Nhớ về Thầy Cô

Nhớ về thầy cô

 

Hôm trước, có người gửi mình lịch sử của trường Lasan Adran, nhờ mình viết một bài về trường nơi mình có học vài năm. Lang thang vào Facebook của cựu học sinh trường, mình khám phá ra nhiều tấm ảnh học sinh cũ về thăm các thầy sư huynh trong các viện dưỡng lão, rất cảm động.

 

Khi xưa, học Quốc Văn Giáo Khoa Thư, nói về một vị tướng danh tiếng của Pháp quốc, sau chiến tranh kết thúc, về thăm làng cũ, ghé thăm trường xưa, gặp lại vị thầy giáo cũ, chào hỏi ân cần thầy cũ của mình, rồi nói với các học sinh trong lớp, phải nhớ ơn thầy. Sau này, ông ta đắc cử tổng thống Pháp quốc.


Dạo ấy, học bài giáo khoa này, mình cũng mơ như mọi người, một mai sẽ ca khúc Khải hoàn về thăm trường cũ, sẽ nói những lời như ông Jean Carnot . Sau này về thăm Đàlạt, thì trường cũ đều biến mất, chỉ còn trường Grand Lycee nhưng họ không cho vào.

 

Nhìn ảnh học trò cũ và gia đình thăm viếng các thầy sư huynh, những hình ảnh của những Jean Carnot đương đại. Họ có thể không phải quan to, cán bộ lớn nhưng đã nói lên tình nghĩa thầy trò, lòng cảm ơn của học trò đối với các thầy cô ngày xưa. Nhất là các sư huynh này, không nhận lãnh tiền lương gì cả khi xưa, chỉ làm bổn phận của kẻ thừa sai.

 

Cách đây 3 năm, mình có cơ hội tham dự hội ngộ với cô giáo việt-văn tại Cali. Rất cảm động khi thấy học trò từ Việt Nam, âu-châu, Gia-nã-đại và khắp nơi bay về thăm cô-giáo. Nhìn mấy cô học trò cũ, nay đã lên chức bà nội, bà ngoại, cầm tay cô giáo, hỏi han thấy tình thầy trò rất đẹp. Cha mẹ cho ta sự sống, thầy cô cho ta trí tuệ, khai trí sự vô minh.

 

Mình về Đàlạt, cơ duyên được bạn học cũ chở đi thăm một người thầy cũ, đã thay đổi cuộc đời mình. Ngày xưa, một anh bạn học cũ rủ mình đến thăm thầy ở nhà. Thầy khuyên mình cố gắng học, đậu cao để đi du học, khỏi phí cuộc đời. Thăm thầy bị bệnh, không ngồi được nhưng thầy vẫn nhớ đến lá thư của thầy viết giới thiệu mình cho đại học pháp khi mình xin du học. 

 

Sau 75, thầy bị đày đi trại cải tạo, đời sống khó khăn, vợ thầy theo người khác. Sau này ra trại, cuối tháng có anh bạn học cũ, rủ thêm mấy người học trò cũ của thầy đi thăm, luôn tiện tặng hiện kim cho thầy, giúp kinh tế cho thầy trong tuổi già. Sau cuộc chiến, kẻ thất trận đi tù, về già không có tiền hưu trí như bộ-đội cụ hồ. Lần sau, mình về thì đúng ngày thầy mất. Học trò kéo nhau đi đưa đám rất đông.

 

Khi mình chào thầy về, thầy nói là thương anh bạn học cũ hơn con ruột vì anh ta chăm sóc, đến thăm thầy. Thầy cô nhiều khi nói một câu gì, kể một câu chuyện có thể thay đổi một cuộc đời của học sinh. Như các thiên sứ gửi một thông điệp của thượng đế hay của Bồ tát đến các học trò.

 

Khi xưa đi học, mình không được thầy cô yêu mến chi cả. Có lẻ mình học cực ngu, như bèo dạt mây trôi nên thầy cô chả để ý. Qua Văn Học, có lẻ gần gần hơn nên có bạn nhớ, có thầy không quên nhờ cái tính ba lơn của mình.

 

Mình chỉ có 4 cô giáo còn toàn là thầy cho nên nhớ mấy thầy nhiều hơn là nhớ mấy cô giáo. Không nhớ năm 11 ème, học với ai, chỉ nhớ năm 10 ème thì học với một bà đầm, có lẻ lai mít, HCC có gửi cho tấm ảnh của lớp chụp chung, không nhớ tên. Chỉ nhớ cuối năm, bà ta đè đầu mình ra bắt chí, không cho mình nuôi chí thì nên. Năm 9 ème thì học cô Huệ, nhà đâu cạnh trường Văn Học. Đang học khơi khơi, cô giáo này đi tây, bà vợ ông proviseur của Grand Lycée, tên Decroix dạy thế. 

 

Lên Grand lycée thì có học Việt văn với cô Ngô Thị Liên, không nhớ gì hết ngoài bằng bằng Trắc Trắc, thơ Đường luật, thơ muối tiêu, thêm thơ lục bát chi đó. Hết 5 chữ rồi đến 6 chữ 8 chữ. Thời đó, học ba cái này thấy mệt chi lạ cho đến ngày nay mình vẫn không thích thơ phú chi cả. Nhớ làm luận; có đề tài nghỉ hè, sau khi học bài:" kỳ nghỉ hè, em về quê, nhà ta ở cạnh bờ đê...", mình viết: hè này, em đi nghỉ mát ở Sàigòn,... khiến cô Liên đọc cho cả lớp nghe nên mình bị chọc quê vì chưa bao giờ đi Sàigòn nên đâu biết xứ này nóng kinh khủng. Cứ nghe ai cũng nói đi nghỉ mát ở Đà Lạt nên bắt chước viết đi nghỉ mát ở Sàigòn. Viết để thấy mình ngu lâu, ngu có căn bản, cơ địa chớ không ngu kiểu sách vở. 

 

Dạo học Petit Lycée, có một ông thầy dạy Việt ngữ, không nhớ tên, không phải thầy Tường. Ông ta làm mình thích giờ việt ngữ, vì ông ta hay kể chuyện kháng chiến chống tây. Ông ta cứ bảo cả lớp im lặng, chịu khó học cho nhanh, không nói chuyện, sau đó ông ta kể chuyện. Dạo ấy còn con nít nên thích nghe kể chuyện, đứa nào đứa nấy, trong lớp ngồi im, chăm chú học đánh vần i a i cà rết... Cứ gần cuối giờ là ông ta kể chuyện thời ông ta đi kháng chiến. Những câu chuyện này đã cấy trong đầu mình, tinh thần yêu quê hương, và ghét tây từ đó đến khi sang Tây, mê đầm quên hết thù nhà

 

Dạo qua học Văn Học, có một ông thầy dạy thế, vì thầy giáo như bộ tam sư đổi hộ khẩu qua trường Việt Anh rồi mấy thầy khác, giảng dạy ở trường Võ Bị, bị ra lệnh bởi cấp trên nên không được dạy Văn Học nhưng có thể dạy các trường khác. Có ông thầy tên Hùng dạy Quang Học, hình như tên Cao Thế Hùng, vào lớp tuyên bố: không được dạy Văn Học thì cũng không dạy Việt Anh luôn. Cả lớp vỗ tay, buồn buồn vì xa thầy.

 

Giáo sư của các lớp đệ nhị cấp, đa số là giảng viên của trường Võ Bị nên dạo đó, thầy CBA phải chạy kiếm thầy mệt thở. Cuối cùng thì có mấy thầy từ Trần Hưng Đạo qua dạy. Trong thời gian kiếm thầy mới thì có mấy thầy dạy tạm thời. 

 

Trong mấy thầy dạy thế thì có một thầy dạy sinh ngữ thì phải. Ông này cứ kêu cả lớp học hành, chăm chú thì sẽ dành 15 phút cuối để kể chuyện xi nê. Ngồi viết lại mới thấy ông thầy này giỏi, dùng cái mẹo để học sinh yên lặng trong lớp. Ông này có tài kể chuyện, ai nấy đều chăm chú nghe, ngay con ruồi bay qua cũng không thèm đập. 

 

Mình nhớ ông ta kể hai phim: "the kid" của Charlie Chaplin và "Người ăn cắp xe đạp" của Vittorio De Sica. Ông thầy có khiếu kể đến nổi mấy nữ sinh, thường lệ ăn quà lén trong lớp, ngồi chăm chú như nghe Út Trà Ôn hát tình anh bán chiếu. Khi sang Ý, mình phải đi xem tất cả các fim ý cũ về thời sau đệ nhị thế chiến. Nhờ ông thầy này mà mình mê xi nê. Thời vàng son của nghệ thuật thứ 7 của ý đại lợi. Dạo có video thì mướn tất cả fim của Charlie Chaplin. Hình như fim "the kid", mình có coi chiếu ngoài trời ở sân chùa Linh Sơn khi họ làm lễ cầu an, đúc cái chuông đồng.  

 

Nói đến xi nê, có lần mình kể về fim coi ở rạp Ngọc Lan, có thần đồng Joselito đóng. Mình nhớ lại là tựa fim là "les deux gamins", nói về cậu bé con nhà giàu bị bắt cóc, để chuộc tiền nhưng rồi bị bể, lớn lên đi hát chung với đứa em, con của gia đình nuôi. Sau này thì tìm lại được cha mẹ. 

 

Ông thầy dạy được vài tuần thì thầy CBA kiếm được tất các thầy từ Trần Hưng Đạo sang nên không còn được nghe thầy này nữa. Bù lại thầy Hà Mai Phương, dạy sử địa thì lại nghe thầy nêu lên chính sách bài tàu kinh hồn. Thầy nói không bao giờ mua hàng ở tiệm của người gốc Hoa. Việt Nam bán đắt hơn nhưng mua để giúp người Việt làm giàu. Thầy Phương làm mình suy nghĩ; muốn làm chuyện gì thì phải sẵn sàng hy sinh. Thầy muốn giúp người Việt làm giàu nên phải trả giá đắt hơn là mua của người hoa. 

 

Nhớ khoảng thời gian này có một ông thầy dạy vật lý được một lần rồi biệt tích. Ông thầy người Huế, tự xưng là đang học thêm cao học. Lúc làm toán thì sai nên mình kêu không đúng làm ông ta quýnh lên, sửa lại tùm lum, cuối cùng mình phải lên bảng giải. Lần sau không thấy thầy trở lại, thế vào là anh chàng Trương Chí Dũng thì phải, người nhỏ con, sinh viên đại học Đà Lạt, kèm bài tập.

 

Nói đến dạy kèm bài tập, dạo ấy có một anh chàng chắc sinh viên triết, ôn các bài tập hai môn đạo đức học và luận lý. Anh chàng người Huế, hay sửa lưng thiên hạ đọc sai tên Émile Durkheim, một nhà xã hội học, người Pháp. Cái giọng Huế của anh chàng đọc khá vui. Qua tây, lâu lâu gặp con đường tên của ông này là nhớ đến anh này. 

 

Dạo này mình hay liên lạc với thầy Hồ Thanh Tâm, dạy Sử địa. Thầy đã cho mình mượn cuốn sách 100 hoa đua nở trên đất Bắc của Hoàng Văn Chí. Lần đầu tiên đọc thơ của Trần Dần và những tài liệu về ngoài Bắc quê của ông cụ mình khiến mình say say ngất ngây, hồi hộp vì đọc tài liệu từ miền Bắc. Có lẽ cuốn sách này đã khai mở mình về chính trị, giúp mình suy nghĩ về chiến tranh. 

 

Có thầy Đan Đình Soạn, dạy trường Chính Tranh Chính Trị, dạy môn Công Dân Giáo Dục. Cô Thuỷ có rủ mình đến nhà thầy ở trên trong hẻm gần Hội Việt Mỹ. Thầy cho mượn cuốn sách triết nhưng nuốt không vô đành trả lại cho thầy. 

 

Thầy Nguyên dạy hình học, cho biết cuộc tình trai gái như hai đường thẳng song song sẽ gặp nhau ở vô cực nhất là trong hình học không gian 3 chiều thì chịu thua. Mấy đối tượng thấy trong sân trường mà không dám nhìn hay mở mồm, đành hẹn nhau tại vô cực. Hè vừa rồi gặp được thầy trong 5 phút. Không ngờ thầy còn nhớ đến mình dù chỉ học có một năm. Thầy kể có viết thư giới thiệu cho đại học bên tây khi mình xin ghi danh. Học trò vẫn nhớ ơn thầy nên hàng tháng rủ nhau đi thăm. Nếu không có thầy khuyên mình ráng học rồi đi tây thì có lẻ cuộc đời mình chắc sẽ có kết cục khác. Dạy toán thì nhớ thầy Lý Công Thuận, du-học ở MỸ về, dạy trường Võ-bị, bận cái áo sơ-mi màu gấc của trường thầy.

 

Có lẻ mình mến nhất là thầy An, dạy Việt văn năm 11B. Cả tuần chỉ mong đến giờ thầy để nghe thầy luận về tình yêu. Thời đó mới lớn nên cứ nghe bàn đến tình yêu như Loan và Dũng trong Đoạn Tuyệt là cứ há mõm ra mà nghe. Trong lớp không có ai phá phách cả. Mấy năm trước trong  một lần phỏng vấn, mình có hỏi thầy kết cục về Đoạn Tuyệt, để giải-mả thắc mắc cứ đeo đuổi mình từ mấy chục năm qua.

 

Thầy nói anh chị nào yêu nhau thì dắt nhau ra thác Cam Ly, đem theo lon sơn Bạch Tuyết rồi lấy cây cọ, viết tên của mình lên đá với trái tim bị mũi tên đâm thủng, rồi nắm tay nhau thề sông có cạn núi có mòn tình chúng ta chỉ tan vở khi nào hảng sơn Bạch Tuyết xụp tiệm thì mới tan. Ai ngờ một năm sau Việt Cộng vô nên bao nhiêu cuộc tình đều theo gót chân của hảng sơn Bạch Tuyết. Lâu lâu thấy thầy viết trên diễn đàn Văn Học, phổng nghĩ phổng suy như tiếp tục vai trò của người thầy dù ngày nay tóc thầy và trò đều bạc như nhau.  

 


Hồi nhỏ, học văn chương Pháp, có nghe nói đến ông Albert Camus, thầy bảo kiếm sách của ông này đọc nhưng lười, không có tiền mua sách thêm có đọc cũng không hiểu nên chả biết i tờ chi về ông. Sau này sang Pháp thì mới tò mò tìm đọc sách của vị khôi nguyên giải Nobel về văn chương.

 

Cảm động nhất là đọc lá thư của ông ta, viết cho ông Germain Louis, người thầy dạy tiểu học, sau khi đoạt giải văn-chương. Gần hai năm sau ông ta mới nhận được lá thư hồi âm của người thầy đã giúp ông ta vượt qua khó khăn của tuổi thơ, khi cha ông tử trận trong đệ nhất thế chiến, để lại một người mẹ bị bệnh.

 

Ông sinh ra tại Algerie, Fi châu, thuộc địa của Pháp như Nam kỳ và Bắc kỳ dạo đó. Cha mất sớm, mẹ bị bệnh tật nhưng nhờ sự giúp đỡ của người thầy, ông ta đã đậu tú tài và tốt nghiệp đại học ở Fi Châu rồi được bầu khôi nguyên Nobel về văn chương.

 

Mình mượn lá thư của ông Albert Camus, viết cho thầy của ông ta để cám ơn các thầy cô, đã một thời dạy mình. 

 

19 novembre 1957

 

Cher Monsieur Germain,

J'ai laissé s'éteindre un peu le bruit qui m'a entouré tous ces jours-ci avant de venir vous parler un peu de tout mon cœur. On vient de me faire un bien trop grand honneur, que je n'ai ni recherché ni sollicité. Mais quand j'ai appris la nouvelle, ma première pensée, après ma mère, a été pour vous. Sans vous, sans cette main affectueuse que vous avez tendue au petit enfant pauvre que j'étais, sans votre enseignement, et votre exemple, rien de tout cela ne serait arrivé. Je ne me fais pas un monde de cette sorte d'honneur mais celui-là est du moins une occasion pour vous dire ce que vous avez été, et êtes toujours pour moi, et pour vous assurer que vos efforts, votre travail et le cœur généreux que vous y mettiez sont toujours vivants chez un de vos petits écoliers qui, malgré l'âge, n'a pas cessé d'être votre reconnaissant élève.

Je vous embrasse, de toutes mes forces.

Albert Camus

 

… 18 tháng sau mới có thư trả lời của người thầy cũ, cho thấy ông thầy không muốn lấy điểm, đã giúp người học trò được học bổng.

30 Avril 1959

 

Mon cher petit,

(...) Je ne sais t'exprimer la joie que tu m'as faite par ton geste gracieux ni la manière de te remercier. Si c'était possible, je serrerais bien fort le grand garçon que tu es devenu et qui restera toujours pour moi « mon petit Camus».

(...) Qui est Camus ? J'ai l'impression que ceux qui essayent de percer ta personnalité n'y arrivent pas tout à fait. Tu as toujours montré une pudeur instinctive à déceler ta nature, tes sentiments. Tu y arrives d'autant mieux que tu es simple, direct. Et bon par-dessus le marché ! Ces impressions, tu me les a données en classe. Le pédagogue qui veut faire consciencieusement son métier ne néglige aucune occasion de connaître ses élèves, ses enfants, et il s'en présente sans cesse. Une réponse, un geste, une attitude sont amplement révélateurs. Je crois donc bien connaître le gentil petit bonhomme que tu étais, et l'enfant, bien souvent, contient en germe l'homme qu'il deviendra. Ton plaisir d'être en classe éclatait de toutes parts. Ton visage manifestait l'optimisme. Et à t'étudier, je n'ai jamais soupçonné la vraie situation de ta famille, je n'en ai eu qu'un aperçu au moment où ta maman est venue me voir au sujet de ton inscription sur la liste des candidats aux Bourses. D'ailleurs, cela se passait au moment où tu allais me quitter. Mais jusque-là tu me paraissais dans la même situation que tes camarades. Tu avais toujours ce qu'il te fallait. Comme ton frère, tu étais gentiment habillé. Je crois que je ne puis faire un plus bel éloge de ta maman.

J'ai vu la liste sans cesse grandissante des ouvrages qui te sont consacrés ou qui parlent de toi. Et c'est une satisfaction très grande pour moi de constater que ta célébrité (c'est l'exacte vérité) ne t'avait pas tourné la tête. Tu es resté Camus: bravo. J'ai suivi avec intérêt les péripéties multiples de la pièce que tu as adaptée et aussi montée: Les Possédés. Je t'aime trop pour ne pas te souhaiter la plus grande réussite: celle que tu mérites.

Malraux veut, aussi, te donner un théâtre. Je sais que c'est une passion chez toi. Mais.., vas-tu arriver à mener à bien et de front toutes ces activités ? Je crains pour toi que tu n'abuses de tes forces. Et, permets à ton vieil ami de le remarquer, tu as une gentille épouse et deux enfants qui ont besoin de leur mari et papa. A ce sujet, je vais te raconter ce que nous disait parfois notre directeur d'Ecole normale. Il était très, très dur pour nous, ce qui nous empêchait de voir, de sentir, qu'il nous aimait réellement. « La nature tient un grand livre où elle inscrit minutieusement tous les excès que vous commettez.» J'avoue que ce sage avis m'a souventes [sic] fois retenu au moment où j'allais l'oublier. Alors dis, essaye de garder blanche la page qui t'est réservée sur le Grand Livre de la nature.

Andrée me rappelle que nous t'avons vu et entendu à une émission littéraire de la télévision, émission concernant Les Possédés. C'était émouvant de te voir répondre aux questions posées. Et, malgré moi, je faisais la malicieuse remarque que tu ne te doutais pas que, finalement, je te verrai et t'entendrai. Cela a compensé un peu ton absence d'Alger. Nous ne t'avons pas vu depuis pas mal de temps...

Avant de terminer, je veux te dire le mal que j'éprouve en tant qu'instituteur laïc, devant les projets menaçants ourdis contre notre école. Je crois, durant toute ma carrière, avoir respecté ce qu'il y a de plus sacré dans l'enfant: le droit de chercher sa vérité. Je vous ai tous aimés et crois avoir fait tout mon possible pour ne pas manifester mes idées et peser ainsi sur votre jeune intelligence. Lorsqu'il était question de Dieu (c'est dans le programme), je disais que certains y croyaient, d'autres non. Et que dans la plénitude de ses droits, chacun faisait ce qu'il voulait. De même, pour le chapitre des religions, je me bornais à indiquer celles qui existaient, auxquelles appartenaient ceux à qui cela plaisait. Pour être vrai, j'ajoutais qu'il y avait des personnes ne pratiquant aucune religion. Je sais bien que cela ne plaît pas à ceux qui voudraient faire des instituteurs des commis voyageurs en religion et, pour être plus précis, en religion catholique. A l'École normale d'Alger (installée alors au parc de Galland), mon père, comme ses camarades, était obligé d'aller à la messe et de communier chaque dimanche. Un jour, excédé par cette contrainte, il a mis l'hostie « consacrée» dans un livre de messe qu'il a fermé ! Le directeur de l'École a été informé de ce fait et n'a pas hésité à exclure mon père de l'école. Voilà ce que veulent les partisans de « l'École libre » (libre.., de penser comme eux). Avec la composition de la Chambre des députés actuelle, je crains que le mauvais coup n'aboutisse. Le Canard Enchaîné a signalé que, dans un département, une centaine de classes de l'École laïque fonctionnent sous le crucifix accroché au mur. Je vois là un abominable attentat contre la conscience des enfants. Que sera-ce, peut-être, dans quelque temps? Ces pensées m'attristent profondément.

Sache que, même lorsque je n'écris pas, je pense souvent à vous tous.

Madame Germain et moi vous embrassons tous quatre bien fort. Affectueusement à vous.

Germain Louis

 

Đọc lá thư của người thầy giáo cũ mới hiểu vì sao thế giới có một Albert Camus. Ông ta nhắn gửi người học trò cũ, dù danh vọng lên tột đỉnh, đừng quên bổn phận đối với vợ con và khen sự hy-sinh của mẹ ông ta, đã chạy đôn chạy đáo lo cho con ăn học dù người cha đã qua đời. Nói đến căn bản của giáo dục mà khi xưa, bố ông ta, vô-ý xếp kinh thánh , đã bị trục xuất khỏi lớp.

 

Mình đọc tiếng Việt trên iPhone thay vì viết. Cái chức năng này khá hay, chỉ tội là hơi chậm.

 

Nhs