Đọc trên mạng, có một ông giáo sư người Anh kể là ông ta mê nhạc The Beathes nên có phỏng vấn các thành viên ban nhạc này. Ông ta hỏi John Lennon là giáo sư âm nhạc ở trường khi xưa, có nhận ra thiên tài của ông. Ông Lennon như bò đội nón, trả lời không rồi vị giáo sư hỏi George Harrison, thua ông Lennon 2, 3 tuổi, tay ghi ta chính của ban nhạc câu hỏi tương tự thì ông này cũng ngạc nhiên một hồi rồi trả lời không.
Đọc câu chuyện ấy thì mình nghĩ giáo dục mà người tây phương áp dụng từ thời Bismark đến nay quá lổi thời, không áp dụng cho thực tại của xã hội ngày nay. Nhiều đứa trẻ mới 12 tuổi đã tìm ra cách nhận chất chì khi thành phố ở Michigan bị ô nhiểm bởi chất chì hay có nhiều học sinh, đã chế đủ thứ loại máy móc hay phần mềm. Đa số là qua sự đam mê và internet chớ thầy giảng thì chúng cũng chán mớ đời.
Có anh bạn kể là ngày đầu tiên vào đại học, ông thầy kêu sinh viên phải nghe ông ta thì mới thành công trên đường đời. Anh ta hỏi ông thầy là anh ta muốn thành triệu phú, thầy có dạy cách trở thành triệu phú được không. Ông thầy trả lời không nên anh ta ôm sách vở ra về.
Giáo dục từ mấy thế hệ qua được giảng dạy cho giới trẻ cùng tuổi mặc dù đam mê hay khả năng thu nhận khác nhau, làm hao mọt nhân tài hay quỹ giáo dục. Nhiều người hồi trẻ học không ra chữ nhưng lớn lên thì học rất giỏi còn nhiều người hồi bé là học sinh tiên tiến nhưng lên đại học thì vất vả.
Ông Lennon và Harrison không cùng tuổi nhưng có chung đam mê về âm nhạc, cùng sáng lập ban nhạc với hai ông Paul MacCarney và Ringo Star. Qua thí dụ này, có lẻ thế giới đã mất nhiều cơ hội được nghe những ban nhạc khác, nhiều khi hay hơn The Beathes. Biết bao tài năng trên thế giới bị lãng quên. Nếu trường học tụ lại những người có tài năng, cùng đam mê từ bé thì có lẻ giúp học hành tấn tới và phát huy tài năng sớm hơn.
Ở Mễ Tây Cơ, nha giáo dục cho rằng 50% học sinh xong phổ thông cấp 2, 20% xong phổ thông cấp 3 và chỉ có 12% xong cử nhân. Có người cho rằng trường lớp giảng dạy làm chán nản con họ, làm mất thì giờ. Mình nhớ khi xưa đi học chỉ thích có 3 môn sử địa và toán ngoài ra vào các lớp khác chỉ ngáp ruồi nên không thích học. Học truyện Kiều thì khô khan nhất là mấy bài thơ Đường Luật khiến mình đã dốt tiếng Việt lại ngu hơn. Chán mớ đời. Nay viết chuyện đời xưa bị thiên hạ chửi là không biết pháp cú, sai chính tả đủ trò. Cái khổ là những người rất giỏi về cú pháp, chính tả lại không viết, cứ chê tới chê lui. Có cô bạn xưa email nói ngày xưa ông giỏi toán sao ngày nay lại viết chuyện đời xưa.
Người Việt mình chỉ trọng hình thức, bề ngoài còn ở trong chả có gì cả. Người ta đi xe láng cón, ăn bận hàng hiệu,…khi nói chuyện với người Mỹ thì chả biết gì để nói. Mỗi lần tụ họp mà có anh chàng mỹ, bồ hay lấy người Việt là thiên hạ giao cho mình nhiệm vụ nói chuyện với mấy tay ngoại quốc này.
Nếu giáo sư âm nhạc phát hiện ra sớm tài năng của ban nhạc The Beathes hay những thiên tài của những môn khác thì có lẻ ngày nay chúng ta có thể có những tác phẩm hay hơn. Ông Bob Dylan đoạt giải Nobel về văn chương năm vừa qua cho thấy ca từ cũng có thể được xem là văn chương.
Nếu khi xưa mình được dạy vẽ tranh thì có lẻ mình đã vẽ đẹp hơn, mình bắt đầu vẽ bản đồ đẹp năm 11 B khi học với thầy Hồ Thanh Tâm, nhờ hàng xóm có anh kiến trúc sư trẻ, mới ra trường, từ Sàigòn lên chỉ cho cách vẽ bản đồ, cách tô màu. Sau này sang tây thì mới khám phá ra mình có năng khiếu học ngoại ngữ nên ghi tên đi học đêm tá lả đủ thứ tiếng.
Khi có con, hè mình cho chúng đi học đủ thứ để xem chúng có tiềm năng gì như học kịch nghệ, đọc nhanh, nhảy múa, tranh luận… rốt cuộc thì khám phá ra chúng cũng bất tài như bố chúng. Chán mớ đời. Con vịt thì không thể đẻ con là thiên nga được.
Ông Rich Dad nói là mày bỏ con thiên nga vào đám vịt thì từ từ nó trở thành vịt còn bỏ con vịt vào đàn thiên nga thì vịt vẫn hoàn vịt.
Về Việt Nam nói chuyện với người quen hay bạn bè thì họ kêu ông này mua bằng tiến sĩ giả ông kia mua bằng bác sĩ khiến mình mừng vì Hà Nội vô hình trung, giải được cái vấn nạn khoa bảng của người Việt. Ai cũng có bằng tiến sĩ hết nên người ta không còn tôn trọng bằng cấp nữa thì mới tiến lên được. Họ sẽ tự tìm thấy và phát huy tài năng của mình thay vì cứ chạy theo khoa bảng bằng cấp. Học không được thì mua bằng như con vịt không thể trở thành con thiên nga được dù có đi mỹ viện, tân trang lại.
Xong om