Chết là hết?

Cách đây 15 năm, như mọi gia đình mỹ bình thường, mình và vợ làm di chúc và living trust để lỡ hai vợ chồng có chuyện gì thì có người thân, được chỉ định trong di chúc, lo cho hai đứa con nếu không thì toà án sẽ phán ai sẽ lo cho chúng.

Dạo ấy, thiên hạ lo sợ về số tiền thuế mà con cháu phải đóng trong vòng 9 tháng sau khi họ qua đời. Dạo ấy, luật cũ từ mấy chục năm trước là ai có tài sản trên 1 triệu đô thì phải đóng thuế tài sản đâu 55% vừa thuế liên bang và tiểu bang.

Thí dụ: một cặp vợ chồng có 3 căn nhà ở Cali. Một để ở và hai cho thuê. Trị giá trung bình một căn nhà ở Cali là $600,000, tính ra gia tài của họ là $1.8 triệu, chưa kể tiền để dành hưu trí hay đầu tư thị trường chứng khoán .....

Nếu họ rút ruột để mua nhà cho thuê thì mỗi căn nhà, họ nợ 80% giá trị của căn nhà để mua nhà hay $400,000, vị chi 3 căn thì nợ tổng cộng $1.2 triệu ($400,000 x3).

Theo luật thì tài sản của họ khi chết được định giá $1.8 triệu. Tài sản của họ được trừ $1 triệu còn lại $800,000, con cháu phải đóng thuế 55% hay $275,000. Con cháu phải bán ít nhất là 2 căn nhà để đóng thuế còn lại 1 căn. Nợ hai căn nhà là $800,000 nên khi bán trừ tiền huê hồng, chi phí còn đủ để đóng thuế.

Dạo đó thiên hạ làm Estate Planning, đa số để tránh đóng thuế nhiều và phải qua toà thừa kế (probate court) nên có đủ trò để làm.

15 năm sau, con cái lớn nên đi học khoá này lại để xem cần thay đổi chi không để lỡ mình đi Tây thì vợ con biết đâu mà rờ. Mình có viết lá thư mà khi vợ con mở ra trên máy điện toán của mình thì sẽ hiểu những gì phải làm, liên lạc ai để họ giúp đỡ giải thích giấy tờ vì gặp luật sư thì tính theo đồng hồ.

Đồng chí gái thì tương đối rành hơn những người bình thường vì mình giải thích khi làm chuyện gì nhưng khi đụng trận cần những người bạn (Financial Friend) của mình để hướng dẫn. Hy vọng kỳ này mình sẽ giải thích cho mấy đứa con luôn.

May mắn là nay thuế tài sản chỉ áp dụng cho những ai có tài sản trên $5.45 triệu nên chỉ dành cho 1% dân mỹ. Nếu làm kỹ thì hai vợ chồng có thể miễn thuế dưới 11 triệu. Nay với luật mới nghe đâu trên 22 triệu cho 2 vợ chồng nhưng chỉ có hiệu lực đến năm 2023 sau đó tuỳ theo Hoa Kỳ cần chém thuế nhà giàu hay không để họ tiếp tục nếu không thì phải xoay sở cách khác. Nói chung dân giàu, có chuyên gia cố vấn nên không đóng thuế còn nghèo nghèo thì nai lưng ra đóng.

Số 99% còn lại không phải đóng thuế thì không cần làm? Như có tên bạn kêu chết là hết! Sống ở Hoa Kỳ thì chết là đối với người chết còn người ở lại là khởi đầu một cuộc đường dài với pháp lý mà ít ai hiểu biết nên nếu mình thương người thân thì nên chuẩn bị kỹ càng để khi đụng trận thì bớt vất vã và tốn tiền luật sư phí nhất là thời gian.

Làm estate Planning rất cần cho mọi người từ 18 tuổi trở lên dù thuộc loại vô sản vì nếu không làm di chúc thì lỡ bị bệnh, tai nạn, mất trí nhớ thì thân nhân, chưa chắc có quyền, để thi hành, giúp đỡ họ.

Y tế Hoa Kỳ tiến xa nên thế hệ mình có thể sống khá lâu nhưng chưa chắc sẽ tự lo cho mình đến mãn đời. Họ phải nghĩ đến Long Term Care. Con cháu ở xa, mình sẽ là gánh nặng cho con cháu để lo cho mình. Nhiều người muốn nhận Medicaid nên đã làm nhiều sai lầm, để hối hận không kịp.

Thí dụ, họ nghĩ là chuyển tên căn nhà của mình cho con thì trở thành vô sản, sẽ nhận Medicaid. Nếu họ không hiểu luật thì ôm hận. Mình có mua một căn nhà ở Los Angeles. Ông chủ sang tên cho thằng con để nhận Medicaid, ông ta vẫn tiếp tục sống ở đó và trả tiền ngân hàng.

Một ngày cuối thu, thằng con đứng tên nhà lăn đùng ra chết. Con dâu đuổi ông ta không được nên bán cho mình. Nay chắc ông ta nhận được trợ cấp. Mấy năm nay mình không gặp, chỉ biết mỗi tháng có người bỏ tiền thuê nhà vào trương mục của mình.

Một ông Việt Nam mướn nhà kể. Ông ta sang mỹ đem theo được tiền tươi, mua một căn nhà ở Huntington Beach, sau đó chuyển tên cho con gái để ăn trợ cấp. Cô con gái đi Las Vegas chơi và bán căn nhà, đuổi ông ta ra khỏi nhà. Chung quy là nên hỏi rõ ràng những người hiểu biết trước khi làm việc gì.

Nếu tìm luật sư thì nên tìm hiểu rõ trước khi gặp luật sư vì họ không biết mình muốn gì và sẽ lấy tiền nhiều vì tính giờ. Kiếm luật sư thì nên tìm luật sư chuyên về luật gia đình chớ kiếm luật sư về đụng xe. ...

Tóm lại mình phải kêu mấy đứa con làm những gì sau đây dù chúng vô sản:
• Di chúc: để viết chúng muốn cái gì thay vì để chính phủ quyết định.
• Living trust: dù không có tài sản nhưng ba thứ lặt vặt như Digital assets,.... Mình chết thì con cái chỉ muốn xem có bao nhiêu tiền còn cha mẹ thì muốn hình kỷ niệm của con. Có vụ một bà có con chết nhưng không vào Facebook của con được để báo cho mọi người đã chết,... 
• Power of Attorney: lỡ chúng bị tai nạn thì có thể được ủy quyền cho mình hay ai khác lo cho chúng thay vì để chính phủ quyết định.
• Health power of Attorney: lỡ chúng bị tai nạn hay nằm Coma.
• Hippo waiver: lý do là con mình trên 18 tuổi thì mình không có quyền thế chúng ký giấy tờ, cho phép nhà thương hay bác sĩ tư cho xem tài liệu y tế của mình. Họ kể trường hợp hai cô gái đi chơi ở Mississippi, bị đụng xe chết nhưng gia đình không làm gì được vì không có quyền hỏi nhà thương hay bác sĩ về bệnh lý.
Có một loại mới là ngày nay con cái ở chung với bạn mà không lấy nhau hay đồng tính mà không lấy nhau nên có di chúc và living trust thì tránh tình trạng thưa kiện đủ trò. Nếu chúng mua nhà chung hay xe cộ,.... Đủ trò.

Phần mình thì lắm trò phải làm nên không kể.
He he he
Sắp lên máy bay
Đi xa nhớ vợ hiền
Nhs