Chết chắc chết

 

Cuộc đời cho ta nhiều bất ngờ và vô thường nhưng có một điều tại Hoa Kỳ có hai điều chắc chắn: chúng ta sẽ chết nhưng không biết ngày nào và tài sản chúng ta để lại “có thể” bị đánh thuế. Theo thăm dò thì được biết người Mỹ ít hiểu biết về những gì xảy ra sau khi họ hay người thân qua đời.  

Cuối tuần rồi, có vụ giết người xảy ra vì chia gia tài. Ở tiểu bang New York, mấy người con ngồi lại bàn tính bán căn nhà cua bà mẹ mới qua đời. Người em trai không đồng ý vì anh ta sống thừ bé đến nay tỏng căn nhà này. Thế là ông thần, vác súng ra bắn chết hết 3 người chị, 1 đứa cháu rồi tự kết liễu đời mình. Cho thấy sự tai hại nếu chúng ta không làm di chúc để lại cho con cháu tước khi đi về thiên quốc.

Có một nghiên cứu mang tên The State of Probate in America, cho rằng rất nhiều người Mỹ không rành về những căn bản của việc thừa kế. Nhưng nếu nói đến 3 vòng của Kim Kadarshian thì ai cũng rành.

Họ thăm dò 1000 người Mỹ thì được biết như sau:

Trên phân nữa người Mỹ không biết phải trả các chi phí khi ra tòa thừa kế. Gần phân nữa người Mỹ biết là thừa kế không tự động chuyển giao cho con cháu mà phải qua toà thừa kế. Chỉ có 2% người trả lời là biết mất bao lâu mới kết thúc tòa thừa kế. Trung bình là 20 tháng. Vụ ra tòa thừa kế không đơn giản mà là công việc toàn thời gian nếu ai lãnh trách nhiệm lo chia tài sản cho những người thân còn lại. Con cháu bận đi làm lại thêm vụ này thì rất khó khăn. Do đó chúng ta cần chuẩn bị giấy tờ, sổ sách để lại rõ ràng nếu thương con cháu.

Ngoài ra mọi người sẽ biết hết tài sản và nợ nần của người quá cố. Nếu làm living trust thì sẽ không bị quan toà xét xử vì trust không cho biết ai là chủ của các tài sản.

Tương tự nếu có nợ cá nhân như thẻ tín dụng hay cho đó. Nếu phải ra toà thì các chủ nợ sẽ tìm cách vớt nhiều nhưng nếu có trust thì khó hơn

Đa số người Mỹ không biết chi phí để hoàn tất việc thừa kế, chỉ có 4% người trả lời là kêu độ chừng trên $10,000.

Ra tòa thừa kế, trung bình tốn từ 3% đến 7% tài sản của người chết để lại. Tài sản độ nữa triệu đô la thì có thể tốn từ $15,000 đến $35,000 tùy tiểu bang. Cali thì nhiều hơn. Ai có 1 căn nhà ở Cali và đã trả hết nợ thì xem như có một triệu. Con cháu bán đi mất độ 8% tiền huê hồng, chi phí bán thêm tiền luật sư khi ra toà thừa kế là thêm 7%, xem như 15% của 1 triệu là người ở lại nói giã từ $150,000 rồi. Do đó con cháu sẽ khóc to hơn, nhiều hơn, sao bố mẹ không làm di chúc và estate planning giúp chúng con có thể 15%.

Trên phân nữa những người được hỏi thì họ thú thật là không rành về vấn đề thừa kế cũng như luật lệ cho dù họ là người Mỹ, sinh tại xứ này. Và cho rằng gặp khó khăn để hiểu vấn đề. Họ đều biết 3 vòng của Kadarshian nhưng mấy cái này thì không biết. Chán Mớ Đời 

Với thế hệ baby boomers đến tuổi về hưu và kiểm soát phân nữa tài sản của người Mỹ tại Hoa Kỳ. Người ta tiên đoán là trong 20 năm sắp tới, sẽ có một chuyển giao tài sản cho thế hệ sau. Ước lượng độ 84 ức Mỹ kim. Chính phủ sẽ ra luật để đánh thuế vì quỹ an sinh xã hội và Medicare gần cạn.

Đa số tài sản này sẽ được chuyển cho thế hệ được sinh ra từ năm 1981 đến năm 1996. Đa số những người này không hiểu hay được chuẩn bị để nhận lãnh thừa kế gia sản. 1/3 thế hệ millennial không biết bố mẹ họ có tài sản hay estate plan. Thằng con mình thú thật với mẹ nó là nếu bố mẹ có mệnh hệ nào thì nó không biết làm gì với nhà cửa. Từ đó mình bắt đầu chỉ nó và con gái. Nay chúng đi học các khoá tài Chánh và mỗi tuần. Bố con gọi điện thoại bàn cách giúp chúng mua nhà cho thuê mỗi tối thứ 2. Mình bảo chúng chuẩn bị học hỏi để sau bầu cử sẽ banh ta lông như năm 2008. Các chỉ số  đều tương tự vào thời gian tước cuộc khủng hoảng tài Chánh 2008.

Chỉ 58% thế hệ millennial có nói chuyện với bố mẹ về việc thừa kế. 

62% thế hệ millennial không có di chúc hay trust của họ. Người trẻ cũng có thể qua đời sớm. Cũng có giới trẻ có tài sản, ít ra 401(k) để lại cho bố mẹ.

Thường họ nghĩ chỉ lo đến việc thừa kế khi bố mẹ qua đời còn nếu một trong một người còn sống thì vô tư. Đợi người cuối cùng đi Tây phương cực lạc xong mới tính bàn. Kiểu nước tới trôn rồi mới nhảy. Lúc đó không hiểu vấn đề, chạy lo luật sư này nọ, mấy người này tìm cách trì hoãn càng lâu càng tốt để tính tiền, trung bình 20 tháng, biết bao nhiêu tiền. Gặp luật sư ít có đạo đức là ngọng. Chưa kể mỗi người con có một luật sư, gây tranh cãi đủ trò là mệt.

Ngoài ra thế hệ con cháu thấy khó nói chuyện hay bàn với bố mẹ về thừa kế. Hôm trước nói chuyện với một cặp vợ chồng bạn thì họ kêu mấy đứa con rất thương yêu nhau. Ngày nay thì vậy nhưng khi con cái lập gia đình thì dâu rể xen vào là mệt.  

Tuy khó ăn khó nói nhưng trong gia đình cần bàn thảo vấn đề này trước khi đụng chuyện. Có ông luật sư nào ở Texas kêu là tiểu bang có đến 254 quận, counties nên sẽ có 254 cách phán xét thừa kế vì mỗi ông Chánh án có cách hay suy nghĩ khác nhau về thừa kế. Gặp ông cà chớn là ngọng. Ngoài ra luật thừa kế của mỗi tiểu bang lại khác nhau nên tốt nhất khi về già nên gom tài sản lại một mối thay vì để khắp tiểu bang hay quận hạt xa xôi. 

Được biết là các gia đình có thành lập di chúc và trust giảm từ 72% xuống còn 64% trong thời gian 20 năm qua. Có thể họ không có tài sản nên không làm di chúc và estate Plan. Tỷ lệ người Mỹ sở hữu nhà cửa đã giảm từ năm 2008. Cho dù không có tài sản như nhà cửa, cũng nên làm. Lý do là ai cũng có xe, nữ trang này nọ, 401(k) cũng nên làm di chúc để con cháu biết. Quan trọng là giấy uỷ quyền cho người nào để lấy quyết định về tài Chánh cũng như y tế khi mình nằm Coma,…

Trong di chúc hay trust, chúng ta có thể cho biết chia tài sản ra sao khi qua đời. Khi người chết không để lại di chúc và trust thì tòa án thừa kế sẽ lãnh trách nhiệm chia gia tài và khi chính phủ dính vào thì tốn tiền và chưa chắc ông tòa sẽ phân phối tài sản theo ý mình mong muốn. Vì luật thừa kế thay đổi nên khó mà đoán ai sẽ lãnh phần nào. Mình đang thương lượng mua năm căn hộ do bố mẹ để lại cho 9 anh chị em. Bố mẹ đều xây nhà chia chác cho mỗi người con. Nay muốn bán 5 căn hộ vì ai cũng muốn lấy tiền như lại không thống nhất với số tiền bán nên kéo dài từ 3 năm nay. Anh em kiện nhau ra toà vì muốn lãnh tiền nhưng với 9 người thêm dâu rể vào thì khó mà thống nhất. Lại giúp luật sư làm giàu, anh em từ bỏ nhau. Vấn đề là mấy căn hộ này bố mẹ mua từ lâu, nay bị te tua, cần phải Tân trang lại. Ngân hàng không cho mượn tiền với tình hình hiện nay. Mình đề nghị, trả họ trước một ít, rồi họ cho mình vay lại. Mình sẽ cho người mướn ra từ từ để sửa chửa, Tân trang lại. Sau đó tái tài trợ lại, trả hết cho họ. Vấn đề là họ muốn tiền ngay. Cho nên bán không được.

Điển hình tại tiểu bang new York, nếu người trú ngụ chết trong tiểu bang thì người phối ngẫu sẽ nhận được số tiền đầu tiên là $50,000 từ estate và phân nữa tài sản trong khi đó số còn lại sẽ dành cho con cái theo kiểu ABC trust. Tại tiểu bang Florida thì người phối ngẫu lãnh hết. Trường hợp new York là để tránh vụ bố hay mẹ qua đời rồi người còn lại lập gia đình lại thì phần gia tài của bố hay mẹ sẽ bị chồng mới hay vợ mới vớt hết, con cái bù trớt. Còn tiểu bang Florida thì người phối ngẫu còn lại vớt hết theo kiểu AB trust.


Các chuyên gia khuyên chúng ta phải viết một di chúc, một phần của estate plan để chỉ định ai sẽ quản lý tài sản khi qua đời cũng như khi bị bệnh nặng không thể quản lý tài sản mình được như nằm Coma này nọ. 

Họ khuyên nên nhờ một luật sư về luật gia đình để bàn chuyện này. Không nên mướn luật sư về xe cán chó, bạn của bác sĩ chỉnh xương vì họ không rành nên phải nhờ luật sư khác để giúp họ và vớt tiền của mình thêm. 

Thà có một chương trình còn hơn là không có gì cả. Mình làm 3 lần rồi vì phải cập Nhật hóa khi con lớn và người được chỉ định làm giám họ qua đời. Nay con mình bắt đầu học đầu tư nên có lẻ mình sẽ đổi người giám hộ qua tên hai đứa con.

Họ khuyên chúng ta nên bàn vấn đề di chúc với con cháu. Vấn đề này nhiều khi rất khó nói trong các buổi họp mặt gia đình nhất là các gia đình mà anh em hơi có chút cạnh tranh. Mình nhớ khi về Việt Nam, nhắc ông bà cụ làm di chúc nhưng ông bà cụ ngần ngại hẹn tới hẹn lui đến khi mình về dẫn ông bà cụ đi gặp luật sư ký giấy tờ di chúc thì tối đó phát cho mỗi người một bản làm kỷ niệm thì cả nhà như cái chợ. Lúc đó mình mới hiểu lý do ông bà cụ ngần ngừ không làm di chúc vì hiểu tính mấy người con. Và mình bắt đầu hiểu tâm ý của mỗi người em nhất là dâu và rể. Kinh

Tên người thừa hưởng (beneficiaries) cần được chỉ định vì các trương mục ngân hàng, đầu tư hay bảo hiểm nhân thọ đều cần có tên người thừa hưởng nếu người chủ trương mục có mệnh hệ nào đó. Thêm nữa sẽ giúp sau này khi phải ra toà probate. Còn nếu làm Living Trust, di chúc thì khoẻ đời con cháu. Nếu chúng ta thương con cháu thì nên làm vụ này vì không đơn giản.


Cần nhất là có một hồ sơ về estate planning

Khi chúng ta giã từ cuộc chơi, chúng ta để lại cho gia đình một đống biên lai về điện nước, trương mục ngân hàng, các mật mã và số khoá cho con cháu giả quyết. Do đó cần làm một hồ sơ trên giấy hoặc trong máy điện toán, gom hết các tin tức ngân hàng gì mình sử dụng từ mật mã, trương mục của Netflix, ngân hàng,…để con cháu biết đâu mà lần.

Còn nếu không thì con cháu sẽ khóc một dòng sông tôi đã khóc một dòng sông dài trách cha trách mẹ, trách anh trách chị, khóc một một dòng sông.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn