Tự do và chọn lựa

Hôm trước mình có tải về câu nói của Bill Gates bị bà con dũa, bảo dịch sai nên hôm nay tải lại bằng tiếng Anh ; “ If you’re born poor, it’s not your mistake. But if you die poor, it’s your mistake." hình như có câu ngạn ngữ:" it's not your fault if you are born in the gutter but it's your fault if you die there".
John Rawls, đã giải bầy trong cuốn A Theory of Justice, nói về sự công bằng của Công Lý và The Veil of Ignorance. Trước khi sinh ra con người không biết trước những gì họ sẽ được thừa hưởng từ bố mẹ, xã hội.
Như mình và mấy đưa em sinh ra, đâu có biết hay có quyền chọn lựa. Đâu có biết là con của nguỵ quyền hay cháu của địa chủ. Cái khác nhau giữa Anh em của mình là thời gian. Mình sinh trước đúng thời điểm của VNCH nên được đi Tây còn mấy đứa em sinh sau đẻ muộn thì học tài thi lí lịch. Không được đi học, ở nhà đi thái rau cho heo ăn.
Hồi còn trẻ, mình đồng ý với các feminist là họ có quyền quyết định sinh nở, muốn giữ đứa bé trong người họ hay phá thai. Khi khám phá ra ông Bill Gates và Steven Jobs, hai người đã thay đổi nền Văn Minh nhân loại, là những đứa con nuôi. Hai ông này sống sót, có lẻ dạo đó, luật lệ còn nghiêm khắc, không cho phép phụ nữ phá thai như ngày nay. Một cô gái vị thành niên có quyền vào nhà thương, xin phá thai mà bố mẹ cô ấy không được thông báo.
Hai ông Gates và Jobs, được nhận làm con nuôi từ bé rồi lớn lên đã làm thay đổi đời sống con người từ 30 năm qua. Ngày nay tuy về hưu nhưng ông Gates vẫn tiếp tục làm những việc thay đổi thế giới qua những dự án của Gates Foundation.

Tuy về hưu nhưng ông Gates vẫn đọc sách, mua mấy cuốn DVD về các môn khoa học để nghiên cứu, học hỏi thêm thay vì mở máy truyền hình xem các chương trình dành cho công chúng như The Simpsons. Ông ta có tự do để chọn lựa và đã chọn xem Hamlet của Shakespeare trong những lúc rãnh rỗi trong khi đa số đã chọn xem The Simpsons. Sự chọn lựa đã đem lại kết quả khác nhau.
Theo nghiên cứu về thành phần sinh viên ở đại học Hoa Kỳ, thì 3% sinh viên xuất thân từ những gia đình nghèo, 70% thuộc thành phần trung lưu,...
Cách đây vài năm có một thí sinh gốc đại hàn, đạt điểm hoàn toàn của SAT, lấy thêm 9 lớp AP nhưng không được nhận vào đại học Princeton nên anh chàng này kiện đại học này vì kỳ thị, lí do một người bạn học cùng lớp, da trắng, kém điểm hơn nhưng lại được nhận vào. Các đại học Hoa Kỳ chỉ nhận tối đa 20% sinh viên Á Châu, người gốc Á Châu không được hưởng qui chế URM, dù dân số gốc Á Châu chỉ chiếm có 5% dân số của Hoa Kỳ. Đại học Harvard có tỉ lệ 13. 8% sinh viên da vàng từ 5 năm nay nghe nói có tăng lên đâu 17.8% năm nay.
Tiểu bang Cali may mắn có Dự Luật 209, cấm tuyển lựa sinh viên qua màu da, sắc tộc nên sinh viên Á Châu chiếm được 40% tổng số sinh viên ở các đại học Cali.
Mình nhớ có lần đi xem thằng con nhận bằng khen ở trường Trung học. Con mình phải đạt toàn điểm A trong 5 Tam Cá nguyệt mới được nhận bằng khen trong khi hai học sinh gốc Mễ, đạt 2 điểm C trong 5 Tam Cá nguyệt thì được bằng khen, họ có chương trình khuyến khích học sinh gốc Mễ vào đại học với học bổng,...
Gần đây các trường đại học miền Nam Hoa Kỳ như Georgia Tech,... cho học bổng sinh viên giỏi, không cần biết giàu hay nghèo vì thường các sinh viên nghèo, được học bổng nhưng kém khả năng, không theo kịp chương trình, bỏ học làm phí tiền của quỹ học bổng.
Mình có coi cuốn phim về cuộc đời của Bác sĩ Ben Carson, của bệnh viện John Hopkins, gốc da đen. Người đầu tiên mỗ, giải phẩu trẻ song sinh. Mẹ của ông ta, làm nghề osin cho một giáo sư gốc da trắng. Thấy bà ta không biết đọc nên chủ nhà dạy bà ta đọc và viết.
Bà ta quyết định rằng con bà ta sẽ không mù chữ như mình nên về nhà cấm hai đứa con coi truyền hình và bắt chúng đọc sách, làm bài tập. Ông Carson trước đó trong lớp được bạn bè chế diễu là ngu dốt nhưng dần dần học lực khá lên, vào đại học rồi trở thành Bác sĩ danh tiếng. Có thể ông ta sẽ ra ứng cử tổng thống cho Đảng Cộng Hoà năm 2016.
Mình có dẫn chứng về chủ thuyết Thực Dụng của John Stewart Mill và ảnh hưởng của tư tưởng John Locke trong sự thành hình của nền Dân Chủ Hoa Kỳ, nên đưa ra đây 3 thí dụ về người di dân mà mình quen biết. Lí do di dân để khỏi phải dùng Sự Công Bằng của Công Lý đưa ra bởi ông John Rawls.
Một gia đình VN, mình quen từ 23 năm nay khi họ mới di dân sang Hoa Kỳ. Lúc đầu thì chính phủ Mỹ, giúp đỡ cho thực phẩm, trợ cấp 70% tiền mướn nhà. Sau này con cái lớn, họ vẫn tiếp tục hưởng trợ cấp, đi làm chui, kiếm tiền đi VN chơi. Một hôm, 6 giờ sáng nhân viên xã hội, gõ cửa vào nhà thì thấy một cô con gái lớn tuổi vẫn ở đó dù họ chỉ khai có hai vợ chồng. Họ bị mất quyền lợi, bị cắt hết các trợ cấp, phải xin em út thêm tiền để trả tiền nhà.
Các đây đâu 10 năm, mình có cho một gia đình VN thuê căn nhà. Họ cũng mới sang Mỹ, ăn trợ cấp nhưng vợ chồng vẫn đi làm. Sau này 4 đứa con tốt nghiệp Berkeley, UCLA,... hùn nhau mua nhà cho bố mẹ ở và về hưu. Bỏ xin trợ cấp.
Một gia đình khác, em của gia đình bị chính phủ tiểu bang cúp trợ cấp, vượt biên sang cũng trên 30 năm, có 6 đứa con. Lúc đầu cũng ăn trợ cấp nhưng cuối tuần họ ra chợ trời buôn bán, dần dần khá lên, mở tiệm vàng, bỏ trợ cấp. Có lẻ tiếng Anh không rành hay sống thời bao cấp của VC nên họ sống trong ghetto của Cộng đồng VN. Họ buôn bán bằng tiền mặt nên khi đóng thuế, phải khai không đúng sự thật.
Cặp vợ chồng Floriano mà mình quen, sang Mỹ cũng với bàn tay trắng, đi học thêm tiếng Anh nên họ sống theo luồng chính của xã hội Hoa Kỳ. Làm bao nhiêu thì khai bấy nhiêu nhưng bỏ thì giờ đi học seminar, mướn CPA tính sổ sách, khấu trừ theo luật thuế vụ. Ngày nay họ có tiền nên thoải mái và cảm nhận được cái Tự Do mà John Locke nêu ra.
Chúng ta sinh ra, không biết rõ tương lai đi về đâu nhưng chúng ta có tự do để chọn lựa. Tìm hiểu, nghiên cứu về Shakespeare, học tập, rèn luyện các kỷ năng hay những gì có thể cải thiện về mặt tinh thần và vật chất cho cuộc sống. Chúng ta có thể sống qua ngày, đi làm về, rãnh rỗi thì coi tivi, xem phim bộ Hàn quốc, cuối tuần họp bè bạn, nhậu nhẹt.
Chúng ta phải chấp nhận cái kết quả của sự chọn lựa của mỗi cá nhân, không thể đổ lỗi cho ai cả hay như đa số người VN, cứ đem tử vi ra để bảo "Cái số mình vậy đành chịu".
Sơn ngu khu đen