Sự hình-thành Cầu Ông Đạo Đàlạt

 Mình định không viết về Đàlạt nữa nhưng có người gửi thêm hình ảnh Đàlạt xưa, khiến nhiều kỷ niệm Đàlạt xưa lại mò về như tấm ảnh mà mình không hiểu ở đường nào khi xưa. Cứ đoán mò là trên khu Hoà Bình, hay đường Phan Bội Châu, không ngờ lại là ngay khu vực cầu ông Đạo ngày nay. Thêm nữa những tấm ảnh này rất rõ, không biết đã được sử dụng phần mềm hay không mà xem rất rõ. Ghi lại đây để khỏi quên như một trò chơi ký ức.

Khi mình kể về Đàlạt xưa, giúp nhiều người tìm lại được chút gì thân thương, một thời tuổi trẻ của họ đánh rơi bên hồ nên mình tiếp tục kể về Đàlạt để tạo niềm vui cho vài người quen và không quen. Dạo này mình nhận được từ ông Nguyễn Kính 1 số hình ảnh xưa của Đàlạt. 

Vấn đề là không biết sẽ kể ra sao. Lấy tấm ảnh rồi kể theo tấm ảnh hay tìm hết các tấm ảnh của khu vực để kể lại. Lại có mấy người Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt Nam, gắn bó với Đàlạt xưa, muốn mình viết thêm anh-ngữ cho họ hiểu thêm về Đàlạt xưa nơi họ đã từng đánh rơi tuổi trẻ họ bên hồ. Mình đành tiếp tục tìm lại dấu chân xưa ở Đàlạt. Hôm nào mình viết lại Thuỷ Tạ vì mới tìm ra vài tấm ảnh của Thuỷ Tạ thời tây.

Đang viết thì chị vợ bên Massachussetts gọi, nói có ông bạn hay đọc bài của mình rồi bàn tán với bạn bè thời Đàlạt. Ông ta thắc mắc về tên Sơn đen vì không biết mình dù Đàlạt khi xưa nhỏ bé. Cuối cùng ông ta gọi bà chị vợ, đoán là em rể của chị ta. Chị này kêu đúng rồi vì có một cuốn Mực Tím Sơn Đen. Chán Mớ Đời 


Tấm ảnh này của Khoa Nguyen gửi cho mình giúp ai đã sống tại Đàlạt sẽ hiểu sự thành lập của hồ Xuân Hương. Mình có kể về vụ này nhưng khó ai mường tượng được nếu không quen nhìn bản vẽ. Xin bổ túc thêm.

Hồ nhân tạo này được người tây thực hiện. Lúc đầu có 2 hồ như hình trên, có cái đập vừa là con đường chạy từ bùng binh cây xăng Kim Cúc (thuỷ tạ chưa xây), chạy băng qua đến bùng binh Đinh Tiên hoàng và Võ Tánh sau này.

Xa hơn là khu phố cạnh hồ nhỏ, bị che khuất sau đám cây thông, vào những năm 1930-1940 lụt phá huỷ sau này là ấp Ánh sáng sau. Có lẻ mình sẽ viết lại hồ Xuân Hương với tài liệu mới được nhận từ các người quan tâm về Đàlạt xưa.



Đây là hồ Đàlạt khi còn nguyên thuỷ, lúc người Pháp mới khám phá và quyết định xây dựng một thành phố nghỉ mát cho thực dân. Mình đoán hình chụp từ khúc sân vận động xưa, nhìn về phía am Sohier và Grand Lycée . 

Mai Vuông Tròn gửi mình 5 tấm ảnh liên quan đến khu vực cầu Ông Đạo xưa.



Hình đầu tiên, đoán là chụp từ trên đồi chỗ ty bưu điện, gần nhà thờ Con Gà. Thấy chiếc cầu Ông Đạo nhỏ, bằng gỗ, có đường nhỏ chạy lên đồi, khu nhà lao sau này. Dinh tỉnh trưởng chưa thấy nhưng lác đác vài căn nhà chỗ đường Thành Thái hay Trương Vĩnh Ký.




Hình thứ 2, cho thấy Đàlạt từ năm 1920-1929, xem như 100 năm về trước thì cận cảnh hơn thấy có cái hồ nhỏ, chưa được nhập với hồ lớn phái bên kia cầu. Con đường mòn chắc sau này là con đường lên dốc nhà thờ Con Gà. Chúng ta thấy cận cảnh là một cái hồ nước, mà Tây gọi là Petit Lac (hồ nhỏ). Bên kia hồ thì lác đác có mấy căn nhà gỗ. Xa xa hơn trên đồi là những căn nhà trên đường Trương VĨnh Ký sau này.




Tấm thứ 3 thì thấy rõ cái hồ nhỏ, con đường và chiếc xe camionette Tây ngày xưa. Đặc biệt thấy cái cầu nhỏ làm bằng gỗ và mấy cái quán và nhà ở. Mình đọc bài thầy Hứa Hoành, dạy mình Địa lý năm 11 B ở Văn Học :” Tôi được một người cháu gọi Tôn Thất Hối bằng ông chú, là chị Tôn Nữ M. L. cho biết: “Năm 1935 hồ Xuân Hương bị ngăn lại và làm một cây cầu bắc ngang qua để vào chợ Hòa Bình. Cây cầu nầy hồi năm 1919 chỉ là một cái cống nhỏ. Dòng nước ở dưới cầu chảy qua ấp Ánh Sáng, để đổ vào thác Cam Ly. Vì cây cầu nầy được xây dựng dưới thời Tôn Thất Hối làm quản đạo, nên dân chúng quen gọi “Cầu Ông Đạo”. Tôi còn nghe một nguồn tin khác cho biết vì cây cầu nầy nằm gần dinh quản Đạo, (chỗ khám đường trước năm 1975), nên dân chúng Đà Lạt quen gọi là “Cầu ông Đạo”. Tôi không dám quả quyết thuyết nào đúng hơn.”


Theo mình, nguồn gốc tên Cầu Ông Đạo mà người Đàlạt xưa kêu vì được ông quản đạo xây đúng hơn. Tương tự cầu bá hộ Chúc xây phía bên kia ấp Ánh Sáng, người ta gọi cầu bá hộ Chúc vì ông ta bỏ tiền ra làm cái cầu này để người dân tiện đi qua suối. Còn gọi tên gần nhà ông quản đạo thì không đúng lắm. Bác nào biết rõ hơn thì cho em biết.


 Nhìn thấy chiếc cầu gỗ khiến mình nhớ đến mấy cây cầu tương tự bắt ngang mấy con suối ở đường Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng mà mình hay đi ngang khi xưa. Chỗ cư xá Địa Dư băng qua con suối được đoàn hướng đạo Lâm Viên, do anh Ngữ con ông Ấm Thảo đứng trả huy động xây cất. Anh Ngữ, sau này đi Thuỷ Quân Lục Chiến, bị mất một con mắt khi đánh tái chiếm Quảng Trị. Thủy Quân Lục Chiến chỉ có tiến không có lùi, được nghe từ một bộ đội cụ hồ, rất sợ lính thuỷ đánh bộ của Việt Nam Cộng Hoà.



Tấm ảnh này đã giải mã thắc mắc của mình lâu nay. Mình cứ nghĩ là khu nhà nằm ở đường Phan Bội Châu khi chợ Cây bị cháy nên thiên hạ rũ nhà ra đây họp chợ trong khi đợi người ta xây lại Chợ. Nay mới biết là mấy căn nhà của người Tàu lên Đàlạt làm ăn. Mình thấy bên cạnh cái quán có mái hiên, có chứa mấy tấm gỗ để gắn cửa nẹp lại để đóng cửa vào ban đêm. Tính ra thì có 3 cái nhỏ và mấy cái lớn. Nhớ lại một thời chưa có cửa sắt, ai nấy dưới chợ, hay trên phố đều mở và đóng cửa hàng bằng loại này.



Cận cảnh căn phố thấy 3 người Tàu ngồi trong tiệm, ông cha và 2 người con. Biết đâu là cha con ông Lưu Hội Ký vì mình thấy họ bán đồ nhôm như cái thau để giặt đồ hay tắm, mấy cái nắp nồi rồi tàu vị yểu hay rượu,... tiếc là 3 chữ tàu vẽ trên cửa tiệm nhìn không rõ. Có thể Đức Xương Long. Có ai là hậu duệ của tiệm này vào thời gian 1930 thì cho em hay. Cảm ơn trước.


Hình này chụp phía bên con suối, thấy khu phố cạnh chiếc cầu như đã kể trên. Hình cho thấy rõ, khu họp chợ dưới trũng, sau này được dẹp hết, để nối với hồ lớn bên kia thành cái hồ Xuân Hương mà ta gọi ngày nay. Ấp Ánh Sáng được xây dựng cao hơn mặt hồ Xuân Hương mà khi đến mùa mưa, họ xã lũ thì các vườn rau bên cạnh đều bị ngập.



Hình này chụp từ khách sạn Palace nhìn về phía dinh tỉnh trưởng cho thấy chợ Đàlạt chưa được xây dựng. Khu nhà chỗ cái đập cầu Ông Đạo sau này là khu phố buôn bán của người Đàlạt di cư, khác với người Đàlạt sinh trưởng tại đây mà chúng ta thường gọi là người Mọi.

Ngày nay, người ta nói đến sự chiếm đất của người da trắng khi sang châu Mỹ, tàn sát dân sinh sống tại đây. Trước khi Đàlạt được khai phá đã có người sở tại sinh sống. Người Pháp đến, đẩy họ đi, tạo dựng những khu vực riêng cho họ như cuối đường Hoàng Diệu, Lò Gạch. Không biết họ nghĩ gì khi bị chiếm đất đai, đẩy vào các khu này. Ai biết thì cho em hay tại khi xưa, không có quen ai là người Mọi cả.


Hình này chụp cũng từ khách sạn Palace nhưng độ cao hơn và ai đó đã biến thành hình màu. Ta thấy dãy phố chỗ cái cầu và xa xa trên đồi, dưới nhánh cây thông là dinh tỉnh trưởng.


Dãy phố này có năm bị lụt nặng nề nên người Pháp cho dỡ bỏ khu này, đưa lên khu Hoà Bình và nhập hai hồ lại thành hồ Lớn (grand lạc)



Khúc này chụp chỗ cái cầu và con đường từ bùng binh Thuỷ Tạ chạy qua bên kia hồ chỗ bùng binh Đinh Tiên Hoàng và Võ Tánh. Bên trái là khu phố thấy phía bên này. Cái hồ nhỏ là khu vườn của ấp Ánh Sáng sau này. Thấy dinh tỉnh trưởng trên đồi chưa có thông mọc.



Cầu này bị vỡ trong cơn bão 1934-1935 nên người Pháp nhập hai hồ lớn nhỏ và lớn thành một, dẹp khu phố chỗ cầu gỗ nhỏ. Thay vào đó, họ xây một cái đập bằng xi-măng cho chắc chắn mà dân thị xã gọi là cầu Ông Đạo. Nghe nói là một kỹ sư người Việt xây dựng, quên tên vì không tính viết về Đàlạt nữa. Mình đọc đâu trên kỹ-yếu của Công Chánh Việt Nam.


Đặc điểm là nhà của dân mới đến Đàlạt đều được xây dựng cạnh suối như tấm ảnh trên về khu nhà cửa gần ấp Ánh Sáng sau này vì gần suối dễ có nước. Không hiểu lúc Tây cho dọn lên khu Hoà BÌnh thì dân lấy nước dùng ở đâu? Chắc phải đào giếng ở dưới khu vực thấp Chợ Mới sau này, tước khi họ xây dựng nàh máy nước, nơi ông cụ mình làm việc khi xưa, bơm nước về cho thành phố xài. Ai biết thì cho em xin. Mình chỉ biết ông bá-hộ Chúc giàu nhờ nấu nước sôi cho dân cư Đàlạt xưa tắm như sau này có tiệm tắm nước nóng Mình Tâm ở trước rạp Ngọc Hiệp. Mình có tấm ảnh nơi ông bá-hộ Chúc bán nước nóng cho dân thị xã tắm thời đó. Không thua gì những nơi đi tìm vàng trong mấy phim cao-bồi.



Hình này chụp từ bờ hồ khúc chỗ sau này, trong thời chiến máy bay trực thăng đáp tại đây trước cửa sân vận động. Chúng ta thấy cái đập thoát nước hồ sang hồ nhỏ phía bên kia chỗ cái cầu Ông Đạo sau này, hình trên. Mình đoán là 2 ông tây, kiến trúc sư thiết kế Đàlạt ngày xưa theo lệnh ông toàn quyền Doumer. Một trong hai ông này thiết kế Thuỷ Tạ dựa theo một nhà hàng nổi tiếng ở ngoai-ô Paris, được xem là cái nôi của trường phái Impressionist.



Chỗ chụp 2 ông tây ở trên, sau này là chỗ đậu trực thăng trước Thao Trường



Hình này chụp cái đập và con đường chạy từ bùng bình Thuỷ Tạ qua bùng binh Đinh Tiên Hoàng và Võ Tánh. Xa trên đồi là dinh tỉnh trưởng. Phía bên phải có thể là dãy nhà sau này được gọi là nhà Lao, nơi mẹ mình bị mật thám bắt nhốt tại đây. Sau này được thả, nhờ ông Võ Quang Tiềm bảo trợ nên ông thị trưởng mới cho ra khám. Đó là kỷ niệm thời kháng chiến của cô gái 17 tuổi tại Đàlạt. Sau đó Tây cho hành quyết đâu 20 hay 21 người trong Cam Ly về tội ám sát mật thám Tây tại Đàlạt, trước cửa tiệm Đức Xương Long. Ông ra tay ám sát này, nay ở San Francisco, Hoa Kỳ, cũng già yếu lắm rồi. Nghe kể bà sống sót trong vụ xử tử này sống trên Số 4, mới chết cách đây mấy năm.



Hình này cho thấy rõ, con đường chạy từ bùng binh chỗ Thuỷ Tạ sau này, băng qua hồ Xuân Hương, đến bùng binh Đinh Tiên Hoàng, và Võ Tánh sau này. Ta thấy bên trái là hồ, bên phải có con suối chảy về Cam Ly và dãy phố mà hình trên cho thấy chụp phía đường Phạm Ngũ LÃo. Khu này sau này bị lụt cuốn đi mất hay bị phá bỏ. Chính quyền đưa chợ lên khu Hoà Bình sau này để tránh lụt lội. Chỗ này sau này là hồ được nối thêm và là nơi cầu Ông Đạo được xây cất. 



Cận cảnh là nhà ông quản đạo bị khuất sau mấy cây nhỏ.


Sau vụ lụt thì họ phá con đường chạy từ Thuỷ Tạ qua bên này, vét sâu hồ phía bên này, dẹp bỏ mấy căn phố phía tay phải, (địa điểm Thanh Thuỷ) tạo nên hồ Lớn. Ta thấy con đường Trần Quốc Toản với cái biệt thự đẹp dưới rừng thông, cạnh hồ Xuân Hương.


Thấy trạm bưu chính gần nhà thờ chính toà sau này. Xa xa ở giữa là khách sạn Palace mới được xây xong. Quán ăn Đào Nguyên chưa được thành lập.



Hình này cho thấy hồ Xuân Hương mà Tây gọi là Grand Lac, khi dẹp bỏ cái đập cũng là con đường chạy từ Thuỷ Tạ qua bùng binh Võ Tánh và Đinh Tiên Hoàng. Cứ nhắm câu lạc bộ hướng đạo Lâm Viên ngay hồ và mé Thuỷ Tạ không thấy bên tay trái. (Khi nói về căn nhà gỗ trên bờ hồ Dalat,bạn nói đó là câu lạc bộ Hướng Đạo là không chính xác,phải gọi là Đạo Quán Đạo Lâm Viên Hội Hướng đạo Viêt Nam..)


Cầu và đập Ông Đạo nhìn từ đường Trần Quốc Toản


Cầu Ông Đạo khi xưa, thấy rạp xi-nê Eden, sau này được đổi tên là Ngọc Lan. Bên kia cầu là nhà của ông Quản-đạo, sau này được dỡ bỏ.



Hình này chụp từ trên cầu Ông Đạo, được xây lại vào những năm 50 trước khi mình ra đời. Thấy ấp Ánh Sáng bên tay trái, nơi mình ở 6 năm tại ấp này còn trên đồi thấy rạp Eden, sau này đổi lại là Ngọc Lan.


Hình này thấy rõ hơn, cầu Ông Đạo mới, vừa làm cái đập nước, vừa là cái cầu để xe chạy ngang. Trong thời chiến, có lính đứng hát trên cầu vì sợ Việt Cộng thả mìn theo mấy rong bìm bịp, làm nổ cầu. Phải công nhận Việt Cộng chỉ biết phá hoại, không biết xây dựng. Chán Mớ Đời 


Hình này thấy khúc đường Trần Quốc Toản và con đường chạy lên nhà thờ Con Gà, mà hình đầu cho thấy con đường mòn chụp cầu Ông Đạo khi xưa. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn