Tuần này mình nhận tin từ một cựu chiến binh Việt Nam cho biết ông Bill Robie, thành lập viên của nhóm Dalat Historic qua đời. Nhóm này được thành lập để các thành viên có thể chia sẻ tài liệu cùng hình ảnh về thời chiến tranh Việt Nam. Mình tính có dịp đi viếng Colorado sẽ ghé thăm ông ta để hỏi thêm về tin tức ngày xưa khi ông tham chiến tại Đà Lạt. Tuy chưa bao giờ gặp mặt, chỉ có liên lạc qua điện thư cũng như messenger, mình cảm giác như một người bạn. Ông ta rất yêu mến Đà Lạt khi xưa, nơi ông ta đã trải qua tuổi thanh niên, dành một thời gian tham chiến tại đây. Năm 1996, ông ta có viếng thăm Việt Nam và Đà Lạt, đi gặp lại được một cô nữ sinh Bùi Thị Xuân, mà ngày xưa ông ta và đồng đội đã tặng học bổng. Từ năm ngoái không thấy ông ta liên lạc nên đoán là bệnh già, mình đi ta bà nên quên thăm hỏi.
Ông ta tuy là phi công nhưng lại yêu thích xe hoả. Ông ta rất mê đường xe hoả Phan Rang Đà Lạt. Hình như phi đội của ông ta đóng ở Ninh Thuận, chỉ bay lên Đà Lạt để tiếp cứu, hành quân. Ông ta có gửi mình một chương trình về tái thiết đường hỏa xa này, thêm các chi tiết lịch sử mà mình chưa biết. Ông ta nghiên cứu rất kỷ về tuyến đường này. Ông ta là giám đốc một công ty về địa ốc và đất đai ở tiểu bang Colorado.
Ông ta là người chụp rất nhiều không ảnh, từ trực thăng cả thành phố Đà Lạt, cũng như lân cận. Các hình ảnh này la hình màu nên rất quý. Ngày nay mình nghĩ không có trực thăng bay vòng vòng chụp ngoài trừ các drone.
Tình cờ mình thấy mấy tấm ảnh của trường Bùi Thị Xuân do một chiến binh mỹ chụp từ trên trực thăng, rồi đậu máy bay tại sân trường học nên mình thắc mắc không biết lý do gì, thêm có hình một người lính mỹ đứng chụp hình với cô Lệ Minh, và nữ sinh của trường. Gần đây, có người kêu mình vào Facebook của một nhóm người mến Đàlạt xưa do cựu quân nhân Hoa Kỳ, tên Bill Robie thành lập thì mới hiểu. Sau đây là nguyên văn của người chụp hình với cô hiệu trưởng Lệ Minh và nữ sinh giải thích cho mình.
The nice explanation from Timothy Pham about the "VH" building leads to another interesting story. In 1968, when supporting Dalat MACV, we would often land in a vacant area just west of the cathedral on Tran Phu. Across the street was the American Cultural Center (then 22 Yersin). When I had time waiting for a MACV mission, I would cross the street and talk with Ong Hai at the Center. Coordinating with Mr. Hai, I collected donations from flight crew members in the 92nd AHC to present as scholarship money to deserving students. The scholarships were given to 2 students at Dalat University, 2 at Tran Hung Dao, and 2 at Bui Thi Xuan. The day we went to Bui Thi Xuan (second photo, and Dalat U. can be seen In the background) to make the presentations, we landed in a vacant area just north of the school before walking up to the buildings. One of the two girls receiving the scholarship award, Hoang Thi Nguyet, is in the first photo by a school doorway. I was told the principal was "Ba Le Minh". The other student, Nguyen Duc Tam, wasn't available that day and we returned later when the second photo was taken. I visited Bui Thi Xuan during my first return trip to Vietnam in 1996, but that's another story to save for later.
Những ai từng sống tại Đà Lạt chắc nhớ thư viện Đà Lạt bên cạnh hội Việt Mỹ mà các học sinh mỗi khoá đều đến đây, đóng tiền. Người thâu tiền là mẹ của Tú Anh học Yersin, được xem là phụ nữ đẹp của Đà Lạt. Ông Robie kể là khi bay lên Đà Lạt đợi lệnh thì hay đáp xuống bãi đất trống trước thư viện Đà Lạt. Cạnh ty cảnh sát. Chỗ này thời trước 68, hay tổ chức hội chợ. Buồn đời ông ta đi bộ xem thì đến hội Việt Mỹ, gặp và nói chuyện với ông Hai. Sau đó ông ta gom tiền đóng góp của phi đội 92nd AHC. Để tặng học bổng cho hai sinh viên trường đại học Đà Lạt, 2 nam sinh trường Trần Hưng gĐạo và 2 nữ sinh trường Bùi Thị Xuân. Do mới có cảnh trực thăng đáp xuống hai trường này.
Hình sân trường của trường Bùi Thị Xuân do ông Bill Robie, cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam chụp. Đa số hình màu về Đà Lạt vào những năm Mậu Thân, đều do ông này chụp. Đà Lạt dạo ấy chưa có ai biết rữa hình màu.Trực thăng của phi đội ông ta đậu xuống khuôn viên trường Bùi Thị Xuân
Nếu mình không lầm, đây là dãy lớp học mà hướng đạo Lâm Viên tổ chức văn nghệ. Các người hát hò đứng trên hành lang trên lầu
Hình do ông Bill Robie chụp từ trên trực thăng
Ông Bill Robie và đồng đội, chụp hình chung với hai cô học sinh được phi đội của họ tặng học bổng.
Phần sau thấy để việt-ngữ nên mình đoán ông ta nhờ Google dịch ra cho người Việt ở Đàlạt hiểu.
Lời giải thích hay của Timothy Phạm về việc xây dựng "VH" dẫn đến một câu chuyện thú vị khác. Năm 1968, khi hỗ trợ Đà Lạt MACV, chúng tôi thường sẽ hạ cánh ở một khu vực trống phía tây của nhà thờ trên đường Trần Phú. Phía bên kia đường là Trung tâm Văn hoá Mỹ (sau đó là 22 Yersin). Khi tôi có thời gian chờ đợi một sứ mệnh của MACV, tôi sẽ băng qua phố và nói chuyện với anh Hải tại Trung tâm. Phối hợp với ông Hải, tôi thu thập đóng góp của các thành viên phi hành đoàn trong AHC 92 để trình bày như là tiền học bổng xứng đáng cho sinh viên. Học bổng được trao cho 2 sinh viên trường Đại học Đà Lạt, 2 tại Trần Hưng Đạo và 2 tại Bùi Thị Xuân. Ngày chúng tôi đến Bùi Thị Xuân (ảnh thứ hai, và Đà Lạt U có thể nhìn thấy ở phía sau) để trình bày, chúng tôi đã hạ cánh xuống một khu vực trống phía bắc của trường trước khi đi bộ đến các tòa nhà. Một trong hai cô gái nhận được học bổng, Hoàng Thị Nguyệt, nằm trong bức ảnh đầu tiên của một cánh cổng trường. Tôi được nói với hiệu trưởng là "Bà Lê Minh". Một sinh viên khác, Nguyễn Đức Tâm, không có mặt vào ngày hôm đó và chúng tôi quay lại sau khi chụp ảnh thứ hai. Tôi đã đến thăm Bùi Thị Xuân trong chuyến đi trở về Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1996, nhưng đó là một câu chuyện khác để dành cho sau này.
Đây là hình ông ta chụp từ bãi đất trống, bên cạnh ty cảnh sát quốc gia, ngay đường Yersin, nhìn qua thấy thư viện Đà Lạt bên trái và trung tâm văn hoá Việt-Mỹ, có văn phòng Hội Việt Mỹ, mà khi xưa cứ 3 tháng mình lại phải bò lại đây, đóng học phí cho các lớp anh ngữ do hội Việt mỸ tổ chức tại Đà Lạt. Hai trường dạy học sinh theo học là Đoàn Thị Điểm và Việt Anh. Lúc đầu mình học ở Đoàn Thị Điểm, sau Việt Anh mở lớp nên học ở đó, gần nhà. Ngoài ra mình có học lớp Nhật NGữ ở trường Việt Anh. Mình có gặp Tú Anh Long, con gái của cô ngồi lấy tiền đóng học phí ở Hội Việt Mỹ tại cali. Mình chỉ gặp lại cô ta khi cô ta làm việc với nhóm thiện nguyện SAP-VN, nay đã qua đời.
Cổng vào trường Bùi Thị Xuân, sau Mậu Thân
Hình ông Robie chụp với giáo chức của trường và một cô học sinh được tặng học bổng. Hôm ấy, một cô không có mặt theo lời giải thích của ông Robie.
Mình thấy người Mỹ dạo ấy tham chiến tại Việt Nam mà họ quyên góp trong phi hành đoàn của họ, để tặng học bổng cho các học sinh nghèo, học giỏi. Ngày nay, cháu mình đi học bị bắt đóng tiền mua sách mệt thở.
Cái vui là sau này, ông này có trở lại thăm Đàlạt, có hỏi thăm về hai nữ sinh được học bổng thì được biết một cô về sống ở gần Cam Ranh và ông ta có đến thăm và gặp được cô nữ sinh sau 50 năm.
Ngoài ra, họ còn cho học bổng học sinh trường Trần Hưng Đạo. Có nhắc đến thầy Hoàng Trọng Hàn, hiệu trưởng và hai học sinh được thầy Hàn chọn là Lê Kim Thắng và Phạm Thành Lân. Mình có đến trường này một vài lần để đá banh nhưng không được vào trong. Trường Trần Hưng Đạo, có thời để các đội Ngự Lâm Quân của ông Bảo Đại đóng tại đây. Trong một lần đóng quân, ông cụ mình, lính của Bảo Đại, phát hiện ra mối tình hữu nghị của bà cụ mình tại chợ Đà Lạt. Mình nhớ cạnh trường Trần Hưng Đạo có một cái hồ nhỏ, tên Vạn Kiếp nhưng chỉ mới một kiếp là đã được Hà Nội lấp mất.
Ông Bill Robie chụp hình với học sinh được học bổng bên cạnh thầy Hoàng Trọng Hàn. Anh LÊ KIM THẮNG là người đứng sau, anh ấy sau này, dạy trường đại học Bách Khoa - Phú Thọ , hiện nay định cư tại Úc từ chuyến vượt biển năm 1981 (Theo anh Quang Ngoc Nguyễn)
Nhìn hình thấy cây thông nhiều, chắc ngày nay họ chặt hết các tàn tích của chế độ cũ.
Học sinh Trần Hưng Đạo chới với khi thấy trực thăng đậu xuống
Thầy Hoàng Trọng Hàn khi xưa gầy, sau này mình gặp thầy thì khá to con
In addition to the scholarships at Bui Thi Xuan, the 92nd AHC presented awards to 2 students at Tran Hung Dao, the boy's high school. Principal Hoang Trong Han selected Le Kim Thang and Pham Thanh Lan, both having "excellent academic performance" and "poor economic background". To coordinate the process prior to the presentations, I flew to the school and landed unannounced right next to the buildings in the playing field. Chaos erupted at the school. The area was very small and surrounded by many trees and thinking back now, landing there was not a safe thing to do. But, we were very good pilots and did dangerous things all the time. The presentations were made later and we drove to the school by car.
Mấy tấm ảnh của hai trường Bùi Thị Xuân và Trần Hưng Đạo với trực thăng mỹ khiển mình thắc mắc, nay được giải toả. Thời ấy mình mới 12, 13 tuổi nên chả biết gì. Nay đầu óc mình không còn bị lộn nữa. Xong om
Xin cảm ơn ông Bill Robie đã chia sẻ các hình ảnh do ông chụp và kể lại những ký ức trước 1975 về Đàlạt. Mình vẫn hay liên lạc với ông ta. Năm tới rảnh mình sẽ bay đi gặp ông ta và vài người lính Mỹ khi xưa, đóng tại Đà Lạt, để hỏi thêm tin tức về ngày ấy.
Nay ông ta đã qua đời. Xin chúc ông được về thiên quốc bình an.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen
Nhs