Viếng thăm Ý Đại Lợi lần đầu tiên

Khoá mùa xuân năm thứ 1, được nghỉ 2 tuần xả hơi, tụi học chung "atelier" rủ đi viếng Siena, một thành phố thuộc vùng Toscana của Ý, gần thành phố Firenze (Florence) để nghiên cứu thêm về kiến trúc và nghệ thuật của Ý.

Vùng Toscana này là nơi khơi mào cho nền Phục Hưng của Ý Đại Lợi cũng như nền văn minh tây phương sau nhiều thế kỷ sống trong các giáo điều tôn giáo điều khiển bởi nhà thờ Vatican. Các nhà trí thức của Hy-Lạp bỏ chạy sang Ý Đại Lợi xin tỵ nạn khi quân Thổ NHĩ Kỳ chiếm đóng nước họ, mang theo những tư tưởng khai phóng, được các nhà giàu ở vùng này tiếp thu mà người Ý Đại Lợi gọi là Rinascimento hay Quattrocento (thế kỷ 15).

Dần dần thiết lập một chủ nghĩa con buôn mà ngày nay được gọi là chủ nghĩa tư bản. Họ buôn bán ở xa như các đoàn giao thương của Marco Polo, mua đồ hay của lạ ở phương xa, đem về bán cho giai cấp triều đình và tạo ra một giai cấp mới trong xã hội mà ngày nay người ta gọi là trưởng giả (borghese). Họ trả tiền cho các nghệ nhân để thực hiện các tranh hoạ khác với chủ đề của nhà thờ với mấy ông thánh từ 15 thể kỷ sau công nguyên. Trước đây, các nghệ nhan chỉ được nhà thờ kêu vẽ trả tiền nên chỉ thấy toàn là tranh vẽ các thánh, sau thời PHục Hưng dân trưởng giả kêu vẽ cho họ nên đầu óc thoáng, không thấy thánh nữ.

Nếu đi viếng Florence, sẽ thấy bức tượng David của Michelangelo, rất đẹp, thấy chim chóc của bức tượng thay vì mấy tượng hay tranh hoạ về các địa ngục để đe doạ người dân tu may kẻo trễ. Có dạo một ông buồn đời đập phá chi đó bức tượng La Pieta ở Vatican nên họ dơi mấy đồ thiệt vào nơi kín đáo, bảo vệ. Dạo mình đi thì còn thấy cái chính từ mấy trăm năm qua. Lần tước đưa đồng chí gái về thăm thì thấy cái giả. Chán Mớ Đời 

Mình hồ hởi lắm, muốn tham dự chuyến đi nhưng không có giấy tờ để xuất ngoại, ra khỏi xứ Phú Lăng Sa. Lý do là mình sang Tây với sổ thông hành của công dân nước Việt Nam Cộng Hoà, đến toà đại sứ Việt Nam Cộng Hoà  trình diện xong để có tờ giấy đi làm thẻ di trú xong thì mấy tháng sau VC khai tử Việt Nam Cộng Hoà, bổng chốc mình trở thành một kẻ vô tổ quốc, trên xứ Tây.

Ngày 30/4/75, đám việt kiều yêu nước ở Paris, chạy vào toà đại sứ Việt Nam Cộng Hoà, đập phá và sau đó VC tịch thu luôn toà đại sứ này và các tài sản khác của Việt Nam Cộng Hoà. Dạo ấy Hà Nội không có toà đại sứ, chỉ có văn phòng đại diện tại Paris, lý do là sau 54, Hà Nội chiếm hết tài sản của Pháp kiều nên chính phủ pháp không có liên hệ ngoại giao với Hà Nội theo hàng đại sứ. Hà Nội có văn phòng đại diện khi có hoà đàm Ba lê.

Khi xem phim "The Terminal" do Tom Hanks đóng vai ông Merhan Naseri, một người vô tổ quốc, không quốc gia nào nhận, sống trong phi trường CDG thì mình cảm nhận được hoàn cảnh này. Sau ngày 30/4/1975, mình gặp một tên quen, kêu tụi mình là người vô tổ quốc, sans-patrie.

Dạo đó, mình đang xin quy chế tỵ nạn và sau này được cấp sổ Thông hành của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, được đi mấy nước Tây Âu còn các nước khác thì phải xin chiếu khán, các nước cộng sản thì thua non. Nhớ dạo ghé xứ Nam Tư cộng sản năm 1982, khiến mình hơi ớn, thấy lính công an gác đầy trên đường đi viếng thăm Hy-Lạp.

Sau khi được quy chế tỵ nạn thì mình xin vào dân Tây, năm sau được nhập tịch và từ đó dùng sổ thông hành Pháp và sau đó Cộng Đồng Âu Châu đến khi lấy vợ thì đổi quốc tịch Mỹ. Thật ra là thằng con bảo kê cho mình vào quốc tịch mỹ vì lấy vợ thì phải đợi bao nhiêu năm còn có con người Mỹ thì nhanh.
Theo mình là 1 trong những quảng trường đẹp nhất thế giới, không to lớn lắm. Lúc mình đến đây, cứ nghĩ trước rạp Ngọc Hiệp, tạo thành một quảng trường đi bộ như thế này thì tuyệt, từ đường MInh mạng xuống. Cuối cùng mình không trở lại Đà Lạt. Đà Lạt có những con đường mà nếu chịu khó làm theo các địa danh trên thế giới mà mình đã đi qua thì sẽ tạo ra một không gian đặc thù Tây phương thì chắc sẽ đẹp. Nay thì Chán Mớ Đời 
Có thằng học chung gốc Việt, sinh bên Tây bảo sẽ mượn giấy căn cước của thằng bạn, mày dùng thẻ căn cước của nó mà qua biên giới. Thế là mình ghi tên đi. Trước ngày đi tên Mít sinh bên tây, đưa cho cái căn cước của một tên sinh viên mít mà sau này mình có gặp ở Cité Universitaire, đánh quần vợt chơi với nó một lần rồi cũng biệt tăm luôn. Tên này theo Hà Nội.

Tối đó lên xe lửa chạy xuyên đêm với đám học chung mà lòng mình cứ lo như con vo vo. Tụi bạn thì được báo trước để khi gặp quan thuế thì đừng có gọi mình là Sơn mà phải kêu Henri Lê. Chán mớ đời!

Lúc xe lửa đậu ở biên giới thì tên quan thuế lên tàu, mở cửa toa xe lửa, bật đèn kêu "passaporto", mình làm bộ ngái ngủ, lờ đờ đưa cái thẻ căn cước Henri Lê trong khi mấy đứa trong toa xe, cũng câm lặng run run không kém gì mình, lần lượt đưa thẻ căn cước.

Cả toa xe thở phào chửi thể "putain putain" mệt nghỉ sau khi tên quan thuế Ý đóng cửa lại không quên bồi thêm "buon viaggio". Cả đám thở phào, cười tươi như hoa hướng dương. Tây đầm không hiểu vì sao mình lại tỵ nạn, không giấy tờ tương tự con mình ngày nay thấy các người tỵ nạn trên thế giới xin định cư tại mỹ.
Đây là cái chuông của nhà thờ ở thành phố Pisa, bị nghiêng, có lẻ vì đất lún nhưng có Chúa đỡ nên vẫn đứng vững mấy trăm năm qua mà cả đám viếng thăm 2 tiếng đồng hồ, có thời gian leo lên tháp chuông. Nay chắc phải đợi lâu vì du khách ngày nay nhiều hơn xưa.
Xe lửa dừng lại thành phố Pisa, thuộc vùng Toscana, nổi tiếng với cái tháp nghiêng. Dạo đó ít du khách không có đông như quân Nguyên như ngày nay nên chỉ đưa thẻ sinh viên là được leo lên xem. Nói chung cầu thang làm bằng đá, rất hẹp, đi vòng vòng cũng lên tới đỉnh. Lấy sổ tay ra vẽ vài cái esquisse nhưng dạo ấy, năm thứ 1 nên vẽ như bò uống rượu đế.

Khúc này có một nhà thờ khá to nhưng du khách đến chỉ để xem cái tháp nghiêng mà người ý gọi "la torre pendante", cái tháp nghiêng. Cái tháp này được xây để gắn cái chuông cho nhà thờ bên cạnh, được khởi đầu xây vào thế kỷ 12, phải mất đến gần 200 năm sau mới xây xong. Nghe nói lúc mới khởi đầu xây móng sâu 3 thước thì bị lún một bên. Người ta đo đỉnh cao nhất là 56.67 mét và thấp nhất là 55.86 mét. Cái lạ là dù bị lún nhưng dân ở đây vẫn tiếp tục xây lên vì tháp này được xây theo 3 giai đoạn trong suốt 199 năm. Nghe nói vào thập 1990, họ đã cho tu bổ sửa chữa lại tháp này.
Ở thủ đô La-MÃ có một lăng mộ của ông vua Ý Đại Lợi đầu tiên tên Vittorio Emmanuel II thì phải. Kiến trúc sư thiết kế cái lăng tẩm này, đã leo lên N lăng tẩm này để tự tử. Lý do là ông ta thiết kế ngôi mộ được xây bằng đá Cẩm thạch trắng. Ông ta nghĩ sau một thời gian đá sẽ đổi màu nhưng đá vẫn giữa màu trắng nguyên thuỷ đến ngày nay nên cuối cùng ông ta tự tử chết vì không thể chịu đựng sự thất bại của mình. Mình có vẽ chỗ này mấy lần. Sau này, trở lại đây với đồng chí gái. Mụ vợ bắt thuê xe thổ mộ đi ngang lang bang ở đây. Lãng mạng cực.

Sau khi tham quan cái tháp này xong thì cả đám chạy thục mạng ra nhà ga cho kịp lấy tàu đi Siena. Mình đứng nơi hành lang xe lửa để xem phong cảnh, miệng cứ u chầu u chầu. Lần đầu tiên đi Ý, sướng rêm mé đìu hiu. Từ ngày xem phim Made in Italy là mình mơ một ngày nào đó đến xứ spaghetti này thì hôm nay đã được toại nguyện.

Cô Anna, gốc Tiệp, học trên mình một lớp, gia đình trốn khỏi xứ khi hồng quân Liên Sô tràn qua biên giới để dập tắc Mùa Xuân Prague, có lẻ cảm thông thân phận kẻ vô tổ quốc của mình, bò lại hỏi có sợ khi dùng thẻ căn cước người khác. Mình sợ chết bỏ nhưng cũng lắc đầu làm bộ kêu chuyện thường.

Cuối cùng xe ngừng tại ga Siena. Nhà ga này được xây thời phát xít nên kiến trúc khá tương tự như nhà ga ở Firenze,..., mà sau này mình có dịp viếng. Nhà ga này ở dưới thấp trong khi thành phố Siena thì nằm trên đồi nên cả đám phải lên xe buýt với vali va lít mới đến chỗ nhà nghỉ.
Ga xe lửa của thành phố, xây thời phát xít nên có dáng rất hung bạo nhưng ít xấu hơn là kiến trúc của xã hội chủ nghĩa mà thấy bên Tiệp Khắc, Hưng Gia Lợi.
Mình đi khắp nơi từ nam chí Bắc của xứ Ý đại lợi, ngoài La-Mã ra có hai thành phố của nước Ý mà mình thích nhất là Siena và Venezia. Siena thì mình có ghé lại 2 lần cũng như Venezia, đi đến 5 lần. Có 2 anh bạn quen, khi xưa học ở  Milano, nay lấy vợ, về vùng này ở. Lần trước đi gấp quá nên không thì giờ gặp lại. Hy vọng lần sau. Hai thành phố này nhỏ, Siena gợi cho mình thành phố Đà Lạt ngày xưa với dốc leo mệt thở. Thành phố được xây dựng trên ngọn đồi mà trung tâm thành phố là một quảng trường xây theo hình vỏ ốc dọc theo trường đồi nên khá lạ vì mình chưa bao giờ thấy thiết kế đô thị kiểu này ở những nơi đã đi qua trên thế giới. Có một thành phố nhỏ của Ý, Lucca xây theo cái hình ellipse của đấu trường kiểu Coliseum nhỏ.
Hy vọng một ngày nào đó sẽ đến đây tham dự cuộc đua ngựa Palio vào đầu tháng 7 và trung tuần tháng 8. Chắc nóng.
Quảng trường này được gọi là Piazza del Campo mà hàng năm họ tổ chức cuộc đua ngựa nổi tiếng gọi là Palio vào mùa hè. Hy vọng hai năm nữa con gái sang Ý học thì mình sẽ dẫn gia đình đến viếng thành phố này đúng lúc có cuộc đua ngựa này mà ngày nay một số trẻ thương súc vật lên tiếng chống hành hạ súc vật như ở bên Tây Ban Nha, thành phố Barcelona cấm cho đấu bò. Thật ra họ muốn chống lại, từ khước văn hoá của người tây ban nha vì họ muốn dành độc lập.

Cái mình thích nhất ở Piazza Del Campo, xây theo hình cái vỏ sò, lót gạch màu mà người ta gọi là màu Siena, theo kiểu xương cá và có 9 làn được lót băng đá biểu hiệu cho 9 nhân vật của hội đồng thành phố đã giúp cho thành phố này giàu có và thịnh vượng trong lịch sử. Phía trên cao có một bể nước được xây bằng đá cẩm thạch màu trắng vào thời Phục Hưng được gọi là fontana di Gaia.

Phía dưới thấp của quảng trường là toà hành chánh, có cái tháp gọi là Torre di Mangia, cao vời vợi. Lúc viếng thành phố này mình mơ xây lại khu Hoà Bình Đà Lạt theo kiểu này thì chắc đẹp lắm. Hy vọng sẽ trở lại thành phố này để tham dự lễ đua ngựa Palio.

Cuộc đua ngựa này được tổ chức hàng năm giữa 17 khu phố phường (contradas) của thành phố. Mỗi khu phố có một màu áo, cờ riêng, họ tổ chức ăn uống trong xóm, ngoài đường, treo cờ, lồng đèn vui vẻ của ngày hội. Nghe kể là các Contradas này được thành lập từ thời trung cổ, bởi các đại đội binh lính nên ngày nay, các tên nài đua ngựa bận đồ giống lính ngày xưa.
Đây là hình ảnh mình nhớ khi ngồi bàn ngoài trời với ông thầy. Nhìn về hướng cái bể nước của quảng tường rồi con chim thả bom xuống cái đĩa spaghetti. Kinh
Cả đám về nhà nghỉ lấy phòng xong thì kéo nhau đi ăn tuỳ theo nhóm. Mình lò mò theo ông thầy phụ tá vẽ kiến trúc ra Piazza del Campo, kiếm tiệm ăn ngay quảng trường, kéo ghế ngồi ngoài trời thay vì vào trong quán. Mình không có tiền nhiều nên kêu spaghetti alla carbonara trong khi ông thầy gọi món đồ biển trông bắt mắt, đồ sồ. Tên bồi mới đặt cái đĩa xuống thì một con bồ câu bay sang làm cái phọp, thả nguyên trái bom B52 xuống ngay cái đĩa của ông thầy. Ông thầy kêu tên bồi lại rồi cứ ê a, cuối cùng tên bồi đem vô rồi đem ra cái đĩa khác. Mình đoán là họ chỉ lấy phần dính cứt chim rồi đem ra lại. Xong om!

Mỗi ngày cả đám dẫn nhau đi vẽ. Chỗ đầu tiên là Piazza Del Campo, trung tâm thành phố có một cái bễ nước màu trắng tương phảng với màu gạch nâu lạt xung quanh. Tới quảng trường này thì thấy không gian rất đẹp. Trời tháng 4, mùa xuân nắng ấm không lạnh và không nóng. Tuyệt vời.
Gần Siena có một thành phố tên là San Gimignano rất kỳ lạ vì có nhiều cái đài cao trong một thành phố nhỏ bé mà mình có viếng 2 lần. Khi xưa, các nhà giàu của vùng này thay phiên xây cái đài cao nhất như người Việt ở Huế, xây cái làng Ma, để xem ai thương tổ tiên nhất. Chán Mớ Đời 
 Nếu ai có dịp đi ngang thì nên ghé nữa ngày, thăm viếng, tiệm ăn rất cổ, ăn ngon, buồn đời thì ngủ lại một đêm. Mình mơ một ngày nào đó, xây vài cái tháp như vậy tại Đà Lạt, xung quanh khu Hoà Bình. Lúc đó đứng mọi nơi sẽ thấy hình tượng như ảnh trên. Mình tính sang năm về thăm Ý Đại Lợi, chỉ đi viếng La MÃ, thành phố này và Venise thôi. Mướn xe từ La Mã chạy đến Venise. Cảnh đẹp lắm.
Đây là quảng trường ở thành phố Lucca, ở Ý Đại Lợi mà mình có dịp viếng thăm, rất đẹp. Mình xem xong thì tính sau này, có dịp thiết kế chợ Đà Lạt phía trước theo không gian kiểu này. Nay thì Chán Mớ Đời 
Sau chuyến đi này mình mê Ý Đại Lợi đến giờ, sau này qua Ý Đại Lợi làm việc rồi làm luận án ra trường về phát triển đô thị của Ý. Đi giang hồ xuống miền nam ý đến 3 tháng mới bò về, nhiều kỷ niệm của một thời làm người vô tổ quốc.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 
Nhs