Thuỷ Tạ

Hồi nhỏ nghe nói nhà hàng Thuỷ Tạ có cái tên La Grenouillère nên mình thấy hơi lạ lạ, không hiểu sao họ kêu cái đầm, ao ếch nhái nên đoán người Tây hay ăn chân thịt ếch nên đặt tên như vậy rồi lại thắc mắc tại sao người Việt lại gọi Thuỷ Tạ. Một ông giỏi chữ Hán giải thích là Thuỷ Tạo, là xây trên nước nhưng người Việt đọc thành Thuỷ Tạ.
Sau này sang Tây, đi xem mấy tranh của Claude Monet và Pierre-Auguste Renoir thì mới khám phá ra trên dòng sông Seine, vùng Bougival có một cái khu thể thao, nhảy đầm nổi tiếng một thời mang tên “La Grenouillère”, đến nổi hoàng đế Napoleon đệ tam, phải đem vợ con ra đây nghỉ mát và cũng là nơi phát sinh trường phái, chủ nghĩa Ấn Tượng (Impressionism).
 Dân Paris thích đến đây, dạo chơi vào cuối tuần nên hai hoạ sĩ dạo ấy chưa tên tuổi, nghèo đói Claude Monet và Pierre-Auguste Renoir đến đây vẽ. Đặc điểm là hai ông này đứng vẽ song song nhau mà có hai bức hoạ khác nhau. Sau này trên dòng sông Seine, gần Tháp Eiffel, có một cái hồ tắm trên sông trong cái xà lan, cũng thiết kế tương tự do chú của con Sophie, bạn học làm chủ, sau này đi ăn đám cưới nó lấy tên bạn Việt Nam Lê Văn Lợi, được tổ chức tại đây. Nghe nói nay họ dẹp rồi vì vào mùa hè, dân pháp ra đây tắm đầy, hốt bạc. Mình có quen một tên kiến trúc sư, có một con tàu nhỏ đậu trên sông Seine rồi hắn ở trong đó.
Theo tài liệu thì vào năm 1837, người ta khởi công xây dựng đường sắt từ Paris (ga xe lửa St Lazare) đến thành phố St Germain-en-Laye, cạnh Điện Versailles. Dạo ấy thủ đô Paris phát triển kỹ nghệ về phía đông cho nên nhà cửa mấy vùng này như Pantin, nơi mình ở khi mới qua Tây, bị gió từ hướng tây thổi ống khói khiến nhà cửa đen xạm. Dân giàu có thì lại ở vùng phía tây vì ngược với hướng gió thổi.
Khoảng đâu 1855 thì họ làm nhà ga Chatou và năm 1858, ông François Seruin thành lập một tửu quán mang tên là "La Grenouillère" gồm 2 cái xà-lan đâu lại, trên đó có quán ăn, nhảy đầm và chổ thay đồ để người tắm sông hay đi ca-nô, thuyền, thời trang được du nhập từ Anh Quốc. Năm 1889, hoả hoạn thiêu rụi nhà hàng này.
Bức tranh la grenouillere của Claude Monet, có ốc đảo tròn mà người Pháp gọi Camembert vì hình tròn như hộp đựng phô mát tên Camembert 
Trong tấm tranh thì thấy một cái ốc đảo nhỏ, còn được gọi là Camembert, có mấy tấm ván, kiểu cầu khỉ để người ta đi từ bờ hay con thuyền nổi, tiệm ăn ra nơi ấy đợi tàu. Người Pháp xem thời ấy là "La Belle Époque", thời vàng son, đến đây để chèo thuyền, tắm sông Seine. Có lẻ vì vậy khi người Pháp ở Đàlạt, xây nhà Thuỷ Tạ, họ muốn lấy cái tên của quán ăn này để đặt tên, để nhớ về quê hương xứ sở của họ như ở Bolsa, người ta gọi Phở Pasteur,… vì dạo ấy được xem là một câu lạc bộ về các môn chơi trên nước.
Mình nhớ mài mại là từ bùng binh gần cây xăng Esso, đi vào phải qua một cái cầu nhỏ rồi đến cái bùng binh hình tròn, chắc để đậu xe hơi rồi có cầu thang leo lên nhà hàng. Phía ngoài có lang cang để leo lên sân thượng mà khi xưa mấy tên bơi giỏi như PTN, và TVT hay nhảy xuống nước bơi từ cái plongeoir.
Nhớ sau Mậu Thân, có một lần 1 lính mỹ nào đi trượt nước ở đây rồi chết đuối, người nhái lặn mệt thở và một lần trực thăng không lực VNCH rớt. Mấy ông không quân đậu ở bãi đáp ngay khu Thuỷ Tạ, để đi thăm người yêu rồi mấy người đẹp ra tiễn chào thì mấy anh fi công lượn chào em gái hậu phương rớt xuống hồ. Nếu không lầm là chiếc Chinook. Thường thường mấy loại này đậu tại sân vận động còn loại nhỏ thì đậu nơi bãi đậu xe của Thuỷ Tạ.
Trời tối, mấy ông fi công bay lượn chào em gái hậu phương nên quên cái cột cờ trên sân thượng của Thuỷ Tạ nên chong chóng vướn vào nên lộn cổ xuống hồ may mà không trúng nhà hàng. Sau đó quân đội Mỹ đem người nhái, cần trục đến để câu lên. Đi học về là chạy đến xem vui như ngày hội. Bơi thì mình không dám bơi ở Hồ vì sợ chết đuối, khúc Thuỷ Tạ nhiều tên bị chết đuối.

Có người bạn chuyển email của một cựu học sinh Trần Hưng Đạo, kể về vụ trực thăng rớt ở Thuỷ Tạ. Mình xin bổ túc nơi đây: (Trích)
 b/Sự kiện chiếc trực thăng đụng "cột cờ" nhà Thuỷ Tạ rớt xuống hồ Xuân Hương. Hôm đó là một ngaỳ gần cuối tháng Sáu năm 71, ngay hôm sau cuộc thi Tú Taì II chấm dứt. Rất nhiều học sinh Trần Hưng Đạo, Buì Thị Xuân và vaì người từ trường khác đến giaỉ khát, hóng mát, ngắm cảnh hồ, bàn chuyện học hành tương lai, xả xú báp ở Thủy Tạ, họ ngồi chật bên trong lan ra bên ngoaì̀ terrace. Bọn anh gần chục đưá ngồi bên ngoaì, ngay dưới bậc thang mà cać người nhái - grenouilles leo lên để "nhảy cầu" - plongeon, xuống hồ ( cái nhà Thuỷ Tạ do người Pháp xây dựng, trên bức vách trang trí bên ngoaì trên nóc có khắc chữ "Les Grenouilles" - người nhái) Do đó nó không hẳn là nơi ngồi giả khát, uống rượu mà còn phục vụ cho việc tập luyện, bơi lặn cuả hội người nhái Pháp. Trên chót cái cầu nhảy đó có hai cái trụ bê tông cao. Anh vưà vô quầy goị thêm nước và thuốc lá, quay ra đến cưả ra terrace  thì chứng kiến rõ ràng chiếc trực thăng Huey UH 1 - loại nhỏ, dùng đổ quân hoặc võ trang, cất cánh từ bãi đáp phía trước bên tay trái Thuỷ Tạ bay ra hồ rồi vòng vô thật là gắt, khiến nó nghiêng hẳn qua bên trái khi lướt qua mái Thuỷ Tạ bay về hướng Cây Xăng Kim Cúc. Ngay vưà ở trên nóc Thuỷ Tạ thì một cánh quạt đánh trúng cây cột bê tông nhỏ trên cái cầu nhaỳ, cã₫̉ hai gãy lià, trụ bô tông nhỏ rớt thẳng xuống hồ, cánh quạt theo đà quay rớt xuống sàn trerrace, trước mặt anh chì hơn một thước và ngay cạnh bàn các bạn anh đang ngồi. Chiếc trực thăng ngược dội qua bên phaỉ và rớt nhào xuống hồ. Trong tíc tắc anh còn thấy cảnh người xạ thù đại liên vùng vẫy rồi ngẹo đầu qua một bên khi máy bay chạm nước. Nó không chìm ngay; moị người chạy tuá xuống bở hồ bu lại nhìn nhưng tất cả đều shocked, không ai biết phaỉ làm gì. Có người baỏ phaỉ dang ra xa vì nó chở đầy đạn có thể nổ. Tại bãi đáp đang có một chiếc UH 1 cuả Hoa Kỳ, mấy ông lính Mỹ chay băng đến, một ông nhaỷ lên cái pedal l'eau cuả Thuỷ Tạ đạp ra, ông đạp quá mạnh mà nó thì chậm nên tròng trành chúi đầu xuống, nghiêng qua một bên sắp lật. Ông ta đành bỏ, nhaỳ lên bờ, vì lúc đó chiếc UH I cũng chìm lỉm. Không một ai trôi lên. Nhiều cô BTX ôm mặt khóc. Bọn anh bàng hoàng mãi không nỡ về. Hơn nưã tiếng đồng hồ sau thì quân cảnh và công binh Võ Bị, và các ông bên Tiểu Khu đến xua moị người ra khoỉ chổ đó. Suốt đêm máy bay thả hoả châu cho công binh và trực thăng Chinook đến câu chiếc máy bay đó lên. Cảnh đó thì anh không chứng kiến, sáng ra mới nghe nói. 

Như thế Thuỳ Tạ không có cộ̣t cờ, bãi đáp trực thăng trước Thủy Tạ là cuả trực thăng nhỏ, không phaỉ riêng cho Chinook như Sơn Đen nghe; và chiếc máy bay lăm nạn không phaỉ là chinnok chở các cô, các em gái, cũng không phaỉ bay lạng để chaò từ giả cô em gái; mà lỗi lầm cuả phi công là bay quá thấp, vòng quá gắt làm trực thăng nghiêng khi qua mái nhà Thuỷ Tạ mà cánh quạt đánh chéo xuống trúng cột cầu nhaỷ, có thể anh ấy thấy nhiều bóng hồng trên Thuỷ Tạ nên hứng chí làm như thế. 

Tháng sau đó anh về SG, đến thăm cô bạn gái học Gia Long mà sau naỳ là bà xã trước cuả anh (bà ấy qua đời năm 1979 vì không chịu tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghiã xã hội.) Bà ấy hoỉ anh có biết vụ rớt máy bay trực thăng mấy tuần trước ở Hồ Xuân Hương hay không? rồi nói cô bạn Gia Long cuả bả tên Loan đang khóc sướt mướt vì ông phi công tử nạn là chồng sắp cưới cuả cô ta. Anh không dám phê bình về chuyện anh chứng kiến. Các ông Pilot thì bay bướm vì đời vaò sinh ra tử, quá ngắn nguỉ, họ hưởng giây phút naò hay giây phút đó. Năm sau em ruột cuả anh tử trận ở Phan Thiết, nghĩ lại những người lính chiến trong thời gian đó anh thấy mình có lỗi, rất ân hận vì họ chết cho mình được sống, ăn học.  

Đây là những gì anh trực tiếp chứng kiến là liên quan, còn những chi tiết khác không đúng lắm thì anh không góp chuyện làm gì vì anh cũng chỉ nghe qua. Dù sao Mưc̣ Tím Sơn Đen viết công khai thì thế hệ sau đọc cứ tưởng chuyện xảy ra thiệt là như vậy.”
(Hết trích)
Tấm ảnh này mình đoán là chụp sau này, khi được sơn phết và trùng tu lại. Mình nghĩ họ để tấm bảng bằng tiếng tây. Mình chỉ đến tiệm này một lần khi còn ở Đà Lạt, vào dịp tết với tên hàng xóm, em hắn và cô bạn học chung lớp của hắn ở Văn Học. Quán này thuộc thị xã Đà Lạt, tương tự nhà hàng Đào Nguyên, được thu dụng sau khi người Pháp về tây, và cho mướn để lấy tiền cho thị xã.

Mình có hỏi anh này vài điểm nhưng anh ta trả lời không xác đáng lắm. Anh ta kể thấy tấm bảng đề chữ “Les Grenouilles” (những con ếch nhái) nhưng thật ra là ”la grenouillère” trên hình. Mình lại nhận được nguồn tin là máy bay của ICCS bị rơi. Dạo đó, nếu anh ta là học sinh mà ra Thủy Tạ ngồi uống cà phê thì thuộc dân giàu.

Mình chỉ nghe kể khi chạy ra Thuỷ Tạ xem lính Mỹ lặn vớt phi công và trực thăng lên nhưng không thấy lúc họ vớt máy bay lên nên không quả quyết được loại trực thăng nào. Mặc khác mình nghe kể một chuyện khác là sau khi máy bay rớt thì an ninh quân đội, lên phòng ngủ của khách sạn Palace, niêm phong phòng của họ lại, người Mỹ đến đem hết đồ của nhóm đi trên máy bay rớt. 
Tin này thì khả tín hơn vụ ông thần kể là đang ngồi uống cà phê tại Thuỷ Tạ lúc giờ học sinh ở trong lớp, tương tự vụ trực thăng Mỹ rớt ngay ngã ba Lê Đại Hành, anh ta cũng nói là có mặt nơi đó, thấy xác chết đầy trong khi đọc tài liệu Mỹ thì cho biết không ai chết, chỉ có bị thương. Thiếu tá Phong, đại đội 302 cho biết chiếc máy bay này mới đón anh đi hành quân về. Có người đến đón nhóm anh về căn cứ. Phi công bay lượn trên đầu khách sạn Mộng Đẹp, chào mấy cô gái điếm đụng phải cột đèn hay dây điện nên rớt. Mình có kể vụ này rồi sau khi đọc tài liệu của người Mỹ.
Nếu xét tấm ảnh này thì mấy cột cờ của Thuỷ Tạ nằm phía hồ, chỗ để thiên hạ leo lên để nhảy xuống hồ, plongeoir. Nếu lái máy bay thì khó bay sát Thuỷ Tạ. Do đó mình không tin vụ trực thăng, đụng cột cờ Thuỷ Tạ ban ngày khi anh ta và bạn bè, mấy nữ sinh Bùi Thị Xuân ra đây uống nước. Có lẻ nguồn tin mình nghe về an ninh quân đội lên khách sạn Palace, niêm phong phong rồi người Mỹ đến dọn đồ đạt của mấy người trên trực thăng đi nhưng không hiểu lý do.
Có một ly kỳ khác là một chiếc trực thăng bị mất cắp tại Thuỷ Tạ. Tối ngày 7 tháng 11 năm 1973, đài BBC loan tin có một chiếc trực thăng UH-1 của phi đoàn 219, bị không tặc. Được biết vào 9 giờ sáng có chiếc máy bay đi từ Quảng Đức vào Nha Trang nhưng thời tiết xấu nên bay lên Đà Lạt. Lúc đầu họ muốn gửi máy bay ở tiểu khu nhưng không gặp vị chỉ huy nên tính bay vào fi trường Cam Ly nhưng lại không có phương tiện di chuyễn ra thành phố nên họ bay đến đậu trước Thuỷ Tạ.
Nghe báo chí đăng cho hay một tên phi công được cho sang Hoa Kỳ thụ huấn về phi cơ. Bị sưu tra có liên hệ với Việt Cộng nên không được bay. Ông ta trốn lên Đà Lạt, ăn cắp chiếc trực thăng, bay vào mật khu rồi họ đưa chiếc máy bay này ra bắc. Sau 75, ông ta cũng không được Cách Mạng trọng dụng gì cả, nghe nói nay làm cho công ty du lịch ở Quận 11.
Thiếu tá Phong của đại đội 302 cho biết là cố vấn tình báo mỹ của đại đội cho biết là chiếc máy bay đó đã đem về Cam Ranh, để dạy cho phi công Việt Nam một bài học. Lý do là dạo ấy, Hoa Kỳ ngưng viện trọ cho Việt Nam Cộng Hoà nên xăng dầu, súng đạn thiếu hụt nên phải tiết kiệm mà ông Nghĩa lại bay lên Đà Lạt chơi, thăm người yêu, bồ nhí chi đó. Sau 75, ông Nghĩa đi tù  cải tạo và chết trong tù.
Nếu tin này chính xác thì Việt Cộng dựa vào đó để tuyên truyền cho dân quân của họ lên tinh thần. Không thấy ông phi công giác ngộ cách mạng kể là được nhà nước tặng huy hiệu anh hùng gì cả.
Nói đến chết đuối, mình nhớ có lần thấy một thằng bé chết đuối khúc lữ quán hướng đạo. Mình thấy người ta gọi ông Phác, làm ty công chánh, sau này hay trù trì ở am Soyer. Ông này lấy chai nước mắm, tu một tràn như uống bia, cho ấm người rồi nhảy xuống hồ, lặn, lâu lâu ông trồi lên, vài lần như vậy thì thấy ông kéo một đứa bé lên bờ, xong rồi kẹp hai cái chân thằng bé qua vai, còn đầu để trút xuống đường sau lưng ông, rồi ông chạy tới chạy lui đến khi thiên hạ kêu ra rồi, nước từ trong bụng hay phổi phèo chảy ra nhưng thằng bé chết từ lâu. Chỗ này cũng có thằng Thịnh, học chung với mình ở trường Thanh Ngọc, gần Couvent Des Oiseaux và ba má nó lái xe đâm xuống hồ chết đuối. Ba má nó có tiệm bán gạo thì phải ở đường Hàm Nghi, đối diện phở Bằng. Mẹ nó tập lái xe, nên bố dạy rồi chở nó theo rồi từ đường Nguyễn Thái Học, bà mẹ thay vì cua thắng ra sao đó, lao xuống hồ luôn.
Năm mình học 11B, đang giờ chơi độ 10;00 giờ sáng, mình đang đứng với Trần Thiện Tân, ngoài sân trường Văn Học, bổng thấy một chiếc máy bay F5 lượn èo èo từ hướng Cam Ly bay xà xuống khu đường Cường Để rồi không thấy máy bay lên lại rồi một tiếng nổ ẦM, khói lên mịt mù. Tối đó đài BBC loan tin ở ấp Ánh Sáng có một tên fi công bảo con nít trong xóm là khi thấy F5 lượn xuống là hắn.
Xui cho anh fi công này là lúc xuống quá thấp nên lên gấp quá để tránh cầu Ông Đạo nên lộn cù lèo rớt xuống hồ, máy móc gì nổ banh, bay lên đồi cù làm mấy người đi ngang qua cầu ông Đạo hay bán hàng xung quanh đó chết oan. Thiên hạ tới nhà ông fi công chửi bọ mạ hắn mệt thở. Người Việt kỵ đem người chết ngoài đường về nhà nên họ đặt bàn thờ và hòm cúng ngay khúc cầu Ông Đạo, có độ 6 ,7 đám ma dạo ấy, chạy xe ngang thấy ớn ớn nên sau này mỗi lần chạy xe sang khúc đó là mình dỡ mũ hay khấn lâm râm. Nghe nói gia đình fi công Lý Tống khi xưa ở ấp Ánh Sáng nhưng không biết có thật không.
Bổ túc về vụ phản lực cơ rớt gần cầu ông Đạo: phi công là em trai ông dượng chồng bà dì ruột của HNA. Ông ý lượn sát để nhìn nhà mẹ là mụ Toàn ở ấp Ánh sáng. Còn máy bay là F5.
18 năm sống tại Đà Lạt, có lẻ mình ra Thuỷ Tạ một lần, Tết năm 1972, mình, Lá Diêu Bông #2, thằng B và cô bạn học Văn Học của Lá Diêu Bông, đối tượng của tên B, ra Thuỷ Tạ uống nước. Mình chỉ nhớ là kêu Coca Cola, thằng B kêu ly cà phê và điếu Captan, đốt lửa, hít một hơi rồi nhả khói vòng tròn như James Dean rồi đối tượng thằng B, kêu mình bỏ muối vào Coca Cola để bớt gas carbonique. Hai thằng đi chơi với gái mà chỉ có đủ tiền uống nước coca của đế quốc thôi nên chả gọi món gì ăn. Chỉ có thằng B và đối tượng của nó nói năng hùng hổ còn mình và Lá Diêu Bông chỉ ngồi nghe. Sau 75, thằng B lấy được đối tượng của hắn nhưng ăn bo bo quá độ hay sao đó vợ nó chết.
Lạ hè, sao dạo này hay nhớ đến Lá Diêu Bông? Trên đường về thì thằng B đi bên cạnh đối tượng hắn, xì lô xì la gì đó, mình thì lặng câm, bên cạnh Lá Diêu Bông, lâu lâu chị hỏi cái gì thì trả lời hay nhiều lúc có người đi ngược chiều thì đứng lại tránh vô tình đụng chạm Lá Diêu Bông sướng rêm mé đìu hiu. Xong Om
Sơn Đen

Khi xưa, con nít hay ra đây tắm hồ. Mình chỉ tắm ở đập Đa Thiện