Showing posts with label Văn hoá. Show all posts
Showing posts with label Văn hoá. Show all posts

Quê vợ là Phố Cổ

Hôm qua, đồng chí gái kêu chở lên Rosemead dự tiệc hội ngộ người đồng hương Hội An. Có nhiều người từ Việt Nam và các tiểu bang khác bay qua. Dân sinh sống khi xưa tại Hội an có rất nhiều người gốc Minh Hương, nay họ ở vùng này nhiều vì biết tiếng tàu. Có lẻ vì vậy họ tổ chức tại vùng này cho tiện người đi thay vì ở vùng Bolsa. Văn nghệ hát hò tiếng Việt là chính nhưng xen kẻ các bài hát tiếng Hoa. Không biết họ hát tiếng gì, Phúc Kiến, Quảng Tây hay Quan Thoại. Nghe nói tại Hội An, có 3 họ Tẩy, Ngô và Trương (tục gọi là TAM GIA), vượt biển đến Việt Nam vào thời Mãn Thanh. Về Hội An, mình thấy có chùa Phúc Kiến. Mấy người lớn tuổi ở HỘi An giải thích cho mình đó là văn hoá khi xưa ở Hội An là như ri. Mình viết về Đà Lạt nhiều, để mò mò thêm về lịch sử Hội An rồi kể cho vợ nghe.

Ban tổ chức bỏ rất nhiều công, rất ấn tượng giúp người đồng hương tìm lại chút gì thân thương bỏ lại. Ngoài cửa ra vào họ đã làm các lồng đèn Phố Hội để thiên hạ chụp hình. Bên trong có cái phông Chùa Cầu, ghe sông Hoài và các hình ảnh Hội An thay phiên nhau chiếu trên các màn ảnh truyền hình, giúp mình tìm lại những hình ảnh đã viếng thăm quê vợ. Không khí rất ấm cúng. Mình không có dính dáng gì về Hội An, chỉ ăn theo diện mụ vợ nhưng vẫn thấy ấm lòng trong những tiếng cười chào hỏi nhau với giọng Quảng Nơm.


“Eng là rể Hợi Ơn?” Đó là câu hỏi đầu tiên của anh ngồi cùng bàn hỏi. Mình gật đầu nên anh ta tiếp “nhìn là tui biết liền”. Anh này học trường Trần Quý Cáp, học với cậu mụ vợ là Hồ Đắc Cần. Đồng chí gái là gốc Các Mệ nhưng bố vợ mình vào làm việc tại Hội An khi cô nàng lên 1 tuổi và sinh sống tại Hội An đến 13 năm mới vào Sàigòn. Lý do là an ninh. Đêm đêm, Việt Cộng từ bên kia sông bơi xuồng qua, ám sát các viên chức Việt Nam Cộng Hoà. Đồng chí gái kể là có lần sáng thức dậy, ra sau nhà có bờ sông, thấy cánh tay của ai trôi dạt vào nên sợ mệt thở. 


Ông ngoại đồng chí gái là dòng Tôn Thất, làm quan còn bà ngoại dòng Hồ Đắc. Một trong những sáng lập viên của chùa Diệu Viên ở Huế. Nay họ vẫn để hình của bà trong chùa.

Ông bố vợ lại thuộc dạng công chức cao cấp của Việt Nam Cộng Hoà, phó tỉnh trưởng tỉnh Quảng Nam nên mẹ vợ kêu xin đổi vào Sàigòn sau Mùa Hè Đỏ Lửa. May chớ nếu ở lại 75 thì hơi mệt với nằm vùng. Ở Sàigòn đến 1985 mới vượt biển, rồi định cư tại Hoa Kỳ. Do đó có thể gọi mình là rể nuôi của Hội An đồng thời rể Trưng Vương vì mụ vợ vào Sàigòn thì học Trưng Vương.


Mình nhớ gặp người quen đầu tiên của gia đình bên vợ gốc Hội An, là anh Thái Tú Hoà, trưởng ban hợp ca nhi đồng của Hội An khi xưa. Anh này tính tình dễ thương, hình như gốc Minh Hương. Vợ chồng mình hay gặp vợ chồng anh ta mỗi lần lên khu gần Los Angeles. Anh ta biết nhiều tiệm ăn chay rất ngon. Có lẻ người đã kéo đồng chí gái về với Hội An là chị bạn thân của đồng chí gái thời ở Phố Cổ, trong ban hợp ca thiếu nhi. Một hôm, đang ngồi làm việc tại nhà, điện thoại reo thì nghe đầu dây bên kia giọng Hội An rất nặng, hỏi cho gặp vợ mình. Nói chuyện hỏi thăm tin tức bạn xưa nên mụ vợ mới chịu về Việt Nam lại. Đi tìm lại vết chân xưa của Phố Cổ quê hương tôi. Nơi không có chùm khế ngọt mà chỉ có Cao Lầu và bánh đập.

Hình chụp thời tây từ máy bay bà già. Thấy toàn Hội An và con sông Hoài. Theo đồng chí gái thì trước năm 1975, phía bên phải là vùng tạm chiếm của Việt Cộng. Đêm đêm buồn buồn, họ bò xuồng qua sông, tìm đến mấy nhà công chức Việt Nam Cộng Hoà để giết để không ai dám làm cho chính quyền Việt Nam Cộng Hoà. Chuyện này tương tự ở Đà Lạt khi xưa, nằm vùng hay về giết trưởng Ấp hay khu phố trưởng, đặt chất nổ nhà ai không chịu cúng tiền cho cách mạng.
Bản đồ Hội An (Faifoo) thời Tây. Route coloniale No 1 là quốc lộ số 1 chạy vào Phố Cổ. Sông Hoài (rivière de Faifoo). Nhà đồng chí gái ở Phan Bội Châu, gần bờ sông, phía sau nhà là sông Hoài, hạ lưu của sông Thu Bồn.

Hội An khi xưa nhỏ và nghèo, nay được du khách chiếu cố về nét kiến trúc của phố cổ nên dân tình sống khá lên nhờ du lịch. Nhà cửa đa số làm thời Pháp, kiến trúc kiểu ở Nam Định. Nay nhà cửa tăng giá như điên, nghe nói cả triệu triệu đô không. Có người quen bên này cho thuê nhà ở Phố Cổ do bố mẹ để lại, khá bộn tiền, sống thoải mái. Các trung tâm nghỉ dưỡng thay phiên mọc lên như nấm ở Cửa Đại để tiếp du khách, vì muốn xem văn hoá, kiến trúc phố cổ. Mình có về đây ở mấy lần, biển đẹp.


Có một điểm khá độc đáo là ngày Rằm âm lịch, họ tắt điện hết, chỉ treo lồng đèn nên khá lạ, đưa du khách về thời xưa, chưa có điện. Đi bộ trong phố cổ khá lạ mắt. Ai muốn viếng thăm Hội An thì canh cho đúng ngày rằm ghé lại. Đi ngoài đường thấy các đèn lồng Hội An treo khắp nơi rất đẹp. Đồng chí gái có mua mấy lố về nhưng phong thuỷ không hạp nên mấy cây tre làm đèn lồng đều có rúm khô lại làm mất vẻ đẹp. Thấy đẹp nhưng đừng mua về Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, nhiệt độ ẩm, khác với Cali.


Theo mình hiểu thì khi Chúa Nguyễn vào Nam, không biết nhờ ông Đào Duy Từ hay các quan khác gợi ý, mở cửa buôn bán với người ngoại quốc thay vì bế môn toả cảng như nhà Minh. Vùng này sởi đá không, khó mà sống Lạp ngập lụt. Nhà Minh bế môn toả cảng, không cho buôn bán trực tiếp với Nhật Bản và các nước khác nên người Nhật phải qua Việt Nam tại bến tàu Cửa Đại để buôn bán. Người tàu chở đồ xuống sông Thu Bồn, Hội An tạo thành 1 thương cảng phát triển rất nhanh. Nghe kể là có đến 80, 90 chuyến tàu hàng năm, ghé lại bán hàng rồi mua của người Việt chở về xứ họ. 

Mấy bà chụp hình tạo dáng là thời 60 năm về trước chùa Bà Mụ. Chị bạn gửi. Về hỘi An phải đi theo vợ nên không đi viếng mấy chỗ này được. Lần sau về, tìm cách đi riêng để tìm hiểu thêm. Kiến trúc khá kỳ lạ, khác với các chùa Việt Nam.

Thương thuyền đầu tiên đến Hội An mà người tây phương gọi là Faifo, Hoài Phố, vì con sông Hoài nằm bên cạnh, hạ lưu của sông Thu Bồn. Không biết cụm từ Hội-An, có phải đến từ sông Hoài nhưng phát âm của người địa phương thành Hội An. Ai biết rõ Hội An đến từ đâu thì cho em xin. Từ Phố Hoài đến Hội An. Đọc tài liệu của người tây phương viếng thăm vùng này khi xưa thì được biết tàu bè đến từ Chàm, Nam Dương, Nhật Bản, Trung Hoa và Phi Luật tân. Có người kêu thời nhà Nguyễn có một xã mang tên Hội An nên sau này cứ gọi Hội An. Thấy thuyết này không có lý lắm. “Hội” có thể người địa phương phát âm Hoài thành Hội. Còn An thì không biết từ đâu. Có thể là chữ Hoài, họ đọc tách làm hai “Họ Ai” biến thành Hội An với giọng địa phương.


Các thương buôn hay tu sĩ người Bồ Đào Nha đến Việt Nam trước tiên. Họ có chữ cái là H nhưng không có PH như người Pháp nên Phố, họ có thể phiên am ra thành Foo nhưng họ có chữ cái H nên Hoài ra Fai thì hơi lạ. Có thể dạo ấy người gốc Minh Hương hay người Nhật Bản ở vùng này nhiều hơn người Việt và cách phát âm của họ khác với người Việt nên ra chữ Fai. Mình đọc đâu đó lâu rồi, họ cho biết là người Tàu đọc Phố Biển hay Hải Phố nên người ngoại quốc mới viết là Faifoo. Nam Cali có tiệm ăn Faifoo, chuyên bán các món Hội An, em của một chị bạn làm chủ.


Sau này, người Pháp sử dụng hải cảng Đà Nẵng mà họ gọi Tourane khiến Hội An mất ảnh hưởng vào thế kỷ 20. Có lẻ tàu bè quân sự không vào đây được so với Tourane, rộng lớn. Mẹ mình vào Đà Lạt lập nghiệp, phải đi tàu từ Tourane đến Phan Thiết rồi mới đi xe đò lên Đà Lạt.


Sau này, Chúa Trịnh đem quân đánh phá nên người Tàu dắt nhau vào nam, cũng có thể khi nhà Nguyễn đánh chiếm xứ Cao Miên nên khuyến khích dân vùng này vào miền Nam, xây dựng Chợ Lớn sau này. Mình đọc tài liệu nhưng chưa hình dung sự việc rõ ràng. Ai biết thì cho em xin. Tổ tiên họ từ Trung Hoa chạy sang lánh nạn tại Việt Nam, rồi 12 đời sau, lại dắt nhau chạy qua Hoa Kỳ. Không biết mấy trăm năm sau, con cháu của mình có bỏ nhà bỏ cửa chạy đi đâu lánh nạn không.


Do đó mới có chiếc cầu do người Nhật Bản xây còn sót lại mà người Hội An gọi là Chùa Cầu. Qua năm tháng được trùng tu bởi người gốc Minh Hương nên có hơi biến dạng. Chiếc cầu này, tây gọi là Le Pont Japonais, hay Pont Couvert. Tây đặt tên con đường dẫn tới chùa Cầu là rue du Pont Japonais. Mình thấy tấm ảnh chùa này lâu lắm rồi, thời đi học bên tây nên khi ghé hội An thì việc đầu tiên là chạy ra đây xem.


Thời đi học kiến trúc, thấy hình ảnh của tây chụp ở Việt Nam là mừng lắm. Khi ở Việt Nam đâu có đi đâu, quê mẹ chỉ là văn chương, qua câu ca dao mẹ ru hằng đêm. Nên mò vào viện bảo tàng á châu là sung sướng, như tìm được những gì về Việt Nam.

Chùa Cầu thời pháp thuộc

Có điểm lạ có hai bức tượng con thú ngồi hai đầu cầu, hai đầu nổi nhớ. Một là tượng khỉ và một là tượng con chó, ngồi sau cái bát nhang. Tò mò mình hỏi dân ở đây thì không ai biết sự tích nên bắt chước ông NGuyễn Du, 100 năm trong cỏi người ta, cái gì không biết tra gú gồ. Theo truyền thuyết của người Nhật Bản thì có con thuỷ quái Mamazu đầu thì ở Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ Dương và thân thì ở Việt Nam. Mỗi khi cựa mình là gây động đất và thuỷ triều, sóng thần dâng cao nên người ta để thần chó và thần khỉ để trấn yểm con quái vật.
Theo thiên hạ giải thích về hai con thú này dùng để yểm con thủy quái. Mình đoán là do người Tàu mà ra chớ người Nhật Bản không tin phong thủy lắm. Tại vì cái chùa được xây sau này nên người Minh Hương mới nghĩ như vậy.

Theo mình hiểu lúc đầu, chỉ có chiếc cầu lợp bằng ngói để dân tình đi qua, có thể trú mưa nên người dân địa phương gọi là Cầu Ngói. Ở Huế có cầu ngói Thanh Toàn, ngoài bắc, mình cũng có thấy mấy chiếc cầu lợp ngói. Có dịp về Bắc, sẽ ghé thăm viếng. Nghe nói họ trùng tu lại. Về sau, người ta lập một đền thờ Phật trên cầu nên được gọi là CHùa Cầu. Ngôi chùa nhỏ được gọi là Bắc Đế Trấn Vũ, thờ một ông tướng tàu nào bên Tàu. Hàng năm họ cúng ông ta vào 20 tháng 7 âm lịch.

Đường chính trong Phố Cổ, tây gọi Rue du Pont Japonais. Nhà cửa được xây khá nhiều thời Pháp thuộc, mình thấy tương tự như các dãy phố ở Nam Định

Được biết là vào thế kỷ 16, Phố Hoài có hai khu vực riêng biệt; một khu vực người Hoa và một khu vực người Nhật, chia cách nhau bởi cái chùa Nhật Bản. Hình như sau này, quân của Nguyễn Huệ đến vùng này đốt cháy, cướp bóc khiến người Nhật Bản bỏ chạy về xứ, còn người hoa vẫn còn sống sót. 3 anh em họ Nguyễn, đọc đâu đó là hậu duệ của Hồ Quý Ly, chạy vào nam, xuất thân từ nghề thảo khấu, đánh phá cướp bóc ven biển này. Dần dần tiến lên làm vua. Mình có đọc một bài viết và xem mấy tấm tranh nói về vụ cháy ở Hội An thời đó do người Nhật Bản cư trú tại đây kể lại. Chỉ đọc lướt nên không nhớ đọc ở đâu.

Theo bản đồ này thì thấy Chùa Cầu băng qua con suối đến khu phố người Nhật còn phía bên này thì phố người Tàu. Mình có đọc tài liệu về Hội An. Hôm nào rảnh mình kể lại. Nếu có dịp đi lại Hội An mình sẽ lần mò tìm hiểu hơn về Phố Cổ, quê vợ. 
Đầu cầu đi vào
Cầu làm bằng gỗ rồi kết hợp thêm ngôi chùa nhỏ chỗ ông thần đứng, thờ ông tướng nào bên tàu. Hình này chắc chụp lúc sớm mai, lúc mình đi qua đây, du khách đông hơn quân nguyên.
Đây là bản vẽ, đo đạt lại. Thấy cầu gỗ, ở hai đầu là con linh ứng (khỉ và chó) để yểm cái gì đó, nối liền sau này ngôi chùa nhỏ. Nghe nói nay phải trả tiền để vào. 

Có lẻ vì vậy mà hậu duệ người Nhật Bản không còn tại Hội An, ngược lại người Hoa thì nhiều vì họ di tản, vượt biển khi Nhà Thanh lên ngôi. Họ được gọi là người Minh Hương, người có quê hương nhà Minh. Người nổi tiếng nhất ông Mạc Cửu ở miền Nam. Chạy sang Việt Nam, với tinh thần Phản Thanh Phục Minh. Nhà Minh đa số là người Hán nên ai theo phong trào này được ví như Hảo Hán, người Hán tốt. Theo những gì mình đọc thì nhóm kháng Thanh này bán thuốc phiện để gây quỹ làm cách mạng khiến người Tàu từ từ bị nghiện thuốc phiện đưa đến bị người tây phương chiếm đóng xứ Trung Hoa. Tương tự sau này dân kháng chiến ở Nam Mỹ buôn cocaine để gây quỹ. Làm tiền nhiều quá nên quên luôn vụ phục Minh hay làm cách mạng.

Hình từ Chùa Cầu
Chợ Hội An thời Pháp Thuộc. Ai đến Hội An đều nghe đến món ăn Cao Lầu. Lần đầu tiên mình ăn tại Hội An thì không thấy ngon như mì tàu. Sau này có mấy người bạn Hội An làm tại Hoa Kỳ thì ăn rất ngon. Mê luôn vì nhờ rau. Mấy người bạn kể về Hội An, họ chỉ mua cao lầu khô đem qua mỹ để dành ăn. 
Chú bé này chắc gốc Minh Hương vì tóc để như người Tàu.
Bến tàu ven sông Hoài. Đường Bạch Đằng
Hội An có rất nhiều người gốc Hoa nên nhiều nhà thờ của họ. Mình có thấy mấy nhà thờ tổ khi viếng Hội An. Người Việt cũng có nhà thờ tổ ở đây. Đền Hàng Cung (Chùa Ông) thờ Quan Công trên đường Pont Japonais
Chùa Bà Mụ. Về Hội An không thấy chùa này. Chắc phải đi đâu xa, không nằm trong phố cổ. Thấy cái tường có hình tròn khá lạ mắt.




Tấm ảnh này mình có trải nghiệm khi Hội An bị lụt, đi ghe ra tới nơi cao nhất Hội An, nhảy xuống ghe lên xe chạy mất dép ra phi trường Đà Nẵng. Hết dám về Hội An. Ai mua nhà ở Hội An thì nên kiếm nhà trên cao, không sợ bị lụt mà mua cả khi nước ngập thì hư nhà hết.

Họ cũng gây quỹ kháng chiến tại Việt Nam nên người Việt cũng bị nghiện thuốc phiện. Khi tây sang Việt Nam thì đọc tài liệu của họ được biết 55% người Việt dạo ấy nghiện thuốc phiện nên họ dành luôn phần bán thuốc phiện và rượu để bán kiếm tiền. Một mặt ru ngủ lòng yêu nước của người Việt luôn, không chống đối. Anh chống đối gì khi anh nghiện rượu và thuốc phiện, chỉ biết nàng tiên nâu và ba xị đế. Mình nghe kể ông Nguyễn Hải Thần, ở biên giới Việt Trung, hút thuốc phiện mệt thở, trong khi các đồng chí của ông đi quyên tiền chống tây ở Việt Nam, bị tù đầy,… không biết có phải tuyên truyền của Hà Nội nhưng theo lời kể của nhạc sĩ Văn Cao mà mình đọc đâu đó, ông ta là đại uý đặc công, được lệnh giết mấy đảng viên như Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ông có kể vào một nhà thuốc phiện giết ông nào, cũng chống tây nhưng mê thuốc phiện hơn. Xem hình của ông mình đoán việc khi xưa ông ta sát thủ các nhân vật đối lập, có ảnh hưởng về sau.


Mỗi lần về Việt Nam với đồng chí gái thì đều ghé thăm Hội An, để mụ vợ gặp lại bạn xưa. Lần chót về, có mẹ mình đi theo, bà cụ kêu đi chơi như chạy giặc. Lý do là về mùa mưa. Chiều xe chở về khách sạn trong thành phố. Mình thấy khách sạn gì mà đi vào cửa phải leo mấy bực thang độ 1.5 mét chiều cao. Sáng hôm sau mới hiểu vì nước dâng lên đến cửa. Muốn ra phố phải đi ghe ra. Từ lễ tân bước qua ghe rồi họ chở ra phố cổ khiến mình mới hiểu phim Áo Lụa Hà Đông, khi bà vợ hỏi đặt tên con là gì. Ông chồng nhìn quanh thấy toàn nước lụt nên bảo đặt tên Lụt. Mụ vợ như sống lại thời xưa nên khi ghe không chịu đi nữa thì đành xuống bộ, lội nước. Mụ đi giữa đường vì thường là nơi cao nhất của con đường trong khi mình dẫn mẹ già lội nước. Trời hành cơn lụt mỗi năm, cứt nổi lình bình chảy đầy Hội An. Kinh


Cuộc hội ngộ đồng hương Hội An trên 400 người vì nghe nói ban tổ chức có 400 quà cho mỗi người nhưng cuối cùng có nhiều người không nhận được. Có lẻ giờ chót nhiều người đến đông hơn dự liệu. Mình dân Đà Lạt nên nghe được giọng Quảng. Lý do là dân Thừa Thiên và Quảng vô Đà Lạt sinh sống đông nên dân Đà Lạt nói giọng hơi quảng quảng. Có chị bạn kể lấy chồng gốc Hội An. Chị ta gốc bắc kỳ nên khi ông chồng đưa về nhà ra mắt bố mẹ chồng gốc Vĩnh Điện. Chị ta cứ nhìn trơ trơ bố mẹ chồng tương lai khi họ hỏi khiến anh chồng phải thông dịch mệt thở. Đồng chí gái khen thức ăn ngon. Mụ vợ rất kén ăn, hay chê này chê nọ.

Nhóm đồng hương Hội An tụ tập mỗi tuần tại một quán cà phê ở Garden Grove. Đa số lái xe từ Los  Angeles xuống. Uống cà phê nói chuyện đời xưa, gặp ai mới và trẻ thì hỏi: “mi con ơi?”. Có anh chàng trẻ, di tản năm 75, tiếng Việt không rành, lấy một cô vợ nói đặc tiếng Quảng nên học tiếng Việt hơi khó. Mỗi lần dân Hội An gặp mặt nhau là thấy anh ta ngồi nhìn mọi người cười cười như mấy ông chồng mỹ lấy vợ việt. Ngay mình khi nghe họ dùng âm ngữ và danh từ riêng của vùng miền này cũng chới với huống chi người không rành tiếng Việt.


Không hiểu sao dân Hội An mà đồng chí gái quen, đa số hát rất hay nhưng họ không hát giọng Quảng. Họ hay tụ tập thay phiên mỗi nhà mỗi tháng để hát hò. Đa số họ rất hiền, nhẹ nhàng, sợ mình bị lạc lõng giữa rừng tiếng Quảng nên hay bắt chuyện, kể về Hội An giúp mình hiểu thêm về quê vợ. Đa số là gốc người Minh Hương nên họ rất thân thiện với nhau như mấy cái bang của người Tàu. Vợ mình nói hội Thừa Thiên mất tích luôn khi mấy người lớn tuổi qua đời. Khi xưa, mình hay đi xem ngày nhớ Huế, ăn cơm tàu vì tổ chức tại nhà hàng tàu, không có cơm hến, bún bò chi cả. Chán Mớ Đời 

Tôi về phố cổ Hội An

Một chiều đầu tháng ngập tràn nắng xuân.

Khách nơi xa lẫn khách gần

Cảnh quan đô hội níu chân từng người.

Trên sông cô gái mỉm cười

Con đò chờ đón đưa người qua sông.

Thu Bồn – dòng nước xanh trong

Còn in kỷ niệm trong lòng không phai

Ra về lưu luyến cùng ai!

Hội An phố cổ – nhớ hoài không quên.

(Tác giả: Đức Trung)


Tuần tới người gốc Đà Lạt có tổ chức ngày nhớ Đà Lạt. Để mai mình liên lạc xem có vé để đi dự.

Một số hình ảnh mình lấy từ trên Internet, vài tấm từ trang Nhạc Trịnh ở Việt Nam.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 





Đầm tây đẹp đầm ý?


Có ông thần tải trên mạng trưng cầu dân ý về phụ nữ âu châu. Kết quả cho biết đa số người âu châu thích phụ nữ Ý Đại Lợi. Ông thần cho rằng vì đế quốc La Mã khi xưa rộng lớn chiếm đóng khắp nơi nên ảnh hưởng vẫn đến ngày nay, nhớ đến hậu duệ của đế quốc La MÃ. Mình không biết quân La MÃ đến tận Thuỵ Điển, mới tới xứ Đức là đã kinh khiếp, chạy mất dép. Đế quốc la mã có nhiều hoàng đế không sinh trưởng tại thành La Mã như Trajan, Hadrian, Marcus Aurelius, sinh tại Tây Ban Nha. Lý do Tây Ban Nha khi xưa là vùng trù phú nhất đế quốc, trồng cây olive để cả đế quốc sử dụng. Quân La MÃ tới Anh quốc, ăn cá chiên thời đó chưa có khoai tây nên chưa có chips là mấy ông này oải, rút quân về. Thời đó ông MArco Polo chưa sinh nên chưa có spaghetti mang từ Trung Hoa về. Đi Uzbekistan thấy họ ăn sủi cảo nhưng to hơn của người Tàu. Dưới thời Stalin, ông thần này đã đày 40,000 người từ Mãn Châu đến Uzbekistan. Có lẻ vì vậy mà có Sủi Cảo ở xứ này thay vì qua con đường lụa.


Các lịch sử gia cho rằng nhờ quân La MÃ đánh chiếm mà Anh quốc được tiếp cận nền văn hoá của thực dân La MÃ, đã giúp họ thoát ra khỏi sự u mê, lạc hậu và tiến nhanh sau này, trở thành một đế quốc rộng lớn hơn đế quốc La MÃ. Trong khi đó quân la mã chưa đến các vùng phía bắc như Tô Cách Lan thì sau này các vùng này vì chưa tiếp cận với nền văn hoá cao hơn họ nên không phát triển đến khi người Anh quốc chiếm đóng giúp họ phát triển được đi học tiếng ăng-lê và đã tạo dựng một một thế hệ kỹ sư và trí thức đã giúp Anh quốc vượt xa trong cuộc cách mạng kỹ nghệ sau này.

Hôm trước, thấy trên mạng có đăng một cuốn sách cho rằng tiếng quốc ngữ là ngôn ngữ của thực dân này nọ. Đáng lẻ tác giả nên viết bằng chữ Nôm như ông NGuyễn Đình Thiều để vạch rõ sự gian ác của thực dân. Tác giả chưa đọc tài liệu của Pháp vào thời đó khi họ đô hộ Đông Dương. Họ do dự dạy người Việt bằng tiếng tàu hay tiếng quốc ngữ, cuối cùng lấy quyết định quốc ngữ để giúp người Việt tiếp cận với kỹ thuật tây phương. Nếu dạy tiếng tàu thì chúng ta sẽ không có Tự Lực VĂn Đoàn, nền văn chương văn hoá tiền chiến và hậu tiền chiến. Nhìn lại trước khi người Việt sử dụng chữ Nôm, bao nhiêu áng văn bằng tiếng tàu được người Việt sáng tác. Niet 


Nếu người Việt được người Pháp cho dạy bằng tiếng tàu tại trường học thì đời đời sẽ không bao giờ khá được. Ngôn ngữ là một cách nô lệ hoá tư tưởng con người muôn đời. Một người Việt chỉ học tiếng pháp sẽ đời đời tưởng mình hay muốn mình bắt chước hoàn toàn là người Pháp hay muốn trở thành một người Tàu chuẩn khi học tiếng tàu. Điển hình người Triều Tiên khi xưa, đã có chữ viết của họ, có nhiều áng văn hay trước thế kỷ thứ 8 đến khi một số người triều tiên sang tàu học vào thời nhà Tống. Họ trở về sử dụng chữ Hán thì tuyệt nhiên không có áng thơ văn chương nào được ra đời vào thời ấy. Sau đó nhờ họ kịp thời phát hiện nên đổi lại, dạy tiếng Cao Ly lại.


Cứ tưởng tượng mấy ông như Nguyên Sa, Lê Trạch Lựu , Cũng Trầm Tưởng, Hoàng Anh Tuấn,… đi du học bên Tây mà không được người Pháp cho dạy chữ quốc ngữ ở trung học thì ngày nay chúng ta không có Áo Lụa Hà Đông, Mưa Sàigòn Mưa Hà Nội hoặc Em Tôi,…

Theo mình, phụ nữ Ý Đại Lợi được ưa mến vì dân Bắc Âu đi nghỉ hè ở miền Nam Âu châu tại Ý Đại Lợi và Tây Ban Nha nên yêu thích phụ nữ của hai nước này. Thủ đô của đế quốc khởi đầu ở thành la mã nhưng sau dời qua Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Ý Đại Lợi mới được thành lập độ trên 100 năm qua nhờ ông Garibaldi thống nhất xứ này, tổng hợp nhiều vùng, nhiều loại dân. Điển hình vùng Napoli (Naples), khi xưa thuộc đế chế Pháp. Dân Ý Đại Lợi miền bắc khác phong tục tập quán với dân ý miền nam. Họ chê bai dân miền Nam, kêu là Taru đủ trò. Các vùng Ý Đại Lợi nói phương ngữ khác nhau nên khó có thể định nghĩa được phụ nữ Ý Đại Lợi chính gốc.


Kinh nghiệm là đi xứ nào thấy phụ nữ xứ đó đều đẹp vì mới lạ cả ngoại trừ xứ Hy Lạp. Mình có tên bạn người Hy Lạp, một hôm hắn dẫn em gái đến sở, giới thiệu từ bên Hy Lạp sang chơi. Cô này đẹp nức nở đến khi mình đi HY Lạp, lái xe 2 tháng trời vòng xứ này chơi và vẽ thì không thấy một cô gái đẹp như cô em tên bạn. Được cái là lỗ mũi của họ như các tượng cổ đẹp hơn đầm.




Khi mới qua tây, mình mê đầm lắm, thấy cô đầm nào cũng đẹp, ở lâu thì cái đẹp ban đầu được bình thường hóa lại. Lúc mới sang Mỹ lần đầu tiên thấy mấy cô mỹ đẹp nhưng ở lâu rồi thì thấy họ hơi thô nhưng vẫn còn đẹp vì lai đủ thứ giống. Nói chung thì mình rất mê gái, xứ nào cũng đẹp. Đi Maroc thấy mấy cô xứ này cũng đẹp ly kỳ. Không kỳ thị phụ nữ.

Khi mình ở âu châu thì mùa đông nhất là mùa hè dân miền bắc đi nghỉ hè là chạy xuống miền Nam như Ý Đại Lợi và Tây Ban Nha. Người Anh quốc đi nghỉ hè là xuống Tây Ban Nha, mấy vùng như Majorca nhất là Malaga, Marbella vì gần Gilbratar của Anh quốc. Mấy xứ này khi xưa rẻ hơn Pháp và trời ấm hơn miền nam nước Pháp. Đến đây là thấy toàn tôm hùm là biết người Anh quốc, khỏi cần hỏi. Họ phơi nắng da đỏ như tôm hùm mới bị luộc. Pháp cũng chạy xuống vì dạo đó rẻ hơn đi nghỉ hè ở Pháp. 


Mùa hè trời nóng, các cô bận bikini ngoài bãi biển, đúng hơn là topless da ngâm ngâm nên dân miền bắc âu mê. Nhớ ra bãi biển, mấy cô topless đi bán cà REM, nhìn mấy núi lửa của mấy cô là phải mua kem. Có lần gặp hai cô đầm ở Lữ quán thanh niên và một cặp từ Bỉ xuống vùng Camargue, họ rủ đi tắm biển ở bãi biển khoả thân, thấy vui vui vì chán như con gián. Mấy ông bà già không. Toàn là mướp dài xệ xuống rốn theo biểu đồ của phương trình bậc 4. May hai cô đầm thì còn trẻ nên điện nước 20/20.


Dạo mình mới sang Thuỵ Sĩ thì làm việc ở vùng đức ngữ, thấy gái đức đẹp, tóc vàng đủ trò nhưng khi họ nói chuyện thì Chán Mớ Đời vì cái giọng không thỏ thẻ như gái ý. Theo mình gái đầm thì không đẹp rực rỡ như gái Ý Đại Lợi nhưng có nét đẹp nhẹ nhàng mà cô đào biểu lộ rõ nhất cái đẹp của đầm là Catherine Deneuve. Mình thích nghe mấy cô nói tiếng pháp và tiếng Ý, nhẹ nhàng. Nhưng nếu sống với nhau chắc cũng như tất cả phụ nữ trên thế giới, càm ràm mỗi ngày.

Đi Tây Ban Nha thì khám phá ra xứ này bị người ả rập đô hộ đến trên 400 năm nên cũng lai người ả Rập nhiều nhất tương tự miền nam của Pháp đủ trò, tóc đen. Khi viếng thăm vùng bắc âu thì mấy cô Đan Mạch, Thuỵ Điển, tóc vàng, mắt xanh lè. Vui nhất là ở lữ quán thanh niên, con gái con trai tắm chung không như bên tây khiến mình thất kinh khi mới bước vào phòng tắm ở các lữ quán thanh niên, thấy mấy cô to lớn, đầy đủ phụ tùng, phụ kiện kêu Yellowstone rồi xem chim mình lắc đầu. Chán Mớ Đời 


Thời mình ở Âu châu thì có chiến tranh lạnh, đến khi Liên Xô tan rã thì khám phá ra phụ nữ ở Đông Âu và Nga rất đẹp. Mình đi viếng Georgia vừa rồi thì không thấy phụ nữ ở đó đẹp, cứ nghe vùng caucase. Nhiều khi trong xi-nê họ chụp hình mấy cô đẹp nhất cũng nên. Mấy xứ mà mình có ở và làm việc khi xưa như Anh quốc, Pháp, Thuỵ Sĩ, Đức quốc, Ý Đại Lợi và Tây Ban Nha thì Anh quốc lâu lâu bất chợt thấy một vài cô rất xinh, khác hẳn phụ nữ miền Địa Trung Hải. Nhưng họ có nét dễ thương riêng.

Phụ nữ đức thì tướng mạo trông rất khoẻ mạnh, phụ nữ Tây Ban Nha có vẽ rất tự cao, mặt lúc nào cũng nghênh nghênh lên trời chỉ thua phụ nữ việt. Họ khác biệt tuỳ vùng. Mấy cô ở Barcelona khác với Madrid. Khi xưa có viếng thăm mấy cô bạn ở Madrid và Basque thì họ nói chuyện khác nhau vì Madrid to lớn nên dân tình cũng như bao thành phố lớn, bạo dạn hơn còn cô ở San Sebastián, Basque thì thầm lặng hơn. Lỗ mũi đầm hơi bị gãy không thẳng boong như gái đức.

Nói chung phụ nữ lúc đầu thì thấy đẹp mà quen lâu rồi thì bà nào xuất xứ từ xứ nào đều nói nhiều, rất nhiều, khiến mình phải bỏ đi xứ khác. Để rồi bị một mụ người Việt tóm cổ về ao ta. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Những người đàn bà trong truyện Kiều

Đọc bài “những người đàn ông trong truyện Kiều”, có người hỏi sao không kể mấy người đàn bà trong truyện Kiều cho công bằng. Cái này rất nguy hiểm vì có thể bị banh xác khi nói xấu mấy bà. Bị một lần, mình tếu tếu mấy bà bạn của đồng chí gái khiến mụ vợ chửi cho một tăng, cấm không đụng tới mấy bà bạn của thủ trưởng. Thân trai 12 bến nước, trong nhờ đục thì đi nơi khác. Em thuộc loại trai thuyền quyên xuất giá tòng thê.
Ông Nguyễn Du cho hai chị em Thuý Kiều và Thuý Vân xuất hiện, đầu lòng hai ả tố nga, tả đẹp nức nở đến nổi liễu hờn kém xanh. Học tới đó thì mình chả biết cây liễu là gì vì Đà Lạt đâu có thấy cây liễu hay bệnh hoa liễu. 

Hai chị em đi tảo mộ khát nước nên vào quán, phát hiện nụ cười mím chi của Kim Trọng trong quán trà sữa đang thả hồn trong tiếng nhạc tôi đưa em sang sông. nếu xưa không có trà sữa. Hai chị em uống trà sữa thêm boba nhiều quá nên mót tè, phải tấp vào một chỗ vắng vắng để xả xú bắp. Nếu mình không lầm được ông Nguyễn Du tả qua mấy câu thơ:


Xè xè nấm đất bên đường,

Rầu rầu ngọn cỏ nữa vàng nữa xanh 

Khi xưa học anh ngữ, có dịch ra trong một bài thi:

Someone pi pi on the street

Sad sad the grass half Yellow half Green


Cho thấy ông Nguyễn Du dẫn chứng câu ca dao phụ nữ tè chưa qua ngọn cỏ nên khiến cỏ bị chết vàng theo mùa tảo mộ. Thúy Kiều là chị nên kêu em đứng canh để chị đi tè. Ai ngờ cô ta tè trên mồ của một nàng ca kỷ tên Đạm Tiên, thua lô đề tự vận chết nên chưa đi đầu thai được. Bổng nhiên thấy Thúy kiều tè trên mộ Nàng vì không có ai đi tảo mộ, nhổ cỏ nên nghĩ là ngọn cỏ bên đường. Dạm Tiên tức giận khi không bị tè lên người, quyết bắt cô Kiều thế nghiệp của nàng để đi đầu thai. 

Thế là hồn cô ta bay đến Las Vegas, thấy ông bố của Thúy kiều đang đánh xì lác 21 nên cô ta bay xuống, nhập vào ông ta, xúi ông bố đánh loạn cào cào và thua mệt thở.


Trong khi đó Thuý Kiều sau khi xả xú bắp thì hồ hởi phấn khởi, đi ra đường, đi ngang Kim Trọng, giả bộ làm rớt cái trâm em cài là do tình nhân em biếu đó. Tên này vốn là công từ giàu có, không chân đất nông dân như Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen. Hắn lịch thiệp cúi xuống nhặt lên, đưa lại cho nàng thế là qua phần nhập đề “tên kia con cháu nhà ai, trăm năm biết có duyên gì hay không?” Kim Trọng đi trước với Thuý Kiều, Thuý Vân vì tè sau nên ra đường lộ trễ, thấy chị mê trai quên em, vừa chạy vừa gài quần bò, chạy theo sau hát bài 1 người đi với một người, một người lặng lẻ một mình chạy theo.


Tối đó KIm Trọng thổi sáo bài đừng tha anh đêm nay khi ba má anh ngủ say, báo hiệu Thuý Kiều, bố mẹ đi ngủ rồi, nên Kiều mới bò ra vườn sau, leo rào qua nhà, mò theo tiếng sáo Kim Trọng. Không nói đến mẹ của Thuý Kiều, chắc đi theo hầu ông bố ở Las Vegas. Ông Nguyễn Du dưới chế độ phong kiến, không được tả tiếp cặp trai gái này làm gì tiếp theo qua đêm. Nghe kể mấy ông đồ ngày xưa khi nghe đến Thuý kiều tắm, lồ lộ một toà thiên nhiên là đã bịt mắt, bịt tai không dám nghe. Sau một đêm ở bên Kim Trọng, Thuý Kiều về đến nhà, hồ hởi chưa kịp kể chuyện qua đêm với trai cho Thuý vân thì ông bố kêu thua bài mắc nợ tên Mã Giám Sinh, kêu Kiều cứu bố nếu không bố sẽ đi ăn mày. 

Thế là Kiều đành theo Mã Giám Sinh làm vợ lẻ. MÃ thị bắt được chân dài Thuý Kiều thì sau đêm tân hôn, khám phá ra Kiều đã mất cái giá ngàn vàng cho Kim Trọng vào cái đêm hôm ấy nên tiếc của vì mua đến 1000 cây vàng. Giá vàng ngày nay lên gần $2,500, mình cũng tiếc đã trao các nghìn vàng ấy cho đồng chí gái vào cái đêm hôm ấy mình đừng say. Phải chi biết thì để dành trong suốt mấy chục năm, nay ra Phước Lộc Thọ bán rẻ lắm cũng được 2 triệu về hưu. Chán Mớ Đời


Tú BÀ đi chợ trời, tình cờ thấy Thuý Kiều đi chợ, mua gà ác tiềm thuốc bắc, tẩm bổ cho chồng nên dò la đến Mã Giám Sinh, hỏi bán không để rút vốn. Xem như MÃ Giám Sinh là tổ ma-cô của Việt Nam. Ông ta họ Mã nên có lẻ làm nghề lái ngựa, bán ngựa, cho nên có đầu óc tư bản dẫy chết, nghĩ bán gái cũng tương tự nên hắn nhất trí bán cho Tú Bà lời được 30%. Hắn tính lời 2 phân vì vậy mà số tiền hắn trả cho bố Thuý Kiều lại lên quá nhiều khiến Thuý Kiều phải trả nợ suốt 15 năm. May là cô ta không đòi trả 30 năm. Thật ra 15 năm Thuý Kiều đã te tua rồi, hết thời phải tự vận.


Thời đại phong kiến người ta chuộng cái ngàn vàng vì sợ dính bầu với người khác thì con truyền khác giống. Nên sau này, Thuý Kiều có nói với Tú BÀ rất lo ngại khiến bà này cười, kêu ăn hạt lựu rồi nhét trong bao su để túi quần, khi nào lâm trận thì kêu sợ bị SIDA nên lấy bao cao su ra để phòng thân. Đại gia không rành các mánh khóe của đàn bà nên bị lừa hoài. Hân hoan boa thêm tiền. Thuý Kiều không cần phải đi gắn lại màn trinh như ngày nay.

Vào thời đó, phụ nữ buôn bán rất khó khăn, vì công ăn khu vực cấm, giải toả mặt đường để lấy mặt bằng cho thuê nên chỉ làm nghề dắt gái bao cho đại gia, lâu lâu mời công an kinh tế và khu vực bảo kê thử đao tiên nhắm mắt làm ngơ. Bà Tú Bà trước đây lấy chồng đổ tú tài nên thiên hạ gọi bà Tú. Tiếng Tàu thì họ viết Bà Tú, khi ông Nguyễn Du mua cuốn Đoạn Trường Tân Thanh ở chow Trời khi đi xứ sang tàu, diễn Nôm thành Tú Bà. 


Nuôi gái bao thì cũng như nuôi gà, phải cần chúng đẻ trứng mỗi ngày để thu lợi nên không trách cứ bà này gì cả. Bà ta bắt Kiều làm gái bao nhưng cô này không chịu nên phải dùng chiêu, SỠ Khanh. Tú Bà kêu tên này đến dụ dỗ Kiều đi trốn với hắn như nằm vùng khi xưa ở Đà Lạt, kêu gọi giới trẻ nhảy núi. Rủ rê mấy nhà buôn bán cúng dưỡng tiền cho mặt trận để được vinh danh tư bản dân tộc. Sau 75 thì đổi tiền đổi vàng khiến họ sạch túi. Bỏ trốn ra nước ngoài hết. Than cho kiếp một đời ngu dại.


Thúy Kiều nghe lời dụ dỗ tiếng sáo Trương Chi do SỠ Khanh thổi nên ôm gói chạy theo thì bị Tú BÀ cho đàn em chận lại khệnh cho một trận, bảo mày nợ tao biết bao nhiêu tiền mà đòi trốn, tịch thâu thẻ căn cước nhân dân. Hỏi mày muốn đi cải tạo hay đi khách. Dạ đi khách. Phải công nhận bà dạy nghề Thuý Kiều rất hay. Làm bộ ngây thơ, rồi khi lâm sàng với các đại gia thì lấy hạt lựu để làm như vừa mất trinh với đại gia. Dạy đánh đàn, vuốt ve các đại gia để kiếm thêm tiền boa trả nợ.


Trở lại Thuý Vân hát một người đi với một người thì bổng nhiên bà chị kêu lấy Kim Trọng dùm chị. Tình chị duyên em. Xem như lấy chồng trước khi yêu, một thông lệ của phụ nữ Việt khi xưa, chị đặt đâu thì em ngồi đó. Ngày nay, đồng chí vợ đặt đâu thì em ngồi đó. Có thể Thuý Vân đã ngán ngẫm Kim Trọng, thấy anh ta than khóc nhưng khi Thuý Kiều phải bán mình chuộc cha tì anh ta làm ngơ, khiến Thuý kIều phải hát nhớ khi xưa gặp nhau ra đường hai đứa làm ngơ. 


Lấy Kim Trọng nhưng có thể cô ta đã có một mối tình say nắng khác nên sau này làm bài thơ 2 sắc hoa Ti-gôn mà phụ nữ Việt Nam khi xưa cứ chép đi chép lại để đọc bên tai người chồng già nua. Kim Trọng lấy Thuý Vân nhưng vẫn cứ tơ tưởng nhớ nhung đến Kiều như Nguyễn Du làm quan nhà nguyễn nhưng vẫn nhớ đến Nhà Lê, kiểu ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Câu hỏi này giúp mình được đậu vớt.

Người tình say nắng của Thuý Vân một thời. Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Người được xem là phụ nữ thông minh nhưng lại ghen kinh khủng là Hoạn thư. Bà này thông minh, chồng sợ nhưng cũng không có hạnh phúc. Bà ta mê Thúc Sinh nên lừa ông này ra sao để dính bầu, bắt cưới. Cưới xong rồi bà ta làm thơ, chụp hình xeo-phì tải lên mạng cho nên ông chồng Chán Mớ Đời, phải đi tìm gái lầu xanh để giải sầu. Thuý Kiều thấy thà làm vợ bé một tên đại gia còn hơn phục vụ đàn ông mỗi đêm thì tàn cái nhan sắc trời cho. 


Nên gặp ai tỏ lòng thương là xúi mua chuộc Tú BÀ. Tên họ Thúc, tuy sợ vợ nhưng vẫn bò vào lầu xanh, kiếm chân dài. Bà Hoạn Thư cho đầy tơ đi dò la hỏi công an khu vực thì được biết tên chồng vào ổ mãi dâm. Bà ta phải bò vào lầu xanh để mua lại Thuý Kiều đem về đánh đàn, cho chồng hát Karaoke. Vậy phải khen bà ta, thương chồng ngu, bỏ tiền mua Thuý Kiều đem về thay vì để chồng mở phòng nhì ở đâu xa tốn tiền nhà mới. Vừa ăn cơm, vừa đút cho chồng ăn lại được Thuý Kiều gãy đàn hát karaoke, rên rỉ Anh còn nợ em, anh còn nợ em tiền Child support, còn nợ em 3 tháng tiền nhà.


Nhân vật nữ cuối cùng xuất hiện là bà sư cô Giác Duyên, một nhà cách mạng nằm vùng. Xuống đường hô hào phật tử đấu tranh chống Mỹ Diệm đến Thiệu Kỳ. Lần đầu tiên bà ta gặp Thuý Kiều, cô này muốn cúng dường để được Phật phù hộ, kiếm tấm chồng có con để sau này về già có con cháu chăm lo. Thuý Kiều đọc Lộc Đỉnh Ký nên sợ sinh con trong lầu xanh. Bà này, không nhận tiền, muốn khai thác Thuý Kiều, nằm vùng lấy tin tức cho bà trong động Tú BÀ vì có nhiều tướng tá ghé thăm lầu xanh như XÓm Bà Thái khi xưa. 

Đến khi Thuý Kiều bị chiến dịch Phượng Hoàng khám phá ra thì bỏ chạy, nhảy xuống Tiền Giang, lội qua bên kia vùng giải phóng, bà Giác Duyên chèo xuồng ra vớt, đem về mật khu quê hương đồng khởi. Sau 75, Kim Trọng và Thuý Vân vì con ngụy quân ngụy quyền nên bị đi kinh tế mới. Tình cờ gặp Thuý Kiều, nay là cán bộ cao cấp của chế độ cũ nên muốn nhờ vả xin cho ở  lại thành phố thì bị từ chối. Kêu hai người ráng học tập con người mới của xã hội chủ nghĩa. Sau này mở quốc lộ, dân bắc tràn vào nam lập nghiệp, đất kinh tế mới của Thuý Vân và Kim Trọng trở thành đất vàng nên Thuý Kiều về già, hết được mặt trận o bế nữa nên nhận lời về ở chung để có người lo cơm nước. 


Ông Nguyễn Du chắc định làm thêm tập 2 vì muốn nói đến các đứa con Vi tiểu Bảo trong Xóm Tú Bà. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn