Showing posts with label Thầy cô. Show all posts
Showing posts with label Thầy cô. Show all posts

Chữ tài liền với cái tai một vần

Trên đời, ai cũng muốn may mắn, trúng số này nọ để được sung sướng nhưng khi xưa học truyện Kiều của ông Nguyễn Du thì ông này lại kêu “chữ tài liền với cái tai một vần”, thấy lạ nhưng về già nghiệm lại thấy khá đúng.

 

Hồi nhỏ mình thấy ông bà cụ hay đánh số đề và mua xổ số kiến thiết quốc gia hàng tuần khiến mình xót của dùm vì thua nhiều. Nội tiền đó dùng để cho mấy anh em mình ăn uống chắc khá hơn. Nhà con đông nên mua vé số, cầu ơn trên gia hộ trúng có tiền mua sữa cho con. Trong xóm Địa dư có ông thần quên tên, em của ông Lào và ông Mai, ba thằng Banh, hay đến nhà mình cù ông cụ mua số đề. Mình ghét ông này, mỗi tuần thấy lên nhà mình ngày thứ 2. Lý do là tiền bay hoài mà ông cụ có trúng một lần nhưng bù lại bay số tiền hàng tuần thì không đủ, như muối bỏ biển. Một lần, mình biết ông cụ trúng số đề vì ông thần ghi số đề lên nhà thì ông cụ kêu không mua nữa vì ông thần đi báo cho cả xóm, cả Đà Lạt biết là ông cụ mua số đề do ông ta biên nên trúng để thiên hạ mua số đề qua ông ta. Ông thần xin lỗi năn nỉ đủ trò. Mình không biết ai là chủ đề, đoán là mấy người Tàu ngoài phố hay ở khu Tân Sanh.

Bà may mắn trúng số nhưng đen về toà án.

Có câu chuyện thật xảy ra cho bà Tonda Dickerson, sinh sống tại Alabama. Trúng số nhưng cuộc đời bà không kết thúc như trong truyện cổ tích mà đem lại cho bà ta vô số hệ lụy như ông Nguyễn Du đã nói.


Bà Dickerson là tiếp đãi viên nhà hàng Waffle House. Một hôm có một thực khách quen, thường đến ăn ở tiệm, tên Edward Seward thay vì boa tiền ông này lại boa một tấm vé số cho bà Dickerson mà ông ta mua ở Florida. Ông ta cũng boa 4 người tiếp viên khác mỗi người một tấm vé số.

Tuần sau xổ số thì bà Dickerson khám phá trúng được 10 triệu đô vào năm 1999, 25 năm về trước thì xem như 30 triệu hôm nay, nếu tính theo lạm phát. 


Vé số này đã thay đổi cuộc đời của bà. Người ta nói tiền không thay đổi con người nhưng giúp bộc lộ ra tâm tính của họ. Mình thì cả đời không trúng số, không có tiền nên Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen. 70 năm nay vẫn đen.


Khi trúng số thì công ty xổ số cho người trúng 2 lựa chọn: 1 là lấy hết liền năm đó, 2 là lấy trong vòng 30 năm hay số năm tuỳ người trúng số lựa chọn. Bà ta chọn lấy số tiền trúng cho 30 năm thay vì lấy nguyên một lần. Mỗi năm nhận được là $375,000 vì nếu lấy 1 lần thì bị đánh thuế thường là phân nữa có thể hơn vì năm 1999. Mọi người đều vui mừng cho bà nhất là các đồng nghiệp. Lý do là ông thực khách cũng tặng mấy phục vụ viên kia mỗi người một tấm vé số nên các phục viên có hứa hẹn với nhau là nếu trúng sẽ chia đều cho nhau.

 

Buồn đời bà Dickerson, đột phá tư duy, giác ngộ cách mạng, nghĩ tại sao phải chia cho 4 người kia xem như bà mất 8 triệu. Còn lại 2 triệu cho bà. Bà ta bổng nhiên bị bệnh Alzheimer, ngu ngơ nhìn mọi người, kêu không nhớ đã có hứa. 4 người kia để nghị chỉ lấy 3 triệu thay vì 8 triệu, bà còn lại 7 triệu. Bà ta kêu Chán Mớ Đời tiền này là của thượng Để cho tui thì tui giữ không chia cho ai cả. Bề trên cho bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu. Thế là mấy người kia cho bà ta ăn cháo luật sư, thưa kiện ra tòa. Tiểu bang Alabama thì có luật cấm đánh cược chơi bài nên không thể thực thi được hợp đồng nói miệng. Mấy người đồng nghiệp vẫn tiếp tục chùi bàn mỗi ngày trong tiếng hát của Tuấn Vũ, đời tôi cô đơn nên ai cho vé số, vẫn chùi bàn, trong khi bà Dickerson có tiền nhưng phải vác chiếu ra tòa đều đều trong suốt 12 năm đại hạn.

Ông Edward Seward, người boa bà ta tấm vé số, buồn đời đột phá tư duy là bà Dickerson có hứa nếu trúng số sẽ mua cho ông ta một chiếc xe mới. Thưa bà ra toà không giữ lời hứa nhưng tòa kêu vô duyên. Trúng 10 triệu nên cũng không nên hà tiện tặng ông cho tấm vé số chiếc xe cũng không thua thiệt gì. Cho thấy lòng tham sẽ đưa con người đến những hệ luỵ, khiến lệ rơi theo cuộc tình.


Khi trúng số thì có vÔ số chuyên gia tài Chánh nhảy vào để xin mớ tiền nên có người kêu bà ta thành lập một công ty dưới dạng “S corporation” với ông Bồ mới. Mình đoán là ông Bồ mới đột phá tư duy, mới hiến kế này nhưng sở thuế gửi cho bà một tờ giấy phạt $771,570 vì không đóng thuế liên bang khi nhận tiền trúng số. Lý do là bà ta tặng gia đình bà ta số tiền $2,412,388 khi bà ta chuyển cho gia đình bà ta xem như 51% của số tiền trúng số. Cho thấy chúng ta cần tìm hiểu chín chắn khi lãnh gia tài hay khi không có một số tiền lớn. Khi nghèo thì chả có ai bám nhưng có chút tiền là kênh kênh bu như ruồi.


Hình như mình đã có kể một ông trúng số rồi tự tử, kêu trúng số là điều bất hạnh nhất xảy cho ông ta.


Lại vác chiếu ra tòa đủ loại. Phải đến 12 năm sau mới hết kiếp nạn khi tòa phán có lợi cho bà Dickerson. Cứ tưởng tượng tuần nào cũng ra tòa luật sư ăn tiền suốt 12 năm cúng hết số tiền mà tinh thần cúng banh ta lông. Cuối cùng bà ta đưa tiền cho gia đình để mở công ty buôn bán. Vì giữ thì không đúng như lời bà ta khai là giúp gia đình. Mình đoán chắc bà không còn tiền nhiều.


Trúng số là hên nên bà ta lại bị ông chồng cũ bắt cóc đem nhốt trong một chiếc tàu. Ông ta dọa sẽ giết bà ta chắc phải chia tiền. Bổng nhiên cái điện thoại của bà réo nên ông chồng ngu, để cho bà ta trả lời vì rất quan trọng. Bà thò tay vào ví móc ra khẩu súng lục và bắn tên chồng tham tiền như Clint Eastwood trong vai thám tử Harry “make my day”. Ông chồng trúng đạn, té xuống nên bà ta sợ đi tù nên kêu cấp cứu. Nói đến ông tài tử này, ông ta trên 90 tuổi mà cô Bồ 61 tuổi mới qua đời. Chắc uống sữa quá Date nhiều. Không biết Ông chồng có bị xử án về tội bắt cóc hay không, vì không thấy ai kể.

Người ta không biết bà ta ngày nay ra sao. Có người nói bà ta hành nghề chia bài ở sòng bài biloxi. Chán Mớ Đời. Có lần mình ghé lại Biloxi. Hình như có luật cấm chơi bài nên các casino đều nằm trên tàu. Thấy người Việt mình xất bất xăng bang với cờ bạc, vợ chồng bỏ nhau. Cặp vợ chồng quen dẫn mình thăm viếng, thấy tội. Sang đây, làm ăn dành tiền rồi bọn sòng bài ghé lại dụ dỗ bay hết.


Ông Mỹ nuôi ong trong vườn mình kể là một hôm về nhà, thấy tờ giấy ly hôn và lá thư từ giả, đắp mộ cuộc tình với anh chàng nuôi ong của bà vợ. Kêu bà ta không muốn chung sống với ông ta nữa. Sau này ông ta khám phá là bà ta trúng số nên hát bài Capri, c’est Fini! nghìn trùng xa cách, chuyện đôi ta chỉ có tấm vé số thôi.


Nếu các bác trúng số có bắn chồng cũ hay bỏ chồng. Đừng có chia với em nhé. Vì em học được từ Phật sỹ Minh Tuệ, không nhận tiền, nhận thức ăn thôi.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nên đồng ký tên mượn nợ?

 Tuần này đọc một câu hỏi trên chương trình về tài chính, thấy là lạ nhưng có khả năng xầy ra cho chúng ta nên mình ghi lại đây. Một ông Mỹ hỏi sự việc ông nội của ông ta muốn giúp một người cháu nội, bằng cách đồng ký tên mượn nợ học đại học của 

Massachusetts Educational Financing Authority như một nợ cho gia đình, không phải là nợ của liên bang giúp sinh viên.

Vấn đề là người cháu kia biệt tăm và không trả và ông nội ông ta mới qua đời. Món nợ bây giờ bị “defaulted”vỡ nợ và ông ta không biết người em họ ở đâu. Câu hỏi của ông ta bây giờ món nợ đại học phải làm sao? Cái Estate của ông nội phải trả hay xem như ông nội xù nợ.

Ông này cầm cái biên lai đi chợ năm 2019, nay đem ra chợ mua lại y chang thì thấy giá cả lên 40%

Sau đây là câu trả lời của chuyên viên tài Chánh.

Khi qua đời thì người mượn nợ của MEFA, không phải là sinh viên, thì người ký giấy nợ chung và Estate của người đó không còn bị liên luỵ về món nợ này nữa. Estate của người qua đời cần báo cho MEFA để được biết cần nạp hồ sơ, giấy tờ nào để thoả mãn vấn đề người chết không còn dính dáng đến món nợ và hát trả lại em yêu món nợ này. 

 

Khi người co-Borrower qua đời, thì người sinh viên (cháu nội) mượn nợ vẫn còn trách nhiệm về món nợ. Cứ sau 180 ngày mà món nợ không được trả theo thoả thuận thì được xem là “defaulted” và sẽ được giao cho văn phòng “Collection” để họ đòi. Sẽ được ghi vào Credit của người sinh viên kia.


Nếu người vay bỏ lỡ các khoản thanh toán (Payments), ngay cả khi sau đó họ bắt kịp  các khoản thanh toán bị bỏ lỡ có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng (Credit score) của người đồng ký tên, điều này sau đó có thể đẩy chi phí cho các khoản vay và thế chấp xe, cá nhân lên cao đối với người vay đó hoặc thậm chí dẫn đến đơn xin vay tiền bị từ chối.


Trên thực tế thì người ký tên chung mượn nợ cũng bị ảnh hưởng nếu người mượn không trả. Họ khuyên người mượn nợ nên liên lạc với chủ nợ để thoả thuận thanh toán mỗi tháng ít hơn, có thể trả nhưng có lẻ lâu hơn. Đừng có nghe mấy ông thần sửa chửa Credit rồi tốn tiền vẫn mang tật.

Theo nguyệt san Forbes, mới được người Tàu mua cho biết. Từ 30 năm qua, với lạm phát, tiền học đại học công tại Hoa Kỳ đã gia tăng từ $4,160 đến $10,740 cho 4 năm đại học, và từ $19,360 đến $38,070 tại một đại học tư. Không kể các đại học danh tiếng. Forbes reported in April. 


Sinh viên nay ra trường, tìm việc không có nên trốn nợ. Ngày nay, nợ sinh viên lên đến $1.75 ức, với nợ liên bang cho sinh viên chiếm 90% con số này. Vấn đề là khi tìm việc, 95% các công ty đều sưu tra các người nạp đơn (HR.com và National Association of Professional Background Screeners). Khi thấy họ không trả hay bị trễ thì khó mà kiếm được việc.


Nay ông Biden muốn xoá nợ đại học để được phiếu. Hình như tối cao pháp viện kêu vi hiến. Nếu không lại phải in tiền nữa, lạm phát gia tăng. Có ông Mỹ mua thức ăn tất cả những món ở siêu thị năm 2019 và năm nay mua lại y chang để so giá thì lên 40%. Dạo này xem tin tức về địa ốc thấy Florida đang te tua có nơi giá nhà hạ 45% so với mấy năm trước. Arizona cũng đang te tua. Không biết khi nào đến Cali. Chính quyền cứ bơm tin kinh tế tốt để qua mùa bầu cử. 


Mình lo cho thế hệ con cháu sau này với tình hình, cứ in tiền ra cho thiên hạ, rồi còn cháu sau này phải cày đóng thuế. Một căn nhà bây giờ nghe nói ở Garden Grove giá $1 triệu mà thiên hạ sắp hàng để đợi vào xem open house. 1 triệu thì phải đặt cọc tối thiểu $200,000. Con cháu sẽ phải đi làm $400,000, đóng thuế $200,000 còn lại $200,000 để đặt cọc.  Giá nhà ở Florida đang xuống 40%. Hy vọng sẽ đến Cali sau bầu cử. 


Mua nhà hay xe cộ thường người ta hay ký tên chung cho con hay bạn bè. Cái này rất nguy hiểm cũng như “assume” cái nợ của người bán. Có một ông bạn quen kể, khi xưa ông ta mua nhà rồi “assume”, xem như tiếp tục trả cái nợ của người bán. Vấn đề là khi làm giấy tờ để tiếp tục trả món nợ này thì bao nhiêu Credit score của người bán, sẽ được trao lại cho người mượn mới. Bao nhiêu điểm xấu của người bán là ông ta thầu hết gom hết châu về hiệp phố nên Credit score xuống te tua. Phải mất mấy tháng để xóa sổ. 

Mình mua nhà hiện nay là tìm các căn nhà có nợ với 3% hay 2.75% tiền lời để mua. Điển hình, 1 căn ở Cerritos giá $935,000, có cái nợ $750,000 với tiền lời 2.75%. Mình trả họ $900,000 trừ cái nợ $750,000. Đưa họ $100,000 và nợ họ $50,000. Lý do mình giữ $50,000 vì nếu họ báo cáo với ngân hàng thì họ sẽ mất $50,000. Nhưng 10 năm sau mình sẽ trả họ $50,000. Lý do là khi xưa mình bị một lần. Họ cho mình tiếp tục trả cái nợ, chuyển sổ đỏ sau đó họ viết thư cho ngân hàng bảo là đã bán căn nhà thì ngân hàng nay có tiền lời lên 7, 8% nên họ dùng Due on Sale Clause để bắt mình trả họ ngay cái nợ.

Mình không assume cái nợ. Chỉ kêu họ sang tên vào cái Trust rồi bán cho mình 100% benefiary Interest cho mình. Phương cách này gọi là “subject to the existing loan “.

Khi xưa, thấy một chị quen mua nhà đứng tên dùm cho ai đó, được trả mấy ngàn vì có Credit tốt nhưng rất nguy hiểm vì nếu người mua nhà không trả là chị ta lãnh nợ.

Trở lại vụ ông Mỹ già mới qua đời, đồng ký tên mượn nợ cho thằng cháu. Làm ông bà hay cha mẹ, ai cũng muốn giúp đỡ con cháu. Khi con cháu còn trẻ chưa có Credit thì khi mua xe hay mượn nợ đại học, tiền lời rất cao. Do đó chúng có khuynh hướng là đồng ký tên để mượn nợ, giúp con cháu mình mua xe với tiền lời rẻ. Vấn đề là nợ phải trả lâu dài không như nợ xe độ 5 năm. Mà nếu con cháu không trả là mình ngọng.

Có điểm này nên chú ý là nếu chúng ta muốn giúp con cháu mua nhà thì nên bắt chúng ký một giấy nợ. Thí dụ: một cặp vợ chồng quen, muốn giúp đứa con mới lập gia đình, mua căn nhà. Lương bổng hai vợ chồng mới cưới thì đủ trả tiền nhà, vấn đề là chúng có nợ đại học và nợ xe nên không có tiền đặt cọc. Điển hình mua một căn nhà 1 triệu dô. Theo nguyên tắc, phải đặt cọc 20% hay $200,000 và ngân hàng cho mượn $800,000. Con không có tiền đặt cọc nên hai vợ chồng kêu, mình già, chết thì cũng để lại cho con. Thay vì đợi mình chết, nay cho con trước. Vấn đề là mai sau, khi vợ chồng canh không ngọt, cơm Khê.

Mình có ông bạn người Mỹ, nha sĩ nên tiền nhiều. Con gái muốn mua nhà, ông ta trả luôn $600,000 tiền mặt (cáCH ĐÂY 15 NĂM).  Một hôm thằng rể buồn đời, vác chiếu ra toà muốn ly dị, hát bài Capri! C’est fini ! Thế là bán căn nhà chia đôi. Ông ta mất trắng $300,000. Do đó cho con đã lập gia đình, cần bắt chúng ký một giấy nợ với tiền lời 12% nhưng không trả. Nếu sau này chúng có ly dị, chia tài sản thì số tiền $600,000 với tiền lời 12% lên khá khủng nên bán nhà là chúng chả còn đồng xu nào. Mình làm tờ giấy reconveyance xem như món nợ đó không còn, bỏ trong tủ, lỡ khi mình qua đời thì con cháu có thể đem ra mà nộp cho thành phố để xóa nợ. 

 (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nhà thuê trợ cấp HLM

 Khi mới sang Pháp, hè đầu tiên, kiếm được việc làm hè tại thành phố Mantes La Jolie, cách Paris độ 50 cây số về phía Bắc, giao hàng cho siêu thị Parunis. Công việc hàng ngày là phụ ông tài xế, khiêng hàng giao đồ cho khách hàng. Mình có dịp khám phá ra đời sống người Pháp ngoài thủ đô Paris. Mình nhớ có lần, chỉ có một khách hàng cho buổi chiều nhưng khi vào chung cư thì thang máy bị hư nên mình và ông tài xế, đành phải đem cái nệm, đi cầu thang lên tầng 20 để giao cái nệm. Lên tới lầu 20, ông tài xế và mình chỉ biết xin ly nước uống mệt thở. Chân tay run run còn hơn khi mình leo lên đỉnh Kilimanjaro. Kinh 

Lúc đó mình mới nghe Tây đầm nói đến HLM (Habitations à loyer modérées). (HLM) là một hệ thống nhà ở công cộng tại Pháp, được thiết lập để cung cấp nhà ở, giá rẻ cho người có lợi tức thấp. Vấn đề là các chung cư này đều bị vẽ grafitti. Ông tài xế kêu “Sales Bougnoules”, để ám chỉ các người di dân gốc ả rập, đúng hơn là Bắc phi, 3 nước từng là thuộc địa của Pháp (Tunisia, Algérie và Ma-rốc). Ngày nay hình như họ gọi les beurs. Cầu thang máy bị hư hoài vì bị con nít trẻ phá chơi cho vui, qua ngày tháng.

Sau đệ nhị thế chiến, Pháp được Hoa Kỳ giúp vốn qua chương trình Marshall, để xây dựng lại đổ nát trong cuộc chiến. Họ cần nhân công nhiều và đem các người tại thuộc địa cũ qua Pháp để làm việc. Rồi các người này được phép về nước vào mùa hè, lấy vợ hay rước gia đình sang sống chung. Lương bổng không nhiều nên được ưu tiên ở các chung cư HLM. Các chung cư nhiều tầng khiến con nít chới với, bị nhốt ở trong phòng trên lầu cao nên nổi loạn ở tuổi dậy thì, phá phách đủ trò.

Sau lên năm thứ 3, đi làm ở văn phòng kiến trúc của ông thầy, thì có dịp đi xem các công trường chung cư HLM khiến mình thất kinh vì xây cất rất tối giản và rất rẻ tiền nên trẻ con phá phách là banh ngay. Nhất là các hệ thống nước cống, nước, đủ trò,… sau này, họ phải phá vở các chung cư cao tầng ở các thành phố Bobigny hay Nanterre, để xoá bỏ các ổ tội phạm, đúng hơn là Ghetto của giới nghèo. Nghe nói sau đó họ phải xây lại các dãy nhà nhỏ bé hơn. Bên Mỹ, họ cũng xây các chung cư cao tầng cho người nghèo nhưng rồi sau đó phải phá vỡ vì trộm cắp, tội phạm lên cao. Cho nên khi đi Hương Cảng mình rất lạ khi thấy những chung cư cao ngất trời mà không xẩy ra chuyện gì. Có lẻ người Tàu họ chỉ đi làm rồi về ngủ, ít con nít. Mình có ngủ lại nhà căn hộ một anh bạn gốc đài Loan, làm ăn ở Trung Cộng, có văn phòng ở Hương Cảng. Anh ta kêu chung cư của anh ta ở là thuộc dạng khá, nhưng thấy cũng ớn lắm.


HLM được hình thành bởi các tư tưởng của xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng của chủ nghĩa tương lai từ Ý Đại Lợi (futurismo). Hình ảnh các nhà máy với ống khói được đề cao, xem khoa học như một tôn giáo mới của loại người, kèm theo những chung cư cao ngất trời, thu gọn các hạ tầng cơ sở để dễ quy hoạch, rẻ tiền. Thậm chí như mình khi xưa cũng bị mê hoặc làm luận án tại Ý Đại Lợi với một thành phố mới như một bức tường thành, có xe lửa chạy trên thành,… kết nối với Milano.


Khi kỹ nghệ được phát triển, máy móc bắt đầu thay thế con người thì nông dân rời bỏ quê đồng ra thành thị để kiếm việc làm trong các xưởng máy. Hiện tượng này xảy ra khắp thế giới khi bắt đầu kỹ nghệ hoá. Ngày nay chúng ta thấy người di dân lậu từ các nước như Mễ Tây Cơ, và Trung Mỹ ồ ạt trốn qua Hoa Kỳ để kiếm việc làm. Đa số là nông dân cả. Người Mỹ trắng thì không chịu làm các việc khó nhọc đồng án nên di dân lậu lãnh hết. Thay vì đem các nhà máy sản xuất qua tàu, họ nên đem qua Mễ, giúp người nông dân Mễ có công ăn việc làm, khỏi chạy qua Hoa Kỳ. Nay họ đóng cửa nhà máy tại Trung Cộng, thì người Tàu lại chạy qua Mễ rồi qua Hoa Kỳ. Ngày nay, người Mỹ ước tính có trên 5 triệu dân di cư lậu tại california. Chính quyền của ông Biden vừa mới thông báo cho các người nhập cư lậu mà lấy vợ có quốc tịch Mỹ được thành công dân Hoa Kỳ. Còn ông Trump thì hô hào đuổi cổ về nước. Hai cách để câu phiếu cho bầu cử năm nay. Sau đó thì chưa biết ra sao. Ecuador vừa tuyên bố là không cho người Tàu du lịch xứ họ miễn chiếu khán để tránh trường hợp, họ bỏ trốn qua biên giới rồi lên đến Hoa Kỳ.

Chung cư cho người Mỹ có lợi tức thấp tại Saint Louis, sau này bị phá bỏ vì tạo ra một khu vực vô an ninh

Khi nông dân bỏ làng vào thành thị để kiếm việc làm thì chính quyền phải xây cất và yểm trợ tiền bạc cũng như thuế để các nhà đầu tư hăng hái bỏ tiền xây cất. Năm 1912, tại pháp có ra đạo luật Bonnevay, giúp chính quyền địa phương xây cất chung cư công cộng. Khởi đầu cho hệ thống HLM. Chúng ta thấy Trung Cộng xây cất các chung cư cao tầng để chuẩn bị các người dân từ nông thôn vào thành phố. Nay họ phải đóng cửa các hãng sản xuất hàng cho các công ty Mỹ và Âu châu nên bù trớt.

Có anh bạn gốc tàu, kể là về quê anh ta, nơi trồng trà của Trung Cộng. Mướn người làm việc trong các cơ sở trà rất khó, dù trả lương cao, cho nhà ở. Buồn quá, thanh niên muốn vào thành phố sống dù lương thấp, nhà cửa chật chội. 

Sau thế chiến thứ 2, với chương trình Marshall, tái thiết Tây Âu, người Pháp cần nhân công rẻ nên nhập cảnh các thanh niên khoẻ mạnh từ các thuộc địa cũ để làm việc trong các nhà máy của Renault, Citroen,… các xưởng này đều ở ngoại ô các thành phố nên các kiến trúc sư mới thành lập các thành phố mới (villes nouvelles) với hàng trăm HLM ở ngoại ô, gần nhà máy. Các kiến trúc sư tả khuynh, tha hồ áp dụng các chương trình thể phương cách xã hội chủ nghĩa. Dạo ấy các kiến trúc sư thiên tả rất hãnh diện về các chung cư Nanterre, Bobigny,… sau này họ đều đập bỏ.

Vấn nạn là các chỗ này là ổ của các công đoàn lao động, Đảng cộng sản nên chính phủ hữu khuynh kệ xác họ, lơi là,…dần dần các vùng này rất khó vào như khu vực Saint Denis, ngoại ô phía Bắc Paris.

Năm 1950, luật HLM ra đời nhằm cung cấp nhà ở cho những người có thu nhập thấp và từ những năm 1960 đến 1970, nước pháp xây dựng rất nhiều chung cư cao tầng ở ngoại ô các thành phố lớn, có kỹ nghệ như Mantes La Jolie.

Vào thập niên 1970, khi mình sang Pháp học thì tình hình, hậu quả của xây cất HLM bắt đầu hiện ra. Các tệ đoan xã hội, sự cô lập của các khu vực này với thành phố như chả có gì được xây xung quanh như xi nê, chợ búa. Điển hình trước khi đi Tây, mình có ghé thăm một gia đình hàng xóm khi xưa, dọn về Sàigòn, ở cư xá Thành Đa. Mình nhớ dạo đó chỉ có mấy chung cư được xây cất, không có chợ gì cả như ngày nay. Được cái là đứng nhìn ra sông Sàigòn. Khi mình đi làm ở Mantes La Jolie thì tối hay cuối tuần chả biết đi đâu vì thành phố nhỏ. Còn những người sống trong các HLM thì càng xa thành phố, không có gì cả khiến giới trẻ tụ nhau lại rồi phá phách thêm các ông thần thuộc Đảng xã hội hay cộng sản đến rao giảng đạo mát xít, làm cách mạng.

Khi mình gần rời Paris thì chính phủ có các chương trình tu bổ lại các chung cư HLM. Cứ tưởng tượng nhà ở lầu 10 bị nghẹt ống nước, hay ống nước bị bể, rác đem xuống ra sao. Thiên hạ cứ ở lầu cao quăng xuống là xong chuyện. Họ có hệ thống đổ rác từ lầu cao nhưng lại bị nghẹt này nọ.

Khi mình rời Pháp quốc, thì chính quyền Mitterand lên nên họ có các chương trình "Politique de la Ville" nhằm cải thiện, tái phát triển các chung cư HLM, cải thiện hạ tầng cơ sở và điều kiện sống. Họ cho phá các chung cư ở BObigny, Nanterre mà trước đây 20 năm, được xem là thành tựu của các chính quyền tả khuynh địa phương. Ngày nay thì chính phủ pháp phải đối mặt với những vấn đề, thiếu hụt nhà cửa, dân cư đông đúc và đa dạng, và vấn đề tài chính mà cách đây mấy năm chúng ta thấy các vùng này, giới trẻ nổi dậy, đốt phá xe cảnh sát vì họ không có công ăn việc làm, bị cảnh sát kỳ thị này nọ như tại Hoa Kỳ.


Cách đây mấy năm, mình có mua 5 acres vùng MORENO VALLEY, nằm trong khu vực được xem là vùng Opportunty Zone, nghĩa là khu vực nghèo, không được xây cất hay tái thiết từ lâu. Chính quyền Trump ra luật này nhằm thu hút các nhà đầu tư để tái thiết và sau 10 năm, bán lại cho ai thì sẽ được miễn thuế. Họ cho khấu trừ thuế đầy đủ nhưng xui cho mình là miếng đất nằm trên đường bay quân sự, vì gần đó có một phi trường quân sự nên họ chỉ cho mình xây có 15 căn trên một acres thay vì 75 căn nên mình Chán Mớ Đời bán lại cũng lời. Được cái là khám phá ra cách người Mỹ tại Hoa Kỳ xây cất để được miễn thuế này nọ.


Vấn đề là chi phí xây cất tại Cali rất đắt vì luật lệ phòng chống lửa và động đất nên có xây cất xong thì người nghèo cũng không ở được vì giá thành quá đắt. Thêm nữa cho người nghèo thuê nhà cũng rất châm vì họ hay trả trễ này nọ hay phá phách làm nghẹt ống cống, hư hao. 

Cách đây khá lâu, mình có mua một căn nhà tại Sàigòn để mấy đứa cháu về Sàigòn học đại học. Mới có 6 tháng là đã bị giải toả. Cô em nói dùng tiền đó mua một căn hộ khác trong một chung cư sắp xây nhưng mình thôi vì sợ mua nhà ở Việt Nam. Nhất là nghe nói chung cư thì sẽ dính phải hạ tầng cơ sở này nọ.

HLM đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhà ở cho hàng triệu người Pháp có thu nhập thấp, giúp giảm bớt sự bất bình đẳng xã hội và cải thiện điều kiện sống cho các tầng lớp lao động. Phát triển hệ thống "habitations à loyer modéré" (HLM) một cách hiệu quả đòi hỏi sự kết hợp của nhiều chiến lược và chính sách để có tính bền vững, công bằng và hiệu quả. 

Vấn đề là phải làm sao người có thu nhập thấp vẫn có nhà cửa ở đàng hoàng nhưng nhiều khi khác văn hóa cũng Chán Mớ Đời. Nghe kể trong chung cư, người hồi giáo, làm thịt con cừu hay dê theo kiểu Halal, máu me bay khắp nơi này nọ.

Tại Hoa Kỳ thì cũng có những chương trình giúp đỡ người có thu nhập thấp. Chính phủ trả 70% tiền mướn nhà và họ trả hết 30% còn lại. Cũng hên xui vì gặp dân không sợ gì cả thì họ bắt mình làm đủ thứ vì nếu họ báo lên Housing Authority thì mình không được trả tiền nhà, phải làm, sửa sang theo ý người mướn nhà này nọ. Khi xưa, mình có cho người có Housing mướn nhưng sau này thì không vì Housing trả rất rẻ, mỗi năm phải xét lại hợp đồng này nọ.

Mình nghĩ vấn nạn này sẽ tồn tại mãi mãi vì nhà đầu tư không muốn cho mướn các gia đình không đóng tiền đặt cọc nhiều. Chỉ có sợ không bị trả lại tiền đặt cọc thì người mướn nhà mới không dám phá. Còn cứ được chính phủ trả tiền thì họ tha hồ phá, nhất là gặp các thành phố thân người mướn nhà, luật lệ chỉ để bảo vệ người thuê nhà, xem họ là nạn nhân của những tên địa chủ, có nhà cho thuê. Nói chung có nhà cho thuê ở Cali thì khi kinh tế xuống thì cho Housing mướn để bảo đảm có tiền thuê nhà mỗi tháng còn khi kinh tế khá thì cho người thường thuê. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chuyện dài Medicare Advantage

 



Chuyện dài Medicare


Năm 2003, khi tổng thống Bush con, đảng cộng hoà và một số đại biểu quốc hội thuộc đảng Dân CHủ nhất trí thành lập Medicare Advantage, nhằm tư nhân hoá hệ thống an sinh xã hội và Medicare. Dạo ấy mình còn trẻ nên chả hiểu ất giáp gì cả, nghe họ quảng cáo là để người Mỹ có tự do chọn lựa những gì mình mua, dân chủ hoá khắp thế giới nên vổ tay bầu cho ông này. Ai ngờ ông ta đem quân đánh Á Phủ Hãn, I-rak tốn không biết bao nhiêu tiền, giết hại làm đỗ vỡ không biết bao nhiêu gia đình, rồi bỏ của chạy lấy người.


Chương trình Medicare Advantage không phải là Medicare của chính phủ Hoa Kỳ như mình tưởng lúc đầu khi mới nhận. Nên ghi danh theo lời giải thích của Broker bán bảo hiểm. Hắn kêu mình có được thêm $100 mỗi tháng này nọ nên ghi tên. Đụng trận rồi mình mới thất kinh. Năm nay, đồng chí gái nhận Medicare nên hai vợ chồng đi đủ các Seminar về medicare thì mấy người bán bảo hiểm đều kêu mình mua MEdicare Advantage để họ lãnh huê hồng nhiều. Họ nói này nói nọ đến khi mình lên mạng của công ty thì bù trớt.

Những chương trình MEdicare Advantage là bảo hiểm y tế tư nhân do các công ty bảo hiểm, được medicare trả hoàn toàn mỗi năm bất chấp khách hàng có sử dụng hay không các dịch vụ y tế. Tương tự ObamaCare, anh bạn bác sĩ cho biết là bác sĩ rất thích bảo hiểm này vì bệnh nhân có đến khám hay không, mỗi tháng bác sĩ vẫn nhận được tiền từ cơ quan này. Chán Mớ Đời 


Lý do là mỗi năm chính phủ trả cho Medicare Advantage $12,000 (theo năm 2019) cho người Mỹ về hưu, trên 65 tuổi, dù họ có đi bác sĩ khám hay làm chuyện gì. Nên các công ty này hạn chế khách hàng của họ đi khám sức khoẻ nhiều. Cần gì phải qua bác sĩ gia đình để hạn chế sự chi tiêu của bệnh nhân. Nếu bác sĩ gia đình cho phép mới được đi bác sĩ chuyên khoa. Cứ đầu năm, văn phòng bác sĩ mình gọi như ri để kêu mình đi khám bệnh này nọ để họ vớt $12,000 của mình chớ chả phải họ lo lắng cho mình gì cả.


Năm vừa qua, các công ty Medicare Advantage lời trên 140 tỷ đô la. Với medicare thật thụ, nếu bác sĩ của mình kêu cần phải làm Test này Test nọ thì chúng ta có thể làm ngay và Medicare trả y phí không cần hỏi han gì cả. Họ chỉ theo dõi trường hợp nào đó để coi bác sĩ có thực hiện đúng yêu cầu và tránh tình trạng ăn gian.

Với Medicare Advantage, chúng ta phải qua phần được gọi là “pre-clearance,” nghĩa là công ty bảo hiểm sẽ đứng giữa chúng ta và bác sĩ. Chúng ta không thể được bác sĩ phục vụ nếu công ty bảo hiểm chưa chấp thuận. Các công ty này làm tiền bằng cách từ chối, không chấp thuận các đề nghị của bác sĩ, trung bình mỗi năm đâu 18% các yêu cầu. Trung bình mỗi năm 1.5 triệu người mỹ bị từ chối và phải trả tiền túi của họ trong khi đó về hưu thì đâu có lợi tức.


Mình bị vụ này, đi bác sĩ chữa về chân thì nói cần phải làm cái miếng lót chân, để trong giày để đi cho khỏi đau. Đi bác sĩ mấy lần nhưng không được chấp thuận, phải tự trả tiền. Đồng chí gái mới có medicare. Mình thì không sao nhưng mụ vợ hay đi bác sĩ này nọ mà cứ phải đợi chờ xin xỏ nên phải chuyển qua MEdicare với hệ thống PPO của Blue Shield với chương trình đặc biệt cho Cali và phần D với Aetna. Kệ phải đóng thêm tiền hàng tháng nhưng khỏi đợi chờ. đau gì đó, bác sĩ kêu phải mỗ gấp mà phải đợi bác sĩ gia đình chấp thuận rồi công ty bảo hiểm nhất trí cả 2, 3 tuần sau là khốn .


Quốc hội Hoa Kỳ cho phép các công ty này có thể tặng quà cho bệnh nhân như discount các gym tập thể dục, qua chương trình như Silver Sneakers, xe chở đi bác sĩ hay tiền tươi này nọ. Năm nay hết hạn của LA Fitness thì hai vợ chồng không cần phải trả thêm tiền hàng năm nữa. Dùng Silver Sneakers đi bất cứ chỗ nào.


Buồn đời, đọc bản tin về MEdicare, xem link ở đây thì thất kinh. Lý do là các thứ mà các công ty bảo hiểm Advantage cho mình như quà tặng. Hoá ra họ vớt thêm của công chúng $64 tỷ năm 2024, dù chưa hết năm.


https://wendellpotter.substack.com/p/medicare-advantages-64-billion-supplemental


Cái mất dạy là các tổng giám đốc của các công ty này lương bổng rất nhiều. Như trường hợp tên tổng giám đốc của United-Healthcare nhận được 1 tỷ đô la. Người thế ông ta vớt 500 triệu. Công ty này lớn nhất Hoa Kỳ về Medicare Advantage. Min theo dõi công ty vì họ khuyên mua cổ phiếu nhưng khám phá ra tổng giám đốc vớt 1 tỷ hay 1,000 triệu đô La nên thôi.


Họ nhận tiền nhiều nên cho tiền các ứng cử viên để ký giấy tờ luật lệ ủng hộ họ.

Chương trình Over-the-counter để mua 3 đồ lặt vặt mà năm ngoái mình có, toàn bán đồ vớ vẩn. Một năm mình được $400 để mua. Hỏi ra thì chỉ độ 11% người Mỹ là mua mấy vụ này. Phải làm trương mục rồi lên máy điện toán mò nên người Mỹ già ít ai biết sử dụng máy điện toán là các công ty lời. Còn lại đâu $5 tỷ được bỏ các công ty bảo hiểm bỏ túi.


Cho thấy tổng thống đảng nào cũng vậy, đều bị mua chuộc bởi các công ty bảo hiểm và các công ty đa quốc gia khác, nếu không làm gì có đến trên 1 tỷ đô la để tranh cử.


Ông Trump gọi là MEdicare thuộc chủ nghĩa xã hội. Người ta lo sợ là medicare sẽ bị bỏ để thay thế bởi chương trình tự túc như chương trình quỹ hưu trí. Họ viện dẫn là cần để người Mỹ tự chọn để dành tiền cho quỹ hưu trí của họ thay vì được hưu trí (pension) đến khi chết như trước đây. Họ thành lập 401(k) và để người Mỹ còn đi làm tự chọn đầu tư vào thị trường chứng khoán do các công ty tài chính nắm giữ đến khi có ROth  IRA. Chương trình này do các công ty tài chính mua chuộc quốc hội để ra luật. Bao nhiêu người rành về đầu tư dù có bằng cấp kỹ sư, bác sĩ,… mình lần đầu tiên ở sở nghe các công ty thuyết trình không một ai hiểu cả dù là Mỹ trắng sinh tại Hoa Kỳ.


Để nhắc lại, trước đây khi người Mỹ đi làm thì đóng tiền cho quỹ lương hưu qua công ty mình làm việc. Khi về hưu ở độ tuổi 65 thì công ty sẽ trả tiền hưu và bảo hiểm y tế cho mình. Dạo ấy người Mỹ chết trung bình ở tuổi 61.5 nên công ty lời mệt thở. Vì trước khi về hưu thì đã được đồng nghiệp đưa tiễn về miền quá khứ. Công ty không phải trả tiền hưu trí, y tế dù đã thâu của nhân viên mấy chục năm làm việc. Đó là chủ nghĩa tư bản man rợ nhân danh tự do.


Cái mất dạy là khoa học càng ngày càng phát triển khiến người Mỹ chết ở tuổi 75, phụ nữ thì sống thêm 7 năm nữa để sám hối về tội hành chồng. Các công ty như Sears, Ford, General Motors,.. phải phá sản vì không thể nuôi đám nhân viên già khi xưa, còn sống. Không chịu chết.


Do đó, các công ty mới lobby, kêu tư nhân hoá quỹ hưu trí 401(k) để nhân viên tự định đoạt tương lai của mình như một người Mỹ chính công, tự do dân chủ. Cho nên ngày nay chỉ còn các công chức hay các hội viên của các công đoàn lao động là còn lãnh quỹ hưu trí và y tế đến mãn đời. Ở Cali, có công đoàn lao động Calpers, buồn đời đầu tư tiền của hội viên vào chỗ nào đó bị mất tiền nên họ đang lo là không có tiền trả cho những ai về hưu, không chịu chết.


Dạo mình mới sang Cali, Quận Cam khai phá sản vì nghe lời công ty đầu tư, xin dấu tên nên tiền của Quận Cam banh ta lông nên khai phá sản đâu 10 năm mới bình thường lại. Đó là những người giỏi, nghiên cứu về đầu tư còn bị thua lỗ huống chi nông dân như mình thì nghe đến mua cổ phiếu là ngọng.


Do đó medicare được tư nhân hoá theo chiều hướng đó để các công ty bảo hiểm kiếm tiền. Một mặt chính phủ giảm bớt chi tiêu vì mỗi năm chỉ trả cho mỗi người $12,000 (năm 2019) rồi các công ty bảo hiểm tự xử. Năm nay chắc phải tính thêm lạm phát từ 5 năm qua.


Công ty bảo hiểm y tế Cigna đang rao bán với giá $3.7 tỷ. Ai mua với giá này thì phải có lời mới bỏ tiền ra mua. Chương trình Medicare Advantage là nguồn lợi tức chính của họ. 


Medicare phục vụ người Mỹ lớn tuổi từ năm 1965 rất tốt, được các nước âu châu khen. Vấn đề là không ai hưởng lợi hết từ chương trình này nên các chính trị gia và công ty bảo hiểm nhảy vào, ủng hộ George W. Bush để ký luật MEdicare Advantage, cho phép các công ty tư nhân hưởng chút lộc.


Theo https://www.opensecrets.org/federal-lobbying/industries/summary?id=F09 thì năm nay các công ty bảo hiểm đã chi cho các đại biểu quốc hội trên $45,173,132 qua quà cáp,…để tiếp tục ủng hộ chương trình MEdicare Advantage này tiếp tục giúp họ làm ăn.


Cái mất dạy là Blue Shield mà mình mua năm nay là công ty cho tiền nhiều nhất. Hèn gì mình trả đắt hơn. Chán Mớ Đời 


Năm nay bầu cử thì chúng ta nên chú tâm vào các chương trình xã hội, y tế thay vì cãi nhau chí choé về ông Biden hay Trump. Ông nào cũng là công cụ cho các công ty lớn làm ăn cả. Nên bầu cho đại biểu ít gian ác nhất, trẻ chưa tham lam nhiều như người già.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn