Hồi nhỏ học về Baudelaire, Appolinaire này nọ mình chả hiểu gì hết như
Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Et nos amours
Mình hỏi tên bạn, hắn giải thích là cặp tình nhân bỏ nhau thì thư tình của họ cũng đem ra quăng xuống sông Seine cho trôi đi vì bên pháp không có mấy bà bán ve chai thế là mình ngọng. Lớn lên tí nữa thì nghe ca sĩ Thái Thanh hát những bài hát phổ thơ của Cung Trầm Tưởng khiến mình mơ mộng đi Tây để ngắm dòng sông Seine. Paris có gì lạ không Sơn? Mai Sơn về giữa bến sông Seine, Sơn về giữa một dòng sông trắng…
Thi ca khác với thực tế. Khi mình sang Tây thì ngày hôm sau bò ra xem dòng sông Seine và đi dọc con đường saint michel lên vườn Lục Xâm Bảo. Sông Seine thì không thấy trắng như bài hát mà nước dơ kinh hoàng tương tự khi mình sang Budapest hay Vienne thì dòng sông Danau mà ông Phạm Duy soạn bài dòng sông xanh. Xanh đâu không thấy chỉ thấy nước đỏ ngầu.
Khi trời mưa, đi ngang cầu thì thấy nước cuốn rác trên đường chảy xuống bến rồi sông Seine. Lúc đó mới hiểu vì sao dòng sông này dơ ngoài ra có các chiếc tàu gọi là peniche chạy trên sông chở hàng hóa mà mấy ông Tây bà đầm dạy khi xưa, chắc thải dầu hay rác xuống.
Mình đọc sách cũ khi xưa cho hay sông Seine khi xưa rất dơ bẩn vì rác cống của thành phố đều chảy ra sông Seine. Thậm chí họ làm thịt gà, bò, ngựa rồi quăng xương máu me xuống sông Seine. Sau này đến thời napoleon đệ Tam, ông Haussmann mới cho đào hệ thống cống rãnh đưa nước cống ra xa thành phố để thải. Nhưng sông Seine vẫn không sạch nên không ai dám tắm. Chỉ thấy một hồ bơi trả tiền vào là một hồ bơi tạo dựng như chiếc thuyền nổi trên sông Seine do chú một cô bạn học làm chủ. Sau này cô ta làm đám cưới với tên bạn gốc việt cũng trên tàu này. Mình có đi dự đám cưới khá vui. Đó là đám cưới đầu tiên tham dự ở pháp.
Nghe thông báo là cuộc đua bơi lội thế vận hội trên sông Seine khiến nhiều người uống nước bị đưa vào nhà thương. người Mỹ kêu nên uống CoCa cola là hết bệnh.
Nhìn tấm ảnh bao nhiêu ky niệm một thời sinh viên. Sáng đi học xuống metro xuống trạm Louvre băng qua đường Rivoli rồi đi vòng cour de carre băng qua đường leo lên passerelle des arts nhìn về bên trái là cầu Mới pont neuf xa xa là thánh đường notre dame để Paris mờ mờ trong sương mù đẹp. Trưa ăn cơm xong ra bờ sông vẽ sông Seine. Sau này lại làm việc cho văn phòng kiến trúc I. M. Pei người thiết kế cái pyramideHình này thấy rõ hơn đoạn đường mình đi từ đương Rivili băng qua cour de carre lên paserelle des artsXa xa thấy Cầu Mới và notre dame de ParisSông Seine là một trong những dòng sông quan trọng nhất của Pháp, chảy qua trung tâm Paris. Lịch sử của sông Seine gắn liền với sự phát triển của Paris từ thời cổ đại cho đến ngày nay:
Khi xưa các thành phố đa số điều được thành lập cạnh những con sông. Lý do là dễ di chuyển bằng tàu bè, chuyên chở hàng hóa.
- Sông Seine đã từng là tuyến giao thông chính, kết nối Paris với các vùng lân cận và xa hơn nữa, giúp thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế. Nếu không lầm thì chảy ra vùng normandie, Hải cảng Le Havre.
- Paris (lúc đó là Lutetia) được thành lập trên một hòn đảo giữa sông Seine, được biết đến ngày nay là Île de la Cité. Đảo này trở thành trung tâm hành chính và tôn giáo của thành phố. Nếu mình không lầm khi xưa có một tiệm kem nổi tiếng ở đây. Có đi ngang qua nhưng chưa bao giờ ăn kem ở đây. Không có tiền. Sau này về lại Paris mình có dẫn vợ con lại đây ăn kem nhưng không ngon bằng kem ở Ý Đại Lợi.
- Trong thời Trung cổ, sông Seine cũng là nguồn cung cấp nước chính cho thành phố và đồng thời là nơi xả nước thải, gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Đọc sách Tây về thờ đó khá mệt vì con nít và phụ nữ ra sông xách nước về nhà xài. Sau này ông Wallace giàu có thiết lập hệ thống phông ten nước uống khắp Paris. Mình có kể rồi.
- Đến thế kỷ 19, Paris đã trải qua quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ, và sông Seine trở thành một phần quan trọng trong quá trình này. Tuy nhiên, dòng sông cũng bị ô nhiễm nặng nề do nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Mình có kể hội chợ đấu xảo quốc tế đều được xây cất cạnh dòng sông Seine như tháp Eiffel này nọ vì chuyên chở vật liệu trên dòng sông Seine.
- Để cải thiện tình hình, Napoleon Bonaparte đã ra lệnh xây dựng một hệ thống cống rãnh hiện đại và bắt đầu tiến hành các biện pháp làm sạch sông Seine.
- Trong thế kỷ 20, nhiều dự án lớn đã được thực hiện để bảo vệ và làm sạch sông Seine, giúp cải thiện chất lượng nước và môi trường sinh thái của dòng sông.
- Sông Seine hiện nay là một biểu tượng của Paris, nổi tiếng với các cầu đẹp và các hoạt động văn hóa, du lịch diễn ra trên sông. Chớ không thằng Tây nào dám uống hay tắm. Mình thích nhất là Cầu Mới (pont neuf) mà khi xưa có nghệ nhân gốc Lỗ mà bị tên Cristo và vợ người Pháp tên Claude đã bọc chiếc cầu này bằng vãi.
Hệ thống cống rãnh của Paris cũng có một lịch sử dài, sự phát triển và tiến bộ của thành phố trong việc xử lý nước thải:
- Những cống rãnh đầu tiên của Paris được xây dựng từ thời La Mã, chủ yếu là các con kênh nhỏ và hố để dẫn nước thải từ thành phố ra sông Seine. Là mã chiếm đóng không lâu vì địa thế không quan trọng cho đế chế này nên không phát triển lắm. Như các thành phố Lyon hay Nimes mà ngày nay vẫn còn dấu tích lịch sử của văn minh la mã.
- Trong suốt thời kỳ Trung cổ, hệ thống cống rãnh của Paris rất thô sơ và không đủ hiệu quả. Nước thải thường xuyên được xả thẳng ra sông Seine, gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và ô nhiễm.
- Đến thế kỷ 19, dưới sự lãnh đạo của Napoleon III và Baron Haussmann, Paris bắt đầu một cuộc cải cách lớn về cơ sở hạ tầng. Haussmann đã chỉ đạo việc xây dựng một hệ thống cống rãnh hiện đại, với các đường ống ngầm rộng lớn dưới lòng đất, dẫn nước thải ra xa thành phố. Song song với các hạ tầng cơ sở khác như các đại lộ được xây cất. Nếu ai viếng thăm Paris thì nên tìm xem các catacomb, nơi họ chất xương người dưới đất và các hệ thống ống cống to đùng.
- Hệ thống này đã tạo ra một mạng lưới rộng lớn với các đường hầm dẫn nước, góp phần quan trọng trong việc cải thiện tình trạng vệ sinh của thành phố.
- Hệ thống cống rãnh Paris hiện đại tiếp tục được mở rộng và nâng cấp qua nhiều thế kỷ. Ngày nay, nó là một trong những hệ thống cống rãnh tiên tiến nhất thế giới, bao gồm cả những tuyến đường ống ngầm dài hàng trăm kilômét dưới lòng thành phố.
- Hệ thống này không chỉ quản lý nước thải mà còn điều tiết nước mưa, ngăn ngừa lũ lụt, và bảo vệ môi trường của sông. Sông Seine và hệ thống cống rãnh của Paris không chỉ có vai trò quan trọng về mặt kỹ thuật mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, văn học, và văn hóa như Apolinaire hay ông Cung Trầm Tưởng làm mình mơ đi Tây. Sông Seine là biểu tượng của Paris, được ca ngợi trong thơ ca, hội họa, và âm nhạc, trong khi hệ thống cống rãnh Paris cũng trở thành đề tài cho nhiều câu chuyện và truyền thuyết, nổi tiếng nhất là qua tác phẩm "Les Misérables" của Victor Hugo. Sau này Robert Hussein có dựng vỡ kịch này tại Paris khi mình còn là sinh viên rồi mấy ông Anh quốc mượn làm thành broadway show sau này.
Mình nghe nói hai bên dòng Seine được thành phố trải cát để làm bờ cho người dân hè ra đây phơi nắng. Có thành lập những chỗ đi dạo cho người dân. Khi xưa thiên hạ đi bộ rồi hay chạy xuống mấy chỗ này để tè vì thành phố từ từ bỏ các nhà cầu công cộng để thay thế bởi các cầu tiêu nhãn hiệu Decaux. Dạo ấy vác đồ đi vẽ mình cũng có lần để lại dấu ấn dấu trên bờ sông Seine.
Muốn làm sạch sông Seine rất khó vì dòng sông không chỉ chảy qua Paris mà các thành phố khác trên đường chảy ra biển. Ngoại trừ họ phải thanh lý hết các thành phố khu vực gần dòng sông này.
Khi sang Tây mình cũng chạy ra cầu Mirabeau để xem thấy không dẹp lắm so với cầu Mới (pont neuf) nhưng cũng đã làm mình mơ mộng để ngắm xem chiếc cầu mà ông Apolinaire đã đột phá tư duy làm thơ khi bị đào đá. Chắc dạo ấy sông Seine dơ nên ông ta quăng thư tình xuống như đắp mộ một cuộc tình trên dòng sông Seine. Có lẻ họ có mấy bảng hiệu đề “cấm xả rác” nên ông ta không nhảy xuống tự tử nên quặng thư tình xuống. Chán Mớ Đời
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét