Showing posts with label Đàlạt. Show all posts
Showing posts with label Đàlạt. Show all posts

Lừa tình ảo crypto


Hôm trước, có đọc một tóm tắc của nhà văn Khải Đơn về một chương trình truyền hình của ông John Oliver trên HBO, nói về lừa đảo các người cô đơn nhất là crypto. Chương trình mang tựa đề Pig Butchering Scams. Tò mò mình lên đường dẫn để xem thì thất kinh.


Lý do là mình cũng hay nhận được nhắn tin vớ vẩn được kể trong chương trình. Lâu lâu thấy có ai, đa số là phụ nữ chọt một tin nhắn kêu “tối này anh có về” hay “tết này anh có về quê”, nói chung đủ thứ loại nhắn tin, rất vu vơ khiến mình bực mình nên chận hết. Lại có người viết trên Facebook, muốn kết bạn với mình không được nên cũng chận luôn. Thêm người Tàu lại viết tiếng Việt chắc nhờ gú gồ hay AI. Mình hỏi đồng chí gái thì cô nàng kêu không được nhấn đọc. Mình hỏi lý do thì được biết cô nàng cũng nhận tá lả mấy loại tin nhắn này, và giải thích cho mình là spam. Có lần mình tải hình của đồng chí gái và thêm một câu: “đi khắp thế gian không ai đẹp bằng vợ” thì có tên đại hàn nào dùng AI dịch qua tiếng Việt, tán mụ vợ. Nay hết dám đăng tải hình ảnh của đồng chí gái nữa. Chán Mớ Đời 

Họ gọi loại lừa đảo này nuôi lợn để thịt (pig butchering scams).


Họ cho biết từ năm 2021, khi covid xẩy ra thì loại lừa đảo này xuất hiện rất nhiều. Theo FBI thì năm qua nạn nhân mất tiền của loại lừa đảo này lên đến 3.3 tỷ đô la, chưa kể những người ngại không thưa báo. Lý do là khi đại dịch xẩy ra thì mọi người bị cô lập nên cô đơn và cần có người trò chuyện. Internet là cửa mở của họ. Mấy người lừa đảo cứ nhắn tin vu vơ khiến người nhận tò mò hay vì lòng tốt nghĩ là họ nhắn tin lầm nên trả lời và từ từ bị bên kia, có thể dùng AI để trò chuyện, có bài bản lắm. Người ta tìm thấy xuất xứ tà các công ty nhất là sòng bài bên Trung Cộng, Kampuchia, Thái LAn và MIến Điện,… không có khách hàng nên họ phải tìm cách làm tiền và đột phá tư duy cách làm tiền lừa tình kiểu này.

Họ phỏng vấn một cô người gốc Tàu sống ở Cali, bị ung thư, buồn nên khi được nhắn tin nên trả lời. Tên bên kia hỏi phải người Tàu và nói về hắn cô đơn trong đại dịch. Ngày nào cũng nhắn tin rồi từ từ khi thấy thân thân thì mới nói hắn đầu tư vào crypto như Bitcoin nên khiến cô gái tò mò. Lý do là chúng ta thường nghe nói đến bitcoin nhưng không biết mò đâu ra. Nay có người mở đường giải thích nên họ tò mò. Tên bên kia nhắn tin, hướng dẫn mở một tài khoản với app ứng dụng rồi chỉ cách chuyển tiền vào tài khoản. Cái nguy hiểm ngày nay, chúng ta trả tiền cho mấy app ứng dụng như Uber, PayPal,…nên khi tải ứng dụng về điện thoại thì cứ quen không xét hỏi cái ứng dụng có thật, có an toàn.

Thấy người Mỹ cũng bị nhắn tin. Ông lính kể sẽ đi Á châu thế là có người nhảy vào hỏi thăm mấy lần khiến ông ta điên lên, hỏi bạn muốn gì. 

Sòng bài thì họ chuyên vụ này nên họ làm những ứng dựng này,… lúc đầu, họ cho thấy tiền đầu tư lên như điên. Có một cô gái và ông bố bỏ tiền vào thấy tiền lên đến hơn 1.2 triệu đô la. Hai cha con vui quá nên nghĩ đã đến lúc rút tiền bán để đi chơi. Triệu phú mà. Thì ứng dụng kêu phải trả thuế đâu $380,000 khiến hai cha con chới với. Dân lừa đảo sòng bài muốn làm cú chót nhưng hai cha con hết tiền và bắt đầu đặt câu hỏi thì xem như qua cơn mê, ta lại làm lại từ đầu. Nếu có $380,000 thì chắc họ cũng chuyển qua luôn như trường hợp lừa đảo timeshare. Cô gái tàu mất đâu hơn nữa triệu. Họ phỏng vấn mấy ông kia cũng bị mất đâu trên 300K. Kinh


Họ cho biết có ông tổng giám đốc một ngân hàng tỉnh lỵ bị lừa đến 50 triệu đô khiến ngân hàng phá sản. Kinh


Ngoài ra họ còn kể đến các chuyên gia về công nghệ thông tin ở Ấn Độ, tìm việc cho sòng bài rồi khi qua biên giới thì chủ tịch thu sổ thông hành rồi bắt làm việc 16 tiếng một ngày, phải làm lập trình các ứng dụng này không được trả lương lại còn bị đánh đập,.. không nhớ sao họ trốn thoát được. 

Mình bị lừa một lần, thấy trên Facebook quảng cáo bán xe bán tải, mình tính mua để trong vườn. Lại thấy rẻ. Mình gọi điện thoại thì bà bên kia bảo là chồng chết nên không biết lái xe bán tải nên bán rồi kêu mình gửi tiền bằng thẻ tặng quà của Target. Mình mới gửi một thẻ mất $100, để xem họ có nhận được không thì như ai nhắc mình nên ngưng thì họ cứ tiếp tục i-meo bảo gửi tiếp. Mình trả lời lại Fuck You! Họ sử dụng tài khoản của công ty E-Bay với địa chỉ và huy hiệu y-chang. Rút kinh nghiệm, thấy quảng cáo trên Facebook là không xem, thứ hai là nên chận hết các tin nhắn hay nhắn thoại. Nhắc lại ai nói mình gửi tiền bằng thẻ quà thì không bao giờ làm. Trả tiền qua American express là chắc ăn nhất. Giao dịch qua mạng mình đều dùng thẻ American express vì dễ lấy tiền lại. Ai không nhận mình không mua. Còn bắt trả thẻ quà (gift cards) thì biết là lừa đảo vì mình sẽ không bao lấy lại được. PayPal khó lấy tiền lại.


Kết luận là nghe lời vợ, không được nhấn các nhắn tin. Cứ xoá và chận hết. Nếu không thì tiền mất tật mang. Khi về già thì không nên nghĩ đến tình yêu nữa. Chỉ là những người muốn lừa tiền. Người kêu yêu mình thiệt thì lấy về thì họ toàn đủ thứ bệnh, họ cần người điều dưỡng miễn phí nên đừng nghe lời. Lấy về thì chết sớm vì phải nấu ăn, tắm rửa, làm ô sin không công. Gái hay trai trẻ thì họ xem mình có tiền không để đào. Họ nuôi tình yêu của mình cho đầy cảm xúc, mập mạp như heo tình yêu rồi thịt. Qua 6 bó rồi thì tình yêu chỉ là quá khứ. Chán Mớ Đời

Buồn đời thì vào bờ lốc https://www.muctimsonden.com/  đọc chuyện vớ vẩn quên buồn.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Dân Đà Lạt thế hệ thứ 4

Hôm trước, có ông nào nhắn tin kêu là cháu nội của ông Phác Râu khiến mình thất kinh. Mình nhớ mấy người con của ông Phác Râu bé bé ngày xưa, nay đã sản xuất cháu nội cho ông Phác Râu. Hoá ra anh chàng đọc bài mình kể về “Am Cô 7” hay Am Sohier. Mình hay nhận nhắn tin của thế hệ thứ 4 của dân Đà Lạt xưa, hỏi đủ thứ trò, họ nghe mình kể chút gì về ông bà của họ nên tò mò hỏi mình như tại sao dân Đà Lạt gọi ông ngoại của họ là Xu Huệ. Có người hỏi có biết ông ngoại con ở trên số 4 khiến mình ngọng. Dân Đà Lạt xưa thời mình hay lớn tuổi nên viết kể về khu vực của họ cho thế hệ con cháu hiểu thêm về Đà Lạt xưa.


Những người đầu tiên đến lập nghiệp tại Đà Lạt từ đầu thế kỷ 20 là thế hệ ông bà của mình, như ông bà Võ Quang Tiềm, Nguyễn Văn Phúng, Võ Quang Hàm,… Bố mẹ mình là thế hệ thứ 2, thế hệ mình là thứ 3, sinh tại Đà Lạt, con của em mình là thế hệ thứ 4, còn cháu của chúng là thế hệ thứ 5.
Hình chụp thiết vương Trương Kim Hùng lên Đà Lạt tập dược trước khi lên đường đi dự thế vận hội ở Mexico ngay ngã 3 am Sohier.

Mình phải trả lời là khi xưa thời tây, có nhiều người Việt làm việc cho người Pháp, có người làm giỏi nên được cử nhắc lên chức “surveillant” xem như cai đội. Người việt mình đa số không rành tiếng pháp nên cứ gọi tắc ông Xu thay vì Cai. Đà Lạt có ông Xu Huệ khi xưa dạy thiên hạ vô thất, chữa bệnh, ông Xu Tiếng có hãng cưa gỗ, bán gỗ cho thiên hạ làm nhà ở đường Phan Đình PHùng, gần Mả Thánh, gần ga-ra Phan Xứng. Ông Xu -Tiếng từng là thầu khoán xây Nha Địa Dư. Ông Cai Sớm, từng tham gia xây cất khách sạn Palace, sau này làm thầu khoán tại Đà Lạt, là chủ rạp hát LangBiang, sau này bị cháy nên phá luôn để xây trạm xăng Ngọc Hiệp. Ông Cai Sớm là ông nội của một người bạn học ở đường Phan Đình Phùng.

Ông Phác Râu quen thân với bà cụ mình, làm chung với ông cụ mình tại ty Công Chánh, bên cạnh viện Pasteur ngày xưa. Cứ gặp ông ta là phải chào thưa cậu. Hình như ông ta lái xe cho ty công chánh. Đà Lạt khi xưa ít người, mẹ mình bán ngoài chợ nên xem như biết hầu hết những tiệm trên phố Hoà Bình, Minh Mạng và Duy Tân. Khi mình ra phố là gặp mấy người này nên phải chào. Chưa chào họ đã réo “cu mi đi mô rứa?” Do đó mình nhớ dân Đà Lạt là vì vậy. Còn mấy cô xinh xinh ngày xưa thì chịu. Có nhiều cô Đà Lạt khi xưa, gặp mình lại hỏi sao ông không biết tui khi xưa khiến mình ngọng. Mình đâu có nuôi ma xó như thầy Chiêm. Đà Lạt chỉ cần biết Cái Bớt Ngày Xưa là được rồi.


Ông Phác Râu, người béo phì vì ăn nhiều. Nhớ hồi nhỏ mình bị con chó berger của nhà bà Quán trong xóm cắn thì phải chích thuốc ngừa chó dại. Mỗi ngày, mình phải đi theo ông cụ theo xe chở công chức lên ty Công Chánh. Sau khi đem mình sang viện Pasteur bên cạnh chích hình như 21 mũi ngay bụng. Mất 3 tuần lễ hay 4 vì thứ 7 và chủ nhật nghỉ làm. Kinh


Sau đó, về lại ty Công Chánh thì có một ông đồng nghiệp của ông cụ, viết chữ đẹp, nên viết mẫu cho mình để tô lại và tập viết theo. Có dạo mình viết chữ đẹp lắm nhưng sau này đánh máy điện toán nên từ từ chữ như mèo cào. Ông này bắt mình viết tại sở rồi còn lấy mấy cuốn vỡ trong sở, bồi dưỡng thêm cho mình vài cuốn vở, viết thêm mỗi trang để về nhà mình phải tập viết nếu không là bị ông cụ khệnh. Chán Mớ Đời 


Một hôm, ông cụ hỏi ăn chè không, mình nghe tới ăn là gật đầu, đi theo ông cụ ra bên hông của ty Công Chánh. Thấy một đám người đứng xung quanh một bà bán chè gánh, đối diện là ông Phác Râu, mặt đỏ như Trương Phi, ngồi trên cái đòn, cầm một chén chè đậu ván. Ăn xong chén thì đưa cho bà bán chè múc thêm trong khi ông ta cầm chén chè khác lên và ăn khiến mình thèm nhỏ dãi.


Mình nhìn ông cụ như hỏi sao không kêu một chén cho hai bố con ăn. Ông cụ kêu họ đang cá cược xem ông Phác Râu ăn hết nồi chè. Thế là mình hụt ăn chè hôm ấy. Ông cụ dẫn vào phòng, ngồi viết tiếp a, b, c. Chán Mớ Đời Độ nữa tiếng sau, ông nào chạy vào phòng kêu, ông phác xơi hết nồi chè. Từ đó mỗi lần gặp ông ta là mình nhớ đến nồi chè đậu ván hụt ăn.

Hình ông Sohier với nhân viên tại viện nghỉ dưỡng, được xem là biệt thự đẹp nhất ngày xưa

Dạo ấy, ở ngã 3 đường Thống Nhất, BÀ Huyện Thanh Quan và Nguyễn Trãi, đối diện nhà của ông Sohier, có cái am mà dân Đà Lạt kêu linh lắm. Ai chạy xe ngang đều phải dỡ cái mũ ra và chạy chậm lại. Thằng Bảo, con bác Nhị, cạnh nhà ông Lào, học Yersin trên mình một lớp, chạy xe gắn máy đi học, chạy ngang am này bị ngã xe và gãy chân, băng bột mấy tháng. 


Buồn đời không đi học, ở nhà nó rủ mình nuôi vịt bán kiếm tiền. Mình đồng ý nên hai thằng mua trứng vịt của bà Cáp ngoài chợ, về để ấp trong lò điện. Sau khi nở thì mình lấy 2 con vịt của mình về nuôi. Đi học về, là chạy đi bắt trùng đem về cho vịt ăn. Mấy tháng sau, vịt lớn lên, mình cứ ngắm nghía mong chóng lớn để đem bán ngoài chợ cho bà bán bún vịt. Ai ngờ một ngày thu buồn, có ông nào quen ông cụ ghé nhà nói chuyện rất lâu. Chắc là bạn đồng ngủ trong quân đội khi xưa. Ông cụ kêu chị người làm, ra bắt một con vịt làm tiết canh rồi luộc chấm nước mắm gừng đãi khách. Mặt mình tái dần, tim mình thót lại, tâm hồn rướm máu. 


Nhìn chị người làm, vắt lông cổ con vịt rồi mài con dao trên hòn đá mài, nhát chém hư vô. Liếc qua liếc lại lưỡi dao rồi khứa cái cổ con vịt, máu cổ chảy ra xuống cái chén. Sau đó khi cơm chín, thịt vịt chín, chị ta đánh tiết canh, ra sau vườn bẻ vài ngọn rau răm. Cái mất dậy là ông quen ông cụ, vừa ăn vừa tấm tắt. Khen đáo để thịt vịt ngon béo quá. Mình tính tuần sau đem ra chợ bán cho bà bán bún vịt thì hai hôm sau, ông cụ ra lệnh chơi nốt con vịt còn lại. Sự nghiệp nuôi vịt kiếm tiền chấm dứt từ ngày ấy.


Hình như khi xưa, ông bác sĩ Sohier có căn nhà trên đồi rất to để làm viện nghỉ dưỡng cho ai yếu ớt, lên Đà Lạt dưỡng bệnh. Có lần đốt củi trong lò sưởi ra sao bị nghẹt khiến bệnh nhân, tối ngủ bị chết ngạt. Bị thưa kiện gì đó nên ông ta Chán Mớ Đời, bán căn nhà đó cho một dòng tu, thừa sai gì đó rồi về Tây an nhàn tuổi già nên khi mình bắt đầu lớn lên thì thấy mấy chủng sinh đi bộ về đây khá đông. Nay chắc họ tịch thâu, khỏi tu nữa.

Am Cô 7 khi xưa lúc sơ sài. Trước khi mình rời Đà Lạt thì có xây cất nhiều hơn. Thấy có hai cái trang nên đoán có 2 người chết tại cái cua này.

Có một lần khác mình gặp ông Phác Râu ở bùng binh Đinh Tiên Hoàng, gần nhà hội họp của hướng đạo Lâm Viên. Hôm ấy mình lái xe gắn máy với tên bạn, chạy vòng vòng sân cù rồi chạy xuống bùng binh thì thấy một đám đang bơi ở hồ, chạy lên la om sòm rồi từ đường Nguyễn Thái Học, có ai chở ông Phác  Râu đến. Có lẻ có ai chết đuối nên hô hoán, ai đó chạy đến am cô 7, chở ông Phác râu lại. Mình thấy ông này lấy chai nước mắm ra tu một ngụm rồi nhảy xuống hồ lặn. 


Khi xưa, ở ngoài chợ, mình thấy người ta bán nước mắm trong mấy cái tĩn bằng đất, rồi họ trét vôi lên cái nắp để tránh mùi nước mắm lọt ra ngoài. Họ có chứa nước mắm trong thùng thiết, ai mua lẻ thì họ lấy cái đồ bơm bằng nhôm, bỏ vào cái lỗ rồi kéo sợi dây kẽm lên xuống như bơm của giếng nước thì nước mắm phọt ra từ cái vòi vô chai không. Hình như họ cũng bơm dầu đậu phụng từ thùng thiết để bán. Bên cạnh hàng bà cụ, có bà Cáp bán tạp khô nên có cái bơm này. Bán kiểu này thì lời hơn. Mua thùng nước mắm to đùng rồi trích ra chai lời hơn. Nhà mình hay mua nguyên thùng nước mắm, để ăn cả năm. Mình nhớ nhà có cái bơm nước mắm, và mình là tên hay được chị người làm nhờ bơm nước mắm vào chai. Khi xưa ra chợ, lâu lâu hàng về, họ chuyền tay mấy cái tĩn nước mắm còn thùng thiết thì họ gánh vào hàng bà Cáp.

Đây là cái tĩn nước mắm Phan Thiết khi xưa, làm bằng đất nung rồi đắp lên cái nắp rồi trét vôi để bịt kín, sau đó lấy dây lác buộc lại.


Chả thấy ông ta đâu, lâu lâu, ông ta trồi lên, chắc hết hơi nên trồi lên. Lâu lâu ông ta lấy chai nước mắm nơi tay ông chở ông ta đến, nốc một ngụm nước mắm, thấy lạ vì nước mắm mặn mà ông ta tu như uống rượu. Rồi ông ta lặn lại. Mọi người hồi hộp, im thinh thít rồi cả đám la lên thì thấy ông ta trồi lên rồi kéo một thằng bé độ 12, 13 tuổi lên bờ. Thiên hạ bàn tán nói đủ trò. Mình chỉ thấy ông ta ngồi xuống, kêu ông cầm chai nước mắm, kêu bỏ hai chân thằng bé qua cổ ông ta, còn cái đầu và thân hình thì lòng thòng trên lưng của Ông ta. Sau đó ông ta chạy tới chạy lui với thằng bé sau lưng, tay thì cầm chặt hai chân thằng bé. 

Đám con nít khi xưa hay ra đây để tắm, trên đường Nguyễn Thái Học


Đâu 2, 3 phút sau thì nước từ miệng thằng bé ọc ra nhưng thằng bé vẫn bất động. Mình hoảng quá nên lái xe về với tên bạn ngồi sau xe. Sau này mình mới hiểu là nước mắm, có muối, có sodium nên ông Phác Râu tu vào để giúp ấm người để lặn xuống hồ vì nước hồ khá lạnh. Có anh bạn kể khi xưa, ở Lăng Cô, các người đi đánh cá ban đêm, đều ra hàng bà ngoại anh ta mua một chai nước mắm, đem lên tàu để uống ban đêm ngoài biển. Lý do là nước mắm có sodium và amino acid tức là protein, chất đạm giúp chống lạnh và có chất bổ chống đói.


Ông Phác Râu sau này hay đến chùi dọn cái am Cô 7 rồi từ từ khi phong trào thương phê bình cắm dùi đất, ông ta cũng làm một căn nhà gỗ tại đây để dễ cai quản cái am. Ông ta trở thành ông từ của am cô 7 từ đó. Mấy ngày rằm, thiên hạ đến đây cúng đông lắm. Mình đoán là lúc đầu có ai bị chết tại khúc này vì tai nạn nên gia đình làm cái trang để thờ. Mình nhớ ở đó đông người đến hơn am Mệ Cai Thỏ ở ấp Hà Đông, có lẻ gần nhà và trung tâm thành phố. Có thể ông Phác Râu chịu khó công quả, làm ông từ của am cô 7 nên ngày nay, con cháu của ông làm ăn khá. Mình nghe bà cụ kể như vậy, có miếng đất của am Cô 7, con cháu xây nhà xây nhà sau này.


Mình khi xưa học ngu nên khi thi tú tài, bà cụ mình hỏi phiếu báo danh đâu đưa cho mẹ đem xuống am Cô 7 cúng. Mình không chịu đưa. Tối ngủ mẹ mình lấy cái phiếu báo danh, đem ra am Cô 7 và am Mệ Cai Thỏ ở đường Nguyễn Công Trứ để cúng. Nhờ đó mình mới đậu và được đi du học.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thành phố tương lai GAFA

Thành phố GAFA, thành phố 15 phút 

Năm nay mình được đi viếng mấy thành phố ở Hoa Kỳ như Boston, Seattle, Oregon, New York thì rất ngạc nhiên vì thấy hệ thống đường xá dành cho xe đạp rất nhiều. Khắp nơi trong thành phố có những bãi đậu xe đạp. Nếu muốn đi xe đạp, chỉ cần mở cái app trong điện thoại rồi mở khoá xe đạp, chạy đến nơi mình muốn đến thay vì đi taxi hay xe điện ngầm, xe buýt. Đến nơi, cứ trả xe đạp tại một bãi đậu xe đạp bên đường. Rồi muốn đi đâu đến khi cần xe đạp thì ghé lại một bãi đậu xe đạp khác để lấy chiếc khác. Hiện tượng này khiến mình thấy xe hơi như taxi ít lại và xe chạy chậm lại không như xưa khi mình còn ở đó. 

Buồn đời, khi đi chơi vùng Trung Á, mình mò mò tài liệu để đọc trên máy bay hay phi trường, xem lý do của sự thay đổi lối sống của các thành phố trên. Mình bỏ nghề kiến trúc sư từ ngày lấy vợ đến nay nên không theo dõi về thiết kế đô thị và kiến trúc, chỉ tìm đọc tài liệu về đầu tư.

Khi xưa đi học mình có nghe nói đến những lý thuyết tạo dựng các thành phố từ Le Corbusier đến El futurismo, đến các thành phố của xã hội chủ nghĩa, những thất bại của những chương trình này ở âu châu và Hoa Kỳ mà mình có kể ở CHicago, họ có cho xây dựng các chung cư to đùng để rồi vài năm sau phải phá bỏ vì tỷ lệ phạm pháp, bất an ninh như các thành phố Saint Denis, Nanterre, Bobigny với những HLM mà mình có tham gia khi làm việc cho ông giáo sư của mình ở Paris. Đi viếng các nước của liên Sô cũ, mình cũng thấy dáng dấp các HLM ở ngoại ô Paris được thiết kế trong thời Liên Xô. Những lý thuyết gia, triết gia gây ảnh hưởng đến kiến trúc như ông Jacques Derida với phong trào Deconstruction. Khi mình vào trường kiến trúc thì đúng lúc phong trào Hậu Tân Đại rồi vài năm sau lại lỗi thời. Đến nay thì mình không biết thể loại gì.


Hoá ra chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà các công ty Hoa Kỳ ở Silicon Valley và Seattle đang thay đổi lối sống của chúng ta từ 1945 đến nay. Người ta gọi GAFA để chỉ định 4 công ty Google, Apple, Facebook và Amazon, đã thay đổi cuộc sống của chúng ta từ khi Internet ra đời. Muốn biết tin tức, cái gì thì bắt chước ông Nguyễn Du khi xưa, 100 năm trong cỏi người ta những gì không biết thì tra gú gồ. Lười đi phố thì lên Amazon đặt hàng mua, rồi cứ ôm cái iPhone cả ngày, nhấn nhấn thay vì gọi điện thoại nói chuyện, đàm thoại với người trước mặt. Rồi chụp hình những gì mình làm như nấu ăn, đi vệ sinh cũng chụp, đi ăn cũng chụp, mua cái quần cũng chụp. Cứ tưởng tượng, khi nấu ăn, mình chạy qua nhà hàng xóm kêu qua nhà mình rồi chỉ cho họ xem món mình mới nấu, rồi đưa họ ra cửa, sau đó ngồi ăn một mình.


Con người luôn luôn mơ đến một cuộc đời tốt đẹp, họ phát hoạ ra một lối sống mới, một thành phố qua lịch sử cận đại, chúng ta thấy các thành phố được xây dựng dựa trên các chủ nghĩa Phát xít (El futurismo), Đức quốc xã, xã hội chủ nghĩa, tư bản,… đưa đến những hệ quả giết người của thế kỷ 20.


Ở Pháp mới xuất hiện 1 cụm từ mới “thành phố 15 phút, Ville du quart d’heure” sau đại dịch khi con người bị dồn nén tại gia. Giấc mơ bắt người dân sinh hoạt đời sống hàng ngày trong một chu vi 1 km với bán kính 15 phút đi bộ. Họ làm việc tại nhà, đi bộ để mua thức ăn, chợ búa, bác sĩ,…trong vòng 15 phút như ở làng khi xưa. Cần gì thì có Amazon giao đến tận nhà thậm chí ăn uống cũng được giao tận nhà. Con người không cần phải ra ngoài như xưa, tự chôn chân mình trong một căn phòng.

Ông giáo sư Sorbonne tạo ra ý tưởng thành phố 15 phút và được chính quyền thực hiện

Bà đô trưởng Anne Hildago, dựa vào đại dịch, đưa ra ý định biến Paris thành một thành phố đi bộ, để giảm bớt sự ô nhiễm vì thủ đô này được xem là ô nhiễm nhất âu châu. Người ta không còn nhìn thấy tháp Eiffel vì không khí ô nhiễm. Chương trình của bà này được các thành phố lớn bắt chước như Thượng hải, Ottawa, Montreal, New York,…trong nhóm 40 thành phố trên thế giới.


Tuần rồi thấy anh bạn đi Paris với gia đình, thấy tải mấy tấm ảnh thấy rất khác xưa thời mình ở đó. Thiên hạ ngồi ngoài đường nhiều, có bàn ghế, thậm chí bên bờ sông Seine, thiên hạ cuối tuần vác bàn ghế ra ngồi ăn thấy cuộc sống chậm lại.


Thành phố 15 phút muốn giảm bớt sự di chuyển nhất là về mặt xe cộ, hình như Paris bắt buộc đến năm 2030 chỉ có xe hơi chạy điện mới được lưu hành. Xem như 7 năm nữa, ai muốn làm giàu đến Paris mua xe cũ rồi chở qua Việt Nam hay Châu Phi bán.


Họ mong đợi một hình thái xã hội gần hơn trước đây. Nếu chúng ta để ý thì ngày nay đi phố, đi xe lửa, vào tiệm ăn, con người chỉ cầm cái điện thoại, do đó chỉ cần đi bộ sống lòng vòng, đâu cần phải đi xa để khám phá.

Đường dành cho thiếc mã ở Nữu Ước

Chúng ta đang đi ngược lại với tư duy “turbo-tư bản” mà khi xưa các nước phấn đấu thi đua chạy theo sự phát triển của tư bản chủ nghĩa với những xa lộ, xe lửa cao tốc, với hệ thống RER nối liền các thành phố ngoại ô Paris, cứ sáng sớm thấy thiên hạ lái xe từ từ trên các xa lộ, khi nhân viên SNCF làm reo là khốn khổ một đời con kiến đi tha mồi về tổ. Các đường xe chạy nhanh dọc sông Seine, nghe nói nay cuối tuần thì họ đóng cửa xe hơi, chỉ để bộ hành và xe đạp sử dụng.


Tiểu bang Cali được thiết kế như một chân trời tự do, ai nấy đều có một chiếc xe để tự do di chuyển, không phụ thuộc vào ai, nhà nước với xe buýt, xe lửa, xe điện ngầm,.. phương châm giới trẻ là tiên học lái hậu hoc văn. Cứ 15 tuổi chúng bắt đầu đi học lái xe rồi 16 tuổi thi lấy cái bằng tương đương như một chứng nhận quyền tự do con người. Không lệ thuộc vào bố mẹ, vào xe buýt công cộng.


Ngày nay chúng ta đã quá mệt mỗi di chuyển để kiếm cơm hàng ngày. Mỗi ngày cứ từ 5 giờ sáng trở đi là thấy xe kẹt trên xa lộ và chiều từ 4 giờ, người ta hối hả lái xe về. Người ta có thể mất đến 4-5 tiếng đồng hồ lái xe hay ngồi xe công cộng. Mình nhớ dạo mới lấy nhau, đồng chí gái phải lấy xe buýt lên Los Angeles làm việc. Sáng mình chở ra bến xe buýt từ 7 giờ sáng rồi chiều đi đón 7 giờ tối sau được 3 năm thì bỏ việc trên Los Angeles để làm gần nhà, ít lợi tức hơn nhưng tránh 4 tiếng ngồi xe buýt.

Hình ảnh Taj Mahal cho thấy sau các hoà quang thường có những hình ảnh đau thương

Cách đổi mới lối sống và làm việc mà Paris đang muốn thực hiện như một đáp án cho sự mệt mỏi di chuyển bằng xe cộ, xe lửa đến chỗ làm dựa vào Internet. Vấn đề mà các nhà xã hội học đặt ra nếu tạo dựng một đời sống xung quanh 15 phút đi bộ. Chỗ làm việc gần nơi làm việc đúng hơn tại nhà thì sẽ tạo ra một vấn đề tâm lý khác, không tách rời nơi làm việc và đời sống gia đình. Đưa đến bệnh Trầm cảm, làm việc chỉ qua điện thoại hay Zoom, không có sự hiện diện để kết nối.


Vợ chồng cả hai làm việc ở nhà, trưa kêu người ta đem thức ăn đến như khi mình ở New York, mùa đông lạnh nên gọi tiệm ăn gần đó giao thức ăn rồi ngồi ngay bàn để ăn hay lấy cơm nguội ra ăn, không có một ranh giới giữa làm việc và đời tư. Cho thấy sẽ có những vấn đề về tâm lý sẽ xẩy ra.


Ý tưởng sinh hoạt trong vòng 15 phút chỉ là một ước mơ, chưa phải là một mô hình hay lý thuyết vì chúng ta chưa biết được kết quả, phải cần thời gian để thẩm định như các mô hình xã hội chủ nghĩa của thế kỷ 20.


Con gái mình làm việc cho một công ty ở Los Angeles nhưng lại ở New York, gặp đồng nghiệp qua Zoom hay xếp. Lâu lâu nó cho mướn căn phòng của nó 1 tuần lễ cho ai đó ghé lại New York chơi rồi bay đi xứ khác như Portugal vẫn làm việc được qua mạng.


Các nhà thiết kế đô thị có ảnh hưởng hiện nay như ông Jaime Lerner, Jan Gehl đã gây ảnh hưởng trên thế giới bằng cách cho người cư ngụ đi xe đạp và đi bộ lại với những phố đi bộ trong trung tâm thành phố. Khi đến Amsterdam xứ Hoà Lan, xứ này không có đồi núi nên thiên hạ đạp xe mệt thở. Xe đạp hư hay hết thời trang thì họ đem liệng xuống mấy con kênh khiến chính phủ mỗi năm phải cho tàu đến vớt xe đạp cũ lên vì cản trở lưu thông các chiếc tàu nhỏ trên các con kênh.


Cách đây 100 năm, một nhà thiết kế đô thị mỹ tên Clarence Stein đưa ra một lý thuyết về một đơn vị hàng xóm (l’unité de voisinage) với ý tưởng 15 phút đi bộ cho việc sinh hoạt cộng đồng. Năm 1960 thì bà Jane Jacobs lại ủng hộ các thành phố đông dân cư mà mình đã làm luận án ra trường về xây dựng một thành phố ngoại ô của Milan, Ý Đại Lợi. Thành lập một thành phố nhỏ như một bức tường thành cổ xưa thời trung cổ, phía trên có một đường xe lửa cao tốc, chở người dân di chuyển vào Milan làm việc, tối về, bước ra khỏi nhà ga là có chợ búa, trường học, nhà cửa. Thời đó ông Al Gore chưa biết Internet là gì.

Tường thành ở Uzbekistan

Năm 2020, một giáo sư đại học Sorbonne, gốc Colombia tên Carlos Moreno, đưa ra ý tưởng thành lập thành phố 15 phút « ville du quart d’heure ». Hồi mình sang Pháp thì nghe kể đến cuộc cách mạng văn hoá 1968, người dân nổi loạn chống lại những sai lầm về cuộc Cách Mạng kỹ nghệ hoá, Pháp quốc vẫn là một nước còn trong thời nông nghiệp.


Sau đệ nhị thế chiến, với chương trình Marshall, người Mỹ bơm tiền vào để hiện đại hoá xứ này tạo dựng các nhà máy, nông dân được khuyến khích ra thành phố làm việc trong các hãng xưởng lớn như Renault,… thay vì ở trong một căn nhà ở làng hay đồng quê, nay họ phải chen chút trong các HLM, chung cư hạng rẻ tiền với thiếu thốn mọi mặt. Mình nhớ các thành phố như Nanterre, Bobigny họ cho xây nhiều HLM, mấy chục tầng hay ở Mantes la Jolie, dành cho công nhân và gia đình ở, xung quanh không có gì cả. Muốn đi chợ búa là phải đi xe buýt, đủ trò. Gặp giới trẻ đi học về không có gì làm buồn đời đi phá làng phá xóm như mình khi xưa, rồi các tệ nạn xã hội, sì ke ma tuý đến.


Tại Trung Cộng, họ muốn tránh vấn nạn này nên xây cất các chung cư cao tầng để nông dân ra tỉnh làm việc có thể mua nhà để ở nhưng giá thành quá đắt nên bỏ trống cả chục năm này, có nơi họ phải đập phá bỏ. Ở Hoa Kỳ cũng vậy, Cali cần 5.5 triệu căn hộ mới nhưng đất đai và xây cất vật liệu quá đắt nên giá thành quá cao để một gia đình bình dân có thể mua.

Khi xưa mình học về thiết kế đô thị thì họ phân chia, loại chỉ định khu vực làm việc, khu kỹ nghệ, khu dân cư thì tối đến các khu kỹ nghệ như bãi tha ma, các khu văn phòng đóng cửa, khu dân cư thì đèn đóm lên do đó phải di chuyển vì các xí nghiệp được xây dựng phía ngoại ô để rẻ tiền. Từ đó thành phố cũ bị bỏ hoang, người ta dọn ra ngoại ô gần các xí nghiệp. Nay thì ngược lại, người ta ùn ùn vào tháng phố cũ, trùng tu lại để sống vì ngoại ô chẳng có gì. Muốn đi xem Opera phải bò vào thành phố lớn còn thì xem phim bộ trên truyền hình.

 Từ 1 thập niên qua, Cali cho phép các nhà đầu tư có thể xây nhà , văn phòng chung với nhau để tránh trường hợp kể trên. Vùng Tierra Bella ở Huntington Beach cho thấy đông đúc tấp nập lại khác với 20 năm về trước, như chùa Bà Đanh. Nay các văn phòng chợ búa ở dưới còn các tầng trên dành cho các chung cư. Ban ngày hay buổi tối đều tập nập.


Chúng ta thấy các công ty GAFA xây dựng các mô hình của họ nơi làm việc. Có nên áp dụng các mô hình này để tạo dựng lại các thành phố cũ, chia thành những khu vực 15 phút như các hợp tác xã khi xưa hay các kibutz của DO Thái. Họ có thể sử dụng trường học ban đêm sau tan trường để chơi thể thao hay hội họp khu phố, thay vì bỏ trống. Vấn đề là người ta có bỏ xuống cái điện thoại thông minh, để tham gia các buổi họp, đấu bóng,.. hay ngồi ì uống nước ngọt to béo.


Ngày nay Paris tạo dựng được hơn 1,000 cây số đường cho xe đạp, nghe đâu đến năm 2030 thì chỉ có xe điện mới được lưu hành. Ngày nay cuối tuần có nhiều con lộ ở rive gauche, không cho xe hơi chạy, chỉ để người đi xe đạp và bộ hành. Người dân có thể picnic bên bờ sông Seine,…


Sau khi người dân Paris nổi loạn đánh chiếm ngục Bastille tạo dựng cuộc cách mạng, đánh đổ chế độ quân chủ chuyên chế để thay thế một chế độ chuyên chính khác do Napoleon thực hiện. Dạo ấy ông Hausmann được chỉ định thiết kế lại Paris. Họ đưa lý do là Paris có vấn đề y tế, cống rảnh,.. trên thực tế ý định nhà cầm quyền là để dễ di chuyển quân đội đàn áp khi có bạo loạn. Họ không muốn một Bastille thứ hai xẩy ra. Các đại lộ có thể đặt đại bác để bắn vào dân nổi loạn.


Sau cuộc cách mạng Mai 68, thì chính phủ De Gaulle bỏ tiền thuế của dân để làm đường lại vì không muốn kẻ bạo loạn nậy các cục đá lót đường để chọi cảnh sát cơ động. Mình nghĩ sau covid thì các nước hay thành phố muốn tái thiết kế lại các thành phố để dễ cô lập hoá người dân nhân danh y tế hay sức khoẻ người dân nên mới nẩy ra ý nghĩ thành phố 15 phút. Lý do là ý tưởng này đã có từ hơn 100 năm trước mà mình đã học thời sinh viên. Họ dễ dàng kiểm soát an ninh cho người dân với các camera an ninh khắp nơi.

Tại Do Thái, người ta gắn camera khắp nơi để quan sát vùng PAlestine. Một anh Ạ, cứ mỗi sáng thức giấc là ra vườn xem chim hay cho gà ăn nhưng hôm nay không thấy anh ta thì máy điện toán báo động ngay để xem anh ta có trong nhà hay đã đi đâu đêm qua không về. Đi ngoài đừng chúng ta thấy rất nhiều camera an ninh, được gắn khắp nơi, truyền tải hình ảnh trực tiếp.


Có lần về Sàigòn, mình được mấy người bạn học cũ của đồng chí gái rủ đi ăn cưới con của một người bạn học cũ. Đến nơi thấy một toà nhà cao 8 hay 9 tầng, có đến 10 đám cưới cùng một lúc. Vấn đề là họ cho xây một bin đinh to lớn mà không có chỗ để gửi xe. Hồi đầu năm về Sàigòn thì thấy nhà cửa xây dựng đủ nơi, có nhiều nơi chưa bán được để lê thê bên đường như mấy chung cư thời Liên Xô bỏ trống mà mình vừa có dịp thấy ở Georgia. Cho thấy họ xây dựng đột suất, không có chương trình gì cả, không chợ búa, không trường học để học sinh ở đó có thể đi bộ đến trường. Nói chung là không có gì hết ngoài các chung cư.



Các chung cư HLM ở Pháp được xây dựng theo tinh thần xã hội chủ nghĩa còn có bãi đậu xe, trạm xe buýt gần đó hay métro.


Ý tưởng đô thị 15 phút đã có từ lâu nhưng nay người ta mới áp dụng. Mình không biết kết quả sẽ ra sao vì con người muốn được tự do, không muốn chôn chân tại một chỗ. Cũng có thể các đám đầu tư địa ốc, đưa ra chương trình này để được chính phủ cho đặc quyền, mượn tiền để trùng tu lại các khu phố trong thủ đô vì ngoại ô, đa số các người nghèo nhất là thế hệ thứ hai của người di dân, thất nghiệp, hay nổi loạn phá phách. Mình nghĩ đến các tên đầu sỏ về địa ốc hơn là mơ mộng về cuộc sống 15 phút gần nhà. Anh phải kiếm vợ trong vòng 15 phút, tìm việc ăn uống trong vòng 15 phút thì chán ngấy. Không còn gì khám phá về cuộc đời. 


Ở Hoa Kỳ, hàng xóm của mình, gặp nhau nói chuyện nắng mưa độ 5 phút mà nay họ muốn mình chỉ sống loay quay trong vòng 15 phút đi bộ. Lại càng cô đơn hơn trước.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chuyện tình Chửi Đồng Tử (tiếp theo)

Phần đầu nói về cuộc kỳ ngộ giữa công chúa Tiên dung và anh chàng không khố mang họ Chửi tên Đồng tử. Nay xin đăng thêm phần hai

Tên kia kêu dạ tôi làm nghề đánh cá, ở trên tàu nhưng bị tàu lạ đâm thủng, không có nhà ở nên lang thang. Bổng thấy cô và đám tuỳ tùng đến đây dã ngoại nên sợ quá vì không có quần, nên chui xuống cát núp. Ai ngờ cô tắm nên nước làm lộ ra thân thể tôi. Xin cô lượng tình thứ lỗi cho kẻ hèn này.

Tiên Dung bổng kêu, nằm im, quay mặt lại rồi với lấy cái khăn tắm của mình để lau khô thân thể, bận đồ “bí mật chiến thắng A”, lấy cái khăn, đậy con chim đa da của tên họ Chử lại. Tiên DUng bổng đỏ mặt lên vì thấy con chim đa đa quá hoành tráng, chưa từng thấy. Cô nhớ đến phim Blue Lagoon mà cô đào Brooke Shield với cặp mắt xanh, nhìn con chim đa đa của tên mỹ, kêu cái chi rứa? Dạ cái chày giã gạo. Thế cô nàng có màn hò giã gạo mái dậm. Chàng và nàng vừa giã gạo vừa hát tiếng chày trên sóc Bom Bon

Lửa bập bùng
Tiếng chày khuya
Cắc cum cụp cum 
Cum cụp cum, cum cụp cum
Cắc cum cum cụp cum.

Sau cuộc ân ái cực đỉnh Tiên Dung hỏi tên không bận quần, lý lịch ba đời ra sao. Hắn cho biết là họ Chử, tên Đồng mà thiên hạ hay gọi Chử Đồng Tử. Thật ra họ của hắn là Chửi, vì khi còn sống, mẹ hắn rất chanh chua, hay chửi đổng hàng xóm hàng ngày như cái loa phường. Khi sinh hắn ra thì đặt tên là Chửi Đổng Tử để ghi nhớ thành tích chửi đổng của mẹ hắn. 

Khi đi nghĩa vụ, không có giấy khai sinh, ra phường đăng ký. Tên phường trưởng học tại chức nên viết tiếng Việt như Sơn Đen, không biết từ Chửi viết với y dài hay i ngắn nên cuối cùng hắn ghi Chử không thôi, vì sợ lộ cái dốt mua bằng. Còn từ Đổng thì không biết là dấu hỏi hay dấu ngã nên bỏ dấu huyền cho chắc ăn. Nên từ đó hắn có họ mới là Chử, Chơ Ư Chư Hỏi Chử chớ không phải dấu ngã. Bố hắn tên là Chửi Cù Mây còn mẹ là Bùi thị Nhà.

Đi nghĩa vụ về thì mẹ đã quy tiên. Hắn với ông bố đi đánh cá, nuôi thân. Không ngờ gặp tàu lạ đâm vào làm bể thuyền nên từ đó hai cha con chỉ bắt cá gần biển vào ban đêm để không ai thấy. Chúng thải chất hoá học ra làm hại môi trường, khiến cá gần bờ cũng chết hết. Hai cha con đói quá phải đi xin ăn, bữa được bữa không chỉ còn cái khố chung. Hai cha con chia phiên, bận khố để đi bắt cá. Bố đi thì hắn cởi trần, nằm nhà lướt mạng Zalo chim gái ảo.

Chẳng may, bố hắn đi nhậu, xỉn bị trúng gió nên qua đời. Trước khi nhắm mắt bố hắn dặn là giữ cái khố mà bận, đừng có liệm chung với xác ông ta nhưng hàng xóm đến viếng, chia buồn thấy bố ở truồng thì la toáng lên, không dám lạy vái. Kêu sao ku ông Mây to và đen thế khi nhìn mấy ông chồng hàng xóm nên hắn đành lấy cái khố độc nhất của gia phả, mặc vào cho bố. Từ đó, phải trốn lánh người đời, chỉ ra đường ban đêm.

Hắn nghe kể ca sĩ Trường Vũ, nhờ hát bản nhạc kiếp nghèo mà mua được mấy căn nhà cho thuê nên định đi học Karaoke như ca sĩ này để hát lên thân phận nghèo không KHố của mình nhưng không có khố nên họ không cho vào mấy quán bia ôm để thực tập tài năng ca sĩ , mong thoát kiếp nghèo, đổi đời.

Nghe Chửi đổng Tử kể chuyện gia đình thuộc nạn nhân của chế độ phong kiến, tàu ngụy nên Tiên Dung mũi lòng. Kêu nay anh đã gặp cách mạng, cách mạng sẽ giúp anh vượt qua số phận của người khốn khố, để vươn lên bốn bể như ông Valjean trong Les Miserables của Victor Hugo.

Ngồi nói chuyện một hồi thì đói bụng, Tiên Dung với lấy cái thùng đựng nước ngọt, bánh mì thịt, cà phê sữa đá ra, mời tên họ Chửi. Tên này lâu ngày được ăn ngon nên ngốn nghiến một loáng là hết thức ăn và cà phê. Hắn vừa ăn vừa chửi như cái họ cúng cơm gia phả địt mẹ ngon thật địt mẹ ngon thật. Cả đời hắn không uống cà phê nên sau một ly cà phê sữa đá thì bổng nhiên con chim đa đa của hắn bổng như được uống Vigra sống lại hùng vĩ. Tiên Dung thấy thế thì đỏ mặt, cuống quít vân về tà áo, đôi môi mở chào, tay run run vuốt chim đa đa. Tên họ Chửi sợ quá kêu đừng. Tiên Dung nói: ta làm theo ý trời, chàng việc gì mà lo ngại.

Sau màn ân ái sinh thái, Tiên Dung thỏ thẻ: Hồi chiều trong khi tắm, em suýt chém chết chàng. Vì bao giờ em cũng mang theo bên mình dao găm. Khi chàng lộ ra, em hãi hùng thoạt tưởng thuỷ quái long cung hiện hình, từ dưới nước chui lên cưỡng hiếp, như trong chuyện cổ mẹ em thường kể. Vậy chàng là người thật hay là tiên?...

Tên họ Chửi ngơ ngáo như bò đội nón, kêu anh mà tiên thì đã có cái khố để bận rồi. Anh là chứng nhân cho giai cấp vô sản, đến cái khố cũng không có.

Tiên Dung chợt ra hiệu tên họ Chửi câm mồm vì có điện thoại. Bên kia đường dây, là bà mẹ. Mẹ Tiên Dung hỏi đi đâu mấy ngày nay thế. Tiên Dung kêu con đi du lịch sinh thái mẹ à. Rồi báo tin đã tìm ra một đối tượng chuyên chính vô sản, hợp với tiêu chí của gia đình mình, 3 đời “hồng hơn chuyên”. Bà mẹ nghe vậy thì vui mừng, tò mò hỏi con cán bộ nào thế. Tiên Dung kể lại hết sự việc Sinh Thái Kỳ Ngộ của mình và tên họ Chửi.

Bà mẹ nghe Tiên Dung kể lể tình sử của con gái thì oà lên khóc. Tiên Dung tưởng mẹ mình vui mừng khi khám phá ra đối tượng gia phả. Ai ngờ sau trận khóc vỡ lòng thì bà mẹ kêu con ơi, con nhà quan thì lấy nhà quan, sao con lại đòi lấy thằng cùng Đinh vô khố thế. Tiên Dung nói, bố mẹ đều nói gia đình ta thuộc giai cấp vô sản, nhờ ông nội theo cách mạng, nay mới sống trên nhung lụa. Thế anh Vô KHố là người cùng Đinh như ông nội khi xưa. Chỉ việc thuyết phục anh ta theo cách mạng là được rồi.

Hai mẹ con cãi nhau chí choé khiến Tiên DUng bực mình, không muốn đem đối tượng tiếng chày trên sóc Bom Bo về ra mắt bố mẹ. Cô lấy thẻ tín dụng của bố mẹ để mướn một căn hộ cho hai vợ chồng son. Sắm cho anh chồng một cái quần bò Levi’s và cái áo Polo để khỏi phải ở trần như ông vua cởi truồng Trần Minh nữa.

Ông bố nghe bà mẹ kể về đối tượng gia phả của nhà ông thì nổi giận, đập bàn: tiện nữ dám trái ý ta! Thiếu gì con ông cháu cha mà đi lấy một thằng vô sản, không gốc gác cách mạng.

Thế là ông bố cách mạng này, sau bao nhiêu năm từ rừng ra, bổng chốc trở thành phong kiến, cấm Tiên Dung bước chân về nhà với tên cùng Đinh vô khố. Tiên Dung phải đem nữ trang ra tiệm cầm đồ để bán. Mướn chiếc thuyền để tên họ Chửi đi đánh cá và dặn gặp tàu lạ thì trốn ngay. Ngoài ra, nhờ bị báo chí quăn đá nên thiên hạ lên You -tu-be của Tiên Dung để ném đá nên được tiền của công ty này trả, thêm tiền chợ búa.

Thế là Tiên Dung bắt chước chị Trăng Lò Vôi, ngày ngày lên YouTube ra rã chửi thiên hạ để câu chửi vì chồng mình họ Chửi, lấy họ chồng, bí danh Chửi Tiên Sư. Mỗi tuần Tiên Dung chim-lai, chỉ dẫn thiên hạ mua bằng giả, bồi dưỡng các giám khảo thi hoa hậu miệt vườn. Dần dần, thành phần Fan Cứng của Tiên Dung gia tăng khủng khiếp. Ai nấy cũng hỏi cách mua bằng giả, cách đi thẩm mỹ viện để tune-úp, tân trang toàn diện. Tiền you tu be vô như nước, không cần bố mẹ bồi dưỡng, chi viện. Tiên Dung khám phá ra càng chửi càng được tiền. Khi xưa, người ta có khóc mướn, chửi mướn, đánh ghen nhưng ít tiền, nay thì  cách mạng về nên mọi việc đều đảo lộn.

Một hôm Tiên Dung nói với Chửi Đổng tử: thiếp nghe người khách buôn phương xa nói rằng đất mình có nhiều gỗ quý, ngà voi, sừng tê giác, da cá sấu,… anh nên đổi chiếc tàu to hơn, để chở đến các xứ lạ để bán, mua một lời 10. Khi về thì anh mua hàng nhái của bọn tây đem về để em bán ơn-lai. Chẳng mấy chốc chúng ta sẽ giàu to.

Chửi Đổng Tử như bao thằng đàn ông thích nhậu bia ôm, lười làm việc khi đã có con vợ lo hết, gạt đi: Trước đây ta nghèo đến mức không có cả đến cái khố mà mặc, nay được giàu có sung sướng thế này là mang ơn trời đất lắm rồi. Ta vui lắm, Phật đã nói tham sẽ khổ.

 Nghe thằng chồng lười tru tréo, Tiên Dung: Nếu mộng giàu sang thì em đã chẳng theo chàng. Ngoài đất nước ta, còn có núi sông nào khác? Ngoài thế giới ta đang sống, còn có thế giới nào nữa không? Chàng hãy nghe em, thử một chuyến đi xa.

Nghe thế, Chửi Đổng Tử đành phải vâng lời, đi Hà Giang kêu kiểm lâm chặt hết cây cối để xuất khẩu qua xứ lạ, biến rừng thành bình địa, gây nạn lũ lụt khắp nơi. Người dân than oán, kêu thấu trời. Trời sai mấy con cóc nhảy ra ruộng kêu ọc ọc. Chửi Đổng Tử và Chửi Tiên Sư lên mạng, vào Ebay mua con tàu cũ, đặt tên VinaShin để chở cây rừng, sừng tê giác,..chở đến xứ tàu lạ.

Đi được 3 ngày trường thì tàu vinashin bị hỏng máy nên tấp vào một hòn đảo. Trong khi đợi các thuỷ thủ sửa chửa máy bơm nước của tàu, Chửi Đổng Tử lên bờ tham quan, lấy điện thoại chụp bú xua la mua để lai-chim với vợ và fan cứng nhưng hòn đảo nằm ngoài vùng phủ sóng nên chỉ biết chụp hình, đợi khi nào lên tàu lại sẽ phát hình. Bổng Chửi Đổng Tử thấy bóng dáng một cô gái bận bikini, từ dưới biển đi lên. Vừa đi vừa hát như Ursula Andres trong phim James Bond. 

Mặc dầu vợ đã dặn trước khi lên đường, không được léng phéng với gái nước ngoài nhưng anh chàng tò mò đi theo ngư nữ. Đi một hồi thì đến một cái am nhỏ thì cô gái biến mất. Từ trong khe núi có một ông cụ già râu tóc bạc phơ như ông Tây bán thịt gà chiên, bước ra. Ông ta cầm cây gậy trúc, vừa đi vừa tu chai  coca cola rồi hát rằng theo điệu Bolero :

Núi cao chót vót nước lại thâm
Trong cõi trần ai kẻ tri âm
Ai kẻ tri âm thời đồng tâm
Đồng tâm xin kết bạn giai âm
Kết bạn giai âm muôn dặm cũng tầm
Vui với núi cao cùng nước thâm.

Chửi Đổng Tử nghe đến bài hát thì lật đật chạy theo ông lão, vái lạy: Tôi trộm nghe câu hát, biết mình có phúc được gặp bậc tiên. Dám xin rủ lòng cho theo học đạo.

  Ông cụ có râu như Tây nói: Ta chờ ngươi đã lâu rồi. Nói đoạn quay người đi trước bước chân thoăn thoắt như Vương Vũ trong phim Đọc Thủ Đại Hiệp. Chửi Đổng Tử theo sau thấy mình đạp lên đá mà nhẹ như đi trên mây, một chốc tới am cỏ, nhìn xuống xa vời không thấy bãi đá, cây rừng đâu cả. Ông cụ giữ Chử Đồng Tử ba ngày, truyền dạy pháp thuật Xập-Xám. Ông lôi ra một đám đĩa cứng, để Chửi Đổng Tử Download phần mềm về đầu của mình để khỏi tốn thì giờ học. Chương trình học trùng tu tại chức cơ bản.

Vấn đề là phần cứng của Chửi Đổng Tử chạy rất chậm như 286, không thể đáp ứng với CPU mới. Trời trên núi, về đêm lạnh, gió thổi ù ù khiến Chửi Đổng tử lo lắng vì hồi chiều đi ở dưới biển thì trời nắng. Như hiểu được tâm ý của Chửi Thị, ông lão cười rồi đưa cục gạch, bảo bỏ vào bếp lửa. Chiều tối thì lấy cục đá ra, bỏ vào chăn, để ngủ, sưởi ấm cả đêm. Rất là sinh thái, hữu cơ, không phá hoại môi trường như hắn cho người chặt hết cây ở Hà Giang.

  Trước khi chia tay, cụ cho Chửi Đổng Tử một chiếc gậy và một cái nón, dặn: Phép biến hóa ở cả trong hai thứ này. Gậy này là của Hoàng Dung, đệ nhất Cái Bang, này truyền lại cho ngươi và cái nón để bỏ tiền khi đi ăn xin vào đấy, không sợ mất. Ai mà thì tay vào là bị dính luôn.

  Chửi Đồng Tử xuống núi, ngoảnh lại đã không thấy am cỏ đâu. Làn sương mù che phủ cảnh tiên giới. Chửi Đổng Tử đi khắp bờ biển, không thấy tàu vinashin đâu hết, trong lòng sợ hải, muốn khóc. Cứ tự trách thầm, cũng vì cái bệnh mê gái, không nghe lời vợ mà ra nông nổi. Trước khi đi Tiên Dung đã dặn, cẩn thận vì bọn gái xứ nước ngoài kinh lắm. Chúng biến thiên hình vạn dạng.

Nhìn phía xa chàng thấy trên mặt biển thấp thoáng một chiếc tàu, vội dơ tay vẫy gọi. Thuyền ghé vào bờ, không ngờ gặp đúng những người đã cùng Chửi Đổng Tử đi buôn. Người trên thuyền mừng rỡ kể lại hôm ấy Chửi Đổng Tử lên đảo rồi lạc trong khe núi. Mọi người chia nhau tìm kiếm hồi lâu không thấy đành phải nhổ neo đi tiếp. Ai cũng nghĩ Đổng Tử đi theo ngư nữ. 

Sau khi bán hết ngà voi, cây cối và thuyền vinashin cho sắt vụn. Mọi người mua thuyền của xứ lạ, tốt hơn Vinashin, quay mũi dong buồm về đến đây, tính chuyện lên thắp 3 nén hương cho Chửi Đổng Tử, không ngờ lại gặp họ Chửi đây. Một người nói: Vừa đúng ba năm... Chửi Đổng Tử như bò đội nón, chợt nhớ lại: Chàng ở trên núi chỉ có ba ngày. Thì ra một ngày trên cõi tiên bằng một năm dưới hạ giới như hai ông Lưu Nguyễn đã từng kể.

Tiên Dung, tưởng tên Chửi Đổng đã đi theo cô gái bia ôm, nay thấy chồng đắc đạo trở về thì mừng lắm. Không vợ đố mày đắc đạo. Nàng xin Chửi Đổng Tử truyền dạy phép thuật, cả hai vợ chồng cùng tu luyện, ăn chay, không giã gạo trên sóc bom bon trong vòng 1 tháng rồi đi hành đạo, cứu nhân độ thế trên you-tu-be. Mỗi ngày lái-chim, khắp nơi đồn xa tiếng lành khiến sự nghiệp cứu nhân độ thế của hai vợ chồng càng ngày càng phát triển cực tốt, tiền vào như nước.

  Tiên Dung nói: Ta đã hằng sản hằng tâm cứu người nghèo, giúp kẻ khó, làm cho nhiều người không có nhà ở, cơm ăn, áo mặc để cúng cho ta. Nhưng cái sự đau ốm, tử biệt sinh ly thì vẫn chưa làm cho trăm họ vợi đau khổ phần nào. 

  Chửi Đổng Tử chỉ vào chiếc gậy, cái nón, nhắc lại lời ông cụ trên am cỏ nói với mình: Phép biến hóa ở cả trong hai vật này.

Đúng lúc năm ấy, bia cổ rô na xâm nhập làng xóm khiến người chết rất nhiều. Có nhà chết không còn một ai. Có làng đầu xóm, cuối xóm ngày đêm vang tiếng người khóc thảm thiết. Đêm đêm nghe tiếng CÔ Vì rên xiết. Người chưa kịp chôn người chết đã bị  "CôVi19" bắt đi, lăn ra tắt thở. Đi trong xóm thôn, mùi đống rơm cháy ẩm ướt do nhân dân đốt trừ tà ma bốc lên mà thấy rợn người. Cuối cùng phải cách giãn xã hội, công an rào kẽm gai khắp nơi nhất là các xóm lao động. Ra chỉ thị f1, f2, f bú xua la mua,… có người gọi điện thoại có người bệnh nhân công an rất tuân theo nghiêm lệnh, không bồi dưỡng thì không được cấp giấy đi đường. Cho rằng bánh mì không phải là thực phẩm, quay Zalo giải thích rõ ràng, bỏ lên mạng để giáo dục cộng đồng mạng.

  Trước tai họa của nhân dân, Chửi Đổng Tử - Tiên Dung ra tay cứu vớt. Người chết nằm đó, chỉ cần Chửi Đổng Tử cầm gậy thần phai-dơ và cái nón Moo-đẹp-Nà đâm một mũi vào là mở mắt hồi sinh. Nghe tin làng Đông_Nào chết nhiều người lắm. Chửi Đổng Tử ngả nón rồi cùng Tiên Dung ngồi lên bơi vun vút qua sông. Khi hai ông bà tới nơi thì hầu như cả làng không còn bóng người, xác chết nằm phơi như bánh tráng, khắp trong nhà ngoài ngõ như năm Ất Dậu. 

Những người đang hấp hối cũng chỉ biết nằm thoi thóp thở. Chửi Đổng Tử phải đến gần cầm gậy đập mấy cái liền vào từng xác chết, gọi: dạy, dạy mau ! Những xác người từ từ mở mắt lờ đờ rồi ngồi nhỏm dậy. Khi biết mình vừa được sống lại họ quỳ lạy tạ ơn rối rít. Đưa bì thơ cúng đường bồi dưỡng. Chửi Đổng Tử cười, hỏi: Khỏe chưa? Đáp: Thưa, khỏe như vừa bồi dưỡng Viagra ạ. Chửi Đổng Tử: Khỏe thì ra sân nhảy Cha Cha Cha cho ta xem !

  Người nghe, tất thảy reo hò ầm ĩ kéo nhau ra sân, ra bãi ôm nhau, nhảy tuýt, Bolero theo tiếng trống thúc dồn dập của người cầm chịch. Mọi người dành nhau micro để hát karaoke. Lại chửi nhau như trước Đại Dịch. Các cán bộ y tế chạy lại, kêu test lại để kiếm chút tiền bồi dưỡng. Thử nghiệm cho thấy âm tính, hết bệnh như cô-vi đã bị cái gậy Phai dờ đánh đuổi biến mất. 

Bổng họ ngoảnh nhìn thì cứu tinh của họ, ông bà Chửi Đổng Tử - Tiên Dung đã đi từ lúc nào, không một lần từ giả. Hẳn là hai người tiếp tục đi đến những thôn khác, đáp ứng lời nguyện cầu của dân làng khác đang có dịch bệnh hoành hành. Trời đã gửi hai vị tiên giáng trần để cứu nhân độ thế.

  Từ ngày đắc đạo, Tiên Dung đã bán nhà cửa hết, bỏ tiền trong ngân hàng rồi sắm cái xe Mobile, chở hai vợ chồng đi khắp mọi nơi cứu nhân độ thế, kiếm tiền, không sợ công an khu vực lại hỏi hộ khẩu đâu.

  Một bữa nọ hai người đang lái xe mải miết trên đường thì trời xập tối. Làng xóm còn xa, chung quanh gò hoang, đầm nước vắng vẻ, sương đêm bốc lên lạnh lẽo. Chửi Đổng Tử - Tiên Dung đều cảm thấy mỏi mệt bèn bảo nhau dừng chân tạm nghỉ. Hai người chọn 1 nơi để đốt lửa, nướng thịt heo rừng mà mấy người dân mới tặng sau khi đã cứu được họ. Họ nghèo quá, không tiền bồi dưỡng hai vị thánh, vì Có-Vi nên không đi lao động được, không có tiền nên đành làm thịt heo để cúng tạ hai vị thần. Chửi Đổng tử cắm chiếc gậy xuống, úp cái nón lên rồi ngồi bên dưới tựa vào vai nhau nhắm mắt thư giãn. Tay cầm ly rượu vang đỏ Château Margaux nhất nha nhấp nhi, mơ mơ màng màng.

  Bổng nhiên quanh chỗ hai người ánh sáng chói lòa. Rồi trong phút chốc cả một tòa thành quách, lâu đài, cung điện hiện ra như ở Las Vegas, đèn đuốc sáng rực ngập trời. Trời đã sáng, dân đi lao động lại trong các xưởng làm hàng nhái gia công cho người Tàu, thấy có sự lạ, bảo nhau theo đến rất đông.

 Người ta thấy cổng thành cờ xý rực rỡ, lính canh uy nghiêm, xe thiết giáp ra vào rầm rập. Nhìn vào bên trong thấy lâu đài tráng lệ, tỳ tướng, quân hầu, thị nữ đứng giàn hai bên như đang tấu trình công việc. Ngồi trên giữa chính điện là Chửi Đổng Tử - Tiên Dung, mặc áo hoàng bào thêu long phượng, nét mặt oai nghiêm như trong tuồng Bao Công xử trảm.

 Biết mình có diễm phúc được bậc thiên tiên che chở, dân các miền bảo nhau kéo về quy phục, lập thành phố xá đông vui như một nơi đô hội. Khách phương xa tới nước mình trước khi đến Phây-bốt Châu đều dừng thuyền lên bờ vào làm lễ ra mắt Chửi Đổng Tử - Tiên Dung. Người ta đi hội, xin ấn lộc để làm quan. Họ không đi Côn Đảo để cúng cô Sáu nữa mà đến viếng thăm vợ chồng Chửi Đổng Tử, cúng kiếng đủ trò. Đêm ngày ràn rần người ta đi lễ. Phố này khi xưa nghèo khó, nay đất lên chín tầng mây. Thiên hạ đổ xô mua để lập nhà nghỉ , khách sạn quán ăn nhất là bán hàng đồ mả để cúng .

  Ngày tháng trôi qua, Chử Đồng Tử - Tiên Dung mải miết hành nghề cứu dân kiếm tiền. Những lúc rỗi hai người lại ngồi bên nhau trò chuyện. Chử Đồng Tử: Từ ngày phát hiện ra nàng, cuộc đời ta đã bước qua một trang sử mới, thay đổi nhưng cũng chưa bao giờ mơ ước được có hôm nay. Tiên Dung đáp: Do có sự xếp đặt của cách mạng cả thôi. Chửi Đổng Tử lại nói: Như cái sự mong muốn của ta là con người thoát cảnh nghèo nàn, được sống ấm lo hạnh phúc thì đã đạt một phần. Tiên Dung lắc đầu: Con người có thể sống dư thừa ấm no, nhưng hạnh phúc thì còn tùy thuộc... Đổng Tử gật đầu: Nàng nói chí phải. Ai chẳng biết lúc trăng tròn đầy là đẹp, nhưng không biết trăng non đầu tháng mọc nơi hoàng hôn, trăng khuyết rụng ngay buổi bình minh nơi mặt trời mọc. Đạo ta còn phải cần phát huy rộng thêm khắp thế giới đại đồng.

  Lần ấy Chửi Đồng Tử - Tiên Dung vừa rời lâu đài đi dã ngoại tới Đà-Na thì gặp một người con gái đang cấy lúa bên đường. Thấy Chửi Đổng Tử dừng xe ngắm nhìn cô gái xinh đẹp, Tiên Dung hiểu ý chồng bèn đến gần nói với cô ta: Em là người tiên hay người trần? Thiếu nữ trả lời: Em là tiên nữ ở Tây cung xuống giả là người trần đó thôi. Cũng như hai vị, nay đã đắc đạo. Cuộc hội ngộ hôm nay hẳn do ý trời. Tiên Dung nói: Do trời định đoạt nhưng con người mưu toan. Trong phán quyết của trời, con người có dự phần. 

Chửi Đổng Tử hỏi: Ta đã học được trong đạo phép cải tử hoàn sinh, các nàng có đi theo ta không. Cả hai nàng cùng đáp: Cứu người là việc thiện, sao chúng em lại không theo? Từ đấy Chửi Đổng Tử có thêm người vợ thứ, vốn là tiên nữ Tây cung đầu thai vào một nhà họ Nguyễn có nghề thuốc nam gia truyền, dân trong vùng quen gọi là nàng Ngủ. Từ bé tới lớn, cô nàng chỉ ngủ li bì, không chăm sóc nhà cửa gì cả. Bố mẹ la mắng thì kêu con là con giời được lệnh xuống đây lấy một thằng phải gió.

 Nàng Ngủ đáp lại đúng mong ước của Chửi Đổng Tử: Con người sống no ấm nhưng còn phải luôn khỏe mạnh không bệnh tật đau ốm. Mà cái sự bệnh tật đau ốm thì xảy ra thường ngày. Phép làm cho con người khỏi ốm đau cũng là kéo dài sự trường sinh, uống sữa ông thọ. Nàng Ngủ đã về Đà-Na chữa bệnh cho bố Tiên Dung. Khi bố Tiên Dung khỏi bệnh truyền đem đô la ra tiễn. Nàng Ngủ cúi đầu lạy tạ, thưa chính công nương Tiên Dung nghe tin cha ốm đã cử nàng về thay mặt Chửi Đổng Tử - Tiên Dung báo hiếu. Sợ gặp mặt thì cha bị thổ huyết mà chết.

  Nhưng rồi thanh thế Chửi Đổng Tử - Tiên Dung ngày càng rộng lớn. Tiếng đồn về làng nhân đức, sự cảm phục tài năng phép thuật cứu được người chết sống lại càng ngày càng xa. Thêm vào đó những lời đồn đại về cung điện nguy nga, lâu đài thành quách rộng lớn, phố chợ đông vui, nhiều người về quy phục đến tai bố Tiên Dung. Nghe lời sàm tấu của các cò, bố Tiên Dung quyết định nhờ công an đi đánh bắt Chửi Đổng Tử - Tiên Dung về hỏi tội, luôn tiện cưỡng chế nhà cửa, đất đai, lâu đài, xây không giấy phép của sở tài nguyên môi trường.

  Cảnh sát cơ động của bố Tiên Dung sát khí đằng đằng, súng ống sáng loá với lựu đạn cay chỉ một ngày tốc thẳng tới nơi. Nhưng vì trời tối và còn cách con sông rộng nên các tướng truyền hạ trại ngày mai sẽ tấn công bắt trói giải nghịch tử nghịch nữ về đồn.

  Trong lâu đài, ai cũng muốn làm sáng tỏ nỗi oan ức vì sự hiểu lầm của cha Tiên Dung. Nhưng Chửi Đổng Tử gạt đi: Việc binh đạo sát hại dân lành là điều ta trước nay không muốn. Tiên Dung cũng khuyên mọi người: Đạo làm con không được chống lại cha. Hai người truyền đóng cửa thành. Nhấc nón, nhổ gậy.

  Cảnh sát cơ động còn đang bàn tính. Dân trong vùng còn đang lo lắng chờ đợi. Thì nửa đêm trời nổi sấm chớp, mưa như trút nước, gió mạnh đổ rạp ngọn cây. Tự nhiên ánh sáng chiếu lòa như giữa ban ngày, những người bạo nhất dám hé mắt nhìn ra thấy trong tiếng ầm ầm cả tòa lâu đài thành quách của Chửi Đổng Tử - Tiên Dung đang bốc khỏi mặt đất rồi bay vút về trời. Sau đó mưa tạnh, gió yên. Cho đến sáng cảnh sát cơ động mới dám cử người đi dò la rồi lần lượt sang sông. Đến nơi, ai nấy kinh hãi nhìn nhau vì trước mặt chỉ là một đầm nước rộng mênh mông. Cả tòa thành lớn cùng tiên chủ, quân hầu không để lại vết tích gì.


  Bố Tiên Dung hay tin, về tận nơi xem xét. Bấy giờ mới tường mọi việc. Ông cho đặt tên đầm là Nhất Bơ Uyển (vườn bơ số 1). Lại truyền xây miếu thờ Chửi Đổng Tử - Tiên Dung. Hàng năm đến ngày 35 tháng 13, là mọi người đều tụ tập về đây để làm lễ tưởng niệm công đức để noi gương sáng của một người không có cái khố, sau này, lấy được hoa hậu, trở thành tiên. Người người đi về đây để xin ấn, xin lên chức, làm ăn khấm khá. Trước cửa họ cho đúc một bức tượng của ông thần giữ cửa gọi là Hắc Sơn. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn