ngành như xã hội học, chụp hình vớ vẩn,.. nhưng phải trả nợ mượn đi học. Anh ra trường nợ $200,000 là xem như cả đời không ngóc đầu lên được. Nếu khôn thì học 2 năm đại học cộng đồng rồi chuyển trường đỡ được phân nữa tiền nợ.

Sau đó, tôi chứng kiến ​​bố tôi nghỉ hưu sớm hơn ít nhất một thập kỷ so với nhiều người cùng trang lứa, và toàn bộ quan điểm của tôi đã thay đổi. Mẹ kế của tôi nghỉ hưu thậm chí còn sớm hơn sau khi bố tôi thuyết phục bà tham gia vào kế hoạch nghỉ hưu sớm của ông.

Hy vọng rằng vẫn chưa trễ cho tôi, theo phương cách tiết kiệm đầu tư của bố mẹ tôi.

Bố tôi luôn luôn hoạch định nghỉ hưu sớm. Ông tiết kiệm và rất thực tế. Khi lớn lên, chị tôi và tôi đã ăn rất nhiều bánh nướng đông lạnh 0.50 đô la và bố không mua giày thể thao mới cho đến khi đôi giày hiện tại của chúng tôi bị thủng lỗ. Tuy nhiên, ông rất hào phóng với những thứ quan trọng, như các cơ hội giáo dục có thể giúp chúng tôi có một tương lai tốt đẹp hơn. Theo bố tôi giáo dục là một khoản đầu tư; giày dép thì không. Mẹ tôi thì ngược lại, mua sắm trước, kêu “it’s my money! I made it so i can spend as I want to”. Có lẻ vì vậy mà bố mẹ tôi ly hôn vì không cùng suy nghĩ về cách chi tiêu và đầu tư.

Người Mỹ hay nói về ngoại tình nhưng ít khi nhắc đến chuyện ngoại tiền (financial infidelity). Khi người ta khám phá ra người phối ngẫu của mình có một quỹ riêng, một trương mục ngân hàng riêng mà không cho người kia biết như có một người tình khác. Dễ đưa đến hôn nhân đỗ vỡ. Lý do là không còn tin tưởng nữa. Trước đây, người Việt mình sang đây, hay cãi nhau về tiền bạc, vì gửi tiền, gửi quà về cho gia đình, đưa đến bỏ nhau. Trong khi ở Việt Nam cứ làm như tiền hái trên cây ở xứ tư bản dãy chết.

 Bố hiểu rằng số tiền đầu tư thường mang lại nhiều giá trị hơn cho cuộc sống của bạn, về lâu dài, so với số tiền chi tiêu. Bạn đầu tư trước, sau đó mới chi tiêu. Kiểu nuôi gà đẻ trứng thay vì xơi ngay con gà là mất đi rất nhiều đàn gà sau này. Ngược lại, mẹ kế của tôi chưa bao giờ có kế hoạch nghỉ hưu sớm cho đến khi bà bắt đầu hẹn hò với bố tôi. Khi ông nói với bà rằng ông muốn nghỉ hưu trước 50 tuổi, bà đã nhìn ông một cách khó tin. "Mẹ đã nói với bố, không đời nào có chuyện đó", bà kể lại với tôi. Như bố tôi nói chuyện cõi trên. Dù sao thì bà ấy cũng chìu theo. Hóa ra, mục tiêu của bố không đến nỗi phi thực tế.

Bố tôi đã có thể nghỉ hưu vào năm 50 tuổi, đó là một mục tiêu xa vời, nếu không có cuộc suy thoái, khủng hoảng tài chánh xảy ra năm 2008 đã làm cạn kiệt tài khoản hưu trí của bố. Tuy nhiên, cuối cùng bố đã có thể phục hồi và nghỉ hưu ở tuổi 55. Mẹ kế của tôi nghỉ hưu ở tuổi 49. Năm đó có nhiều người mất trắng quỹ hưu trí như nhân viên công ty Enron,… Hôm trước, có anh bạn hỏi thì mình nói nên chuyển tiền 401(k) qua money market vì 2008 có thể trở lại. Tình hình ngày nay được xem như năm 2007.  Tuy 2008 thị trường chứng khoán xuống nhưng chúng ta có thời gian để xem nó lên lại trong khi 2024, 2025 thì đã 7 bó thì hết hát bài “hy vọng đã vươn lên trong màn đêm, trong lo sợ của mùa chứng khoán”.

Qua trường hợp của bố tôi thì tôi nghĩ ai cũng có thể sử dùng phương cách của bố tôi để hưu trí sớm, để làm những gì mình thích trước khi già, chống gậy hay bị bệnh này nọ, như bác tôi.


Đặt mục tiêu rõ ràng và theo dõi tiến trình sẽ tạo nên sự khác biệt. Phải đến khi mẹ kế tôi kiểm tra tiến trình của họ và thấy tiền của họ tăng lên theo kế hoạch, bà mới tin rằng họ có thể nghỉ hưu sớm.

"Mẹ nhận ra điều đó là có thật", bà nói với tôi. "Khi con coi việc tiết kiệm là ưu tiên, việc nghỉ hưu sẽ trở nên khả thi. Tiền kiếm ra nhiều tiền hơn và nó kiếm được tiền nhanh đến bất ngờ".

Điều đầu tiên họ làm là tính toán chính xác số tiền họ cần để nghỉ hưu thoải mái khi bố tôi bước sang tuổi 50 và sống bằng số tiền đó cho đến tận tuổi 90. Ngân sách nghỉ hưu của họ bao gồm mức lợi tức từ đầu tư bằng với mức lương trước khi nghỉ hưu và các khoản chi tiêu cho những thứ như chăm sóc sức khỏe, y tế.


Sau khi lập ngân sách hưu trí, họ tính ngược lại để tính toán số tiền cần tiết kiệm mỗi năm để đạt được mục tiêu đó trước tuổi 50, có tính đến tỷ lệ lợi nhuận dự kiến ​​từ các khoản đầu tư của họ. Sau đó, họ cắt giảm chi tiêu không cần thiết hay ít hơn và đầu tư toàn bộ thu nhập thêm của mình để đạt được mục tiêu đó.


Họ thường xuyên kiểm tra ngân sách của mình và đánh giá tiến độ đầy đủ sau mỗi sáu tháng. Cuối cùng, họ bắt đầu gặp cố vấn tài chính để kiểm tra hai lần một năm và họ tiếp tục làm như vậy khi nghỉ hưu để khi họ cần.

Tránh lạm phát cách sống

Lạm phát lối sống, hay tăng chi phí sinh hoạt mỗi khi thu nhập của mình tăng theo nghề nghiệp, kinh nghiệm, là một trong những cách nguy hiểm nhất để phá hủy kế hoạch nghỉ hưu. Nó thường khiến mọi người mắc nợ. Có nghiên cứu cho hay những người làm tiền nhiều nhưng không để dành tiền nên rất dễ bị phá sản. Họ mua những gì sẽ mất giá trị trong tương lai như xe xịn, nữ trang, áo quần,… thay vì những gì có thể lên gái theo lạm phát như bất động sản, vàng bạc,..


Cái này rất quan trọng. Nếu lập gia đình với một người mà không có ý chí như mình thì mệt. Một người thì tiết kiệm, người kia cứ thích mua sắm khi lương bổng được tăng. Khi có tiền hơn 1 chút thì đột phá tư duy phải khẳng định sự thành công của mình, như mua nhà to hơn, xe hơi đắt hơn hay đeo ví LV này nọ vì sẽ bỏ cả đời ra đi làm với nhiều áp lực, để trả nợ cho những gì mà về già sẽ gọi phù phiếm vô thường. Đi ăn cưới phải mua 1, 2 cái áo để khỏi trùng với thiên hạ. Cứ muốn khoe khoang hay sợ mắc cở khi chị em chê cười. Họ sống vì thiên hạ, lo sợ cười chê chớ không phải sống cho cuộc đời mình.

Đối với bố mẹ tôi, sống dưới mức thu nhập của họ là điều cần thiết để nghỉ hưu sớm. Họ đã đầu tư ít nhất một nửa số tiền tăng lương. Tiền thưởng của bố tôi tại nơi làm việc được đầu tư vào các bất động sản cho thuê có thể tạo ra thu nhập. Khi họ kết hôn, bố mẹ tôi đã mua một ngôi nhà có giá bằng một nửa số tiền họ thực sự có thể mua được. Đây có lẻ mâu thuẫn của hai vợ chồng đưa đến ly dị. Vì tiêu chi quá mức của lương bổng mình.

Mình có quen vợ chồng ông Mic, giúp đỡ mình rất nhiều trước khi qua đời. Bà ta làm nghề chùi nhà dọn cửa cho thiên hạ, ông thì làm thợ mộc. Họ ở trong mobile park. Họ muốn mua nhà để con cái có thể sống trong môi trường tốt hơn nên nhất quyết chỉ tiêu xài một lương còn để dành lương của người kia. Hai năm sau họ mua được căn nhà và từ từ mua được 50 căn nhà cho thuê. Sau đó thì họ đi chơi xả láng, 3 tuần một tháng, 1 tuần để thu tiền nhà và bỏ vào trương mục để trả chi tiêu, thuế má.

Họ không mua xe hơi mới. Cả gia đình tôi luôn lái xe Honda, và bố mẹ tôi lái xe cho đến khi nó ngừng hoạt động. Họ đã mua cho tất cả chúng tôi những chiếc xe hơi, nhưng chúng tôi chỉ mua những chiếc xe cũ, đã qua sử dụng với giá vài nghìn đô la — xe của tôi là Acura Integra 1990 — và trả tiền mặt.

Đầu tư tối đa ... và đa dạng hóa

Giống như hầu hết mọi người, 401(k) là trọng tâm trong kế hoạch hưu trí của bố mẹ tôi. Họ tận dụng tối đa khoản đóng góp của chủ ngay từ đầu và nỗ lực tối đa hóa 401(k) của mình càng sớm càng tốt. Cái này người Mỹ gọi là “match” như trường hợp công ty của vợ mình. Mỗi năm, vợ mình để dành 10% tiền lương cho quỹ hưu trí thì công ty đóng góp 100% số tiền vợ mình đóng xem như là được lời ngay 100%. Mẹ kế của tôi cũng điều hành một doanh nghiệp tư vấn, vì vậy bà đã mở một SEP-IRA, đây là một lựa chọn dành cho những người tự kinh doanh.

Vì họ muốn nghỉ hưu sớm, bố mẹ tôi phải có các khoản đầu tư khác mà họ có thể dựa vào để có thu nhập hưu trí thay vì chỉ tổng mong vào quỹ 401(k). Các tài khoản hưu trí, như 401(k) hoặc SEP IRA, không nên động đến cho đến khi bạn thực sự đến tuổi nghỉ hưu (59 ½). Nếu bạn rút tiền sớm, bạn sẽ phải chịu một khoản phạt lớn. Độ 10% và tiền thuế lợi tức nữa.

Vì vậy, bố mẹ tôi cũng đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản cho thuê để có thêm thu nhập cho đến khi họ 59 ½ tuổi.

Sau cuộc suy thoái, bố mẹ tôi đã mua những ngôi nhà bị tịch thu bằng tiền mặt với giá cực kỳ thấp. Họ đã sửa chửa các ngôi nhà, tự mình làm mọi công việc để tiết kiệm tiền, sau đó cho thuê lại. Cái này người Mỹ gọi là Sweat equity.


Những bất động sản này hiện đóng vai trò là nguồn thu nhập cho những năm đầu nghỉ hưu cũng như là lưới an toàn, vì chúng có thể được bán từng cái một. Bố mẹ tôi biết rằng họ có thể chịu được mức cắt giảm 30% cho những gì họ sống nhờ vào các bất động sản này và vẫn không lo ngại. Không nên bán mà tái tài trợ để rút vốn chủ sở hữu ra, không bị đóng thuế vì bán sẽ phải đóng thuế.

Ngoài thu nhập từ tiền cho thuê, họ đã thiết lập một thang trái phiếu để sống trong ngắn hạn. Mỗi năm trong bốn hoặc năm năm tiếp theo, họ có trái phiếu đáo hạn để cung cấp cho họ thu nhập.


Hãy cân nhắc một kế hoạch dự phòng bán thời gian cho thu nhập.

Mẹ kế của tôi trẻ hơn bố tôi và dự định sẽ làm việc lâu hơn một chút. Tuy nhiên, thay vì tiếp tục làm việc tại công ty nơi cả hai từng làm việc, bà quyết định tự khởi nghiệp kinh doanh tư vấn trực tuyến để giúp bà chuyển sang chế độ nghỉ hưu toàn thời gian.

Mẹ kế của tôi vẫn làm công việc tư vấn bên ngoài để kiếm "tiền tiêu vặt". Họ đã sử dụng thu nhập tư vấn này để đi săn ở Nam Phi, đưa bố mẹ đến Đức và tổ chức lễ kỷ niệm lớn với cả gia đình ở St. Thomas, nơi họ hiện đang sống một phần trong năm.


Nếu có chuyện gì xảy ra với một trong những nguồn thu nhập của họ, họ luôn có thể dựa vào công việc tư vấn của mẹ kế tôi.

Nhiều người ở độ tuổi của tôi (20 và đầu 30) không thể hình dung được việc nghỉ hưu, chứ đừng nói đến việc nghỉ hưu sớm, vì vậy tôi rất ngạc nhiên khi bố tôi đã lên kế hoạch nghỉ hưu sớm kể từ khi ông bằng tuổi tôi. Tôi hỏi liệu có bất kỳ kinh nghiệm sống hay bài học nào giúp bố có được tầm nhìn xa như vậy ở độ tuổi còn trẻ như vậy không.

"Tôi nghĩ đó là do bà nội mất sớm và bệnh Alzheimer di truyền trong gia đình", mẹ kế tôi nói. "Bố cảm thấy thực sự muốn, khi ông ấy còn khỏe mạnh, có cuộc sống riêng của mình".

Bố tôi đồng ý. "Đó là một phần thôi", ông nói. Bố cũng nuôi dưỡng bác tôi, chị gái của bố, người đã mất vì ung thư. Khi bố thấy bác tôi chuyển từ trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh sang rất ốm yếu nhanh như thế nào, đã tăng gấp đôi kế hoạch nghỉ hưu của mình. "Bố có thể tiếp tục làm việc, nhưng khi bác tôi qua đời sau sáu tháng được chẩn đoán, bố tôi đã nói, 'Tại sao chúng ta phải chờ đợi?' Bố chỉ muốn có sự tự do để làm những gì chúng ta muốn khi chúng ta muốn." 6 tháng mà có phải sống đâu, cứ ra vào nhà thương như đi chợ.


“Chúng tôi thích công việc của mình, nhưng kiểu như, đây không phải là cuộc sống của mẹ muốn", mẹ kế tôi nói thêm. "Đây không phải là cuộc sống mà bố mẹ muốn cả đời mình sống như vậy đến chết".

Bây giờ, họ dành gần nửa năm ở vùng Caribe, học chơi guitar, đi du thuyền và làm công tác thiện nguyện. Họ đã đi khắp thế giới, dành nhiều tháng đi du lịch đường bộ đến những công viên quốc gia đẹp nhất của Hoa Kỳ, khám phá Châu Âu, ngắm động vật hoang dã ở Nam Phi, đi thuyền trên Kênh đào Panama và thăm người thân.

Khi quan sát họ, tôi đã học được rằng tiết kiệm tiền là điều ngược lại với việc để tiền nằm phủ bụi. Nếu đầu tư đúng cách, số tiền đó sẽ tăng lên vô thời hạn và về lâu dài, nó có thể giúp ích cho tôi nhiều hơn là chi tiêu. Mua sắm nhưng gì không cần thiết.

Mẹ kế tôi đã giải thích khá chí lý. "Đó không phải là tiền của bạn, mà là tiền của bản thân bạn trong tương lai", bà nói. Hãy nghĩ về việc tiết kiệm và đầu tư như một hình thức tự chăm sóc bản thân cho bản thân tương lai của bạn. Bản thân tương lai của bạn sẽ cảm ơn bạn.


Đọc xong thì mình đoán là bài báo do một chuyên gia tài chính viết để tự giới thiệu mình cho độc giả, hầu kiếm thêm khách hàng. Thấy đề gặp chuyên gia tài chính 2 lần một năm. Nhưng cũng nói lên sự thật là cách sống tiết kiệm, để đầu tư cho quỹ hưu trí để khi về hưu có tiền sống. Nhất là có thể đi chu du thiên hạ, không lo nghĩ nhiều về tiền bạc. Cuộc đời vô thường nên không biết chấm dứt lúc nào, nên sống vui vẻ, thự chiến những gì muốn khi còn sức khoẻ.

Mẹ mình có nói, người có tiền nhưng không có sức khoẻ nên đi không được, người có sức khoẻ nhưng không có tiền, đi không được. Như mạ là sướng, có sức khoẻ , không có tiền nhưng được con cho đi là hạnh phúc một đời.

Ít ra cũng khiến con gái mình suy nghĩ. Sáng nay thấy nhắn tin cho bố, kêu mới đọc chương đầu của “rich dad, poor  dad “, thì nó cảm thấy không lo ngại nữa, không bị áp lực về công việc. Nó trẻ nhưng lương cao nên bị áp lực nhiều trong sở. Nay nó hiểu làm việc, có lương rồi đầu tư để thoát cảnh “race rat”.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nói chuyện với con #3

 Nói chuyện với con tuần thứ 3


Hôm qua như thường lệ, 3 bố con và thằng Bồ gọi điện thoại nói chuyện về các hoạt động trong tuần. Thằng con bắt đầu kể vụ chứng kiến bố mua nhà ra sao. Sao thấy dễ ợt. Khiến nó hồ hởi đi gặp người bán nhà chịu tiếp nó. Nó đem bửu bối của bố theo, hồ sơ những ai đã cho bố mượn tiền lại nên chủ nhà nhất trí cho nó vay nhưng giá trên trời. Mình nói cứ tiếp tục đến gặp chủ nhà nói chuyện, hỏi họ về những thành tựu trong đời của họ vì thiên hạ hay thích nói về những thành quả của mình. Khi nào thời cơ chín muồi thì đề nghị làm quản lý cho thuê nhà dùm họ, không lấy tiền. Lý do là để học cách quản trị nhà cửa, biết tốn kém ra sao. Chớ nay mới ra nghề không có kinh nghiệm thì ai mướn. Như khi xưa ở đại học phải đi internship học nghề của mình đang theo học.

Mình kể câu chuyện trong cuốn you can negotiate anything của Herb Cohen. Tác gia kể là chuyến đi Nhật Bản đầu tiên để thương lượng cho công ty. Họ đón ông ta tại phi trường, việc đầu tiên là họ hỏi chuyến bay về lại Hoa Kỳ, viện dẫn để lo xe chở ông ta ra phi trường vì kẹt xe này nọ. Như vậy là họ biết ngày về của ông ta. Trong suốt thời gian ở Nhật Bản, họ dẫn ông ta đi xem này nọ, ăn uống đủ thứ nhưng tuyệt nhiên không đụng đậy đến làm ăn. Ông ta hỏi thì họ kêu còn nhiều thì giờ. Đến khi sắp ra phi trường thì họ mới bắt đầu nói chuyện giá cả. Ông ta bị áp lực phải ký hợp đồng. Công ty ông ta cứ chọc quê ông ta hoài về vụ này. 

Nhớ khi ở Pháp, có lẻ người Pháp đọc cuốn sách này nên cử ông Tây gốc Việt, tên Phan Văn Trường, để thương lượng với người Nhật. Ông ta là kỹ sư cầu cống, tốt nghiệp Grande École của Pháp quốc, anh của nhạc sĩ Phan Văn Hưng, nổi tiếng với bài ca “ai trở về xứ Việt”, phổ thơ của Minh Đức Hoài Trinh. Sau này ông ta làm phó giám đốc một công ty pháp có trên 100,000 nhân viên khắp toàn cầu. Gần đây thấy thiên hạ ném đá ông ta. Ông rời Việt Nam lâu nên tiếng Việt không rành, phải học lại rồi chỉ giới trẻ tại Việt Nam cách làm ăn với phương Tây. Thiên hạ ghét nên chửi loạn. Giới trẻ kêu ông ta là thầy, nhưng người ta chụp mũ, kêu có bằng cấp giáo sư khi nào,… hình như ông ta phụ tá giáo sư tại đại học Paris I, Sorbonne. Có dạy đại học kiến trúc Sàigòn thì phải. Ông này được chính phủ pháp phong cho chức chevalier de la légion d’honneur. Ít người Pháp gốc việt nào được huy chương này, xem như có công với Pháp quốc. Chán Mớ Đời 

Phải để người bán nhà đầu tư thời gian với mình nên cứ nói chuyện trên trời đến khi chủ nhà muốn nói đến bán nhà thì mình mới bắt đầu. Người ta không thích thua. Như chơi stocks, họ chỉ bán các cổ phiếu đang lên còn loại nào lỗ thì họ cứ giữ và mong sẽ lên lại. Thay vì bán cổ phiếu lỗ giữ cổ phiếu lời.

Thằng Bồ kể vừa đọc xong cuốn “rich dad poor dad”, con gái nói sẽ bắt đầu đọc lại vì khi xưa mình trả nó $50 để đọc. Nó kêu hồi đó lên lớp 5 đâu hiểu gì. Chán Mớ Đời . Cuối tuần này đi xem nhà bán vì lễ độc lập. Mình nói chúng quen ai làm kế toán, thuế thì báo cho họ biết khi khách hàng họ bán nhà thì cho biết để mua, khỏi tốn tiền huê Hồng. Tụi nó tính liên lạc với chủ căn hộ để chúng làm manager không công. Biết đâu sau này được bớt tiền nhà hay mua khi chủ nhà muốn bán thì chúng có cơ hội mua.

Chúng muốn thành lập một công ty LLC như mình khuyên để hãng trả cho công ty, giúp chúng nó nhiều hơn là lãnh W2. Trong cuốn sách rich dad poor dad có giải thích rồi.

Mình kêu tốt. Tiếp tục. Thằng Bồ kêu là khó bỏ tật xấu, bỏ thời gian làm chuyện ruồi bu. Làm sao giúp hắn bỏ tật xấu này. Mình nói để mình viết cho hắn sau. Mình có gửi hắn video của ông Stephen Covey nói về vấn đề này. Khi xưa, mình không đi ăn sinh Nhật con thiên hạ vì thấy mất thì giờ, chỉ có đồng chí gái và mấy đứa con. Chả cần ai để ý, hay phải làm cho thiên hạ vui, hoặc sợ thiên hạ chửi này nọ. Lý do họ không nuôi gia đình mình. Chỉ sở khách hàng.

Thời gian mình dùng để đi học thêm hay đọc sách. Hôm kia có thằng cháu từ San Jose xuống học UCLA, ghé nhà ngủ lại đêm. Cả 10 năm không gặp, nó thấy tủ sách của mình nên thất kinh, cậu cháu ngồi nói chuyện mấy tiếng đồng hồ khiến mình lo ngại cho đám con cháu sinh ra tại Hoa Kỳ, hiểu sai về cuộc chiến Việt Nam. Nó không ngờ mình đọc Ocean Vương, Thanh Nguyễn vì hỏi bố mẹ nó là ngọng. Hôm nào rảnh mình kể.


Con gái kêu chủ căn hộ muốn bán nên nó và thằng Bồ sẽ nói chuyện chủ nhà về mua 4 căn hộ luôn. Mai sẽ nói chuyện. Nó gọi hỏi phải nói chuyện ra sao này nọ. Mình cho thêm ý để nói chuyện, hỏi chủ nhà. Kêu đừng đá động gì đến số tiền mua. Hỏi xem họ có cho vay lại hay không. Mình sẽ giúp lo vụ giấy tờ để mua.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thần tượng hoá đời mình

 Đánh bóng ảo tưởng


Hôm trước có ông thần khi xưa ở Đà Lạt, hú mình đi ăn cơm để hỏi vài việc vì anh ta mới về hưu. Hỏi mình nên làm gì với số tiền 401k, mua mobile home này nọ. Nay lãnh tiền già rồi. 

Anh ta cho biết là vợ chồng đồng ca bài đắp mộ cuộc tình và kể nhiều bạn anh ta cũng xêm xêm tình trạng này. Mình hỏi anh ta gần 7 bó, đi mua nhà, ai cho vay vì không có công ăn việc làm. Mua mobile home thì họ cũng xét chỉ số tín dụng thêm tiền đất ở khu bolsa rất đắt, trên $1,500/ tháng. Tốt nhất là mướn một căn hộ hay share phòng với ai rồi dùng tiền đi chơi, thăm bạn bè ở xa trước khi chống gậy. 


Còn 401(k) thì mình nói nên chuyển qua money market cho chắc ăn như mình đã chuyển của đồng chí gái qua rồi vì lỡ xuống không có thời gian làm lại như 2008. Dạo đó mất một số nhưng sau đó lên lại nên nay chuyển sang cái nào như bond, tiền lời nhất là chuyển qua nhiều ngân hàng thay vì để nguyên một đống tiền. Lỡ có chuyện gì dù có 100 ngàn trong trương mục, ngân hàng chỉ cho lãnh được $100/ ngày là ngọng. Năm 2008, có anh bạn có $300,000 trong ngân hàng Indy Mac nhưng không lấy được vì ngân hàng này bị phá sản dù có FDIC. Hôm trước, gặp quên hỏi vụ này ra sao.

Anh ta nói lần trước mình nói nhưng anh ta không chuyển nên giờ lên thêm. Mình nói đúng rồi. Mình cũng chuyển tiền của vợ nhưng không hiểu sao, vẫn như trước, khi nhìn lại thì thất kinh vì lên được thêm 100K. Xem như đồng chí gái ở hiền gặp lành. Nay thì mình đã chuyển cho chắc ăn.

 Tình hình ngày nay như năm 2006, tưởng xuống rồi năm 2007 lên cái vèo rồi 2008 xuống cái ào. Năm ngoái mình có set-up lỡ thị trường xuống thì đến -25% từ chỉ số cao nhất là tự động bán cổ phiếu khoá sổ. May là xuống chưa đến dưới 25% rồi lại bò lên y chang năm 2007. Năm nay thì chỉ số thị trường chứng khoán tương tự năm 2007, thêm nhà cửa ở Florida, Texas xuống mạnh. Cali thì đứng và chủ bán đang giảm giá và nhà ra thị trường nhiều hơn.

Nhớ có lần mình bán một căn nhà năm 2006 vì tin tức cho biết tình hình xuống xuống. Ai ngờ đến 2007 nó chạy lên cái vèo khiến đồng chí gái chửi quá vì mất lời gần 100K. Mình rao bán 600k nhưng bán không được nên cuối cùng bán rẻ hơn giá list, lấy 550k, mấy tháng sau nó chạy lên đến 700k. Xem như mình mất cơ hội thêm 150K, bị vợ chửi quá, kêu tốn tiền đi học này nọ, họ báo sai. Rồi 2008 nó xuống cái vèo. Mình thà ra trước năm 2006 còn hơn 2008, ăn non còn hơn là tham ở lại rồi mất hết. Nhờ có tiền bán năm 2006, mình chạy ra mua nhà năm 2009, 2010 giá $25,000 và 50,000/ căn như mua dầu chá quẩy mới ra lò. Nếu mình tham, có thể bán không được vì sau đó xuống te tua. May là họ bơm tiền vào để hạ tiền lời nên từ từ lên lại. Và nay cho thấy tình hình như năm 2006. 2008 là Obama lên ngôi. Năm nay thì chưa biết là ai nhưng kinh tế te tua, thiên hạ mất việc nhiều.

Đối choại với đồng chí gái mỗi ngày như vậy nên em ít tám chuyện trên mạng

Nói cho ngay mình chỉ nghĩ hoàn cảnh vợ chồng về hưu, không để ý đến những người độc thân, sau khi từ giả người tình 100 năm. Nay anh bạn kể mới thấy các người về hưu không chồng hay vợ cũng có nhiều điểm đáng lo hay lo nhiều hơn vì một thân một mình. Kiếm thêm người tâm giao mới, rồi chi phí chỉ có một mình trang trải, không ai phụ. Có bệnh hoạn thì không ai chăm sóc hay chăm sóc người bạn đời.

Vấn nạn là trước đây sống trong nhà với vợ con thấy rộng rãi nay bỏ nhau lại già nên muốn tìm lại không gian ngày xưa rất khó. Vợ chồng già ở trong căn nhà to đùng. Con cái lập gia đình ở xa. Tốt nhất là mướn căn hộ nhỏ ở rồi cho mướn căn nhà để tiền để xài mà không phải chăm sóc căn nhà to đùng. Một căn nhà ở quận Cam nay có thể cho thuê $3,500, mướn một căn hộ nhỏ ở hay share phòng cho tiện. Để dành tiền đi chơi, thăm bạn bè hay con cháu. Con cháu ở xa thì chịu khó đi vì chúng đi thăm mình rất tốn kém, cả vợ chồng con cái lại bận đi làm.

Anh này hay đọc bài mình kể chuyện đời xưa, có lần anh ta đột phá tư duy; làm một cái bờ lốc mực tím Sơn đen và nhờ anh bạn nào khác cùng làm. Do đó ngày nay trên bờ lốc mình có trên 2,000 bài kể chuyện đời xưa và có trên 800k lượt đọc. 

Ngồi nói chuyện anh ta hỏi thường người ta hay đánh bóng bản thân và gia đình, mà ông lại cứ kể thành thật quá là sao. Ông kể mẹ ông chưa bao giờ được đi học còn ông cụ cũng lêu bêu chưa xong tiểu học. Mình chả biết trả lời ra sao cả. Bố mẹ ít học thì mình nói ít học không lẻ phải chạy đi mua cái bằng tiến sĩ về mới xứng đáng là bố mẹ của mình. Hãnh diện về bố mẹ có bằng tiến sĩ, dắt nhau về làng, chụp hình đãi cả làng ăn vinh quy bái tổ? Cha mẹ mình không có nhiều nhưng mình biết chắc chắn một điều là bố mẹ lo cho mình hết khả năng của họ với tất cả tình thương yêu với tinh thần hy sinh đời bố mẹ, củng cố đời con như mình ngày nay đi làm cũng để cho con mình có một tương lai khá hơn mình khi xưa mới lang thang sang Hoa Kỳ. Tương tự mình làm vườn chăm sóc 1200 cây bơ thì mình nói làm nông dân chân chất. Không lẽ phải tự bơm tự nổ, chạy đi mua cái bằng tiến sĩ nông dân ưu tú. Làm chồng nông dân ưu tú đã mệt nay phải mua thêm bằng kỹ sư nông dân ưu tú nữa thì chắc chết.

Thương em dáng đứng dáng ngồi

Kiếp này không có hai người như em

Anh này hay trách mình là không trả lời những câu hỏi của độc giả. Mình nói đời vô thường cho nên chúng ta nên dành hết thời gian tỏng ngày, để cãi nhau với những người không quen biết trên mạng xã hội. Ở nhà cãi nhau với đồng chí gái là đã mệt rồi, đâu có thời gian đi tranh cãi với thiên hạ. Thiên hạ đọc bài mình không thích nên cứ kêu ra chửi thêm mấy chiến sĩ an ninh mạng. Làm nông dân từ 5 giờ sáng đến 2 giờ chiều thì còn thì giờ đâu mà đi tám trên mạng. 

Mình đọc tài liệu thấy có những điều lạ lạ nên ghi lại bỏ trên bờ lốc. Ai thích thì đọc, không thích thì miễn vào đọc. Mình không bao giờ vào nhà thiên hạ để tè hay làm một bãi để tự sướng. Vườn mình thì mình tè vô tư. Có người cho mình biết là họ sang Hoa Kỳ gần đây, tiếng anh tiếng u chưa rành lắm nên những bài mình kể, giúp họ để ý, mà tìm hiểu thêm về xã hội cũng như thể thức sinh hoạt tại Hoa Kỳ. Giúp họ tìm hiểu thêm về vấn đề. Những gì mình kể không phải để khoe mẻ. Nông dân là bần cùng trong xã hội thì khoe cái gì. Chán Mớ Đời 


Mình kể vụ spam nên thấy chia sẻ vào các nhóm như xì pam  nên từ nay về sau mình sẽ không tải vào các nhóm mà mình tham gia nữa. Ai muốn đọc thì vào bờ lốc của mình. Xem như bài cuối cùng mình xì-Pam thiên hạ.


Chúc các bác vui vẻ vào cuối tuần.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Dạy con mua nhà

 Cha con đi mua nhà


Hai đứa con mình bổng nhiên muốn theo con đường mình đi thay vì đi làm cho thiên hạ cả đời. Mình trả tiền cho chúng đi học các khoá tài Chánh. Học xong, mình kêu phải đi xem nhà cho nhiều để hiểu rõ căn nhà nào đáng giá để mua với giá này nọ. Mỗi tối thứ 2, con gái bên Nữu Ước, con trai gọi bố nói chuyện, hỏi han đủ thứ, mình thì kêu phải làm gì như gia nhập các nhóm đầu tư , thành lập một trương mục Title Insurance để tìm kiếm chủ nhân mấy căn và số nợ và tiền lời này nọ để mình biết trước khi gặp chủ nhà,…

Thấy thằng con chịu khó chạy đi xem nhà bán nhưng lại lấn cấn khi chuyên viên địa ốc hỏi, lại gọi điện thoại hỏi bố cách trả lời,… nhiều khi thấy nó như van lơn mình đi theo nó. Mình nói là cứ cố gắng đi một mình như vậy con mới thoát khỏi bóng cây cổ thụ của bố. Nếu không sẽ không học được gì cả. Học thì phải có hành mới thành công. Như con khi xưa, xem video dạy bơi cho đúng thao tác. Con xem nhiều lần có thể thuộc nhưng nếu không nhảy xuống bơi thì sẽ không bao giờ bơi đúng cả. Thấy nó chịu khó chạy tùm lùm cũng thương, mình cũng vui.

Có lần nó tìm được một căn nhà chủ bán vì chán cho thuê và sợ bị đóng thuế nên cho vay lại. Mình chạy lại xem với nó. Agent bắt nó làm offer. Mình nói ok. Chuyên gia địa ốc gửi cho nó hợp đồng để ký thì mình thấy họ bắt nó trả 3% huê Hồng. Luật mới ra, thay vì chủ bán trả 6% huê Hồng như trước đây, nay thì mỗi bên tự trả cho chuyên viên địa ốc. Mình kêu không, tháng 8 mới bắt đầu hiệu lực nên không ký. Đó là một bài học cho nó phải hiểu luật lệ này nọ, cũng như cho nó biết là ra đời, thiên hạ đều tìm cách vớt tiền của mình khi ký giấy tờ, phải đọc rồi thương lượng. Thấy nó ngồi đọc mấy chục trang hợp đồng mua nhà mà Chán Mớ Đời nhưng nó phải đọc để hiểu từng chữ, trang.

Con đi theo học nghề mình mới khám phá ra cách dạy con ở Hoa Kỳ khác với mình khi xưa ở Việt Nam Cộng Hoà. Đây cứ học học rốt cuộc con chả biết gì về sửa chửa nhà cửa. Khi xưa ở nhà, còn nhỏ nhưng mỗi khi kính cửa sổ bị bể là mình chạy ra tiệm ở đường Minh Mạng, cắt kính mới, đem về ráp vô, lấy Đinh đóng lại rồi trét bột cao lên để nước không thấm vào nhà. Cầu chì bị cháy là biết lấy cuộn dây chì ra, cắt ra sao, lấy tournevis gắn vào để cho điện chạy lại hay sửa ống nước, nhà dột thì leo lên mái nhà, tìm chỗ bị lũng lỗ vá lại với dầu hắc hay foam ngâm xăng,… nuôi gà thì đi bắt giun về cho gà ăn cho mập, trồng cà chua, đậu hoà lan thì phải làm các giàn này nọ, đây con mình chả biết gì cả. Dạo này mình chỉ nó sửa ống nước, sửa điện này nọ. Đáng lẻ mấy cái này phải dạy từ lâu nhưng hồi trung học, mình cứ làm hết, để nó học vì học xong về nhà đi bơi, chơi thể thao, về học bài làm bài tập, cuối tuần thì đi hướng đạo, học tiếng Việt, nên chả còn thì giờ để học cách sống thật sự ở đời. Nó là eagle scout mà chả biết gì hết. Chán Mớ Đời 

Một hôm nó kêu chủ nhà muốn gặp nó với chuyên viên bán nhà. Bố đi với con vì chưa bao giờ tiếp xúc chủ nhà. Mình bò đi xem với nó. Nó kêu ngày nào họ cũng open house, sau 5 giờ chiều thì chủ nhà sẽ gặp. Mình nghe ngày nào chủ nhà cũng cho xem nhà vô tư thì giải thích chủ nhà cần bán gấp.

Đến nơi sau màn chào hỏi, mình hỏi họ về gia đình rồi cứ từng bước từng bước thầm, đi vào nhà, vào các phòng, chỉ mấy tấm ảnh gia đình rồi hỏi, nói chuyện cũng cả tiếng đồng hồ về gia đình, dòng họ này nọ. Rồi lần mò vào phòng ngủ thấy kỷ niệm ngày cưới thì hỏi lấy nhau được bao nhiêu năm thì đúng một con giáp, là biết họ đã một lần ít nhất đắp mộ cuộc tình, rồi hỏi họ gặp nhau ở đâu, tiếng sét ái tình lại được nghe kể về thiên tình sử của họ thêm 30 phút, từ từ mới ra ngoài sân. Mình thì thiên tình sử không có. Chỉ có nổi buồn hoa bơ. Mỗi khi đến hè lòng tôi thấy buồn, 90 ngày qua phải trả tiền nước rất nhiều để tưới bơ.

Bà chủ nhà chỉ cái spa mới xây ngoài sân, có nắp đậy tự động để khỏi dơ và giữ nước ấm không bốc hơi khi không sử dụng, có đồ chèo hay nước chảy để bơi như trong hồ bơi này nọ. Mình khen đáo để, hỏi giá thì được biết gần 100 ngàn khiến mình muốn đứng tim. (Khi ra xe, thằng con nói khi nghe bà chủ nhà say mê nói về cái spa khiến nó nhớ đến có lần mình đi san Diego vì có ai kêu mình có người muốn bán cái vườn của họ. Sau cả tiếng đồng hồ, cặp vợ chồng hãnh diện chỉ cho xem nông trại của họ, mình hỏi khu đất này chia được bao nhiêu lô để xây nhà khiến họ muốn đứng tim, mặt họ tái như thịt bò tái chanh thái lan. Cặp vợ chồng này thuộc Đảng dân chủ nên mơ về giấc mơ Chapi, họ muốn xây dựng một nông trại, nuôi dê này nọ, rất lãng mạn, để lấy tiền thiên hạ vào xem. Sau 2 năm trời sửa chửa, xây cất rất phí tiền trên $400k, chả có ai đến viếng cả ngoại trừ 1 năm có trường tiểu học trong thành phố ghé chơi với mấy đứa con nít nên muốn bán trả nợ đời mà mình thì muốn chia lô để bán. Nó nghĩ mình sẽ hỏi xây thêm nhà ADU bao nhiêu để bà chủ đứng tim vì phải phá 100 ngàn cái spa của bà ta.

Sau đó họ cho thấy cái sunroom to đùng của họ mới xây, cũng mất 100 ngàn. Hỏi dần dần thì biết nhà của ông bố để lại rồi bà ta mượn nợ đâu 500k để chia cho cô em ở Colorado, lãnh phần đem ông bố về Colorado nuôi. Xem như phần của bà ta là $250,000 đem ra xây cái spa và sunroom là hết đời. Sau khi lang bang ngoài vườn, thiên đường spa của họ, thì lết vào bếp. Mình khen rối rít cái bếp rồi mới bắt đầu nói chuyện về mua bán. Mình dặn thằng con là chỉ nói chuyện mua bán thì phải đến nhà bếp vì nơi đó là nơi sinh hoạt của gia đình, người ta cởi mở, như trong gia đình, mất cảnh giác thế giới thù địch, diễn biến hoà bình, không ngoại giao, lịch sự như ở phòng khách.

Mình hỏi họ lý do bán căn nhà đẹp đồ sộ. Họ mới cho biết là bà ta đã về hưu còn ông chồng thì sang năm nên muốn bán nhà, để mua một căn nhà ở Laguna Woods, một khu dành cho người trên 55 tuổi ở riêng biệt như thiên đàng đợi ngày thánh phao lồ gọi. Mình hỏi giá bao nhiêu, vì khi xưa có người muốn bán cho mình 2 căn nhưng dạo đó mình chưa đủ tuổi 55. Họ nói, 360k. Mình hỏi họ muốn bán bao nhiêu họ kêu 1.2 triệu khiến mình choáng. Lý do là khu này là khu vực nguy hiểm nhất thành phố Westminster mà khi xưa, mình không dám vào. Xem giá nhà mới bán ở vùng này thì chỉ 800k. Thằng con hỏi sao họ bán giá trên trời. Mình giải thích mấy chuyên gia địa ốc muốn được chủ nhà kêu họ đăng bảng bán căn nhà nên cứ kêu giá trên trời để chủ nhà tham và ký giao kèo với họ. Nếu bán không được thì họ kêu chủ nhà hạ giá. Do đó không ai mua nên ngày nào cũng làm open house để bán. Hai vợ chồng ở nhà, để mở cửa cho ai vào xem. Mấy năm trước, giá nhà lên vì tiền lời thấp nay tiền lời lên nên ít người mua và giá phải xuống nhất là kinh tế cho thấy tình hình như năm 2006, 2007.

Mình nói với chủ nhà, nên tái tài trợ căn nhà để rút equity (vốn chủ sở hữu) ra, để mua căn nhà ở khu người hưu trí, còn căn này cho thuê. Nếu ông bà cho thuê thì tôi sẽ ký hợp đồng với ông bà 5 năm. (Ra xe, thằng con hỏi lý do. Mình giải thích để xem tình hình tài Chánh của họ ra sao, có bị trễ trả tiền nhà hay chưa). Chủ nhà kêu không muốn tái tài trợ, chỉ muốn về hưu an nhiên tự tại. Tái tài trợ thì với giá 1.2 triệu thì ngân hàng cho vay 80% xem như 960k, trả nợ hiện tại $500k, còn $460k, bỏ ra 360K mua căn kia, còn 100k đem cái spa về đó.

Mình hỏi nợ của ông bà trả bao nhiêu tiền lời, họ cho biết 3.5%. Mình nói tiền lời rẻ như vậy tôi đề nghị tiếp tục trả số nợ của ông bà và đưa tiền tươi số tiền khác biệt. Họ kêu không, không muốn dính dáng gì cả. Mình nói vậy thì cảm ơn thời gian ông bà đã tiếp đón chúng tôi. Trong tương lai nếu ông bà suy nghĩ lại thì báo cho tụi này biết. Rồi chào ra về.

Ra xe, thằng con cười quá cở nói khi bà ta chỉ cái spa là niềm hãnh diện của bà khiến con nhớ đến nông trại tại San Diego.

Mình nói nó khi tiếp xúc với chủ nhà phải quan sát. Bà vợ nói không, ông chồng lặng lẽ bên cạnh và không vui lắm nên bố đoán ông ta mất việc vì không thấy tự tin khi bố hỏi như dấu diếm chuyện gì. Đây là một bài học cho con, lấy vợ sau này đừng lấy những người như bà này. Không biết sử dụng tiền. Lấy tiền đem xây cái spa to đùng mà họ cũng chưa dùng nhiều, trả thêm tiền điện $500/ tháng. Mình phải hỏi họ mấy cái này để tính nhẩm trong đầu mỗi tháng họ phải chi bao nhiêu. Họ không hiểu rõ trước khi quyết định xây cái spa là phải lọc nước và đun nước nóng hoài vì nếu không nước sẽ bị rong rêu cho đời mỏi mệt. Lại xây cái sunroom thay vì xây bằng studs nên không dc kể thêm vào căn nhà. Thằng con hỏi studs là gì, là xây nhà thật sự bằng cây, còn đây họ tốn tiền tương đương xây căn phòng bằng cấu trúc nhôm mà độ 10 năm là quăng.

Đàn bà họ thích khoe khoang nên hay có những ý tưởng phá tiền thay vì đầu tư. Chỉ có phụ nữ tiêu tiền ít và nhiều. Cả đời bố chưa bao giờ gặp một phụ nữ mà không tiêu tiền. Lấy vợ thì kiếm người ít xài phí còn mấy cô mà đòi con dắt đi ăn tiệm sang, mua nữ trang này nọ là chạy trước. Thà không lấy vợ chớ lấy họ về sẽ bỏ nhau. Bao nhiêu hôn nhân bị đổ vỡ vì tiêu xài hoang phí.

Con gái thành lập nhóm bố con và thằng Bồ là “richest man in Babylon” để nhắn tin cho nhau về đầu tư vì mình kêu chúng đọc lại cuốn này. Khi xưa có trả tiền cho chúng đọc nhưng không biết có nhớ gì không vì mình năm nào giáng sinh là mình đọc lại vẫn học thêm nhiều điều. Thêm kêu chúng đọc Rich Dad Poor Dad lại. Khi xưa cho $50 để chúng đọc và giải thích đã học điều gì nhưng lớn lên quên, lại phải đọc lại.

Có anh bạn kêu bà chủ nhà kêu là đăng bảng bán nhà nên giới thiệu mình với bà ta. Mình gọi nói chuyện thì khám phá ra bà ta cho thuê đâu 5 hộ trong một căn nhà có 5 phòng. Mình hỏi lý do bán. Bà ta kêu người thuê nhà làm điên cái đầu. Cho thuê căn hộ sát bên nhau mà còn lộn xộn huống chi ở chung một nhà. Bà ta kêu sẽ làm thêm ADU này nọ có thể cho mướn trên 10k/ tháng. Nếu làm theo bà này xem như mình kiếm thêm việc cho mình làm 24/24. Cho thuê nhà là làm sao người thuê nhà không gọi mình gì cả, chỉ đúng ngày trả tiền. Bà ta cho biết là để con bà ta đứng tên mà chúng lại đi học ở bên miền đông. Nếu bán nhà thì không được miễn thuế $250k/ người. Nói chuyện thì biết bà này chủ nhà không rành luật về bán nhà, thuế này nọ như để tên con vì sợ ly hôn với ông chồng mới lại dính dáng tài sản, mà con ở xa, không ở nhà đó hay khai thuế thì làm sao trừ thuế dùng section 121. Bà ta cứ tưởng là sẽ được miễn thuế $250,000. Nhà lại ngay corner lot, xe chạy ra vô nhiều rất nguy hiểm cho con cua người mướn nhà, lỡ chạy ra đường hay ban đêm dân say rượu, lái xe hay lạc tay lái bay vô nhà.

Hỏi ra bà ta đã mua tiền tươi nên không có nợ. Nhà cho thuê mà free & clear thì rất nguy hiểm. Người mướn nhà bị té hay gì có thể kiện là xem như mất căn nhà, nhất lại cho 5 hộ thuê trong một căn nhà. Bây giờ bán thì người thuê không chịu đi thì phải trả họ tiền để họ rời nhà nếu không thì cứ ở lì đó qua năm tháng là mệt. Đuổi một hộ là tốn biết bao nhiêu tiền, nay nhân cho 5. Chỉ bán cho những người đầu tư địa ốc và biết cách đuổi người mướn nhà.

 Bà ta đồng ý cho mình vay lại nhưng bắt mình đặt cọc 50% còn mình thì chỉ muốn 10%. Thế là không xong. Giá bà ta đòi trên trời. Mình có thể mua giá của bà nhưng tiền lời ít thì chấp nhận. Nên nói bà ta khi nào đổi ý thì cho mình biết. Bà ta kêu chia căn nhà làm 3 phần khiến mình thất kinh. Làm như ông anh vợ mình, mua căn nhà, hai vợ chồng ở, chia ngăn thêm 2 phần khác cho thuê. Chỉ khổ một điều là khi bị tai nạn hay hỏa hoạn thì bảo hiểm không đền là ngọng. Đời không biết trước, tốt nhất là phòng bị hơn chữa bệnh. Bớt tham thì tốt.

Tuần trước, mình chở thằng con chạy lên khu thương xá mới mua năm ngoái vì có tiệm bán thuốc lá bị thiên hạ lấy xe ủi xập cửa tiệm để lấy cái máy ATM ở trong tiệm. Kinh nghiệm bác nào có ATM trốn tiệm thì nên gỡ bỏ. Không thấy tiền nên chúng vớt mấy cây thuốc lá. Chuyện này đã xẩy ra trước đây. Ông chủ tiệm kêu mình phải đặt hai cái cột sắt trước cửa tiệm để chống vụ này xảy ra. Mình kêu kẹt chỗ đi của người khuyết tật này nọ. Mình đề nghị là mua 2 thùng rác bằng xi măng để thì chúng sợ sẽ không tông cửa nữa.

Sau đó đi tới một tiệm sửa chửa quần áo thì thấy bà chủ đang dọn tiệm vì hết hợp đồng. Có một tiệm ăn gà chiên Louisiana Famous Fried chicken ký hợp đồng 10 năm, với tiền thuê hơn 30% nên cũng vui. Mỗi năm lên 5%.Mình hỏi bà ta làm gì khi về hưu, bà ta cho biết sẽ dọn về Tennessee. Mình hỏi vậy nhà bà để lại cho ai. Bà ta kêu sẽ bán. Mình nói nếu bán thì bán cho mình. Ngày hôm sau, ông chồng nhắn tin cho mình là muốn bán giá $450,000 trên lô đất 2.5 acres. Mình hẹn cuối tuần lên xem nhà.

Hôm qua, hai cha con chạy lên xem nhà. Đến nơi thì ông chồng kêu là Uber sắp đến chở ông ta đi lấy xe bỏ sửa ở ga-ra, tụi này đưa cho ông ta một bịch bơ vườn. Nên chỉ xem sơ sơ căn nhà rồi 1 tiếng sau quay lại. Hai cha con đem một bịch bơ khác cho bà quản lý khu thương xá, rồi đi ăn thì ông chủ nhà gọi. Hai cha con chạy lại. Vô nhà ngồi nơi phòng ăn nói chuyện. Ông ta nói tháng 11 về hưu thì dọn về tiểu bang Tennessee ở nơi ông ta sinh ra. Đã mua một căn nhà rồi, ông ta từ từ dọn đồ về bên đó. Ông này có 2 hưu trí quân đội, 401(k) thêm lãnh được an sinh xã hội nên không lo tiền bạc hưu trí. Hỏi sao dọn đi vì Tennessee không phải đóng thuế tiểu bang như Cali. 

Ông ta hỏi chuyện thằng con, mình nói thằng con nên học hỏi kinh nghiệm ông này. Mình nói với ông ta dạy thằng con mình vì nó chả chịu nghe lời. Nó quen tính mẹ nó nên nghĩ bố nó ngu khu đen. Ông ta bắt đầu thuyết pháp thằng con vì ông ta cũng bị dính thằng con. Ông bà cho gia đình thằng con ở chung, chúng xài điện nước muốn điên luôn, không tắt điện, mở máy lạnh cả ngày nên đuổi ra khỏi nhà. Có đến 9 đứa cháu. Mình hỏi gặp bà vợ ở đâu thì ông ta kể cả mấy phút thiên tình sử của ông ta, nói là cưới vợ ngày lễ độc lập Hoa Kỳ. Mình nói giống tui vậy. Thế là bắt tay cái rụp nữa.

Ông ta làm cho căn cứ không quân Andrews gần đó. Kỹ sư IT,… ngồi nói chuyện về chiến tranh, chính trị thì biết ông ta theo ông Trump thì mình nói chuyện về ông Trump này nọ. Ông ta cho biết là có nợ đâu 275k, và là nợ của VA, dành riêng cho cựu quân nhân nên rất rẻ. Tiền lời là 2.75%. Mình nói ông cho tôi tiếp tục trả nợ của ông, ông ta kêu nợ không assumable. Mình kêu không assume mà chỉ tiếp tục trả thôi (subject to). Ông ta đột phá tư duy, hỏi thằng con, có biết lý do bố mày thay vì trả hết cho tao mà tiếp tục trả món nợ của tao. Thằng con như ngỗng đực ra. Ông ta giải thích bố mày có tiền đầu tư đâu đó trả 10%, nay bố mày trả 2.75% thì số tiền kia vẫn tiếp tục được 7.25% tiền lời khiến mình thất kinh vì thật sự mình đâu có tiền. Chỉ mượn đầu heo nấu cháo.

Chủ nhà in giấy tờ nợ nhà cho mình xem đem về để làm giấy tờ

Mình đưa cuốn sổ có bản sao các nợ mà chủ nhà cho mình vay lại từ 30 năm qua. Thêm bài báo ỐC Register, 25 năm về trước nói về giấc mơ Hoa Kỳ của mụ vợ mình. Trường hợp ông này mình cho ông ta thấy giấy nợ, chủ khu phố mà bà vợ mướn để may áo quần từ 10 năm nay, mình ký giấy tờ với chủ trước để ông ta đọc. 

Ông ta nhất trí, cho mình tiếp tục trả nợ của ông ta. Mình nói sẽ nhờ luật sư làm giấy tờ, chuyển tên căn nhà qua một cái trust, rồi họ bán 100% beneficiary interests cho mình. Cuối cùng mình hỏi “what is the best price?” Ông ta nhìn qua nhìn lại kêu “$425,000”, mình hỏi lại “that’s all you can do?”, ông ta kêu tôi sẽ cho 2 chiếc ATV của tôi. Mình đưa giấy ra cho ông ta viết tên vợ chồng, địa chỉ nhà, nợ này nọ. Ông ta in ra trong máy điện toán ra cho mình để mình làm giấy tờ. Ga ra ông ta làm lại thành căn hộ cho bà mẹ vợ ở, xem như có thể cho mướn độ $1,000, căn nhà $2,500 xem như $3,500/ tháng trong khi PITI mỗi tháng  đóng $1,899. Mỗi năm tăng tiền nhà. Nếu chủ nhà không hạ giá thì mình cũng không kỳ kèo vì theo tình hình là cũng vui. Nợ 2.75%. Năm kia mình cũng mua một căn như vậy, giá gấp đôi, tiền thuê nhà xong thì chỉ lời được $200. Lần tới gặp lại mình sẽ thương lượng vụ trả vốn sở hữu chủ của họ để trả ít lại trước, để dành tiền sang năm đi mua nhà.

Bài báo nói về giấc mơ của mụ vợ được 10 năm thì mụ muốn đổi nhà. Cho thấy giấc mơ phụ nữ hay thay đổi
Quan trọng là để chủ nhà viết xuống giấy để tránh lôi thôi sau này khi họ bổng nhiên bị bệnh mất trí nhớ.

Xong xuôi Mình đứng dậy bắt tay. Hẹn tuần sau gặp lại. Hai cha con ra về. Mình dặn con là sau khi đồng ý hay ký hợp đồng rồi thì kiếu từ vì ngồi lâu nói chuyện Lạng quạng làm chủ nhà đổi ý. Mất hai tiếng đồng hồ để mua căn nhà, chủ cho tiếp tục trả nợ 2.75% của họ. Mình nói thằng con, mở miệng ra thì mới mua được nhà. Thấy mua dễ không. Bố lười nên ít khi đi gặp chủ bán nhà. Vì mẹ mày cấm bố mua thêm nhà, ở nhà để mẹ sai lặt vặt. Con muốn học thêm thì nói mẹ cho bố đi mua nhà với con. Xong om


Lần này về nói chuyện vơi mẹ nó, hai mẹ con sẽ nghĩ bố nó, người nông dân ngu dốt ra sao.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn